Hoạt Động Quản Lý Và Khai Thác Du Lịch Sinh Thái Ở Các Vườn Quốc Gia


hoặc ít bị biến đổi và có các loài sinh vật đặc hữu hoặc đang bị đe doạ. Khu BTTN cũng có thể bao gồm các đặc trưng độc đáo về tự nhiên hoặc văn hoá. Khu BTTN được quản lý chủ yếu nhằm bảo vệ các hệ sinh thái và các loài, phục vụ nghiên cứu, giám sát môi trường, giải trí và GDMT.

- Khu bảo tồn loài - sinh cảnh: là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước/biển, được quản lý bằng các biện pháp tích cực nhằm duy trì các nơi cư trú và đảm bảo sự sống còn lâu dài của các loài sinh vật đang nguy cấp. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh được quản lý chủ yếu để bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

- Khu bảo vệ cảnh quan: gồm khu rừng di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh là khu vực trên đất liền hoặc có hợp phần đất ngập nước/biển có tác động qua lại giữa con người và thiên nhiên từ lâu đời nên đã tạo ra một khu vực có giá trị cao về thẩm m , sinh thái, văn hoá và lịch sử, đôi khi cũng có giá trị đa dạng sinh học cao. Việc duy trì tính toàn vẹn của các mối tác động qua lại truyền thống này là điểm cốt lõi của công tác bảo vệ, duy trì và phát triển Khu bảo vệ cảnh quan.

Như vậy, theo Luật bảo vệ và phát triển rừng và theo các văn bản pháp luật hiện tại thì VQG ở Việt Nam hiện nay được coi là một loại rừng (rừng đặc dụng) và được quản lý và điều chỉnh theo các quy định về quản lý rừng.

1.3.1.2. Khả năng hấp dẫn du lịch sinh thái của các vườn quốc gia

Các VQG và các khu cảnh quan tự nhiên hấp dẫn ngày càng được quan tâm trong việc sử dụng để đầu tư cho phát triển du lịch vì sự phong phú của tự nhiên, sự đa dạng của hệ sinh thái và các cảnh quan đẹp. Chúng được coi như là nền tảng cho sự phát triển của DLST và mang lại lợi ích kinh tế và xã hội.

Ngược lại, một trong những yếu tố kích thích việc thành lập các VQG chính là tạo cơ hội cho mọi người tham quan, giải trí trong thiên nhiên. Bởi vậy, trong nhiều quốc gia, khả năng hấp dẫn khách du lịch là một trong những động lực quan trọng trong việc thành lập các VQG và các khu bảo tồn.

Các yếu tố khiến một VQG hoặc một khu tự nhiên trở thành hấp dẫn khách du lịch rất đa dạng và bao gồm:[56]


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Khoảng cách đến sân bay quốc tế, nội địa hay một trung tâm du lịch lớn.

- Khả năng đến khu vực tham quan, dễ hay khó?

Giải pháp quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia Việt Nam theo hướng phát triển bền vững Nghiên cứu điểm VQG Cúc Phương - 6

- Các đặc điểm sinh thái tự nhiên: sự đa dạng các loài quý hiếm, điển hình, các loài đặc hữu, sự hấp dẫn và khả năng để quan sát chúng ( bằng cách nào, thường xuyên hay mang tính mùa), sự an toàn khi quan sát.

- Các yếu tố hấp dẫn khác như: bãi biển, sông, hồ nước với các thiết bị giải trí; thác nước hoặc bể bơi; và các loại giải trí khác.

- Các yếu tố văn hóa xã hội địa phương hấp dẫn khách.

- ức độ bảo đảm các dịch vụ: ăn uống, nơi ở và các dịch vụ khác.

- ức độ xa/gần các điểm du lịch lân cận, sự hấp dẫn của các điểm này đối với du khách, khả năng kết hợp tham quan.

Thông thường, khách DLST mong muốn tìm đến những nơi có đặc điểm khác biệt, và có thể kết hợp với những hoạt động giải trí khác. Vì vậy, một khu tự nhiên hay một VQG sẽ có nhiều khả năng hấp dẫn khách du lịch khi có nhiều các yếu tố trên kết hợp.

Việc khai thác các tiềm năng du lịch của các VQG hay các khu tự nhiên còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Chẳng hạn, nhiều khách du lịch đã được tham quan những VQG với chất lượng cao hoặc đã được tiếp cận qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc qua các phim ảnh, sách báo thường có xu hướng không hài lòng với các khu có chất lượng thấp. Song có thể làm tăng thêm sự hấp dẫn bằng việc bổ sung những điều mang tính tưởng tượng lý thú như: cầu treo, đường lát ván, chòi quan sát, trung tâm thông tin, hướng dẫn viên người bản địa, hoặc các hoạt động ẩn nấp để quan sát động vật.

