1.3.2. Đối tượng quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật
Đối tượng QLNN đối với hoạt động của đạo Phật đó là những tổ chức, cá nhân, các mối quan hệ, các sự việc, hiện tượng chịu tác động, điều chỉnh từ phía các cơ quan hành chính nhà nước. Đối với những hoạt động của đạo Phật, đối tượng chịu sự quản lý nhà nước đó là những hoạt động tôn giáo của các tổ chức, cá nhân đạo Phật. Những hoạt động này chịu ảnh hưởng bởi những tác động của chủ thể quản lý nhà nước và những tác động đó có tác dụng định hướng, dẫn dắt hoạt động của đối tượng quản lý nhà nước theo đúng các quy định và chính sách, pháp luật về tôn giáo của nhà nước Việt Nam.
Với cách hiểu như trên, đối tượng QLNN đối với hoạt động của đạo Phật bao gồm những tổ chức, hoạt động, con người, sự việc sau:
Giáo hội của đạo Phật gồm: Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam cấp tỉnh, huyện; chùa, tổ đình, tịnh xã, thiền viện, tu viện, tịnh viện, tịnh thất, niệm phật đường (gọi chung là tự viện). Tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam là một tổ chức tôn giáo tập hợp tín đồ, chức sắc đạo Phật được tổ chức chặt chẽ, thống nhất theo một cơ cấu nhất định được nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo.
Tín đồ đạo Phật là những người tin tưởng Phật pháp, thực hành theo giáo lý của Đức Phật và tùy khả năng, tự nguyện thụ trì giới luật Phật chế.
Chức sắc, chức việc của đạo Phật, đó là tín đồ của đạo Phật, họ có chức vụ, phẩm sắc trong Giáo hội Phật giáo và được Giáo hội Phật giáo đào tạo, bồi dưỡng, tấn phong vào các giáo phẩm hoặc các chức vụ thẩm quyền trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đồ dùng đạo: đó là những vật dụng, được sử dụng để tuyên truyền, giảng đạo; các vật dụng khác được thực hiện trong việc biểu hiện đức tin và các lễ nghi như kinh sách, tượng pháp, bài vị, chuông, trống, các ấn phẩm khác.
Các hoạt động đạo Phật: hoạt động của đạo Phật được hiểu là những hoạt động truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi của Giáo hội Phật giáo.
25
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc - 2
- Quy Trình Khung Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Hoạt Động Của Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật
- Các Yếu Tố Tác Động Đến Quản Lý Nhà Nước Đối Với Đạo Phật
- Vị Trí Địa Lý, Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội
- Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
Các công trình kiến trúc của đạo Phật: các công trình kiến trúc và các cơ sở vật chất khác được dùng cho việc tổ chức các hoạt động đạo Phật: trụ sở Giáo hội, tổ đình, tự viện, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các trường học, bệnh viện, phòng khám, các cơ sở từ thiện nhân đạo, các công trình phụ trợ cho hoạt động của đạo Phật, sinh hoạt thực hiện nghi lễ đạo Phật.
Quản lý đất đai liên quan đến đạo Phật.
1.4. Nội dung và phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật
1.4.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật
Theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, nội dụng quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 60, Mục 1, Chương VIII, bao gồm các nội dung như sau [39]:
- Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo.
- Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng tôn giáo.
- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
- Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Qua thực tiễn cho thấy, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ QLNN đối với hoạt động của đạo Phật các cơ quan nhà nước cần thực hiện các nội dung sau:
Một là, xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo. Nội dung này bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:
Xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành luật của Quốc hội về hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.
26
Xây dựng và ban hành những văn bản quy định về cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo các địa phương và các cơ quan QLNN về tôn giáo cấp huyện, xã.
Xây dựng và ban hành các văn bản quy định việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong QLNN về tôn giáo.
Xây dựng và ban hành các chính sách liên quan đến tôn giáo nói chung và chính sách đối với đạo Phật nói riêng như: chính sách tự do tôn giáo; chính sách nhà đất tôn giáo; chính sách liên quan đến hoạt động giáo dục đào tạo của tôn giáo; chính sách từ thiện, nhận đạo.
Xây dựng và ban hành quy trình thủ tục hành chính quy định các hoạt động liên quan đến tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng.
Tham mưu cho Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thiện chính sách, pháp luật về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng.
Hai là, Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy nhà nước về tôn giáo, nội dung này bao gồm các công việc sau:
Thiết kế mô hình tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng ở trung ương và địa phương.
Xây dựng cơ chế phối hợp các cơ quan, tổ chức QLNN về tôn giáo các cấp. Xây dựng bộ máy QLNN về tôn giáo và đạo Phật ở trung ương, Ban
Tôn giáo Chính Phủ, Vụ Phật giáo. Xây dựng bộ máy QLNN về tôn giáo và đạo Phật ở địa phương.
Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan QLNN về tôn giáo các cấp.
Quy định về cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các cơ quan QLNN về tôn giáo các cấp, quy định việc phân cấp quản lý nhà nước về tôn giáo.
Ba là, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thực thi công vụ trong lĩnh vực QLNN đối với hoạt động của đạo Phật, nội dung này bao gồm:
Quy định quy mô, tổ chức cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng các cấp.
Xây dựng và ban hành chiến lược, kế hoạch, quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.
Tuyển dụng và sử dụng cán bộ, công chức, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo và đạo Phật.
Xây dựng các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo và đạo Phật.
Xây dựng và ban hành các tiêu chí, tiêu chuẩn cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.
Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách đối với cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo.
Thứ tư, quản lý tổ chức và hoạt động của đạo Phật, bao gồm các nội dung sau:
Quản lý việc thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất, giải thể các hệ phái của tổ chức đạo Phật.
Quản lý việc thành lập, giải thể các trường đào tạo, mở các lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo.
Quản lý việc phong chức, phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, cách chức, bãi nhiệm chức sắc trong tổ chức của đạo Phật.
Quản lý việc thuyên chuyển nơi hoạt động của chức sắc đạo Phật. Quản lý việc tổ chức các lễ hội, hội nghị, đại hội của đạo Phật các cấp. Quản lý việc giảng đạo, truyền đạo của các tổ chức, chức sắc của đạo
Phật ngoài cơ sở của đạo Phật.
Quản lý việc cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới công trình đạo Phật, công trình phụ trợ thuộc cơ sở đạo Phật. Quản lý việc khai thác và sử dụng đất của tổ chức đạo Phật.
Quản lý các hoạt động giáo dục, y tế; bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo của tổ chức đạo Phật.
Năm là, Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng tôn giáo bao gồm các nội dung sau:
Tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn để quán triệt chính sách pháp luật về tôn giáo nói chung, đạo Phật nói riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo.
Thực hiện việc tuyên truyền phổ biến kiến thức pháp luật cho đội ngũ những chức sắc, chức việc của đạo Phật, những người hoạt động trong lĩnh vực của đạo Phật.
Vận động, tuyên truyền chức sắc, tín đồ của đạo Phật thực hiện nghiêm quy định về chính sách, pháp luật của nhà nước về tôn giáo.
Tổ chức phát động những cuộc thi tìm hiểu kiến thức, pháp luật về tôn giáo đối với quần chúng và tín đồ của đạo Phật.
Hướng dẫn chức sắc, tín đồ của đạo Phật thực hiện pháp luật về tôn giáo và đạo Phật.
Tổ chức tuyên truyền vận động nhân dân cảnh giác trước các hành vi lợi dụng hoạt động của đạo Phật để phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, những hành vi lợi dụng lôi kéo tín đồ phật tử vi phạm các quy định pháp luật của nhà nước.
Sáu là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động của đạo Phật, nội dung cụ thể của hoạt động này bao gồm:
Thanh tra, kiểm tra việc thực thi pháp luật, chính sách, quy định trong QLNN đối với hoạt động của tôn giáo nói chung và của đạo Phật nói riêng, của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo.
Tiếp thu những đơn thư và giải quyết những khiếu nại, tố cáo liên quan đến chính sách pháp luật và việc chấp hành thực thi các chính sách pháp luật về tôn giáo và đạo Phật.
Xử lý vi phạm chính sách, pháp luật về tôn giáo theo quy định của pháp luật.
Xây dựng các kế hoạch, phương án đấu tranh phòng chống các hành vi lợi dụng hoạt động đạo Phật của một số chức sắc, tín đồ đạo Phật cực đoan để xâm hại đến an ninh trật tự.
Bảy là, hợp tác quốc tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật, bao gồm các nội dung sau:
Mở rộng hợp tác quốc tế trong các hoạt động giao lưu, trao đổi, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực QLNN đối với hoạt động của đạo Phật.
Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, thông tin về những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng đến bạn bè quốc tế.
Hợp tác trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật, trong những hoạt động nghiên cứu về đạo Phật.
Hợp tác trong việc quản lý tình hình đi lại, cư trú, hoạt động của các chức sắc, tín đồ đạo Phật người Việt ở nước ngoài và người nước ngoài ở tại Việt Nam.
1.4.2. Phương thức quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật Một là, Quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật bằng pháp luật Đây là hình thức các cơ quan nhà nước có chức năng ban hành và tổ
chức thực thi các văn bản pháp luật quy định về thiết kế tổ chức bộ máy, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật. Phương thức này nhằm đảm bảo cho hoạt động của tổ chức đạo Phật diễn ra đúng pháp luật của nhà nước và đường lối, quan điểm của Đảng về tôn giáo.
Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác tôn giáo, trong quá trình lãnh đạo và quản lý đã không ngừng quan tâm, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo, nhằm phục vụ tốt hơn
30
các tầng lớp nhân dân, chức sắc tín đồ tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tôn giáo cho nhân dân.
Phương châm và mục tiêu hướng tới của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo là tạo điều kiện cho tổ chức tôn giáo thực hiện tốt đường hướng hoạt động như “Đạo Pháp, dân tộc và chủ nghĩa xã hội”, “Sống tốt đời đẹp đạo”. Cho đến nay Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật liên quan đến quản lý hoạt động tôn giáo như Hiến pháp, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Nghị định 162/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Hai là, Quản lý nhà nước đối với hoạt động đạo Phật bằng chính sách
Chính sách nhà nước là công cụ quan trọng nhằm tác động định hướng, điều chỉnh hoặc khuyến khích các hoạt động, các mối quan hệ xã hội, nhằm quản lý và điều chỉnh hành vi của xã hội. Mặt khác, nhà nước sử dụng các chính sách công để điều hòa, giải quyết những vấn đề liên quan đến nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội.
Chính sách tôn giáo có vai trò định hướng cho hoạt động của tổ chức đạo Phật, các chức sắc và tín đồ theo đạo, tạo điều kiện, khuyến khích và hỗ trợ tổ chức đạo Phật, các chức sắc, tín đồ của đạo tham gia các hoạt động tôn giáo, hoạt động xã hội theo mục tiêu mong muốn của nhà nước như: từ thiện, nhân đạo, nâng cao dân trí, an sinh xã hội. Bên cạnh đó, nhà nước sử dụng chính sách để tạo lập những điều kiện thuận lợi, nhằm hỗ trợ đạo Phật phát triển ổn định, bền vững, hoạt động và sinh hoạt đạo đúng pháp luật của nhà nước. Trong báo cáo chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận định: “từng bước hoàn thiện đồng bộ và thực hiện có hiệu quả chính sách xã hội, chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo” [22, tr.65].
Ba là, Quản lý thông qua công tác thuyết phục, vận động tín đồ, chức sắc của đạo Phật.
Tổng kết kinh nghiệm công tác tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam cho thấy, để làm tốt công tác tôn giáo thì người cán bộ, công chức phải giỏi
31
về công tác thuyết phục và vận động quần chúng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương IX cũng khẳng định: “Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là điểm tương đồng gắn bó đồng bào các tôn giáo với sự nghiệp chung [2].
Nội dung công tác này là tuyên truyền, phổ biến, quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và chính sách, pháp luật có liên quan đến tôn giáo cho nhân dân. Nâng cao nhận thức của quần chúng về chính sách, pháp luật trên lĩnh vực tôn giáo, làm cơ sở có hành vi đúng trong hoạt động tôn giáo.
Tăng cường công tác vận động và tạo điều kiện thuận lợi để các chức sắc, tín đồ đạo Phật thực hiện tốt chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, để đưa sinh hoạt đạo Phật đi vào nề nếp bình thường phù hợp với pháp luật, động viên mọi chức sắc tín đồ sống “tốt đời đẹp đạo”. Bảo đảm quyền tự do tôn giáo và không tôn giáo, tự do theo hoặc không theo đạo Phật của mọi công dân.
Bốn là, Quản lý thông qua công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý những khiếu nại tố cáo liên quan đến hoạt động của đạo Phật.
Thanh tra, kiểm tra là một trong những chức năng vốn có của hoạt động quản lý, qua công tác thanh tra, kiểm tra các chủ thể quản lý có thể tiếp thu những thông tin về quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, phát hiện kịp thời những sai sót lệch chuẩn của bộ máy quản lý, qua đó có những tác động, điều chỉnh kịp thời để bộ máy quản lý vận hành đến mục tiêu quản lý đề ra. Trong QLNN đối với hoạt động của đạo Phật, việc thanh tra, kiểm tra là nhằm tiếp thu những thông tin quản lý trong quá trình thực hiện pháp luật, chính sách đối với đạo Phật; đảm bảo việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đó đúng quy định; đảm bảo quyền tự do tôn giáo của công dân. Trong mối quan hệ giữa chính quyền nhà nước với tổ chức đạo Phật không phải lúc
32