1.1.3. Tín đồ, chức sắc, chức việc
- Tín đồ là những người tin theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo công nhận được gọi là tín đồ tôn giáo. Được thừa nhận là một tôn giáo nhất thiết phải có một bộ phận quần chúng tín đồ nhất định. Trong quá trình hình thành và phát triển các tôn giáo đều tìm cách tuyên truyền để thu hút thêm những người tin theo, tức là phát triển thêm tín đồ. Số lượng tín đồ tôn giáo ở mức độ nào đó cũng phản ánh thế và lực của tôn giáo.
Theo Khoản 6, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
- Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
- Chức việc là người được tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo bổ nhiệm, bầu cử hoặc suy cử để giữ chức vụ trong tổ chức.
1.1.4. Tổ chức tôn giáo và cơ sở tôn giáo
- Tổ chức tôn giáo: Khoản 12, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 quy định: “Tổ chức tôn giáo là tập hợp tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành của một tôn giáo được tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận nhằm thực hiện các hoạt động tôn giáo” [38, tr.9].
Tổ chức tôn giáo trực thuộc: Khoản 13, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định: “Tổ chức tôn giáo trực thuộc là tổ chức thuộc tổ chức tôn giáo, được thành lập theo hiến chương, điều lệ, quy định của tổ chức tôn giáo” [38, tr.9].
- Cơ sở tôn giáo: Khoản 14, Điều 2, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 quy định: “Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, cơ sở hợp pháp khác của tổ chức tôn giáo” [38, tr.9].
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 1
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 2
- Đối Tượng Và Phạm Vi Nghiên Cứu Của Luận Văn
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Đối Với Công Giáo
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Công Giáo Ở Một Số Địa Phương
- Thực Trạng Hoạt Động Của Công Giáo Và Quản Lý Nhà Nước Về Hoạt Động Của Công Giáo
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
1.1.5. Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo
QLNN đối với hoạt động của Công giáo thực chất đó là những tác động, điều hành của các cơ quan nhà nước, tới các hoạt động của các tổ chức Công giáo bao gồm: hoạt động truyền bá Công giáo, sinh hoạt Công giáo và quản lý tổ chức của Công giáo. Mục đích của QLNN đối với hoạt động Công giáo là nhằm ổn định tình hình sinh hoạt tôn giáo; đảm bảo cho các hoạt động Công giáo được thực hiện đúng pháp luật; đảm bảo quyền tự do TNTG cho nhân dân.
Có thể hiểu, khái niệm về QLNN về hoạt động của Công giáo là tổng thể những cách thức, biện pháp tác động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tới các tổ chức Công giáo, các chức sắc và tín đồ Công giáo nhằm đảm bảo những hoạt động của tổ chức, tín đồ, chức sắc Công giáo diễn ra đúng pháp luật, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho công dân. Đồng thời, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi lợi dụng hoạt động Công giáo để xâm phạm đến an ninh, trật tự của đất nước.
1.2. Sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với Công giáo
1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước đối với Công giáo 1.2.1.1.Thực hiện chức năng quản lý của nhà nước
Công giáo là một hiện tượng lịch sử - xã hội, là sản phẩm mang yếu tố văn hoá do con người sáng tạo ra; là một thực thể xã hội được hình thành, phát triển, tồn tại khách quan, lâu dài cùng với quá trình phát triển của xã hội loài người. Quá trình hình thành và phát triển Công giáo, bên cạnh những mặt tích cực, còn tồn tại một số tiêu cực nhất định, một bộ phận chức sắc, tín đồ Công giáo lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo để gây mất ổn định chính trị, xã hội. Xuất phát từ bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam nên nhà nước phải tiến hành các biện
pháp định hướng, điều chỉnh và tác động đến các hoạt động của các tổ chức tôn giáo, trong đó có Công giáo; hướng Công giáo hoạt động theo đúng quy định đã được ghi trong Luật TNTG và theo đúng tinh thần Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục Việt Nam “Sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác TNTG được quy định cụ thể tại Điều 17, Luật Tổ chức Chính phủ 2015, bao gồm:
- Xây dựng và trình Quốc hội quyết định chính sách tôn giáo của nhà
nước.
- Quản lý và tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo, bảo đảm quyền tự
do TNTG, theo hoặc không theo một tôn giáo nào của mọi người.
- Bảo đảm sự bình đẳng giữa các tôn giáo trước pháp luật; chống mọi hành vi xâm phạm tự do TNTG hoặc lợi dụng TNTG để vi phạm pháp luật.
Có thể thấy, xuất phát từ bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam cho nên nhà nước phải tiến hành các biện pháp định hướng, điều chỉnh và tác động đến các hoạt động của các tổ chức tôn giáo đó là sự cần thiết, khách quan.
1.2.1.2. Ảnh hưởng của Công giáo trong đời sống xã hội
Tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng về vấn đề tôn giáo. Nếu như trước đây, tôn giáo thường chỉ được tiếp cận hạn chế từ góc độ tư tưởng triết học và chính trị, với định nghĩa mang tính kinh điển "tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"; tín ngưỡng thường được gắn liền với hủ tục, mê tín dị đoan..., thì giờ đây, tôn giáo tín ngưỡng đã được nhìn nhận là một phần của lịch sử dân tộc, văn hóa và đạo đức và hơn thế, là thực thể xã hội có khả năng cố kết cộng đồng và ổn định trật tự, an toàn xã hội... Và văn hóa, đạo đức tôn giáo cũng có những nội dung mang tính
nhân văn, khuyến thiện, trừ ác nên có nội dung đã trở thành giá trị văn hóa đạo đức tinh thần của nhân loại. Bởi thế, Đảng ta khẳng định: “Phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo; động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [26, tr.156].
Ảnh hưởng tích cực:
Mặt tích cực của tôn giáo đối với đời sống xã hội biểu hiện rõ nét nhất là về đạo đức, lối sống. Trong quá trình tồn tại và phát triển, Công giáo ảnh hưởng khá sâu sắc đến đạo đức, lối sống của giáo dân. Chuẩn mực đạo đức Công giáo thường dễ hiểu, quy định rõ ràng việc nào được làm, việc nào không được làm. Hành vi đạo đức thường có nguồn gốc từ đời sống sinh hoạt hằng ngày của người dân, phần nhiều biểu hiện tính hướng thiện, hướng tới chân, thiện, mỹ của con người.
Giá trị đạo đức, văn hóa Công giáo được thể hiện trong giáo lý và những điều răn chính là những chuẩn mực đạo đức mà Giáo hội luôn khuyên dạy tín đồ thực hiện trong đời sống. Giáo lý Công giáo đề cao tinh thần bác ái, sự hy sinh của Chúa Giêsu là tấm gương luôn thôi thúc tín đồ noi theo và nâng cao trách nhiệm trong hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội. Hoạt động tôn giáo gắn liền với việc đề cao giá trị đạo đức xã hội, bảo vệ môi trường và quan tâm đến những người nghèo, người yếu thế trong xã hội. Những ảnh hưởng tích cực của Công giáo không chỉ thể hiện ở một thời điểm hay một khu vực nào, mà gắn liền với lịch sử thế giới. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu về ảnh hưởng của tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng, Ph.Ănghen cho rằng: tôn giáo là "hình thức cảm xúc trong quan hệ của con người đối với các lực lượng xa lạ, tự nhiên và xã hội" và nó "có thể thích ứng được với tất cả mọi tình hình" [42, tr.438]. Điều đó cho thấy, tôn giáo có thể tiếp tục tồn tại lâu dài và ảnh hưởng đến đời sống người dân. Trên cơ sở đó
khi đánh giá về ảnh hưởng tích cực của Công giáo, Ph.Ănghen cho rằng đó là tôn giáo mà người dân La Mã ưu thích vì nó đã đáp ứng được đời sống tâm linh của họ. Lịch sử đã chứng minh rằng khi ra đời ở phía Đông đế quốc La Mã cổ đại, Công giáo đã là chỗ dựa tinh thần cho người dân, ban đầu là người nghèo, người bị áp bức bóc lột và dần trở thành một tôn giáo có vị thế trong xã hội La Mã: một tôn giáo "được quần chúng nhân dân của đế quốc La Mã ưa thích hơn tất cả các tôn giáo khác" [42, tr.436]. Suốt 5 thế kỷ từ khi truyền vào Việt Nam, Công giáo đã ảnh hưởng trực tiếp đến một bộ phận người dân nói riêng và xã hội Việt Nam nói chung. Niềm tin tôn giáo đã trở thành nhu cầu của một bộ phận người dân, giúp họ vượt qua những khó khăn, bế tắc trong cuộc sống, hy vọng một tương lai tươi sáng hơn. Giá trị đạo đức Công giáo còn giúp tín đồ sống trách nhiệm và lành mạnh hơn. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao ảnh hưởng của đạo đức Công giáo đó là lòng bác ái, đức hy sinh của Chúa Giêsu, trong bức thư gửi cho đồng bào Công giáo nhân dịp lễ Noel năm 1945, Bác viết: "cách một nghìn chín trăm bốn mươi nhăm năm trước, cũng ngày hôm nay một vị thánh nhân là Đức Jêsu đã ra đời. Suốt đời Ngài chỉ hy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ. Từ ngày Ngài giáng sinh đến nay, đã gần 2000 năm, nhưng tinh thần thân ái của Ngài chẳng những không phai nhạt mà toả ra đã khắp, thấm vào lại sâu”. Để phát huy ảnh hưởng tích cực của Công giáo đối với sự nghiệp cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra phương châm sống của người Công giáo phù hợp với tinh thần của Kitô giáo và tình hình Việt Nam đó là Kính Chúa - Yêu Người. Theo Người lòng yêu nước và đức tin tôn giáo không mâu thuẫn nhau, trái lại gắn bó chặt chẽ với nhau trên tinh thần: "Thượng đế và Tổ quốc muôn năm". Hồ Chí Minh coi việc "Phụng sự Đức Chúa. Phụng sự Tổ quốc" là "nhiệm vụ thiêng liêng" [31, tr.701] của người Công giáo. Mười điều răn của Chúa quy lại thành hai điều Kính Chúa - Yêu Người, được Hồ Chí Minh cụ thể hóa tinh
thần "yêu người" thành "yêu nước" một cách thiết thực gắn liền với đời sống thực tiễn của cách mạng lúc bấy giờ, động viên được đông đảo tín đồ tham gia kháng chiến
Ảnh hưởng tiêu cực:
Bên cạnh những giá trị đạo đức văn hóa hướng thiện, thần học Công giáo quy tụ mọi sự trong thế giới đều do Thiên Chúa "sắp đặt - tiền định một cách hợp lý", nên mọi sự giải thích khác đều khó có thể chấp nhận. Trong lịch sử thời kỳ đầu hình thành và phát triển, Công giáo đã dùng thần quyền khiến đế chế La Mã phải phục tùng, một đế chế mà đã từng truy sát, bắt bớ những thủ lĩnh ban đầu của Công giáo. Đồng thời dùng thần học Công giáo chế ngự về mặt văn hóa, tư tưởng của con người trong suốt nhiều thế kỷ: Cái tôn giáo mà nó bắt đế chế La Mã thế giới phải phục tùng và đã thống trị một phần hết sức to lớn loài người văn minh trong suốt 1.800 năm thì người ta không thể nào thanh toán được nếu chỉ tuyên bố một cách giản đơn nó là vô nghĩa do những kẻ lừa dối tạo ra [42, tr.436]. Không chỉ ở đế quốc La Mã, ở châu Âu và ở những nơi tôn giáo này truyền đến đều có "va chạm" rất mạnh mẽ cả trên phương diện chính trị và văn hóa. Là tôn giáo độc thần, thời kỳ đầu truyền vào Việt Nam, Công giáo đã phủ nhận tín ngưỡng, tôn giáo đa thần của người dân Việt Nam, nhất là trong vấn đề thờ cúng tổ tiên, tạo nên sự xung đột về mặt văn hóa, tư tưởng. Trong quá trình truyền giáo, do bị lợi dụng nên có sự gắn bó giữa Công giáo với thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam, vì vậy một bộ phận người Công giáo đã không đồng hành với dân tộc trong hai cuộc kháng chiến. Hệ lụy đó không chỉ làm cho Công giáo xa dân tộc, mà còn để lại hố sâu ngăn cách trong nhận thức giữa người Công giáo và người không Công giáo trong nhiều thập kỷ và hiện nay vẫn còn ảnh hưởng ở những góc độ nhất định. Việc Giáo hội giải thích các vấn đề xã hội theo thần học Công giáo đã có những quan điểm chưa đồng
nhất giữa Giáo hội và Nhà nước. Điều này đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc kêu gọi tín đồ thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển kinh tế, xã hội. Cụ thể là: Công giáo chủ trương sinh sản không giới hạn, cấm ly hôn, cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Những quy định này của Công giáo hiện nay không còn phù hợp trong xã hội hiện tại và nó đã ảnh hưởng đến quyền của một bộ phận tín đồ trong việc lựa chọn đời sống riêng. Vai trò phản biện xã hội của Công giáo vừa có tác dụng thúc đẩy phát triển xã hội, nhưng có lúc, có nơi nó lại bị lợi dụng vào các hoạt động xấu, ảnh hưởng đến đồng thuận xã hội và đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo Công giáo và đồng bào không theo Công giáo.
Niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên đã hạ thấp vai trò của con người, làm mất tính chủ động, sáng tạo vốn là bản chất của con người. Mác đã cho rằng “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Tôn giáo đưa lại cho con người bức tranh giả tạo về thế giới. Nó hướng con người vào thế giới ảo tưởng, vào các lực lượng siêu nhiên, nó khuyên con người nhẫn nhục và chịu đựng trước trật tự, đạo đức xã hội hiện thực. Về thực chất tôn giáo hạn chế tính tích cực sáng tạo của con người, ru ngủ họ trong vòng hào quang thần thánh và biến họ trở thành kẻ phụ thuộc. Ngày nay, niềm tin tôn giáo có chiều hướng gia tăng, các yếu tố thánh thần được đề cao, nên số lượng các tín đồ của các tôn giáo ngày càng tăng, quy mô, hình thức tôn giáo, lễ nghi dài ngày hơn, thường xuyên hơn. Một số phần tử lợi dụng hoạt động tín ngưỡng tôn giáo tuyên truyền mê tín dị đoan, đòi tự do tôn giáo với ý đồ xấu gây khó khăn cho công tác QLNN về tôn giáo. Mặt khác do lực lượng lao động bị cuốn hút vào các buổi lễ, rước, cầu linh... gây tốn kém tiền của cho nhân dân. Bên cạnh đó, tôn giáo tham gia vào các hoạt động chính trị, đặc biệt ở Việt Nam hiện nay các thế lực thù địch đang lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng.
Thực tiễn, trong những năm qua, hoạt động tôn giáo trên địa bàn cả nước bộc lộ rất nhiều hạn chế, tác động tiêu cực đến đời sống một bộ phận Nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhân dân, phát huy những mặt tích cực, hạn chế những tiêu cực của tôn giáo, nhà nước cần tăng cường công tác quản lý, để các hoạt động tôn giáo diễn ra phù hợp với ý chí của nhà nước, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội và nhu cầu tâm linh tinh thần của quần chúng. Với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm bảo vệ những quyền cơ bản của công dân, được quy định trong Hiến pháp và các bộ luật của Nhà nước trong đó có quyền tự do tín ngưỡng; đáp ứng nhu cầu hợp pháp, chính đáng của một bộ phận Nhân dân, bảo đảm được quyền tự do tín ngưỡng và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân và các hoạt động tôn giáo tuân thủ đúng quy định pháp luật.
1.2.1.3. Đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân
Tự do tôn giáo là một trong những vấn đề được thảo luận nhiều nhất trong lịch sử phát triển các quyền và tự do cơ bản của con người. Đây cũng là quyền được ghi nhận từ rất sớm trong các văn kiện luật nhân quyền quốc gia và quốc tế. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, gồm cả tôn giáo nội sinh và ngoại nhập. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận ngay trong Hiến pháp đầu tiên (1946) và tiếp tục được tái khẳng định trong các bản Hiến pháp năm 1959, 1980, 1992, 2013 của nước ta, với những quy định càng về sau càng có xu hướng chi tiết hơn.
Quyền tự do TNTG là quyền cơ bản của con người, đây là quyền bất khả xâm phạm của con người được hệ thống pháp luật Việt Nam bảo vệ điều này cũng được khẳng định tại Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016: “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡn tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng bảo vệ giá trị