Như vậy, tiềm năng du lịch của một khu vực tự nhiên hay một VQG có thể bị lu mờ hay được phát huy tùy thuộc vào khả năng khai thác của các nhà quy hoạch, điều hành du lịch trong việc phối hợp với các nhà quản lý các khu tự nhiên cũng như với cộng đồng địa phương. Ngược lại, nếu phát triển du lịch thiếu sự giám sát, quản lý thận trọng, có thể nảy sinh những tác động tiêu cực đến môi trường của khu tự nhiên và dẫn đến phá hủy chính nguồn tài nguyên mà du lịch phụ thuộc vào.


1.3.1.3. ối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên tại vườn quốc gia

ối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên được thể hiện ở một trong ba dạng chính như sau.[50]

- Quan hệ cùng tồn tại: khi có rất ít mối quan hệ giữa du lịch và bảo tồn tự nhiên hoặc cả hai tồn tại một cách độc lập.

- Quan hệ cộng sinh: trong đó cả du lịch và bảo tồn tự nhiên đều nhận được những lợi ích từ mối quan hệ này và có sự hỗ trợ lẫn nhau.

- Quan hệ mâu thuẫn: khi sự hiện diện của du lịch, nhất là du lịch đại chúng, làm hại đến bảo tồn tự nhiên.

Những mối quan hệ này tồn tại ở dạng nào tùy thuộc vào rất nhiều vấn đề, trong đó mức độ sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên của du lịch đóng vai trò quan trọng. Điều này thường được phản ánh thông qua các giai đoạn phát triển du lịch.

Ở giai đoạn đầu, du lịch mới bắt đầu, mức độ sử dụng tài nguyên còn thấp, mối quan hệ thường ở dạng quan hệ cùng tồn tại, nghĩa là, cả du lịch và bảo tồn hầu như ít ảnh hưởng đến nhau. Tuy nhiên, dạng quan hệ này rất khó duy trì lâu dài, đặc biệt khi du lịch phát triển hơn, mức độ sử dụng nguồn tài nguyên cao hơn và những tác động đến môi trường cũng rõ rệt hơn.

Giai đoạn tiếp theo, nếu du lịch được quy hoạch, quản lý tốt, phát triển hòa hợp với bảo tồn tự nhiên, mang lại lợi ích cho cả hai thì mối quan hệ sẽ theo hướng tích cực – quan hệ cộng sinh. Có mối quan hệ này, những giá trị của tự nhiên vẫn được bảo vệ, thậm chí ở điều kiện tốt hơn, trong khi vẫn đảm bảo chất lượng du lịch, đem lại lợi ích cho cả ngành du lịch và cho khu vực.

Ngược lại, nếu du lịch phát triển quá mức, không quan tâm đến bảo tồn, mối quan hệ sẽ theo chiều hướng tiêu cực – quan hệ mâu thuẫn. Thậm chí, ngay cả khi có mối quan hệ cộng sinh, nếu không duy trì và quản lý tốt, vẫn có thể chuyển thành quan hệ mâu thuẫn.

DLST được quy hoạch thận trọng và được quản lý trên cơ sở các nguyên tắc của mình sẽ tạo được mối quan hệ cộng sinh với môi trường. Vì thế, việc nhận thức


và đánh giá được những lợi ích, những mất mát có thể nảy sinh là rất cần thiết trong quy hoạch, phát triển và quản lý du lịch ở các VQG.

1. .1.4. Những lợi ích mà du lịch mang lại cho các vườn quốc gia

Du lịch có khả năng mang lại lợi ích về nhiều mặt cho một quốc gia hay mỗi lãnh thổ du lịch cụ thể. Ở góc độ này, nó được coi là một công cụ cho sự phát triển, nhất là đối với các nước đang phát triển. Những lợi ích từ du lịch đối với các VQG đã được rất nhiều nhà nghiên cứu và các tổ chức quốc tế quan tâm.[21]

Các lợi ích có thể được khái quát như sau

Tạo động lực quan trọng trong việc thiết lập và bảo vệ các VQG. Nghĩa là lợi ích hai chiều được hình thành khi du lịch hoạt động trong các VQG: Các nguồn thu từ du lịch, nếu được sử dụng hợp lý, có khả năng tạo ra một cơ chế tự hạch toán tài chính cho VQG, trong đó có cả việc duy trì, bảo tồn các giá trị của VQG, nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch. Du lịch tạo cơ hội để du khách được tham quan, tiếp xúc và nâng cao hiểu biết về môi trường thiên nhiên, từ đó có thể làm thay đổi thái độ của họ và ủng hộ tích cực trong việc bảo tồn tài nguyên môi trường.

Những lợi ích thu từ du lịch ở các VQG hoặc các khu BTTN, nhất là những vùng đất có giá trị cho nông nghiệp, tạo cho các vùng đó trở nên có giá trị hơn, kích thích sự phát triển khu vực và vùng lân cận.

Du lịch còn khuyến khích mở rộng những vùng đất giáp ranh, tạo điều kiện duy trì độ che phủ thực vật tự nhiên, tăng cường bảo vệ môi trường.

Du lịch tạo điều kiện cải thiện đời sống của dân cư địa phương, từ đó giảm bớt sức ép lên môi trường của VQG.

1. .1. . Những tác động tiêu cực từ du lịch ở các vườn quốc gia

Ngày nay các VQG và khu BTTN phải đối mặt với áp lực do các hoạt động khai thác của cư dân địa phương và hoạt động quá tải của du lịch.

Rất nhiều các khu vực tham quan của DLST bị lạm dụng nặng nề bởi sự phát triển quá tải. Dòng khách du lịch đến các VQG quá mức đã gây ra nguy cơ suy thoái môi trường.


Những tác động tiêu cực nảy sinh từ du lịch đối với việc bảo tồn tự nhiên và bảo vệ môi trường được đề cập, thảo luận rất nhiều cả về lý luận và thực tiễn. Các tác động này liên quan đến tất cả các thành phần và dẫn đến hậu quả xấu đến hệ sinh thái nói chung.

Du lịch tác động vào các khu tự nhiên được bảo vệ có thể phân ra làm hai loại: trực tiếp và gián tiếp. Các tác động trực tiếp gây ra bởi sự có mặt của du khách, còn các tác động gián tiếp nảy sinh từ cơ sở hạ tầng, các cơ sở dịch vụ liên quan với các hoạt động du lịch. Khái quát lại các tác động bao gồm:

Tác động lên thổ nhưỡng: các hoạt động đi bộ, tham quan trên các đường mòn, các khu vực cắm trại, các bãi đỗ xe,… làm tăng cường sự chặt đất, lở đất, xói mòn hoặc phá vỡ cấu tạo đất, ảnh hưởng đến môi trường và điều kiện sống của hệ sinh vật.

Tác động vào nguồn tài nguyên nước: việc sử dụng tập trung của số đông du khách sẽ ảnh hưởng đế cả số lượng và chất lượng của nguồn nước. Việc xử lý các chất thải không triệt để và hợp lý sẽ làm tăng thêm nguy cơ giảm chất lượng nguồn nước của khu du lịch và vùng lân cận.

Tác động lên hệ thực vật: các hoạt động du lịch, giải trí có thể tạo những tác động lên tập hợp các loài thực vật như sự giẫm đạp, bẻ cành, hái hoa, thu lượm cây cảnh, sự đi lại cùng khí thải của các loại xe du lịch. Các yêu cầu làm đường mòn, bãi đỗ xe, các công trình dịch vụ, bãi cắm trại, nhu cầu củi cho đốt lửa trại, nấu ăn cũng gây ảnh hưởng đến thảm thực vật, cháy rừng.

Tác động lên hệ động vật: Các hoạt động thăm thú, tiếng ồn của khách, của xe cộ, khiến các loài động vật hoảng sợ, dẫn đến thay đổi các diễn biến sinh hoạt, địa bàn cư trú, tập tục kiếm ăn, săn mồi của chúng.

Ngoài ra, việc thải rác bừa bãi có thể gây ra sự nhiễm dịch bệnh cho động vật hoang dã, phổ biến các loài ngoại lai không thích hợp đối với hệ sinh thái. Nhu cầu tiêu dùng xa xỉ các món ăn từ nguồn gốc động vật hoang dã của khách du lịch dẫn đến việc săn lùng, buôn bán chúng cũng là những tác động làm suy giảm số lượng


quần thể động vật. Kết cục là dẫn đến sự thay đổi hay phá hủy cấu trúc hệ sinh thái ban đầu.

Những tác động về mặt thẩm m , vệ sinh môi trường lên cảnh quan thiên nhiên: do rác thải, vệ sinh không đúng chỗ, nước thải không xử lý triệt để, gây ô nhiễm môi trường. Sự phá hoại dưới nhiều hình thức như: khắc, đẽo, viết, vẽ lên thân cây, vách đá, bẻ cành, làm hỏng các hàng rào, biển báo cũng gây tác hại làm xấu cảnh quan. Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng không hợp lý, hài hòa với thiên nhiên làm giảm tính hấp dẫn của không gian du lịch.

Những tác động trên sẽ gia tăng tỷ lệ thuận với những hoạt động liên quan đến du lịch và tỷ lệ nghịch với những hoạt động giám sát, quản lý du lịch.

DLST là du lịch có mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên, và cũng không tránh khỏi những tác động đến môi trường. Tuy nhiên, DLST có khả năng giảm thiểu những tác động tiêu cực, đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn, nếu được vận hành đảm bảo các nguyên tắc của nó.

1.3.2. Hoạt động quản lý và khai thác du lịch sinh thái ở các vườn quốc gia

1. .2.1. Các bên tham gia trong quản lý vườn quốc gia

Hiện nay trong việc quản lý các VQG gồm có các cơ quan chức năng được giao nhiệm vụ quản lý rừng, chính quyền địa phương và các hộ gia đình sống trong rừng và gần rừng, cụ thể:

- Ban quản lý vườn quốc gia

Được khoán bảo vệ rừng theo kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và quy định của Chính phủ; Được cho các tổ chức kinh tế thuê cảnh quan để kinh doanh du lịch sinh thái môi trường theo dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt; Được tiến hành hoặc hợp tác với tổ chức, nhà khoa học trong việc nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình; Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy bảo vệ khu rừng; Lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và thực hiện phương án đã


được duyệt.

- Kiểm lâm

Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ NN & PTNT và Chủ tịch UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Kiểm lâm có nhiệm vụ: Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng; Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với UBND xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng; Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng; Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm; Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.

- Cộng đồng dân cư và người dân địa phương

Cộng đồng địa phương là những người sống trên và xung quanh VQG. Họ có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động quản lý và khai thác du lịch tại địa phương, nhưng họ hoàn toàn có trách nhiệm và quyền lợi đối với du lịch và hưởng lợi từ du lịch tại địa phương. Trong mỗi khu vực, nơi có các cộng đồng dân cư sinh sống, thì mọi hoạt động liên quan đến sự phát triển về kinh tế - xã hội của khu vực đều cần có sự tham gia của người dân. Các hoạt động này hết sức đa dạng, trong đó có hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên và nhân văn. ục tiêu của sự phát triển cộng đồng nói chung và của một hoạt động nào đó nói riêng là nâng cao nhận thức cho người dân, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

1. .2.2. Những hoạt động chủ yếu của vườn quốc gia

- Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ hành


chính của VQG và khu bảo tồn thiên nhiên: Việc khai thác lâm sản phải tuân theo quy chế quản lý rừng, không được gây hại đến mục tiêu bảo tồn và cảnh quan của khu rừng và phải tuân theo các quy định

- Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng: Ban quản lý khu rừng đặc dụng được tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa học theo kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, báo cáo kết quả hoạt động lên cơ quan quản lý cấp trên.

- Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng.

- Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của khu rừng đặc dụng.

1. .2. . Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý, khai thác DLST ở các VQG

Trong quá trình tổ chức quản lý và khai thác tiềm năng DLST ở các VQG có nhiều bên tham gia cũng như chịu tác động của nhiều nhân tố. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý và khai thác DLST ở các VQG có thể nhóm lại gồm các yếu tố sau:

Cơ chế quản lý và năng lực của cơ quan quản lý

Bất kỳ một tổ chức hay một lĩnh vực nào thì cũng rất cần phải có các cơ chế phù hợp. Các cơ chế tổ chức liên quan đến quản lý và khai thác DLST ở các VQG thì cần được thể hiện dưới các dạng:

- Cơ chế phân loại và quy hoạch các VQG theo từng mục đích với các tiêu chí cụ thể.

- Cơ chế hưởng lợi từ tài nguyên rừng cho các đối tượng tham gia.

Nhóm liên quan đến công ty du lịch

Các công ty du lịch cũng có ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và khai thác DLST ở các VQG. Chính các công ty du lịch là những người tập hợp, quảng bá và thu hút khách cho các VQG. Trong các chương trình du lịch của các công ty du lịch thì VQG và tài nguyên DLST của VQG là một trong những điểm đến quan trọng, đặc biệt trong xu thế du lịch hiện nay là hướng tới thiên nhiên. Do vậy khi

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 05/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí