Bảng Tổng Hợp Số Liệu Cơ Sở Tín Ngưỡng Tại Tỉnh Gia Lai


Cơ sở hạ tầng: Gia Lai có 90km đường biên giới chung với Campuchia, có cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, sân bay Pleiku, một số nhà máy thủy điện lớn: nhà máy thuỷ điện IaLy, Sê san 3A.... đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.

Gia Lai có lợi thế về đất, đa dạng tài nguyên rừng và có tiềm năng về phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, biến đổi khí hậu làm cho tình trạng hạn hán, lũ lụt thường xảy ra, ảnh hưởng đến đời sống người dân. Gia Lai có địa bàn rộng, đa dạng tộc người, đồng bào sống ở vùng sâu, vùng xa địa hình phức tạp đi lại khó khăn, trình độ dân trí, nhận thức của đồng bào còn thấp, chịu ảnh hưởng nhiều tập tục, mọi việc đều đưa thần linh ra để giải quyết, tất cả điều đó là yếu tố cản trở người dân tiếp cận với khoa học, kỹ thuật.

2.1.2. Khái quát kinh tế - xã hội

Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh: Tổng sản phẩm trong tỉnh năm 2020 (tính theo giá so sánh năm 2010) tăng 6,3% so với năm 2019 (nông – lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,91%; công nghiệp-xây dựng tăng 6,66%; dịch vụ tăng 6,6%, thuế sản phẩm tăng 3,88%). Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch phù hợp; trong đó Nông lâm nghiệp – thủy sản chiếm 36,01%, Công nghiệp – xây dựng chiếm 25,57%, dịch vụ chiếm 33,28%, thuế sản phẩm 3,14%. GRDP bình quân đầu người đạt 51,9 triệu đồng [11].

Gia Lai là trung tâm tam giác phát triển của 10 tỉnh thuộc khu vực biên giới 3 nước Lào - Việt Nam - Campuchia, có điều kiện thuận lợi để cùng các tỉnh bạn đẩy mạnh hợp tác phát triển và phát huy các lợi thế vốn có của mình nhằm tăng năng lực sản xuất và hạ tầng KT-XH, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tạo điều kiện cho các vùng, hệ thống đô thị hình thành và phát triển.


Cũng như phần lớn các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, kinh tế cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai chủ yếu dựa vào tự nhiên, kinh tế mang tính tự cấp tự túc. Những năm gần đây nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước đời sống của đồng bào các dân tộc đã có nhiều tiến bộ, việc sản xuất nhờ áp dụng kỹ thuật canh tác, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật nên sản lượng sản phẩm nông nghiệp tăng, các phương pháp xen canh, gối vụ được áp dụng, kỹ thuật trồng lúa nước được phát triển ở một số vùng trong tỉnh, kỹ thuật trồng trọt các cây công nghiệp như: cao su, hồ tiêu, cà phê,... cũng được áp dụng, kinh tế trang trại cũng được phát triển.

2.1.3. Dân cư; tín ngưỡng, tôn giáo

Cư dân Gia Lai bao gồm bộ phận dân cư tại chỗ đã sinh sống ở Gia Lai từ lâu đời (dân tộc Jrai, dân tộc Bahnar) và bộ phận cư dân mới di cư đến (người Kinh, người Tày, người Nùng, người Dao, người Mông...). Bộ phận dân cư tại chỗ trên địa bàn tỉnh, chủ yếu ở khu vực các huyện biên giới như Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông ít nhiều đã có mối quan hệ với số dân tộc thiểu số bên kia biên giới thuộc các tỉnh Campuchia.

Tổng dân số toàn tỉnh Gia Lai đạt gần 1.513.847 người, mật độ dân số đạt 102 người/km², gồm 38 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm hơn 44% (chủ yếu là đồng bào dân tộc Jrai và BahNar). Dân số phân bố không đều, tại thành phố Pleiku chiếm 27,53% dân cư của toàn tỉnh Gia Lai với mật độ rất cao lên tới 1.662 người/km2, tại thị xã An Khê là 408 người/km2, các huyện, thị xã còn lại đều có mật độ dưới 200 người/km2, thậm chí huyện K’bang chỉ có mật độ 45 người/km2, chỉ bằng 1/2 tiêu chuẩn mật độ trung bình. Trong đó dân số sống tại thành thị đạt 438.062 người, chiếm 28,9% dân số toàn tỉnh, dân số sống tại nông thôn đạt 1.075.785 người, chiếm 71,1% dân số. Dân số nam đạt 758.759 người, trong khi đó nữ


đạt 755.258 người. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 1,72‰.

*Về tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh Gia Lai:

Trên địa bàn tỉnh hiện có 110 cơ sở tín ngưỡng gồm 23 Đình; 10 Đền; 50 Miếu; 05 điện thờ tư gia; 22 loại hình cơ sở tín ngưỡng khác [10]. Sinh hoạt tại các cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh diễn ra bình thường. Hiện, đa số các cơ sở tín ngưỡng chưa thực hiện đăng ký người đại diện hoặc Ban quản lý để hoạt động theo quy định mà chỉ tồn tại dưới dạng tự quản, chưa có người đại diện chịu trách nhiệm trước pháp luật. Thờ cúng đa thần là tín ngưỡng – tôn giáo truyền thống trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai, họ quan niệm rằng vạn vật hữu linh, mọi vật đều có linh hồn, họ tin vào các loại thần linh, ma quỷ. Thế giới tự nhiên với họ là lực lượng siêu nhiên có khả năng tác động, ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến mùa màng hoặc đời sống con người, lực lượng vô hình ấy được quy tụ trong khái niệm Giàng. Theo họ Giàng chi phối mọi hoạt động của con người và tồn tại trong mọi vật có liên quan đến cuộc sống, vì vậy có rất nhiều Yang: Yang Hma (thần ruộng nương), Yang Lân (thần sét), Yang Pên Ia (thần bến nước), Yang Chứ (thần núi)... Mỗi vị thần đều cư trú hay hoá thân trong một con vật, một loại cây, một hòn đá, cánh rừng, hay có khi thần bản mệnh của làng lại cư trú ở gác nhà Rông.

Giữa thế kỷ XIX với sự xuất hiện của đạo Thiên Chúa và các thủ đoạn truyền đạo của các cha cố, đồng bào dân tộc thiểu số đã có dấu hiệu bằng lòng với việc hòa đồng tín ngưỡng cổ truyền của họ với tôn giáo mới du nhập. Trong tiến trình lịch sử những yếu tố sơ khai về tín ngưỡng văn hóa đã dần dần bị thay thế và biến đổi. Ngày nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và bằng các chính sách văn hóa tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Gia Lai đã có những biến đổi


sâu sắc, các lễ nghi, tập tục lạc hậu dần được xóa bỏ, niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ngày càng được củng cố.

Bảng 2.2. Bảng tổng hợp số liệu cơ sở tín ngưỡng tại tỉnh Gia Lai



TT


Loại hình tín ngưỡng


Tổng số

Có người đại diện

Chưa có người đại diện

Đã được xếp hạng

di tích

Cấp

quốc gia

Cấp tỉnh

1.

Đình

23

22

1

2


2.

Đền

10

7

3



3.

Miếu

50

35

15

1


4.

Phủ

0

0

0



5.

Điện thờ tư

gia

5

5

0



6.

Khác

22

4

18

1

1


Tổng

110

73

37

4

1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 8

Nguồn: [16]

Về tôn giáo: Ở Gia Lai có 05 tôn giáo đang hoạt động là Công giáo, Tin lành, Phật giáo, Cao đài và Baha’i, với khoảng 383.490 người chiếm khoảng 25% dân số toàn tỉnh, trong đó: Công giáo 124.844 người, Tin Lành 154.160 người, Phật giáo 100.337 người, Cao đài 4.108 người và Baha’i 41 người; có 652 chức sắc, 1.962 chức việc; 299 tổ chức tôn giáo trực thuộc, 241 cơ sở tôn giáo [10]. Nhìn chung, hoạt động của các tôn giáo diễn ra tương đối ổn định, đúng theo nội dung đã thông báo. Các sinh hoạt tôn giáo và các ngày lễ trọng của tôn giáo thu hút đông đảo quần chúng tham gia như: lễ Phật đản của Phật giáo; lễ Giáng sinh của Công giáo và Tin lành… Đại hội, hội nghị của các tôn giáo được tổ chức trang nghiêm, đúng Hiến chương, Điều lệ của tổ chức tôn giáo, đúng pháp luật; quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được đảm bảo tốt hơn. Nhiều cơ sở tôn giáo được chính quyền quan tâm cấp phép xây dựng, sửa


chữa, nâng cấp, cải tạo khang trang, đáp ứng nhu cầu tôn giáo chính đáng, góp phần củng cố mối quan hệ gắn bó giữa nhà nước và các tổ chức, cá nhân tôn giáo.

Bảng 2.3. Bảng tổng hợp số liệu tôn giáo tại tỉnh Gia Lai



Tín đồ

Chức sắc

Chức việc

Cơ sở tôn giáo

Công giáo

124.844

114

496

78

Phật giáo

100.337

344

367

117

Tin lành

147.399

127

893

38

Cao Đài

4.108

75

194

8

Baha’i

41

02

12

0

Tổng

373.188

2.436

1.962

241

Nguồn: [3]

Như vậy, tín ngưỡng, tôn giáo ở Gia Lai khá phức tạp, có sự đan xen giữa tín ngưỡng cổ truyền với tôn giáo ngoại nhập, có tôn giáo được hoạt động công khai, có tư cách pháp nhân, có tôn giáo chưa có tư cách pháp nhân, nhưng điểm chung của các tôn giáo này là đang tìm mọi cách để phục hồi, phát triển, thu hút tín đồ, đào tạo chức sắc, xây dựng, sửa chữa các cơ sở thờ tự.

2.2. Thực trạng hoạt động của Công giáo ở tỉnh Gia Lai

2.2.1. Quá trình truyền đạo và hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai

2.2.1.1. Quá trình du nhập (1842 - 1932)

Trước khi nổ súng xâm lược nước ta, Tây Nguyên là một trọng điểm về chiến lược mà thực dân Pháp chủ trương dùng tôn giáo để “bình định” trước khi dùng vũ lực. Để thực hiện mục tiêu đó, bằng hình thức tuyên truyền, mua chuộc, người Pháp, mà cụ thể là các linh mục thuộc giáo hội Thừa sai Paris đã du nhập Công giáo vào vùng đất Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng.


Năm 1775, Giám mục Pigneau de Béhaine (1771 - 1799) gửi một đoàn truyền giáo do Linh mục Faulet hướng dẫn vào vùng Tây Nguyên thuộc sắc tộc X'tiêng, người Cuy sống dọc theo sông Chlong, các ngài gặp 2 gia đình Công giáo đã tới sinh sống tại đây từ trước. Sau khi mua một mảnh đất, các ngài cho dựng một căn nhà vừa làm nơi tạm trú vừa làm nhà nguyện. Vì ngã bệnh, các ngài phải trở về Prambey-Chlom, sau bình phục mới trở lại và rồi lại ngã bệnh một lần nữa. Công việc truyền giáo đành phải bỏ ngang vào mùa xuân 1776.

Năm 1841, Giám mục Stêphaso Cuénot Thể địa phận Đông đàng trong đã triệu tập Công đồng Gò thị (Bình Định) nhằm “xúc tiến việc đào tạo hàng giáo sỹ người Việt, mở rộng đất truyền giáo lên vùng Cao nguyên, giảng đạo cho người Thượng”. Năm 1842, GM. Cuénot Thể sai hai Linh mục thừa sai là Miche và Duclos cùng 11 thầy giảng và 03 giáo dân, thăm dò xâm nhập vùng Tây nguyên từ hướng Phú Yên. Đến năm 1848, sau khi tu học 9 năm tại chủng viện Pi năng trở về địa phận, Phanxico Xavie Nguyễn Do (còn gọi là thầy sáu Do) sinh năm 1823, tại họ đạo Đồng Hâu - Thuộc xứ đạo Bồng Sơn (Bình Định) theo ngả An khê lên thâm nhập Tây Nguyên (bằng cách làm người giúp việc cho 1 lái buôn với các bộ tộc Thượng - ở An khê, tên Quyền) [25,23]. Sau sáu tháng đóng vai người giúp việc cần mẫn, tiếp thu được một số tiếng nói dân tộc cũng như biết được khá đủ về địa hình và các đường mòn trong vùng, sáu Do đã trở về Gò Thị (Bình Định) báo cáo lại cho GM. Cuénot Thể những kết quả đã thu thập được để phục vụ cho công tác dẫn đường cho đoàn truyền giáo.

Cuối năm 1849, Nguyễn Do dẫn J.P Combes, Fontaine cùng 11 thầy giảng và 1 số Chủng sinh tìm được đường đi đến miền Jơ Rai, Pleiku. Năm 1850, đáp ứng lời kêu gọi của GM. Stêphaso Cuénot Thể, hai vị thừa sai Pháp là Dourissbaure Ân và Desgouts Đề cùng với một số tuỳ tùng và thầy


Thám (là em ruột của Nguyễn Do) tiếp tục khởi hành lên Tây nguyên vào tháng 11/1850. Đến đầu năm 1851, đoàn qui tụ tại làng Kơ lăng gồm: Thầy Sáu Do, 4 vị thừa sai là: Cha Bê (Combes), Cha Khâm (Fontaine), Cha Ân (Dourisboure) và Cha Đề (Desgouts). Trong quá trình tìm đến Kon Tum, Gia Lai người đầu tiên các vị thừa sai kết bạn là ông Khiêm (thường gọi là Bok Kiơm) - một Trưởng tộc người Ba Na rất có uy tín, giàu có và là người tận tâm, tận lực giúp chính quyền đương thời, được triều đình Huế ban tặng phẩm hàm. Cuộc gặp gỡ diễn ra trong thời điểm Vua An Nam ra lệnh cho ông Khiêm “phải tìm bắt và dẫn giao các Trưởng giáo đồ Gia tô lén lút trốn tránh lên miền Tây nguyên” [36, tr.51]. Nhờ tài thuyết phục của Sáu Do, ông Khiêm đã giúp đỡ đoàn truyền giáo thoát được hiểm họa đang rình rập họ ngày đêm. Thông qua Bok Kiơm, đoàn truyền giáo có điều kiện mở rộng mối quan hệ, kết thân với nhiều người, tạo dựng cơ sở cho việc truyền giáo sau này.

Để phục vụ công tác truyền đạo, các thừa sai, các linh mục, các tu sĩ đã tiến hành phiên âm tiếng Bana, xây dựng nhà thờ, mở đường đào tạo giáo phu người dân tộc thiểu số để đi truyền đạo ở các buôn làng, tổ chức các nhóm từ thiện, các nhóm đổi chác, buôn bán của người dân tộc đến vùng khác để nắm tình hình. Qua thời gian xâm nhập thực tế và báo cáo về Cộng đồng Gò Thị, năm 1852, GM. Cuénot Thể có thư phúc đáp, phân định việc truyền giáo trên miền Tây Nguyên. Đầu năm 1857, Quenot chỉ thị cho các thừa sai Tây Nguyên tiếp tục truyền đạo và chuẩn bị lực lượng tại Tây Nguyên chờ thực dân Pháp xâm lược nước ta.

Năm 1858, thực dân Pháp đánh chiếm cửa Hàn – Đà Nẵng, bắt đầu cuộc tấn công xâm lược nước ta. Ở Tây Nguyên thông qua các thừa sai Paris, thực dân Pháp tuyển mộ, tổ chức các nhóm vũ trang địa phương hỗ trợ cho việc tiếp tục mở rộng truyền đạo. Họ ra sức mở các lớp tại chỗ, đào tạo hàng


loạt Giáo phu ở ngay trong làng và phụ trách luôn họ đạo thay thế câu biện. Từ chỗ chỉ có vài ba tín đồ, đến năm 1870 đã lên tới 800 tín đồ ở Kon Tum trong 19 làng của hai dân tộc Bana và Xêđăng. Đối với các làng có đạo toàn tòng, từng bước họ hoàn thành bộ máy hoàn chỉnh theo từng buôn, làng (Plei).

Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn đầu hàng, thực dân Pháp tiến hành bình định xong nước ta. Ở Tây Nguyên, Pháp ra sức tuyển mộ binh lính người dân tộc, thành lập các lực lượng vũ trang đặc biệt đưa lên Cao nguyên, cùng với lực lượng viễn chinh Pháp tiến hành cuộc đàn áp và hỗ trợ đắc lực cho các thừa sai Paris mở rộng công cuộc truyền giáo ra khắp Tây Nguyên.

Sau khi bình định xây xong Tây Nguyên (1891), ngày 3-10-1893 Pháp kí với Xiêm hiệp ước tách Cao nguyên ra khỏi Việt Nam và các nước Đông Dương, thành lập khu tự trị do người Pháp bảo hộ. Từ đó Pháp ra sức xúc tiến mạnh hơn việc truyền giáo, gắn với bộ máy tổ chức hành chính cơ sở các buôn làng theo hệ thống nhà thờ khép kín.

Năm 1898, các giáo sĩ Pháp kết hợp với tòa đại lý hành chính ở Tây Nguyên tiến hành hoạch định địa giới (22/1/1904), thành lập các tỉnh ở Tây Nguyên và chuẩn bị lập tòa giám mục riêng cho vùng Cao nguyên này. Năm 1907, thành lập tỉnh KonTum; năm 1923 thành lập tỉnh Đăk Lăk; năm 1927 thành lập tỉnh Pleiku. Từ tổ chức hành chính, các thừa sai Paris tiến hành phân chia các hạt địa sở, chuẩn bị cho việc thành lập tòa giám mục Tây Nguyên. Đến năm 1932, tòa thánh Vaticăng thành lập giáo phận cho vùng Kon Tum, tòa giám mục đặt tại thị xã Kon Tum. Số tín đồ ở Tây Nguyên đã lên đến 20.000 người, trong đó số tín đồ người dân tộc chiếm tỷ lệ đáng kể với 65 làng đạo, 160 giáo phu, thầy giảng. Đây là mốc quan trọng đánh dấu việc chính thức du nhập đạo Thiên chúa vào Tây Nguyên.

Như vậy, việc truyền giáo cho đồng bào Tây Nguyên được bắt đầu vào

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí