Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Của Luận Văn


Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:

- Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về QLNN đối với hoạt động của Công giáo.

- Phân tích thực trạng QLNN về tôn giáo đối với Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Phân tích phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện QLNN về tôn giáo đối với Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai thời gian tới.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là QLNN về tôn giáo đối với Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý Nhà nước về hoạt động tôn giáo nói chung, của Công giáo nói riêng ở tỉnh Gia Lai theo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

- Về không gian: Tại tỉnh Gia Lai.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 3

- Về thời gian:

Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo được Quốc hội thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tôn giáo và nhân dân đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, phù hợp với thực tiễn đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, đồng thời cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan Nhà nước tiến hành QLNN đối với hoạt động của tôn giáo, trong đó có công tác QLNN đối với


hoạt động của Công giáo (có đề cập đến một số tài liệu và số liệu trước đây so sánh, đánh giá).

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch của Chủ nghĩa Mác-Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và QLNN về tín ngưỡng, tôn giáo thời kỳ đổi mới.

5.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu;

- Phương pháp sưu tầm số liệu, tư liệu;

- Phương pháp phân tích tổng hợp;

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm;

- Phương pháp so sánh;

- Phương pháp quan sát thực tế.

6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận


Luận văn hệ thống hóa góp phần làm rõ cơ sở khoa học QLNN về tôn giáo; vận dụng trong QLNN về hoạt động đối với Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn


- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về tôn giáo trong đó có Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Phân tích, nhận xét thực trạng QLNN đối với Công Giáo; những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng.


- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN về tôn giáo đối với Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiên cứu và QLNN về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

7. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn kết cấu gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học quản lý nhà nước về hoạt động của Công

giáo


Chương 2: Thực trạng hoạt động của Công giáo và quản lý nhà nước

về hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai


Chương 3: Quan điểm, giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG GIÁO

1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận văn

1.1.1. Tôn giáo, Công giáo và hoạt động của Công giáo

- Tôn giáo

Là hiện tượng xã hội, hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người ở trong nhiều cộng đồng dân tộc trên thế giới. Do đó, dựa trên những cách tiếp cận với những giác độ khác nhau có rất nhiều quan niệm khác nhau về tôn giáo.

Dưới góc độ triết học, trong tác phẩm Chống Đuyring, Ph.Ăngghen viết “Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo vào trong đầu óc con người của những lực lượng bên ngoài chi phối cuộc sống hàng ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [59, tr.437].

Dưới góc độ chức năng xã hội của tôn giáo, trong tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen”, Các Mác cho rằng: “Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân” [42, tr.570].

Ở Việt Nam, cũng có nhiều cách định nghĩa về tôn giáo; theo một số Từ điển Tiếng Việt, “Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ”.

Dưới góc độ pháp lý, khái niệm tôn giáo được quy định tại Khoản 5, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016: “Tôn giáo là niềm tin của con người


tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức” [38, tr.8].

- Công giáo

Công giáo, theo tiếng Hy Lạp là Katholicos, tiếng La tinh Catholicus có nghĩa là phổ quát (Universel), là tôn giáo thờ Thiên Chúa, ra đời vào thế kỷ thứ nhất Công nguyên, ở phía Đông đế quốc La Mã cổ đại.

Là một tôn giáo quốc tế có nguồn gốc hình thành từ Do Thái giáo. Công giáo là một tôn giáo nhất thần, thờ Chúa ba ngôi; có giáo hội chung cho toàn giáo là Giáo hội Công giáo, đứng đầu Giáo hội là Giáo Hoàng; Công giáo sử dụng Kinh Thánh làm kinh điển cho hoạt động và sử dụng giáo luật để quản lý Giáo hội.

Về cơ cấu tổ chức: Công giáo có hệ thống tổ chức thống nhất chặt chẽ với 3 cấp hành chính chính thức: Tòa thánh, giáo phận và giáo xứ (tại Việt Nam có thêm giáo họ). - Tòa thánh Vatican: ở Rôma thủ đô Italia là trung tâm điều hành của Công giáo, đồng thời là quốc gia có chủ quyền độc lập theo Công pháp Quốc tế. Giáo hoàng vừa là giáo chủ vừa là người đứng đầu nhà nước, có ảnh hưởng, uy tín lớn trên trường quốc tế. - Giáo phận (diocese): là một cộng đoàn tín hữu trong địa giới nhất định, là cấp hành chính chính thức của giáo hội trực thuộc Toà Thánh về mọi phương diện. Việc thành lập, bãi bỏ, chia tách giáo phận do Giáo hoàng quyết định. - Giáo xứ (paroisse): là cộng đồng tín hữu nhất định được thiết lập một cách cố định trong giáo phận. Giám mục là người có quyền thành lập, bãi bỏ 38 giáo xứ; có quyền truyền chức, bổ nhiệm, điều chuyển, kỷ luật linh mục; thành lập, giải tán Hội đồng Mục vụ giáo xứ. Bên cạnh hệ thống tổ chức theo hệ triểu, Công giáo có hệ thống dòng tu đa dạng về loại hình và hoạt động chuyên biệt theo tôn chỉ mục đích sáng lập. Dòng tu là một tổ chức trực thuộc của Giáo hội Công giáo, được thành lập do những người tự nguyện sống chung với nhau trong một


cộng đoàn gọi là Tu viện (Couvent) hay đan viện (Monastere - là dòng có gốc ẩn tu) với mục đích giữ đạo và truyền đạo. Mỗi dòng tu có tôn chỉ, mục đích và hoạt động chuyên biệt, mục đích là phục vụ Giáo hội và xã hội. Các tu sĩ trong dòng luôn tuyên giữ ba lời khấn: khiết tịnh (độc thân), khó nghèo (không có tài sản riêng) và vâng phục.

Phẩm trật trong Giáo hội: còn được gọi là hàng giáo phẩm là một tập thể bao gồm những người có chức thánh theo một cơ cấu có các cấp bậc khác nhau. Phẩm trật theo chức thánh gồm: giám mục, linh mục, phó tế. Những người này lĩnh nhận chức thánh để thi hành mục vụ và bí tích của Giáo hội. Công giáo du nhập vào Việt Nam gần 5 thế kỷ (năm 1533), đến nay trở thành tôn giáo lớn với 41 giám mục, 5.431 linh mục, hơn 3.057 giáo xứ, 26 giáo phận thuộc 3 Tổng Giáo phận [50]; 8 Đại chủng viện, 01 Học viện, hơn 124 dòng tu hoạt động ổn định và không ngừng phát triển. Công giáo ở Việt Nam trực thuộc và chịu sự lãnh đạo của Tòa thánh Vatican. Các giám mục làm việc trong một tổ chức chung gọi là Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng có nhiệm vụ triển khai chủ trương của Tòa thánh Vatican ở Việt Nam bằng các văn bản trong các kỳ đại hội, hội nghị; liên kết, hiệp thông giữa các giáo phận và toàn Giáo hội.

- Hoạt động của Công giáo: Khoản 11, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 quy định: “Hoạt động tôn giáo là hoạt động truyền bá tôn giáo, sinh hoạt tôn giáo và quản lý tổ chức của tôn giáo” [38, tr.9]. Như vậy có thể hiểu hoạt động Công giáo là hoạt động truyền bá, thực hành giáo lý, giáo luật, lễ nghi, quản lý tổ chức của các tổ chức Công giáo. Nghiên cứu Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 và các tài liệu liên quan có thể khái quát hoạt động của Công giáo bao gồm các nội dung cơ bản sau:

- Hoạt động đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung; đăng ký hoạt động Công giáo.


- Công nhận; thành lập, chia tách, sát nhập, hợp nhất tổ chức Công giáo trực thuộc Công giáo.

- Hoạt động phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển, cách chức, bãi nhiệm Hồng y, Giám mục, Linh mục trong Công giáo.

- Hoạt động thành lập, quản lý, giải thể các trường thần học, mở lớp bồi dưỡng những người chuyên hoạt động trong Công giáo.

- Những hoạt động sinh hoạt Công giáo trong nước.

- Hoạt động sinh hoạt Công giáo có yếu tố nước ngoài.

- Hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, giáo dục, y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện nhân đạo.

- Hoạt động quản lý tài sản; cải tạo, trùng tu, nâng cấp, xây mới công trình kiến trúc Công giáo.

- Quan hệ quốc tế của tổ chức Công giáo, chức sắc và tín đồ Công giáo.

1.1.2. Giáo lý, giáo luật và lễ nghi Công giáo

- Giáo lý Công giáo

Thể hiện tập trung trong Kinh Thánh (Cựu ước và Tân ước). Hệ thống giáo lý này được hình thành, bổ sung trong nhiều thế kỷ.

Kinh Cựu ước là bộ dã sử và cũng là kinh thánh của đạo Do Thái, gồm 46 quyển, chia thành 3 loại: Sách lịch sử, Sách văn thơ, Sách tiên tri. Nội dung của Kinh Cựu ước là nói về sự tạo dựng vũ trụ và con người của Chúa trời; Về sự tích dân Do Thái, luật pháp, phong tục tập quán và truyền thống văn hoá của Do Thái; Về các Vua và dân Do Thái từ khi lập quốc đến tan rã.

Kinh Tân ước gồm 27 quyển, nội dung kể về cuộc đời, sự nghiệp, những lời răn dạy, chỉ bảo về đạo lý của Chúa Giêsu và các Thánh Tông đồ đối với con người. Kinh Tân ước chia làm 4 loại: Sách Tin mừng (hay còn gọi là Phúc âm); Sách Công vụ; Sách Thánh Thư và Sách Khải huyền được ghi lại bởi các tác giả là Lu-ca, Mác-cô, Ma-thê-ô và Gioan.


- Giáo luật Công giáo

Ngay từ đầu, Giáo hội Công giáo đã xây dựng được một hệ thống các luật lệ, lễ nghi khá chi tiết, cụ thể và được thống nhất thực hiện trên phạm vị toàn thế giới. Trước đây, luật lệ, lễ nghi và thiết chế của Giáo hội được ghi trong Bộ Giáo luật Ca-non (xuất bản năm 1917) gồm 2.000 điều. Ngày 25/1/1983, Giáo hội Công giáo ban hành bộ giáo luật mới thay thế cho bộ Giáo luật Ca-non gọi là bộ Giáo luật năm 1983 bao gồm 1.752 điều, chia gồm 7 quyển. Công giáo có những hệ thống giáo luật khá chặt chẽ, chi tiết và được thực hiện trên phạm vi toàn giáo như:

- Mười điều răn của Thiên Chúa;

- Sáu điều răn của Giáo hội Công giáo;

- Bảy phép Bí tích: bí tích Rửa tội; bí tích Thêm sức; bí tích Giải tội; bí tích Thánh thể; bí tích Hôn phối; bí tích Truyền chức Thánh; bí tích sức dầu Thánh.

- Lễ nghi Công giáo

Công giáo có nhiều ngày lễ trong năm, trong đó có sáu ngày lễ quan trọng nhất, những ngày lễ buộc, giáo hội và chức sắc, tín đồ phải thực hiện (ngũ quý), đó là: Lễ Giáng sinh (Noel) 25/12; Lễ Phục sinh, kỷ niệm Chúa Giêsu sống lại; Lễ Chúa Giêsu bay lên trời, sau lễ Phục sinh 40 ngày; Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, sau lễ Chúa Giêsu lên trời 10 ngày và Lễ Đức Bà hồn xác lên trời ngày 15/8 [6,tr.55-56].

Ngoài các ngày “lễ buộc” nói trên Công giáo còn có các ngày lễ khác trong năm như: Lễ các Thánh ngày 1/11; Lễ các ngày chủ nhật hàng tuần theo lời dạy của giáo lý Công giáo; Lễ Đức mẹ vô nhiễm nguyên tội ngày 8/12. Ngoài ra Giáo hội Công giáo còn chia một năm ra thành từng tháng, mùa để thực hiện các nghi lễ tôn giáo như: Tháng 3 là tháng kính Chúa cả Giêsu, tháng 5 là tháng Dâng hoa kính Đức bà Maria [60,tr.177-179].

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí