Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 14

nước là chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước; bảo đảm quyền tự chủ của doanh nghiệp nhà nước trong hoạt động theo nguyên tắc thị trường; khẩn trương hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp. Khẩn trương thành lập một cơ quan chuyên trách của Nhà nước làm đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp nhà nước.

- Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng tại DNNN; Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên trong DNNN. Nâng cao hiệu quả và vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức đảng tại DNNN trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước, công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, phát huy dân chủ cơ sở. Quy định rõ trách nhiệm của Cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong doanh nghiệp nhà nước khi để xảy ra thua lỗ tổn thất trong hoạt động sản xuất kinh doanh và vi phạm chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc Quy định số 69-QĐ/TW ngày 13/02/2017 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Đảng ủy cấp trên cơ sở trong doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối. Bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất giữa các quy định của Đảng với các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về công tác tổ chức và cán bộ dựa trên nguyên tắc: Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và thống nhất quản lý cán bộ trong doanh nghiệp nhà nước.

- Lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt sâu sắc, tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức trong hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong xã hội về quan điểm, mục tiêu, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận đầy đủ thông tin và tham gia giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

- Phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giám sát, phản biện xã hội đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và công tác quản lý

nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là đối với việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN.

- Đổi mới, hoàn thiện mô hình tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội tại DNNN. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về doanh nghiệp nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước.

3.4.5. Hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy doanh nghiệp nhà nước phát triển bền vững, góp phần bảo đảm tính chủ đạo của kinh tế nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trước hết, cần khẳng định đúng vai trò của DNNN trong xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh mới, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng như quá trình tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới… Cần xác định DNNN tỉnh Đắk Lắk theo hướng ưu tiên phát triển các ngành mang tính chất nền tảng, dẫn dắt, tạo động lực phát triển cho đất nước, nhận diện đúng về hoạt động kinh doanh của Nhà nước, ở đây Nhà nước được hiểu là chủ thể trên thị trường, bình đẳng trước pháp luật, đồng thời cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh với nhiệm vụ công ích, chính trị, đặt hàng, làm sao để tạo được véc-tơ đồng chiều. Các cơ chế, chính sách cần bảo đảm các định hướng sau:

Thứ nhất, bảo đảm sự quản lý, giám sát của hệ thống cơ quan nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước, cần thúc đẩy và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, đầu tư mở rộng và nâng cao quy mô, hiệu quả; nhưng cần có lựa chọn trọng điểm để tạo sự lan tỏa, bảo đảm doanh nghiệp nhà nước giữ vững được vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Thứ hai, các doanh nghiệp phải hoạt động theo cơ chế thị trường và phải tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động. Nếu doanh nghiệp không thích ứng và điều chỉnh được với sự biến đổi của thị trường, phải cơ cấu lại, sắp xếp lại hoạt động cũng như bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp phù hợp.

Thứ ba, lấy thước đo bảo toàn và phát triển vốn làm nguyên tắc và kim chỉ nam trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cũng như đánh giá, quản lý doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, điều hành của các cơ quan nhà nước, của cơ quan chủ sở hữu cần tôn trọng không can thiệp quá sâu vào hoạt động của các doanh nghiệp.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 14

Các doanh nghiệp chủ động tổ chức sản xuất, kinh doanh để phát triển được vốn nhà nước đã đầu tư sao cho hiệu quả, đồng thời cần nghiên cứu, đánh giá để chỉ rõ hiệu quả khi thực hiện những nhiệm vụ mà Nhà nước giao, bảo đảm tính công bằng, khách quan với các thành phần kinh tế, nhất là trong điều kiện đã tách bạch cơ quan QLNN và cơ quan đại diện chủ sở hữu.

3.4.6. Giải pháp hoàn thiện công tác thanh kiểm tra đối với các doanh nghiệp nhà nước trên dịa bàn tỉnh Đắk Lắk

Để giải quyết triệt để những chồng chéo trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành hiện nay, cần xây dựng văn bản điều chỉnh hoạt động kiểm tra chuyên ngành ở văn bản luật. Các cơ quan chức năng của tỉnh cần có những hướng dẫn cụ thể, gộp chung vấn đề kiểm tra chuyên ngành với xử lý vi phạm hành chính, trong đó quy định chung một số vấn đề như sau:

- Quy định về mô hình tổ chức thực hiện quyền kiểm tra chuyên ngành. Cần quy định về nguyên tắc cơ quan nào được giao chức năng quản lý Nhà nước theo ngành, lĩnh vực thì có chức năng kiểm tra chuyên ngành. Tổ chức thực hiện chức năng kiểm tra chuyên ngành trong các cơ quan đó xuất phát từ quy mô quản lý, phù hợp với phạm vi thực thi quyền quản lý của từng cơ quan.

- Quy định về mục đích và nguyên tắc của hoạt động kiểm tra chuyên ngành.

- Quy định rõ căn cứ để tiến hành hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Căn cứ tiến hành hoạt động kiểm tra chuyên ngành phải trên cơ sở áp dụng nguyên tắc quản lý rủi ro, phân luồng đánh giá mức độ chấp hành của các đối tượng và chỉ tiến hành hoạt động kiểm tra theo những căn cứ luật định, thay tiền kiểm bằng hậu kiểm. Yêu cầu này đã được chỉ rõ trong các Nghị quyết 19 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia vào các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018, Nghị quyết 35/NQ-2016 về hỗ trợ và phát triển DNNN đến năm 2020.

- Quy định trình tự, thủ tục tiến hành hoạt động kiểm tra chuyên ngành, nêu rõ các trường hợp chồng chéo trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành và biện pháp xử lý chồng chéo.

- Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chủ thể tiến hành hoạt động kiểm tra chuyên ngành, quyền và nghĩa vụ của đối tượng kiểm tra chuyên ngành là cơ sở cho việc giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của người có thẩm quyền và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho đối tượng.

Ngoài ra, cần tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn về các quy định của pháp luật, nội dung của các nghị quyết, chỉ thị về hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp nhằm thống nhất nhận thức đúng đắn làm cơ sở cho hành động. Tăng cường trách nhiệm và đạo đức công vụ từ cấp lãnh đạo, chỉ đạo đến cấp thực thi trong việc triển khai thực hiện các quy định của pháp luật và các nghị quyết, chỉ thị về thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, xử lý nghiêm minh mọi hành vi vi phạm. Thực hiện tốt việc chia sẻ và kết nối thông tin giữa các cơ quan có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp. Thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra từ các ngành, lĩnh vực nếu có dự kết nối tạo thành một cơ sở dữ liệu chung sẽ giúp ích cho quá trình xây dựng kế hoạch, giúp loại bỏ những chồng chéo, trùng lắp, giúp kế thừa các kết quả đã có, giúp phát hiện những lỗ hổng...

Để khắc phục ngay tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, cần có chỉ đạo nhân rộng các mô hình phối hợp trong xây dựng kế hoạch, rà soát phát hiện chồng chéo tốt ở địa phương. Đó là các mô hình: Cơ quan thanh tra tỉnh điều phối kế hoạch thanh tra, kiểm tra chung trên toàn tỉnh; xây dựng phần mềm rà soát phát hiện chồng chéo, tích hợp thông tin về hoạt động thanh tra, kiểm tra của tất cả các cơ quan có chức năng ở địa phương.

Không thể phủ nhận những kết quả tích cực của hoạt động thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp trên địa bản tỉnh trong những năm vừa qua. Thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, cơ quan QLNN trong các lĩnh vực đã giúp doanh nghiệp hiểu và thực hiện tốt hơn các quy định của pháp luật về chuyên môn - kỹ thuật trong từng ngành, lĩnh vực. Các cơ quan thanh tra chuyên ngành cần áp dụng sáng tạo

các quy định của pháp luật về xây dựng kế hoạch thanh tra. Một số ngành, lĩnh vực đã có những chuyển biến tương đối rõ nét về căn cứ, cách thức kiểm tra theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp mà vẫn bảo đảm chất lượng, hiệu quả của hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Qua đó, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

3.4.7. Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước của chính quyền tỉnh đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, QLNN đối với DNNN được đặt ra tại ; Quyết định số 612/QĐ-UBND ngày 08/3/2016 của UBND tỉnh, tại hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (khóa XVI) trở nên "nóng" hơn bao giờ hết, sau hàng loạt vụ việc cán bộ, đảng viên nắm giữ các chức vụ quan trọng trong các DNNN "dính chàm". Nhiệm vụ đó đòi hỏi chiến lược bài bản, dài hơi trong tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành, phẩm chất đạo đức của cán bộ, đi đôi với cơ cấu lại bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; phân cấp, phân quyền rõ ràng. Ngoài những tiêu chuẩn chung được đề ra tại Quy định số 89-QÐ/TW của Bộ Chính trị về khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý, người được giao quyền lãnh đạo, quản lý DNNN cần những tiêu chuẩn có tính đặc thù.

Tạo đột phá trong công tác cán bộ ở DNNN, một số đơn vị đã nghiên cứu, từng bước triển khai thực hiện thí điểm chủ trương thi tuyển để bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý nhà nước; người đứng đầu lựa chọn, giới thiệu cán bộ quy hoạch để bầu cử, bổ nhiệm cấp phó, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phải chịu trách nhiệm về việc giới thiệu của mình; giao quyền cho người đứng đầu bổ nhiệm cán bộ trong quy hoạch, miễn nhiệm đối với cấp trưởng cấp dưới trực tiếp và phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình; xây dựng quy định chế tài xử lý cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ…

Trong DNNN phải thực hiện Quy định số 69-QÐ/TW của Ban Bí thư, tất cả cán bộ có chức, quyền trong DNNN phải là cấp ủy viên, do đó đều chịu sự

kiểm tra, giám sát của Ðảng. Ðồng thời, tăng cường phối hợp các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm toán... nhằm tạo rào cản hữu hiệu cảnh báo, răn đe, ngăn chặn, phòng ngừa tha hóa quyền lực trong DNNN. Từ thực tế các vụ việc tiêu cực xảy ra trong các DNNN gần đây cho thấy, cơ chế kiểm soát nội bộ hoạt động không hiệu quả thậm chí bị vô hiệu hóa trong DN. Hạn chế này cần được khắc phục triệt để theo hướng, ban kiểm soát, kiểm soát viên phải thật sự là công cụ giám sát hữu hiệu của chủ sở hữu vốn nhà nước tại DN, hoạt động độc lập và không chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo hoặc chi phối về lợi ích của HÐQT/HÐTV và ban điều hành DN; cần thiết lập các hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu quả trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật, rủi ro, xung đột lợi ích, lợi ích nhóm, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tiêu cực, tham nhũng.

Bên cạnh đó, cần bảo đảm tính minh bạch, công khai của DNNN và trách nhiệm giải trình của người quản lý DN, nhất là về tài chính, đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn của Nhà nước, chi phí, kết quả kinh doanh, phân phối lợi nhuận, công tác cán bộ, các giao dịch lớn, giao dịch với người có liên quan đến người quản lý, tài sản và thu nhập của người quản lý theo các chuẩn mực quốc tế và quy định của pháp luật. Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán và hệ thống báo cáo tài chính phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Các cấp ủy cần xây dựng cơ chế để đảng viên và người lao động tham gia giám sát người có chức, quyền trong DNNN; cụ thể hóa và thực hiện đúng quy định, quy chế về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nghiêm túc chế độ kê khai tài sản của cán bộ hằng năm… Tuy nhiên, nếu không có sự sâu sát của cấp ủy, sự tự giác, nghiêm túc thực hiện của cán bộ, đảng viên thì các chế tài cũng chỉ là những quy định có hiệu lực trên giấy, khi hầu hết các trường hợp vi phạm chỉ được xem xét nếu có đơn thư tố cáo chính thức.

Ðể nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ, quản lý DNNN đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, nâng cao tính Ðảng, ý thức tuân thủ pháp luật; lãnh đạo, điều hành DNNN sản xuất, kinh doanh hiệu quả, đạt từ 70 đến 80% số cán bộ có khả năng làm việc trong cơ chế thị trường có định hướng XHCN, như mục tiêu Nghị quyết T.Ư 7, khóa XII và hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk (khóa XVI)

đề ra, cần sự vào cuộc tập trung, đồng bộ, quyết liệt và kiên trì của các cơ quan Ðảng, Nhà nước. Thế nhưng, trước hết vẫn là sự tự giác rèn luyện, phấn đấu, tu dưỡng của chính những cán bộ, đảng viên, người được chọn và có triển vọng được chọn (quy hoạch) vào các vị trí lãnh đạo, điều hành DNNN. Khi người được lựa chọn nhận thức đúng, đủ, ý thức trách nhiệm cao, trui rèn khả năng tự miễn trước mọi cám dỗ tầm thường, là một giải pháp hữu hiệu, có tác dụng ngăn ngừa suy thoái từ bên trong trước khi phải đưa ra các chế tài xử lý./.

3.5. Một số kiến nghị, đề xuất đối với Quốc hội và Chính phủ

Một là, sớm xây dựng và hoàn thiện hệ thống thể chế pháp luật, tạo khuôn khổ và hành lang pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất để cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước. Nghiên cứu, rà soát sửa đổi cơ chế quản lý, giám sát và thực hiện quyền, trách nhiệm của cơ quan và người đại diện sở hữu nhà nước, hoàn thiện mô hình quản lý, giám sát doanh nghiệp nhà nước và vốn, tài sản của Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp một cách rõ ràng hơn, phù hợp với bối cảnh, tình hình hiện nay, làm cơ sở cho các doanh nghiệp nhà nước hoạt động, tận dụng được thế mạnh của các doanh nghiệp lớn, phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt của doanh nghiệp nhà nước.

Hai là, Tăng cường vai trò và tôn trọng quyền của cơ quan đại diện chủ sở hữu và quyền của doanh nghiệp theo quy định. Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo quyền chủ động lớn hơn, trách nhiệm rõ ràng hơn cho tập đoàn, tổng công ty nhà nước, kể cả chế độ lương, thưởng gắn với kết quả kinh doanh, cũng như khung mức độ rủi ro trong quá trình thực hiện nhiệm vụ để tạo tâm lý an tâm và thúc đẩy tìm kiếm hiệu quả đầu tư.

Ba là, Rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách hoặc các quy định cụ thể để tách bạch việc thực hiện sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp với các hoạt động sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng cho doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, thực hiện việc giám sát và đánh giá doanh nghiệp trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh theo đúng chuẩn mực quốc tế và bảo đảm hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có vốn nhà nước bình đẳng như các doanh

nghiệp khác; tránh việc can thiệp của nhiều cơ quan quản lý vào hoạt động kinh doanh đơn thuần của doanh nghiệp.

Bốn là, Xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý (luật, pháp lệnh) đồng bộ để thực hiện xử lý các doanh nghiệp, dự án thua lỗ. Cần nghiên cứu để có quy định cụ thể ưu tiên cho các công trình, dự án trọng điểm quốc gia, có sức lan tỏa lớn, các ngành, lĩnh vực Nhà nước cần nắm giữ lâu dài; củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế.

Năm là, rà soát và hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp. Tăng cường minh bạch thông tin đối với tất cả các doanh nghiệp nhà nước theo các tiêu chuẩn áp dụng đối với các công ty đại chúng; nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về doanh nghiệp nhà nước; có chế tài xử lý nhằm bảo đảm tính hiệu quả trong việc phối hợp quản lý, sắp xếp doanh nghiệp giữa các bộ, ngành, địa phương. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm toán kịp thời phát hiện các vi phạm, xử lý nghiêm minh đối với các vi phạm tạo sự “răn đe” để nâng cao hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường sự giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức xã hội, báo chí và của nhân dân đối với hoạt động của doanh nghiệp nhà nước.

Sáu là, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, có các cơ chế đặc thù để Ủy ban thực sự hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí