Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Công Giáo Ở Một Số Địa Phương


- Thiết kế mô hình tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng ở trung ương và địa phương.

- Xây dựng cơ chế phối hợp các cơ quan, tổ chức QLNN về tôn giáo các cấp.

- Xây dựng bộ máy QLNN về tôn giáo và Công giáo ở trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, vụ QLNN đối với hoạt động Công giáo. Xây dựng bộ máy QLNN về tôn giáo và Công giáo ở địa phương.

- Quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các cơ quan QLNN về tôn giáo các cấp.

- Quy định về cơ chế hoạt động, phối hợp giữa các cơ quan QLNN về tôn giáo các cấp; quy định việc phân cấp QLNN về tôn giáo.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo phải thường xuyên và đặc biệt chú trọng cán bộ cơ sở. Đội ngũ nhân sự làm công tác tôn giáo là những người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chuyên môn nghiệp vụ đồng thời phải hiểu biết về tôn giáo và có kiến thức toàn diện.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện bằng nhiều hình thức như cung cấp tài liệu, tập huấn, tham gia các lớp học ngắn hạn, dài hạn về QLNN nói chung và quản lý về tôn giáo nói riêng.

Thứ ba, phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo

Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật có một ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội, là công việc không thể tách rời với quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, đồng thời phổ biến pháp luật cũng là khâu đầu tiên trong hoạt động thực thi pháp luật, là phương tiện để truyền tải đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới toàn thể nhân dân. Đối với lĩnh vực tôn giáo, một lĩnh vực nhạy cảm thì công tác phổ biến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.


pháp luật cho chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo lại càng có ý nghĩa quan trọng. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về tôn giáo, gồm các nội dung:

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 6

- Tổ chức các hội nghị, các lớp tập huấn để quán triệt chính sách pháp luật về tôn giáo nói chung, Công giáo nói riêng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo.

- Thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho đội ngũ những chức sắc, chức việc các tôn giáo, những người hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo.

- Vận động, tuyên truyền chức sắc, tín đồ Công giáo thực hiện nghiêm các quy định về chính sách, pháp luật nhà nước về tôn giáo.

- Tổ chức phát động những cuộc thi tìm hiểu kiến thức, pháp luật về tôn giáo đối với quần chúng, giáo dân.

- Hướng dẫn chức sắc, tín đồ Công giáo thực hiện pháp luật về tôn giáo và Công giáo.

- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân cảnh giác trước các hành vi lợi dụng hoạt động Công giáo để phá hoại khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm hại đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội; những hành vi lợi dụng, lôi kéo giáo dân vi phạm các quy định pháp luật của nhà nước.

Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật được thực hiện bằng nhiều hình thức như: tuyên truyền trên Tạp chí Công tác tôn giáo, Trang thông tin điện tử của Ban Tôn giáo Chính phủ; các tạp chí, Cổng thông tin điện tử của Bộ Nội vụ; qua các cuộc thi tìm hiểu chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo; qua các hội thảo, tọa đàm; gặp gỡ, tiếp xúc chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tổ chức tôn giáo; các đoàn ra, đoàn vào trong công tác đối ngoại tôn giáo, để thông tin và định hướng cho tổ chức, cá nhân, dư luận hiểu đúng chủ trương, chính sách, pháp luật của Việt Nam.


Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ nâng cao nhận thức, chủ động thực hiện pháp luật cho cán bộ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo, mà còn góp phần làm tốt công tác thông tin đối ngoại về tôn giáo, giúp cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài hiểu rõ hơn về tình hình tôn giáo và chính sách tôn giáo của Việt Nam, góp phần đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực xấu vu cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền, tự do tôn giáo.

Thứ tư, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo, nội dung cụ thể của hoạt động này bao gồm:

- Thanh tra, kiểm tra việc thực thi các pháp luật, chính sách, quy định trong QLNN đối với hoạt động của tôn giáo nói chung và của Công giáo nói riêng, của đội ngũ cán bộ, công chức.

- Tiếp thu những đơn thư và giải quyết những khiếu nại, tố cáo liên quan đến chính sách pháp luật và việc chấp hành và thực thi các chính sách, pháp luật về tôn giáo và Công giáo.

- Xử lý những vi phạm chính sách, pháp luật về tôn giáo theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng các kế hoạch, phương án đấu tranh phòng chống các hành vi lợi dụng hoạt động Công giáo của một số chức sắc, tín đồ Công giáo cực đoan để xâm hại đến an ninh, trật tự. Có kế hoạch phân loại những đối tượng, chức sắc, tín đồ Công giáo có hành vi phản động, phá hoạt những thành quả cách mạng mà Đảng và chính quyền các cấp xây dựng được.

Thứ năm, quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo

Thế giới đang trong xu thế toàn cầu hoá, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng rộng mở trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, chính trị, xã hội, văn


hoá... Tôn giáo cũng là một vấn đề nằm trong sự vận động chung của bối cảnh thế giới hiện nay, hoạt động quốc tế của các tôn giáo trên thế giới diễn biến đa dạng và phong phú. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo, bao gồm các nội dung sau:

- Quản lý sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam và hoạt động tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế về tôn giáo của tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.

- Quản lý người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo ở Việt Nam; và công dân tham gia hoạt động tôn giáo, đào tạo tôn giáo ở nước ngoài và công dân Việt Nam gia nhập tổ chức tôn giáo nước ngoài.

- Quản lý phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử có yếu tố nước ngoài.

- Quản lý hoạt động quan hệ quốc tế của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ.

- Quản lý các đoàn tôn giáo nước ngoài đến Việt Nam, các đoàn tôn giáo trong nước đi ra nước ngoài và các hoạt động thúc đẩy quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tôn giáo.

1.3.3. Phương thức quản lý

- Quản lý bằng công cụ pháp luật, chính sách

Quản lý bằng công cụ pháp luật, chính sách. Đây là phương thức cơ bản, được các cơ quan nhà nước có chức năng ban hành và tổ chức thực thi các văn bản pháp luật quy định về thiết chế tổ chức bộ máy, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, tổ chức và hoạt động của các tôn giáo. Phương thức này nhằm đảm bảo cho hoạt động của các tôn giáo diễn ra đúng pháp luật, đúng với đường lối, quan điểm của Đảng về tín ngưỡng.

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác tôn giáo, trong quá trình lãnh đạo và quản lý đã không ngừng quan tâm, xây dựng bổ sung và hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về tôn


giáo, nhằm phục vụ tốt hơn các tầng lớp Nhân dân, chức sắc tín đồ tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho Nhân dân. Hiện nay, nhà nước quản lý các hoạt động của đời sống xã hội bằng Hiến pháp, bộ luật, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Trong công tác QLNN về tôn giáo hiện nay, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống các văn bản như: Hiến pháp 2013; Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016; Nghị định số 162/2017/NĐ-CP ngày 30/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo; Quyết định số 199/QĐ- BNV ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo; Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 10/01/2018 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới; Các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để quản lý hoạt động tôn giáo.

Chính sách nhà nước là một công cụ quan trọng nhằm tác động định hướng, điều chỉnh hoặc khuyến khích các hoạt động, các mối quan hệ xã hội; nhằm quản lý và điều chỉnh hành vi của xã hội. Mặt khác, nhà nước sử dụng các chính sách công để điều hòa, giải quyết những vấn đề liên quan đến những nhóm lợi ích khác nhau trong xã hội. Đối với các hiện tượng, tổ chức tôn giáo cũng vậy, đây là một vấn đề liên quan đến lợi ích nhóm của một tập hợp người, cùng tin theo những giáo lý, giáo luật, lễ nghi của một tổ chức tôn giáo nào đó, nên nhà nước thường lựa chọn công cụ chính sách để tác động và điều chỉnh hoạt động và tổ chức của các pháp nhân tôn giáo. Mục đích của hoạt động này là nhằm giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo; thúc đẩy, điều chỉnh sự phát triển và vận động của các tôn giáo theo một phương hướng


nhất định, phù hợp với lợi ích tôn giáo, với lợi ích địa phương và hòa hợp với lợi ích nhà nước [6, tr.62].

- Quản lý thông qua công tác thuyết phục, tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo

Sinh thời, V.I.Lênin từng chỉ rõ: “Tuyên truyền là cần thiết và chúng ta không nên sợ phải lặp đi lặp lại... Và nếu chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã quá chú ý nhiều đến việc tuyên truyền, thì cần nói rằng chúng ta còn phải làm việc đó nhiều hơn gấp trăm lần nữa”. Việc vận động chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo là tuyên truyền, giải thích nhằm thuyết phục chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng... của địa phương, cơ sở; tham gia tích cực các phong trào thi đua yêu nước, sống “tốt đời, đẹp đạo”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; đấu tranh, giáo dục, phân hoá, thu hẹp số người có quan điểm và hành vi chống đối, không đồng tình hoặc làm trái với chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Quản lý thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến tôn giáo

Trong QLNN về hoạt động tôn giáo, việc thanh tra, kiểm tra nhằm tiếp thu những thông tin quản lý trong quá trình thực hiện pháp luật, chính sách đối với các tổ chức tôn giáo; đảm bảo việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật đó đúng quy định; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Trong quá trình quản lý, mối quan hệ giữa nhà nước với các tổ chức tôn giáo tất yếu sẽ nảy sinh các vấn đề bất cập, mâu thuẫn điều này dẫn đến


những tranh chấp, khiếu nại hoặc tố cáo, thậm chí xâm hại đến an ninh, trật tự. Việc giải quyết những khiếu nại, tố cáo phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục và theo luật định, tùy thuộc vào từng tình huống vấn đề mà có những cách thức giải quyết khác nhau đảm bảo công bằng, khách quan, dân chủ và đúng pháp luật.

- Quản lý bằng tuyền truyền, giáo dục, thuyết phục

Tổng kết kinh nghiệm 70 năm công tác tôn giáo của Đảng cộng sản Việt Nam cho thấy, để làm tốt công tác tôn giáo thì người cán bộ, công chức phải giỏi về công tác thuyết phục và vận động quần chúng [41,tr.64-66]. Nội dung của công tác này là tuyên truyền, phố biến, quán triệt các chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về TNTG và chính sách, pháp luật có liên quan đến TNTG cho nhân dân. Nâng cao nhận thức của quần chúng về chính sách, pháp luật trên lĩnh vực TNTG, làm cơ sở cho việc có hành vi đúng trong hoạt động TNTG [6,tr.31].

Công tác vận động quần chúng các tôn giáo phải động viên đồng bào nêu cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất của Tổ quốc; thông qua việc thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, bảo đảm lợi ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào tôn giáo.

1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động Công giáo ở một số địa phương

1.4.1. Tỉnh Đăk Lăk

Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, có vị trí chiến lược, trọng yếu về quốc phòng, an ninh, kinh tế của cả nước; nằm cách Hà Nội

1.410 km và cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Phía Bắc giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Phú Yên và Khánh Hoà, phía Nam giáp Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp Campuchia. Có trên 73 km đường biên giới giáp với


Vương quốc Campuchia, diện tích tự nhiên hơn 13.125 km2. Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 13 huyện; với 184 xã, phường và thị trấn; 2.481 thôn, buôn, tổ dân phố (trong đó, có 609 buôn đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ). Trong đó, Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh và cả vùng Tây Nguyên. Trung tâm thành phố là điểm giao cắt giữa quốc lộ 14 với quốc lộ 26 và quốc lộ 27 nối Buôn Ma Thuột với các thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) và Pleiku (tỉnhGia Lai).

Một số kinh nghiệm QLNN về tôn giáo của tỉnh Đăk Lăk

Thứ nhất, tổ chức thực hiện và bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật về QLNN về hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Tổng hợp, rà soát, phân loại toàn bộ những văn bản pháp luật đã ban hành liên quan tín ngưỡng, tôn giáo, trên cơ sở đó đánh giá tính phù hợp của các văn bản đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoặc bãi bỏ những văn bản đã lỗi thời không còn phù hợp, chồng chéo.

Đồng thời, xây dựng, ban hành văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các cấp chính quyền thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch về công tác tôn giáo trong tình hình mới; trong đó, nhất thiết phải ban hành những văn bản quy phạm riêng trong QLNN về hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk phù hợp pháp luật và đặc thù địa phương; các văn bản phải đảm bảo sự giải mật, tính mở cao, dễ tiếp cận, cụ thể, rõ ràng và dễ thực hiện; gắn với tháo gỡ những bất cập trong QLNN đối với tổ chức hoạt động, sinh hoạt, đất đai, xây dựng, thực hiện chủ trương xã hội hóa y tế, giáo dục, từ thiện nhân đạo của Công giáo, nhằm phát huy nguồn lực của cộng động công giáo phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đồng thời, đảm bảo sự phát triển Công giáo phù hợp với tín ngưỡng dân gian; bảo tồn, phát huy bản sắc và các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí