Thực Trạng Hoạt Động Của Công Giáo Và Quản Lý Nhà Nước Về Hoạt Động Của Công Giáo


Thứ hai, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động chức sắc, tín đồ Công giáo. Mỗi cán bộ, công chức làm công tác QLNN về tôn giáo phải quán triệt, nhận thức đầy đủ, sâu sắc về những quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo; phải nắm chắc những chủ trương, định hướng, kế hoạch, giải pháp của tỉnh về Công giáo và quản lý hoạt động Công giáo. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức pháp luật về tôn giáo cho chức sắc, chức việc, tín đồ Công giáo trên địa bàn tỉnh, nhất là vùng sâu, vùng xa và vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo. Qua đó, bồi dưỡng lòng yêu nước, trách nhiệm công dân, góp phần xây dựng quê hương, đấu tranh với những âm mưu lợi dụng tôn giáo làm phương hại đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, vận dụng, sử dụng đồng thời nhiều hình thức tổ chức nhằm phát huy tối đa hiệu quả công tác tuyên truyền, như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy hệ thống truyền thanh cơ sở, trực tiếp trong các buổi sinh hoạt cộng đồng dân cư, phát tờ rơi, tuyên truyền miệng thông qua đội ngũ báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên cơ sở; đặc biệt chú trọng tuyên tuyền thông qua chức sắc, nhà tu hành.

Thứ ba, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức QLNN về tôn giáo. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và bảo đảm chế độ chính sách, cơ chế đãi ngộ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo. Về cán bộ chuyên trách đang làm công tác tôn giáo, cần có sự rà soát và bố trí cho phù hợp; đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Tôn giáo là một lĩnh vực xã hội nhạy cảm và phức tạp; do vậy, cần xác định cán bộ làm công tác tôn giáo phải là những người có lập trường chính trị vững vàng, được trang bị kiến thức lý luận cơ bản về Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững quan điểm, đường lối, chính sách của


Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo; nắm được những kiến thức cơ bản về tôn giáo, giáo lý, giáo luật của các tôn giáo hiện có trên địa bàn. Xây dựng đội ngũ cán bộ phải đi đôi với việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác QLNN về tôn giáo; từ góc độ quản lý hành chính, cán bộ làm công tác tôn giáo phải được đào tạo cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước nói chung và QLNN đối với hoạt động tôn giáo nói riêng; được đào tạo cơ bản chuyên ngành về tôn giáo; tránh tình trạng phân công gò ép hoặc sắp xếp những cán bộ bị kỷ luật, mất uy tín làm công tác tôn giáo. Kịp thời thay thế cán bộ năng lực yếu, thiếu tinh thần trách nhiệm, uy tín thấp, có quan điểm, nhận thức không đúng trong công tác QLNN về các hoạt động tôn giáo.

1.4.2. Tỉnh Phú Yên

Phú Yên là tỉnh thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung bộ, nằm ở phía Đông dãy Trường Sơn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.080 km2. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, phía Đông giáp biển Đông, có vị trí địa lý và giao thông tương đối thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh Phú Yên có 09 đơn vị hành chính với 110 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 8 thị trấn và 86 xã.

Một số kinh nghiệm quản lý nhà nước về tôn giáo của tỉnh Phú Yên

Một là, quán triệt sâu sắc các quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước để thống nhất nhận thức và hành động; phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành dưới sự lãnh đạo của Đảng và điều hành của chính quyền các cấp.

Hai là, coi trọng công tác vận động quần chúng, tôn trọng đức tin và quyền sinh hoạt tôn giáo hợp pháp của công dân, làm tốt công tác tranh thủ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và chức sắc, chức việc, tín đồ tôn giáo để xây dựng lực lượng cốt cán trong tôn giáo, thường xuyên tiếp xúc


chức sắc để xây dựng mối quan hệ gần gũi, thân thiện nhằm “dùng tôn giáo để giải quyết vấn đề tôn giáo”, đồng thời phải có sự hiểu biết về đặc điểm, tâm lý, phong tục tập quán, tôn trọng các sinh hoạt văn hóa của từng dân tộc; biết khai thác mặt tích cực vốn có trong giáo lý của tôn giáo, tránh xúc phạm đến tình cảm tôn giáo và những mặc cảm do lịch sử để lại; khơi dậy, động viên chức sắc, tín đồ làm tròn nghĩa vụ công dân, nghĩa vụ tín đồ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ba là, chú trọng nâng cao chất lượng công tác QLNN về tôn giáo của chính quyền các cấp, nhất là ở cơ sở, từng bước đi vào chiều sâu, bảo đảm thực hiện tốt chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền tự do, tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường, đúng pháp luật. Thực hiện công tác đối với Công giáo một cách cẩn trọng, làm thí điểm cho kết quả tốt mới nhân rộng, không chạy theo số lượng mà coi nhẹ chất lượng và thời gian hoàn thành. Giải quyết vấn đề tôn giáo ngay từ cơ sở; đồng thời phải kiên quyết đấu tranh, xử lý các hoạt động lợi dụng tôn giáo để chống phá cách mạng, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xâm phạm an ninh quốc gia.

Bốn là, chú trọng thông tin đối ngoại về những kết quả đạt được trong công tác đối với Công giáo giúp dư luận quốc tế hiểu đúng về tình hình tôn giáo tại địa phương, không để cho các thế lực thù địch lợi dụng để vu khống, xuyên tạc chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

1.4.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Gia Lai

Từ những kinh nghiệm thực tiễn của các tỉnh về QLNN đối với tôn giáo, tỉnh Gia Lai cần tập trung vào một số bài học như sau:

Thứ nhất, TNTG là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn


dân tộc. Theo đó, cần thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do TNTG, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Các tôn giáo cũng phải hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, bình đẳng trước pháp luật. Nghiêm cấm lợi dụng TNTG để hoạt động mê tín, dị đoan, hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Tổ chức triển khai tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo nói chung và Công giáo nói riêng, chú trọng nghiên cứu cách làm mới, hiệu quả, quan tâm tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và trong hoạt động của Công giáo trên địa bàn.

Thứ hai, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về tôn giáo. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo theo vị trí việc làm phù hợp với chức danh chuyên môn nghề nghiệp, được đào tạo bài bản, bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu pháp luật nói chung và pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Tiếp tục quán triệt nhằm chuyển biến, thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo về chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tôn giáo cũng như nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng của công tác QLNN về tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Xác định việc thực hiện các nhiệm vụ tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị của tỉnh, trong đó đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác tôn giáo là lực lượng tham mưu nòng cốt. Tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo cần được củng cố, kiện toàn, nhất là ở cơ sở, những địa bàn trọng điểm có đông đồng bào tôn giáo. Tăng cường đoàn kết đồng bào các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc.


Thứ ba, nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo. Trong quá trình giải quyết, phải tranh thủ cảm hóa, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của các chức sắc, tín đồ, kết hợp chặt chẽ với công tác tuyên truyền, vận động, đối thoại, thuyết phục để giải quyết kiến nghị, khiếu nại đòi nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo và giải quyết các vấn đề phức tạp liên quan đến tôn giáo. Cụ thể là: kiên trì vận động, thuyết phục giáo sĩ, giáo dân chấp hành đúng pháp luật; thực hiện đồng bộ các biện pháp vừa kiên trì vận động, thuyết phục, vừa tuyên truyền, phê phán, lên án, tập trung phân hóa, cô lập; đấu tranh với các đối tượng chủ mưu, xúi giục; xử lý bằng pháp luật đối với những đối tượng quá khích để răn đe, chuẩn bị sẵn sàng các phương án đối phó với hoạt động quá khích biểu tình, gây rối hoặc cưỡng chế giải tỏa khi cần thiết. Linh hoạt trong việc thực hiện các biện pháp xử lý trong từng trường hợp và từng thời điểm cụ thể. Tuyệt đối không để xảy ra sai sót, không thực hiện đúng quy định của pháp luật trong quá trình xử lý các vụ việc, tình huống phức tạp để tạo cớ cho các đối tượng xấu lợi dụng, tuyên truyền xuyên tạc, kích động.

Thứ tư, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các tỉnh, thành phố trong cả nước, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của Ban Tôn giáo Chính phủ để chủ động làm tốt công tác ngăn ngừa, giảm thiểu số lượng giáo dân bị tuyên truyền xuyên tạc, lôi kéo, kích động ở địa phương và có những hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ năm, thống nhất quan điểm việc xử lý đòi nhà, đất có nguồn gốc tôn giáo trên địa bàn tỉnh phải được giải quyết theo đúng pháp luật. Đồng thời, quan tâm giải quyết nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của giáo sĩ, giáo dân phù hợp với các quy định của pháp luật.


Tiểu kết Chương 1

Trong phạm vi của Chương 1, tác giả đã hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về công tác QLNN về tôn giáo. Cụ thể đã đưa ra những khái niệm cơ bản như QLNN và QLNN về tôn giáo; tôn giáo, Công giáo và hoạt động của Công giáo; giáo lý, giáo luật và lễ nghi tôn giáo; tín đồ, chức sắc, chức việc; tổ chức tôn giáo và cơ sở tôn giáo; QLNN đối với hoạt động của Công giáo.

Thông qua các luận cứ, trên cơ sở các tài liệu khoa học và quan điểm cá nhân, tác giả cũng làm sáng tỏ những vấn đề về sự cần thiết và các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với Công giáo từ đó khẳng định rằng công tác QLNN về Công giáo là vô cùng quan trọng, cần thực hiện một cách đồng bộ, nhất quán.

Ngoài việc làm rõ những vấn đề lý luận, tác giả cũng đưa ra kinh nghiệm của một số địa phương khác để rút ra bài học kinh nghiệm quý báu về công tác QLNN về Công giáo cho tỉnh Gia Lai.

Tất cả những căn cứ trên làm nên hệ thống cơ sở lý luận để tác giả nghiên cứu thực tiễn công tác QLNN về Công giáo. Là tiền đề để phân tích, đánh giá thực trạng của chương 2 cũng như đưa ra những yêu cầu và đề xuất giải pháp, kiến nghị trong chương 3 của đề tài nghiên cứu này.


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG GIÁO VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG GIÁO

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý Nhà nước về Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai

2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Bảng 2.1. Danh mục đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Gia Lai


TT

Tên đơn vị hành chính

Diện tích (km2)

Dân số (người)

Năm thành lập

1.

Thành phố Pleiku

260,77

254.802

1999

2.

Thị xã An Khê

200,65

65.918

2003

3.

Thị xã Ayun Pa

287

39.936

2007

4.

Huyện Chư Păh

985,52

77.299

1997

5.

Huyện Chư Prông

1.685,5

123.555

1932

6.

Huyện Chư Pưh

718,05

77.511

2009

7.

Huyện Chư Sê

643

121.965

1981

8.

Huyện Đak Đoa

990,35

123.282

2000

9.

Huyện Đăk Pơ

502,62

40.442

2003

10.

Huyện Đức Cơ

724,28

75.718

1991

11.

Huyện Ia Grai

1.157,3

105.664

1996

12.

Huyện Ia Pa

870,90

56.596

2003

13.

Huyện K’bang

1.850,30

65.437

1984

14.

Huyện Kông Chro

1.438,20

52.406

1988

15.

Huyện Krông Pa

1.628

86.416

1979

16.

Huyện Mang Yang

1.127,8

68.273

2000

17.

Huyện Phú Thiện

505,8

78.627

2007

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động của Công giáo trên địa bàn tỉnh Gia Lai - 7

Nguồn: [10]


Gia Lai là tỉnh miền núi nằm ở phía bắc Tây Nguyên, trên độ cao trung bình 700 - 800 m so với mực nước biển. Với diện tích 15.511,0 km², tỉnh Gia Lai trải dài từ 12°58'20" đến 14°36'30" vĩ Bắc, từ 107°27'23" đến 108°54'40" kinh Đông. Phía bắc giáp tỉnh Kon Tum, phía nam giáp tỉnh Đắk Lắk, phía tây giáp Cam-pu-chia với 90km là đường biên giới quốc gia, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên. Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phố gồm 1 thành phố trực thuộc, 2 thị xã và 14 huyện; 222 đơn vị hành chính cấp xã, phường, thị trấn gồm 24 phường, 12 thị trấn và 186 xã. Với vị trí địa lý như trên là điều kiện thuận lợi nhất định để giao lưu hàng hóa và có mối quan hệ lâu đời và bền chặt về kinh tế - xã hội, môi trường sinh thái không chỉ với các tỉnh Tây Nguyên mà còn cả với các tỉnh Duyên hải miền Trung, cả nước và quốc tế.

Về điều kiện tự nhiên, Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa Cao Nguyên, trong năm chia làm 2 mùa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Vùng Tây Trường Sơn có lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.200 đến 2.500 mm, vùng Đông Trường Sơn từ 1.200 đến 1.750 mm; có nhiều sông hồ với trữ năng lý thuyết khoảng 10,5 đến 11 tỷ kwh, nhiệt độ trung bình năm từ 220 C đến 250 C, khí hậu Gia Lai nhìn chung thích hợp cho việc phát triển cây công nghiệp, kinh doanh tổng hợp nông lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Gia Lai hiện có

khoảng 784.600 ha rừng, 50.000 ha đồng cỏ, gần 400.000 ha đất nông nghiệp và hàng trăm ngàn ha đất trống đồi trọc. Phần lớn diện tích tự nhiên của Gia Lai nằm trên sườn Tây của dãy Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây, có núi, cao nguyên và thung lũng xen kẽ nhau (núi tập trung ở khu vực phía Bắc tỉnh, ngọn núi cao nhất là Kon Ka Kinh có đỉnh cao 1.748 mét nằm ở huyện K’Bang) tạo nên những đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái khá đa dạng.

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 16/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí