nào cũng ổn định, hòa hợp mà có những lúc, những giai đoạn nảy sinh các vấn đề bất cập mâu thuẫn điều này dẫn đến những tranh chấp, khiếu nại hoặc tố cáo, thậm chí xâm hại đến an ninh trật tự. Việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và theo luật định, tùy thuộc vào từng tình huống vấn đề mà có cách thức giải quyết khác nhau đảm bảo công bằng, khách quan, dân chủ và đúng pháp luật [18].
1.5. Các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước đối với đạo Phật
1.5.1. Những yếu tố chủ quan
Thứ nhất, Việc ban hành các quy định pháp luật về tôn giáo.
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo và công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay từng bước được hoàn thiện, thể chế hóa đầy đủ quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Thực tế cho thấy, hệ thống quy phạm pháp luật về tôn giáo bao gồm Luật, Nghị định, Thông tư hướng dẫn không phải bao giờ cũng bao quát hết được các vấn đề phát sinh liên quan. Việc giải quyết vấn đề tùy thuộc vào tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản liên quan. Bên cạnh đó có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật. Do đó cần có văn bản hướng dẫn của cơ quan QLNN về tôn giáo.
Việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với hoạt động tôn giáo. Yếu tố này đòi hỏi phải chính xác, kịp thời, nếu một vấn đề tôn giáo không được giải quyết chính xác, kịp thời sẽ gây hậu quả nghiêm trọng. Do đó thực hiện tốt việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản hướng dẫn sẽ tác động tích cực và mang lại hiệu quả cho công tác QLNN về tôn giáo nói chung và hoạt động của đạo Phật nói riêng.
Thứ hai, Bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo.
Đây cũng là một trong những yếu tố tác động đến QLNN đối với hoạt động của đạo Phật. Việc tổ chức tốt bộ máy có tính chất quyết định đến việc
33
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Khung Nghiên Cứu Quản Lý Nhà Nước Về Hoạt Động Của Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc.
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật
- Đối Tượng Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Đạo Phật
- Vị Trí Địa Lý, Điều Kiện Tự Nhiên, Kinh Tế, Xã Hội
- Đạo Phật Trên Địa Bàn Tỉnh Vĩnh Phúc
- Số Liệu Cơ Sở Thờ Tự, Chức Sắc, Tín Đồ Đạo Phật Của Vĩnh Phúc
Xem toàn bộ 156 trang tài liệu này.
thực thi và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Tổ chức bộ máy chuyên trách trong QLNN về tôn giáo là rất cần thiết, đây là cơ quan đảm nhận chức năng tham mưu cho nhà nước các cơ chế, chính sách về tôn giáo như xây dựng văn bản pháp luật về tôn giáo, tổ chức thực hiện QLNN về tôn giáo, thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện công tác QLNN về tôn giáo.
Việc tổ chức tốt bộ máy QLNN về tôn giáo có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Hiện nay, ở cấp Trung ương bộ máy chuyên trách QLNN về tôn giáo là Ban Tôn giáo Chính phủ và ở địa phương là Ban Tôn giáo tỉnh. Đây là những cơ quan đảm nhận chức năng nghiên cứu, tham mưu cho nhà nước về cơ chế, chính sách về hoạt động tôn giáo cũng như xây dựng văn bản pháp luật về lĩnh vực tôn giáo. Đặc biệt tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo ở địa phương có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với hoạt động tôn giáo.
Thứ ba, Năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức quản lý nhà nước về tôn giáo.
Cán bộ công chức làm công tác QLNN về tôn giáo là yếu tố quan trọng để quản lý nhà nước về tôn giáo có hiệu quả nhất. Công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật thành công hay thất bại phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhân lực này. Thực tế cho thấy, không ít vụ việc phức tạp phát sinh từ chính đội ngũ cán bộ, công chức ở cơ sở địa phương. Đặc biệt, hàng ngũ chức sắc của đạo Phật đa phần có trình độ học vấn cao. Chính vì vậy, đòi hỏi phải luôn nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của công việc.
Thứ tư, Cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý trong công tác QLNN về tôn giáo cũng quyết định đến hiệu quả QLNN về tôn giáo.
Cần có cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật trong thực tế làm công tác QLNN về tôn giáo. Cơ chế phối hợp phát huy các nguồn lực để tập trung và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý nhà nước về tôn giáo. Cơ chế
phối hợp góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, từ đó góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội và đảm bảo các quyền lợi của các tổ chức, cá nhân tôn giáo.
1.5.2. Những yếu tố khách quan
Thứ nhất, Yếu tố chính trị.
Nguồn gốc và bản chất của một nhà nước bắt nguồn từ bản chất chính trị của chế độ xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo thì nhà nước mang bản chất của giai cấp vô sản. Trên cả lý luận và thực tiễn đều thấy, Đảng cầm quyền sẽ đứng ra lập nhà nước với bộ máy nhà nước tương ứng để thực hiện mục tiêu chính trị của giai cấp thống trị. Nhà nước cụ thể hóa ý chí của giai cấp cầm quyền thông qua pháp luật, chính sách. Nhà nước Việt Nam có hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng đề ra chủ trương, đường lối những định hướng chính trị quan trọng để nhà nước thể chế hóa thành pháp luật, các chính sách cụ thể. Đây là cơ sở pháp lý cho mọi hoạt động QLNN nói chung và QLNN về tôn giáo trong đó có đạo Phật nói riêng.
Thứ hai, Yếu tố kinh tế
Đảng và Nhà nước ta luôn xác định mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” là điểm tương đồng để gắn bó các đồng bào tôn giáo trong đó có đạo Phật với sự nghiệp chung. Kinh tế là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến QLNN, kinh tế phát triển tạo nên môi trường thuận lợi cho quản lý nhà nước đạt hiệu quả. Suy cho cùng, mục tiêu chung của QLNN là dân giàu, nước mạnh. Muốn tín đồ phật tử chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước về tôn giáo thì trước hết cuộc sống của người theo đạo phải được ấm no. Yếu tố kinh tế là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu lực, hiệu quả QLNN đối với đạo Phật ở Việt Nam. Kinh tế phát triển thì nhà nước mới có điều kiện đầu tư cho bộ máy, nguồn nhân lực làm
công tác QLNN về tôn giáo có hiệu quả, có điều kiện hỗ trợ cho tín đồ phật tử ổn định cuộc sống. Có thể khẳng định rằng, kinh tế phát triển bền vững là yếu tố nền tảng để quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật có hiệu quả.
Thứ ba, Yếu tố khoa học kỹ thuật
Những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo điều kiện thuận lợi cho việc hiện đại hóa, cùng với phương tiện kỹ thuật quản lý giúp cho QLNN về hoạt động của đạo Phật đạt hiệu quả. Khoa học kỹ thuật tác động hai mặt đến hoạt động QLNN về tôn giáo. Theo tác giả Bùi Hữu Dược: “ngày nay, khi khoa học kỹ thuật phát triển, nhiều người cho rằng tôn giáo sẽ mất dần chỗ đứng, song dường như lập luận ấy chưa đủ căn cứ. Tôn giáo, một mặt vừa bị sự phát triển của khoa học kỹ thuật hạn chế, mặt khác lại nhờ khoa học kỹ thuật mà phát triển. Hệ lụy do khoa học kỹ thuật gây nên đang là chỗ dựa cho nhiều lý thuyết về tôn giáo, nhất là tôn giáo mới. Và sự hình thành các tôn giáo mới do tôn giáo cũ bộc lộ những hạn chế, cũng như các trào lưu tôn giáo mới ra đời vừa thỏa mãn sự khao khát do thiếu hụt niềm tin, vừa bổ sung vào sự khiếm khuyết, hụt hẫng của tôn giáo cũ đang diễn ra với tốc độ nhanh chóng [19, tr.67].
Thứ tư, Yếu tố quan hệ quốc tế
Đạo Phật là tôn giáo lớn của Việt Nam được du nhập từ bên ngoài, do đó trong phạm vi điều kiện hoạt động nhất định đều có mối quan hệ với các tổ chức tôn giáo đạo Phật trên thế giới. Tổ chức đạo Phật Việt Nam cũng tăng cường tìm kiếm, mở rộng liên hệ với cộng đồng dân cư trên toàn cầu để hành đạo. Các hoạt động này đã phản ánh một bức tranh sinh động đối với hoạt động quan hệ quốc tế của tôn giáo, góp phần tháo gỡ rào cản ảnh hướng đến hoạt động kinh tế, chính trị, ngoại giao và nhiều mặt khác trong quá trình hội nhập hiện nay, đồng thời đóng góp tích cực trong việc quảng bá hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
Đối ngoại tôn giáo của đạo Phật được tăng cường, bao gồm đối ngoại nhân dân và đối ngoại nhà nước như trao đổi đoàn, tham dự các diễn đàn, hội
thảo đối thoại về nhân quyền, tôn giáo với các nước Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế… giúp cho các cơ quan nhà nước về tôn giáo nắm bắt được các xu hướng phát triển, đặc điểm mối liên thông đồng đạo của tôn giáo, qua có những điều chỉnh chính sách cho phù hợp.
Các cuộc tiếp xúc thường xuyên, thân tình khách quan giữa sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế với các cơ quan trung ương và địa phương của Việt Nam, tiếp cận với vùng miền nhạy cảm về tôn giáo và các nhân vật tôn giáo để hiểu rõ hơn tình hình và chính sách tôn giáo của Việt Nam đã tạo được niềm tin, sự hiểu biết, chia sẻ của các nước, các tổ chức về chính sách tôn giáo, cũng như vướng mắc trong xử lý vấn đề tôn giáo của Việt Nam. Trên cơ sở đó, cơ quan quản lý nhà nước có sự đồng thuận của cộng đồng quốc tế trong giải quyết vụ việc tôn giáo.
Sinh hoạt tôn giáo của người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam được các cơ quan quản lý quan tâm tạo điều kiện phù hợp với truyền thống mỗi nước, mỗi tôn giáo, đã tạo được sự ủng hộ của dư luận trong và ngoài nước. Nhiều hoạt động tôn giáo quốc tế lớn đã được Việt Nam tổ chức trọng thể thành công trong thời gian qua, điển hình như Đại lễ Phật đản Liên Hợp quốc (Vesak) năm 2014, năm 2019 với quy mô tổ chức hoành tráng, giàu bản sắc dân tộc, gây ấn tượng đến bạn bè quốc tế, là minh chứng sinh động về chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam chống lại những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo.
1.6. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ở một số địa phương
1.6.1. Thành Phố Hà Nội
Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, là thành phố trực thuộc Trung ương có diện tích lớn nhất cả nước (3.324,92 km2) với dân số hơn 8.053.663 người. Hiện Hà Nội có 7 tôn giáo được nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân, trong đó đạo Phật là tôn giáo lớn nhất [14].
37
Đạo Phật ở Hà Nội có quá trình lịch sử lâu dài. Từ ngàn năm trước, khi Thăng Long trở thành kinh đô của nước Đại Việt, đạo Phật đã hiện diện sâu rộng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội nơi đây. Hiện nay, đạo Phật ở Hà Nội có 01 Giáo hội Phật Giáo Việt Nam thành phố Hà Nội (Thành hội Phật giáo Hà Nội) và 30 Ban Trị sự GHPGVN quận, huyện với trên 2060 Tăng Ni, khoảng 1000 chức việc, 800.0000 tín đồ, 2059 cơ sở tự viện, 01 trường Trung cấp Phật học Hà Nội [20]. Thời gian qua, đạo Phật ở Hà Nội tích cực thực hiện phong trào thi đua xây dựng “Chùa tiên tiến”, triển khai các khóa tu cho học sinh, sinh viên, có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo.
Sư ra đời của Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo,… đã tạo hành lang pháp lý ổn định, nhất quán, trong công tác QLNN về đạo Phật trên địa bàn thành phố Hà Nội. Qua đó, đạt được một số kết quả sau:
Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của đạo Phật ở Hà Nội.
Thứ nhất, Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các quận, huyện trên địa bàn cấp phép sửa chữa, cải tạo và xây dựng mới rất nhiều cơ sở thờ tự như chùa Bà Đá, Chùa Châu Lâm, Chùa Diên Hựu, … Các vấn đề liên quan đến khiếu kiện, khiếu nại tranh chấp đất đai có liên quan đến cơ sở tự viện đã được các cấp chính quyền thành phố quan tâm, xem xét, giải quyết đúng quy định của pháp luật. Đối với những việc phát sinh, tiềm ẩn phức tạp, Ban Tôn giáo thành phố đã chủ động phối hợp với UBND các quận, huyện nơi phát sinh vụ việc giải quyết theo thẩm quyền, ổn định tình hình tại địa phương, không làm phát sinh các vấn đề phức tạp, giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn thành phố.
Thứ hai, Mở các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ chức sắc, chức việc của đạo Phật trên địa bàn. Từ năm 2012 đến này, mỗi năm thành phố mở 6 đến 10 lớp. Ngoài ra mở các lớp bồi dưỡng chuyên hoạt động
38
về tôn giáo, chấp thuận việc phong phẩm, bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc tôn giáo đạo Phật theo đúng quy định.
Thứ ba, Giải quyết kịp thời các nhu cầu sinh hoạt tôn giáo chính đáng, như đề nghị tổ chức các khóa tu có quy mô lớn, đồng ý cho việc Tăng Ni an cư kết hạ.
Thứ tư, Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng tổ chức các hoạt động tôn giáo trong dịp lễ tết trọng đại của đạo Phật như Lễ Phật Đản, Lễ An cư kết hạ và tết Nguyên Đán.
Thứ năm, Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo vững về chuyên môn, nghiệp vụ, gần gũi với chức sắc, tín đồ đạo Phật. Đồng thời đưa hoạt động đạo Phật đi vào nề nếp, từng bước giúp chức sắc, tín đồ hành đạo trong khuân khổ pháp luật, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Một số tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật ở Hà Nội, cụ thể như sau:
Một là, Một số cán bộ, đảng viên cấp cơ sở chưa nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác tôn giáo nên chưa phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo mà phổ biến còn giao khoán cho Mặt trận Tổ quốc và các ngành chức năng. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo cấp quận, huyện nhiều nơi còn kiêm nhiệm và thay đổi qua các kỳ bầu cử Hội đồng nhân dân. Vì vậy xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo ở các cấp là vấn đề có ý nghĩa then chốt và quyết định.
Hai là, QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng còn nhiều sơ hở, việc xây dựng những quy định, văn bản pháp quy để chủ động hướng dẫn các tôn giáo thực hiện chính sách tôn giáo còn nhiều hạn chế. Do vậy, bị động trong việc đưa ra các biện pháp giải quyết, để sự việc lan rộng, kéo dài, nhất là những khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến nhà đất, xây dựng, cải tạo lại nơi thờ tự, thuyên chuyển tu sĩ.
39
Ba là, Công tác tuyên truyền giáo dục, vận động chức sắc tuy đạt được một số kết quả, song chưa thường xuyên. Kinh phí cho công tác vận động còn quá hạn hẹp.
Bốn là, Công tác xây dựng Đảng trong vùng đồng bào có đạo hiện chưa được chính quyền cơ sở và các đoàn thể quan tâm. Do vậy, đội ngũ nòng cốt, cốt cán, đảng viên, đoàn viên còn ít, tác dụng còn hạn chế.
Như vậy công tác QLNN đối với hoạt động của đạo Phật ở Hà Nội hiện nay cần sự phối hợp của các ngành, các cấp chính quyền địa phương và không thể tách rời việc giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội. Vì vậy công tác tôn giáo, nhất là công tác giải quyết các vụ khiếu kiện có liên quan đến hoạt động của đạo Phật cần có một hệ thống giải pháp mang tính cơ bản và toàn diện.
1.6.2. Tỉnh Phú Thọ
Phú Thọ là tỉnh thuộc vùng miền núi trung du Bắc Bộ, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, có diện tích khoảng 3.528,1 km2 với dân số 1,4 triệu người gồm 34 dân tộc anh em. Trên địa bàn tỉnh hiện có 03 tôn giáo được công nhận tư cách pháp nhân là Phật giáo, Công giáo và đạo Tin Lành [15].
Đạo Phật trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay có 167 Tăng Ni đang sinh hoạt tôn giáo tại 328 ngôi chùa, với lượng tín đồ là 94.800 phật tử chiếm 7,29% dân số tỉnh. Về tổ chức cấp tỉnh có Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Phú Thọ, 13 Ban Trị sự GHPGVN cấp huyện, thành, thị và 225 Ban Đại diện Phật giáo xã, phường, thị trấn [9]. Những năm qua, tình hình hoạt động tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng trên địa bàn tỉnh được Đảng, chính quyền các cấp quan tâm chỉ đạo cơ bản tuân thủ theo quy định của pháp luật. Các ngày lễ trọng của đạo Phật như: Lễ Phật đản, lễ Vu Lan, … được tổ chức trang trọng, thu hút đông đảo tín đồ và nhân dân tham gia. Việc chia tách, thành lập các tổ chức tôn giáo cơ sở; đưa người đi đào tạo tại các trường đào tạo Phật học, phong chức, bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, cải tạo xây dựng nơi thờ tự được các cấp chính quyền của tỉnh quan tâm và tạo điều kiện. Tỉnh đã tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức tôn giáo cho cán bộ
40