Tiềm Năng Tài Nguyên Than Trên Địa Bàn Tỉnh Quảng Ninh



Yên), nam Đầm Hà, đông nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.

+ Vùng biển và hải đảo: là một vùng địa hình độc đáo với hơn hai nghìn hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250km chia thành nhiều lớp. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời (như Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...).

- Khí hậu, thời tiết, thủy văn: Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đông lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm là bao trùm nhất. Do nằm trong vành đai nhiệt đới nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt độ rất phong phú. Ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đông lạnh với mùa khô. Về nhiệt độ, được xác định có mùa đông lạnh, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC. Về lượng mưa: thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100mm là mùa mưa; còn mùa khô là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100mm.

Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10km nhưng phần nhiều đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Diện tích lưu vực thông thường không quá 300km2, lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500m3/s, chênh nhau 1.000 lần.

- Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai: Tính đến 01/10/1998, diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 611.081,3 ha, trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha. Đến 31/12/2017, tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Quảng Ninh là 617.821 ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 61.084 ha (chiếm 9,9%); đất lâm nghiệp 372.830 ha (chiếm 60,3%); đất chuyên dùng 44.782 ha (chiếm 7,2%); đất ở 8.185 ha (chiếm 1,3%).

b. Kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh

- Kinh tế: Theo Cục Thống kê Quảng Ninh, năm 2020 tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh ước tính tăng 10,05%, trong đó, khu vực công nghiệp -



xây dựng tăng hơn 13%; khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng nặng nề do dịch bệnh song vẫn đạt mức tăng trưởng 7,5%; khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,8%.

Trong khu vực công nghiệp - xây dựng, ngành công nghiệp khai khoáng tăng 7,1%, chiếm 17,7% tốc độ tăng trưởng, đóng góp 39% tổng thu ngân sách của tỉnh. Năm 2020, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã nộp ngân sách nhà nước ước 18 nghìn tỷ đồng, trong đó nộp ngân sách tỉnh gần 15 nghìn tỷ đồng.

- Dân số và lao động: Theo Sở Lao động Thương binh và xã hội tỉnh Quảng Ninh, năm 2020, tổng dân số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 1.321.149 người, mật độ dân số bình quân của tỉnh là 216 người/km2. Trong thời gian qua, tốc độ đô thị hóa ở Quảng Ninh đang diễn ra mạnh mẽ, đây cũng là xu thế tất yếu, bởi Quảng Ninh là tỉnh có tới 05 thành phố lớn, thể hiện qua tỷ lệ dân số khu vực thành thị tăng nhanh từ 45,74% năm 1999 lên 51,85% năm 2009 và 64,2% năm 2020.

Quy mô nguồn nhân lực của tỉnh hiện có gần 800 nghìn người, tăng 8,2% so với năm 2015; đến hết năm 2020, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 85%, tăng 20,55% so với năm 2015, thuộc nhóm dẫn đầu cả nước. Trong đó lao động có bằng cấp, chứng chỉ 45,5%; cơ cấu lao động của tỉnh hiện chuyển dịch tích cực theo đúng định hướng tăng trưởng, trong đó khu vực nông nghiệp 23,8%; công nghiệp, xây dựng 31%; dịch vụ 45,2%.

- Cơ sở hạ tầng:

Về hạ tầng giao thông: Trong phát triển hạ tầng giao thông, Quảng Ninh mạnh dạn đi đầu thực hiện thành công phương thức huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) để đầu tư cho hạ tầng giao thông. Đến nay nhiều công trình trọng điểm được đưa vào hoạt động thúc đẩy mạnh mẽ liên kết vùng và hợp tác quốc tế, như cầu Bạch Đằng, đường cao tốc Hạ Long - Hải Phòng, đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai... Hàng loạt dự án hạ tầng giao thông quy mô lớn tiếp tục được khởi công, đẩy nhanh tiến độ thi công, như: Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái; tuyến đường bao biển Thành phố Hạ Long - Thành phố Cẩm Phả; cầu Cửa Lục 1; đường ven sông nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến Thị xã Đông Triều... Tỉnh cũng tập trung đầu tư xây dựng, cải tạo các tuyến đường giao thông trong đô thị; chủ động, tích cực phối hợp với các tỉnh, thành phố giáp ranh xây dựng, nâng cấp hạ tầng giao thông động lực (cầu Triều, cầu Rừng, cầu Lại Xuân)...



Giai đoạn 2016-2020, theo báo cáo của Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Ninh, tổng vốn đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng trên địa bàn tỉnh ước đạt

123.044 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã đầu tư hoàn thành gần 120km đường cao tốc; nâng cấp, cải tạo 130,3km quốc lộ; làm mới và nâng cấp 65,7km đường tỉnh; cải tạo, làm mới 743,6km đường huyện, đường đô thị và hệ thống đường giao thông nông thôn, miền núi.

Về hạ tầng kỹ thuật: Đến nay, Quảng Ninh đã phủ kín điện lưới quốc gia đến 100% các thôn, khe, bản của tỉnh, với nguồn lực đầu tư khoảng 2.600 tỷ đồng. Hệ thống chiếu sáng đô thị, thoát nước đô thị, vỉa hè, cây xanh, không gian công cộng... được đầu tư, cải tạo đồng bộ. Một số đô thị lớn như Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Uông Bí được chỉnh trang đồng bộ, văn minh, hiện đại, sáng - xanh - sạch - đẹp - an toàn, hướng tới mô hình đô thị thông minh.

Về hạ tầng xã hội như giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, thông tin được quan tâm đầu tư theo chiều sâu. Tỉnh dành nguồn lực thỏa đáng để đầu tư, hỗ trợ, khuyến khích đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh giai đoạn 2016-2020, với tổng kinh phí chiếm khoảng 5% tổng chi thường xuyên ngân sách của tỉnh; tổng vốn đầu tư xã hội cho khoa học công nghệ chiếm khoảng 2,8% GRDP của tỉnh.

2.1.2. Tiềm năng tài nguyên than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Quảng Ninh là địa phương có trữ lượng than lớn nhất cả nước, chủ yếu là than antraxit với giá trị sử dụng cao. Bể than Quảng Ninh trải dài trên 140 km từ Phả Lại (ở phía Tây) đến Cái Bầu (ở phía Đông), chiều rộng từ 10 - 30 km, có diện tích gần 1100 km2 (Hình 2.1). Các vỉa than có chiều dày công nghiệp từ mỏng (<1m) đến dày (3 - 6m) hoặc rất dày (vài chục mét). Tùy theo từng vị trí phân bố, có từ 01 vỉa than đến hơn chục vỉa than.


Hình 2 1 Sơ đồ vị trí của bể than Quảng Ninh Nguồn Trung tâm tư liệu địa 1

Hình 2.1: Sơ đồ vị trí của bể than Quảng Ninh

Nguồn: Trung tâm tư liệu địa chất (2012)



Bể than Quảng Ninh gồm hai dải chứa than chủ yếu phân bổ gần song song phương vĩ tuyền gồm Bảo Đài ở phía Bắc và Phả Lại - Kế Bào ở phía Nam. Dải Bảo Đài là một cấu trúc dạng bầu dục kéo dài khoảng 30 km, rộng 4-6 km, chứa các vỉa than tại cánh Nam có bề dày từ 400-700m, chứa từ 7-13 vỉa than, còn lại tại cánh Bắc có chiều dày 300-500m, chứa từ 2-6 vỉa than. Dải Phả Lại - Kế Bào có cấu tạo địa hào dạng bậc, hẹp, trải dài khoảng 140km, rộng từ 1-10km, chia làm 04 khối từ Tây sang Đông gồm Phả Lại - Đông Triều, Mạo Khê - Uông Bí, Hòn Gai - Cẩm Phả và Kế Bào.

Tính đến năm 2016, trên diện tích bể than, công tác thăm dò cũng như những phát hiện mới về điều kiện địa chất trong quá trình khai thác cho thấy trữ lượng than ở địa phương phân bố không đồng đều, mật độ chứa than của các vỉa thuộc các dải khác nhau như Bảng 2.1.

Bảng 2.1: Kết quả thăm dò tài nguyên bể than Quảng Ninh tính đến năm 2016



TT


Khu vực

Chiều sâu trung bình

(m)


Số lượng vỉa than

Chiều dày than trung bình (m)


Trữ lượng (nghìn tấn)


Toàn bể than Quảng Ninh


48


9.901.324

I

Dải Bảo Đài - Yên Tử

922,57

10

24,34

2.507.263

II

Dải Phả Lại - Kế Bào




7.394.061

1

Khối Đông Triều - Phả Lại

555,88

11

4,28

994.543

2

Khối Uông Bí - Mao Khê

936,63

10

13,80

2.106.051

3

Khối Hòn Gai - Cẩm Phả

964,91

14

25,84

4.109.622

4

Khối Kế Bào

492,18

3

16,30

183.845

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh - 8

Nguồn: Công ty CP Tin học Công nghệ Môi trường - Vinacomin (2017)

Từ Bảng 2.1 ta thấy trữ lượng than của bể than là vô cùng lớn, với gần 10 tỷ tấn, đủ điều điều kiện phục vụ nền kinh tế trong nhiều năm tiếp theo. Song phân bố không đều, chủ yếu tập trung tại dải Phả Lại - Kế Bào (chiếm 75% tổng trữ lượng bể than), đăc biệt tại khối Hòn Gai - Cẩm Phả. Vì vậy, trong quá trình khai thác cần đánh giá toàn diện hiện trạng trữ lượng tài nguyên than đến đáy địa tầng chứa than toàn bể than Quảng Ninh để giúp cho công tác quy hoạch thăm dò, quy hoạch khai thác có hiệu quả cao, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.



2.1.3. Thực trạng hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021

a. Hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh hoạt động khai thác than diễn ra dưới hai hình thức chủ yếu là khai thác than lộ thiên và khai thác than hầm lò. Theo Báo cáo số 36/BC-UBND ngày 16/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh hiện nay trên địa bàn tính có 03 tổ chức được cấp phép khai thác than với 48 khu vực, mỏ than lộ thiên và 24 mỏ than hầm lò tại 3 vùng Uông Bí - Mạo Khê, Hòn Gai và Cẩm Phả.

Chỉ tính riêng tập đoàn TKV hiện có khoảng 30 mỏ khai thác lộ thiên, trong đó có 5 mỏ sản xuất với công suất lớn trên 2 triệu tấn than nguyên khai/năm gồm Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo. Và có khoảng 20 mỏ khai thác hầm lò trong đó có 7 mỏ công suất từ 1 triệu tấn trở lên là Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông Dương, Khe Chàm và Dương Huy. Trong giai đoạn 2017- 2020 sản lượng than nguyên khai sản xuất tăng liên tục qua các năm và đều đạt trên 35 triệu tấn/năm. Đặc biệt đạt sản lượng than nguyên khai cao nhất vào năm 2019 là 40,5 triệu tấn. Trong năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, sản lượng than nguyên khai sản xuất chỉ 38,5 triệu tấn và bằng 95% so với năm 2019.

Cũng theo Báo cáo số 36/BC-UBND ngày 16/3/2021 của UBND tỉnh Quảng Ninh, hiện nay Tổng công ty Đông Bắc đang khai thác 16 mỏ khai thác lộ thiên và 03 mỏ than hầm lò, với giá trị sản lượng khai thác than nguyên khai tăng liên tục qua các năm trong giai đoạn 2017-2020 (Bảng 2.2).

Trong 03 tổ chức khai thác than trên địa bàn tỉnh, Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh chiếm số lượng mỏ khai thác ít nhất, với 02 mỏ than lộ thiên được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép và 01 mỏ than hầm lò được UBND tỉnh cấp phép khai thác.



Bảng 2.2: Kết quả hoạt động khai thác than trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2017-2021

Đơn vị: triệu tấn



Năm


Tập đoàn TKV


Tổng công ty Đông Bắc

Công ty Cổ phần Xi măng và Xây dựng Quảng Ninh

Than nguyên khai sản xuất


Than tiêu thụ


Than xuất khẩu

Than nguyên khai sản xuất


Than tiêu thụ


Than xuất khẩu

Than nguyên khai sản xuất


Than tiêu thụ


Than xuất khẩu

2017

35,0

35,6

1,5

5,2

8,7

-

0,8

2,4

-

2018

36,95

38,7

1,8

5,8

9,8

-

1,1

1,9

-

2019

40,5

44,0

2,3

6,6

10,2

-

1,7

2,2

-

2020

38,5

52,0

2.6

6,9

10,7

-

1,2

2,6

-

05 tháng

2021

16,9

18,2

-

2,7

4,5

-

0,75

1,2

-

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 03 đơn vị qua các năm giai đoạn 2017-2020 và 05 tháng đầu năm 2021

b. Công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Theo thống kê của Sở TN&MT Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có 61 dự án khai thác than với 06 bãi thải lớn của ngành than đang hoạt động, mỗi năm đổ thải khoảng từ 250 - 300 triệu m3 đất đá tại các mỏ lộ thiên và khoảng gần 1,3 triệu m3 xít thải của các nhà máy tuyển than. Trong khi đó, tỷ lệ thuận với tốc độ phát triển, khi các mỏ lộ thiên ngày càng đào sâu khai thác, lượng đất đá này cũng ngày càng có xu hướng tăng lên. Các bãi đổ thải đã tạo nên những quả đồi lớn như: Cọc Sáu cao 280m, Nam Đèo Nai có độ cao 200m, Đông Cao Sơn cao 300m, Đông Bắc Bàng Nâu cao 150m và Núi Béo cao 240m…

Quán triệt thực hiện Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng chính phủ, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, theo Báo cáo số 36/BC-UBND giai đoạn 2017-2020, ngành Than đã chi 4.800 tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trường, xử lý ô nhiễm bụi, tiếng ồn, đổi mới công nghệ khai thác theo hướng thân thiện với môi trường.



Từ năm 2018 đến nay, nhằm giảm thiểu bụi trong quá trình sản xuất, TKV đã yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ đầu tư lắp đặt hệ thống máy phun sương dập bụi quạt cao áp thay thế dần phương pháp truyền thống trước đó. Để hạn chế ô nhiễm về bụi và tiếng ồn từ các hoạt động sản xuất, bốc xúc, vận chuyển đất đá, các đơn vị đã tập trung đầu tư nhiều công trình giảm thiểu bụi, tiếng ồn tại nơi sản xuất cũng như các khu vực liên quan. Đáng chú ý, TKV đã hoàn thành 11 công trình giảm thiểu bụi ồn, bằng 133% khối lượng đề ra trong Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành than.

Hệ thống máy phun sương dập bụi quạt cao áp có bán kính xoay được 180 độ, phun xa, do đó rất phù hợp với điều kiện sản xuất tại các mỏ than trong TKV, dập được lượng bụi lớn và hiệu quả. Tính đến hết năm 2020, các đơn vị thành viên TKV đã đầu tư lắp đặt hơn 30 máy phun sương dập bụi cao áp tại tất cả các vị trí trọng yếu. Nhờ đó, đã giảm thiểu đáng kể lượng bụi phát tán trong quá trình sản xuất.

Triển khai Đề án đảm bảo môi trường cấp bách ngành Than giai đoạn 2016- 2020, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng Công ty Đông Bắc đã rất chú trọng việc trồng cây hoàn nguyên các bãi thải mỏ. Từ năm 2017 đến cuối năm 2020, chỉ riêng TKV đã trồng cây phủ xanh trên 1.825 ha bãi thải, gồm các bãi thải như: Nam Khe Tam - Đông Khe Sim, Đông Cao Sơn, Chính Bắc Núi Béo... Với Tổng Công ty Đông Bắc, trong năm 2020, Tổng Công ty cũng đã tiếp tục trồng cây phủ xanh 92ha các khu vực bãi thải mỏ như: Nam Tràng Bạch, khu mỏ Khe Sim, mỏ Đông, Nam Khe Hùm… Bên cạnh đó từ năm 2018 đến nay, TKV đã yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ đầu tư lắp đặt hệ thống máy phun sương dập bụi quạt cao áp thay thế dần phương pháp truyền thống trước đó, góp phần giảm thiểu bụi trong quá trình sản xuất.

Cùng với đó, việc đổ thải theo đúng quy chuẩn và xây dựng đê, đập chống trôi lấp đất đá cũng được các đơn vị đẩy nhanh tiến độ thực hiện. TKV đã xây dựng bổ sung 5 đập và 1.200m đê chắn đất, đá tại chân bãi thải, xây dựng 12 hồ lắng đầu nguồn suối thoát nước, nạo vét thường xuyên hệ thống sông, suối thoát nước giảm thiểu đất đá bồi lấp. Tổng Công ty Đông Bắc đã thực hiện cải tạo xong các đê số 01, 04; mỏ Nam Tràng Bạch và hoàn thành đập bãi thải đất đá Dự án cải tạo các hồ chứa nước Đông Triều. Từ đó, những ảnh hưởng của bãi thải mỏ tới cuộc sống của người dân xung quanh đã hạn chế dần.



Theo Báo cáo số 366/BC-BCSĐ, ngày 22/7/2017 của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh Quảng Ninh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, lộ trình đóng cửa mỏ, kết thúc khai thác than lộ thiên trên địa bàn thành phố Hạ Long đã được đưa ra. Thực hiện cam kết với Tỉnh ủy, Tập đoàn TKV đã có quyết định số 2322/QĐ-TKV ngày 27/12/2018 về việc chính thức dừng hoạt động Nhà máy tuyển than Nam Cầu Trắng kể từ ngày 01/01/2019.

2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC THAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

2.2.1. Ban hành, thực thi chính sách, pháp luật đối với hoạt động khai thác than

a. Ban hành chính sách, pháp luật đối với hoạt động khai thác than

Triển khai thực hiện Quyết định 403/QĐ-TTg ngày 14/3/2016 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 và Quyết định 1265/QĐ-TTg năm 2017 về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành Than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030, từ tháng 01/2017 đến 31/5/2021, theo đúng thẩm quyền được quy định tại khoản 1, Điều 81, Luật Khoáng sản 2010 (Sửa đổi, bổ sung 2018), UBND tỉnh Quảng Ninh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Sở, ban, ngành và các địa phương tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác than trên địa bàn (Bảng 2.3).

Bảng 2.3: Các văn bản UBND tỉnh Quảng Ninh ban hành giai đoạn 2017-2021 liên quan hoạt động khai thác than

TT

Số ký hiệu

Ngày ban hành

Trích yếu

I/ Văn bản quy phạm pháp luật


1


18/2019/QĐ- UBND


11/4/2019

V/v ban hành tỷ lệ quy đổi từ số lượng khoáng sản thành phẩm ra số lượng khoáng sản nguyên khai làm căn cứ tính phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh


2

04/2020/QĐ- UBND


09/3/2020

V/v ban hành Bảng giá tính thuế Tài nguyên đối với các loại tài nguyên khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2020


3

22/2021/QĐ- UBND


26/02/2021

V/v ban hành Bảng giá tính thuế Tài nguyên đối với các loại tài nguyên khai thác trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2021

II/ Văn bản chỉ đạo, điều hành

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 14/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí