Đẩy Mạnh Công Tác Tuyên Truyền, Nâng Cao Nhận Thức Của Ngư I Dân Và Khách Du Lịch


- Thực hiện tốt các chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong các lĩnh vực giáo dục, giáo dục nghề nghiệp, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường. Tạo điều kiện cho các DN thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn để đào tạo lực lượng lao động cho xã hội.

b) Chính sách phát triển thị trường lao động và hệ thống công cụ thông tin thị trường lao động.

Phát triển mạng lưới thông tin thị trường lao động, dịch vụ đào tạo và giới thiệu việc làm. Đa dạng hóa các kênh giao dịch việc làm nhằm tạo điều kiện phát triển giao dịch trực tiếp giữa người lao động và đơn vị tuyển dụng. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu về thị trường lao động, phát triển nhân lực. Gắn hệ thống thông tin thị trường lao động với hệ thống thông tin KTXH của tỉnh và kết nối với hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia.

c) Chính sách việc làm, bảo hiểm, bảo trợ xã hội

- Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ vay vốn học nghề, tạo việc làm, hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn, lao động là người khuyết tật, dân tộc thiểu số, hộ nghèo, lao động đi làm việc ở nước ngoài; chính sách bảo hiểm thất nghiệp... Chú trọng tạo việc làm cho thanh niên, nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế;

- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật trong các quan hệ lao động như: Hợp đồng lao động, tiền lương và các chế độ chính sách theo quy định của Luật lao động, Bảo hiểm xã hội, BHYT; chế độ bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động... tại các DN, cơ sở sử dụng lao động; kịp thời giải quyết các tranh chấp lao động phát sinh trong các DN, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động và DN.

d) Chính sách đãi ngộ và thu hút nhân tài

- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách đã ban hành; nghiên cứu sửa đổi các chế độ chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức cho phù hợp với thực tiễn của địa phương; chú trọng việc bố trí, sắp xếp, sử dụng nhân lực để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực được đào tạo.

- Xây dựng và ban hành các chính sách thu hút nhân tài, khuyến khích phát triển nhân lực như: thu hút nhân lực trình độ cao về làm việc tại KKT, các KCN của tỉnh; thu hút nguồn nhân lực KHCN trình độ cao về công tác tại tỉnh; chính sách khuyến khích liên kết giữa DN với cơ sở đào tạo để nâng cao hiệu quả đào tạo nghề và giải quyết việc làm...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.


Thứ tư, đổi mới phương pháp quản lý, nâng cao năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý, tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành về phát triển nhân lực trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 21

- Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về nhân lực và quản lý nhân lực thống nhất trong các cơ quan đơn vị từ tỉnh đến cơ sở.

- Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa các DN, cơ quan, đơn vị sử dụng lao động với các cơ sở đào tạo, tạo sự thống nhất giữa cung và cầu lao động; thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa Nhà nước, cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động từ khâu xây dựng kế hoạch đến đào tạo lại và sử dụng lao động, hạn chế đến mức thấp nhất sự lãng phí trong phát triển nhân lực của cá nhân, tổ chức xã hội.

- Nâng cao năng lực, hiệu quả QLNN về giáo dục, đào tạo. Chú trọng kiểm định chất lượng đào tạo; công bố công khai chất lượng đào tạo của các trường trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh phân cấp, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; tăng cường ứng dụng CNTT vào công tác quản lý và tổ chức các hoạt động giáo dục, đào tạo nghề nghiệp.

Thứ năm, tập trung đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn đào tạo với sử dụng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH của tỉnh.

- Xây dựng và đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất, đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động và phục vụ thiết thực cho phát triển KTXH của tỉnh;

- Đổi mới phương pháp đào tạo nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học vào thực tế; tăng cường giáo dục tác phong làm việc chuyên nghiệp, phẩm chất đạo đức để hình thành năng lực nghề nghiệp, nhân cách cho người học;

- Đẩy mạnh đào tạo theo nhu cầu xã hội, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế; xây dựng các mô hình, hình thức gắn kết giữa DN và cơ sở đào tạo; chú trọng việc đào tạo theo đơn đặt hàng của DN.

- Tập trung đầu tư xây dựng Trường Đại học Hồng Đức, Đại học VHTTDL thành trung tâm lớn về đào tạo và nghiên cứu khoa của tỉnh và khu vực; phát triển một số khoa, chuyên ngành đào tạo có chất lượng cao;

- Tiếp tục xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục nghề nghiệp trọng điểm đạt chuẩn quốc gia, trong đó ưu tiên phát triển một số trường cao đẳng chất lượng cao, đào tạo các nghề trọng điểm đạt chuẩn khu vực ASEAN như: Trường Cao


đẳng công nghiệp, Cao đẳng Nghi Sơn... Tăng cường liên doanh, liên kết trong đào tạo nghề ở làng nghề và DN;

- Rà soát, sắp xếp và sáp nhập các Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và Trung tâm dạy nghề cấp huyện để nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề cho người lao động;

- Xây dựng và phát triển đội ngũ giảng viên, CBQL đào tạo nhân lực theo hướng chuẩn hóa, đảm bảo đủ về số lượng, cơ cấu hợp lý, đạt chuẩn trình độ đào tạo, có trình độ tin học, ngoại ngữ để áp dụng vào giảng dạy và nghiên cứu khoa học; tranh thủ chương trình đào tạo giảng viên có trình độ tiến sỹ cho các trường đại học, cao đẳng của Trung ương để bổ sung và nâng cao chất lượng giảng viên và CBQL giáo dục của tỉnh;

- Có chính sách thu hút đội ngũ giáo viên giỏi về công tác tại tỉnh; huy động các nhà khoa học, nghệ nhân, thợ bậc cao của các DN tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp;

Thứ sáu, xây dựng cơ sở dữ liệu lớn về du lịch.

- Ứng dụng CNTT, xây dựng số liệu thống kê và đăng tải lên mạng các số liệu thống kê cơ bản về du lịch (kể cả bằng tiếng Anh) để giúp các nhà đầu tư có quan tâm muốn thiết lập hoạt động kinh doanh, làm ăn tại tỉnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các bên liên quan trong phối hợp quản lý.

- Ứng dụng CNTT đưa các thông tin về du lịch Thanh Hóa và các thủ tục hành chính liên quan lên website cơ quản lý du lịch.

- Ứng dụng CNTT vào quản lý như sử dụng mạng, kết nối mạng với các bộ phận, cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan để quản lý HĐDL; áp dụng mô hình chính phủ điện tử trong quản lý ở địa phương

- Áp dụng mô hình lý thuyết quản trị hiện đại trong QLNN của tỉnh đối với PTDLBV.

- Ứng dụng mô hình quản lý hiện đại để quản lý HĐDL hiệu quả, giải quyết các vấn đề nhanh chóng, kịp thời. Đề cao trách nhiệm của cá nhân, người đứng đầu. Phân cấp quản lý mạnh mẽ cho các khâu, cấp thực hiện và chịu trách nhiệm với nội dung công việc.

- Triển khai các chương trình kiểm soát an ninh số hóa.

- Triển khai các chương trình QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDL online để việc quản lý được linh hoạt, mạnh mẽ, nhanh chóng và chính xác hơn.


4.2.5. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngư i dân và khách du lịch

Để góp phần tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, cần có những giải pháp nhằm tăng cường QLNN về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch trong thời gian tới:

- Thứ nhất, phối hợp với Tổng cục Du lịch xây dựng chiến lược quảng bá cho du lịch tỉnh, tăng đầu tư kinh phí cho công tác quảng bá. Trước hết cần tập trung các thị trường trọng điểm quốc tế đã được xác định. Tổ chức các hoạt động liên kết và tập trung quảng bá ở hai trung tâm phân phối khách lớn của Việt Nam là Hà Nội và TP. HCM, tranh thủ thời cơ hội nhập quốc tế, liên kết với các nước để mở rộng thị trường quốc tế, tham dự các hội chợ, các chương trình xúc tiến du lịch trong nước và quốc tế. Hàng năm có kế hoạch mời các phóng viên du lịch, các hãng hàng không, hãng lữ hành lớn trong nước và quốc tế tới khảo sát, tuyên tuyền về các sản phẩm du lịch Tỉnh Thanh Hóa.

- Thứ hai, đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về trách nhiệm bảo vệ, phát huy các giá trị TNDL; cập nhật quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2040. Triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án truyền thông du lịch, Đề án Chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa đã được phê duyệt; Lồng ghép hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp, các ngành, cơ quan tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư trong chương trình, kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị; Thực hiện đa dạng hóa hoạt động truyền thông trên các kênh truyền hình Trung ương và hướng đến các kênh truyền hình uy tín quốc tế; truyền thông ứng dụng công nghệ hiện đại; quảng bá trên mạng xã hội... nhằm tạo sự lan tỏa sâu rộng.

- Thứ ba, tập trung đầu tư cho hoạt động xúc tiến du lịch của Tỉnh Thanh Hóa, xem đây là một biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển kinh tế du lịch. Trước mắt tổ chức một điểm cung cấp thông tin miễn phí cho cuộc thi ảnh, thi sáng tác các tác phẩm báo chí, tác phẩm văn học nghệ thuật giới thiệu vể các điểm, khu du lịch của Tỉnh, lựa chọn các tác phẩm đặc sắc để xây dựng hệ thống ấn phẩm quảng bá hấp dẫn cho du lịch như bản đồ, tập gấp… Nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình quảng bá về du lịch Tỉnh Thanh Hóa, tiến tới phủ sóng vệ tinh để quảng bá rộng rãi trong nước và quốc tế.

- Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thị trường du lịch: Đẩy mạnh hoạt động liên kết, tham gia các sự kiện du lịch; tranh thủ hỗ trợ của Bộ Ngoại giao, các đại sứ quán, lãnh sự quán, tổng cục Du lịch, tích cực tham gia các hoạt động quảng


bá du lịch Thanh Hóa tại các sự kiện, hội chợ du lịch quốc tế có uy tín tại nước ngoài (ưu tiên thị trường khách Hàn Quốc, Trung Quốc...); khảo sát thị trường khách du lịch, phối hợp với các hãng lữ hành nhằm thu hút khách du lịch về tỉnh Thanh Hóa. Đẩy mạnh liên kết và hợp tác với các địa phương và DNDL, hãng hàng không thu hút khách về Thanh Hóa từ các thị trường trong nước và các thị trường Hàn Quốc, Đài Loan, Châu Âu, các nước ASEAN.

- Thứ năm, nghiên cứu thị trường khách du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch điện tử, ấn phẩm du lịch; lắp đặt các quầy thông tin du lịch tại các khu du lịch trọng điểm, Cửa khẩu quốc tế Na Mèo, nhà ga, Cảng hàng không Thọ Xuân. Rà soát, thống kê số lượng, đánh giá tình trạng hệ thống biển chỉ dẫn đến đô thị du lịch, các khu, điểm du lịch, các làng nghề du lịch, các khu mua sắm... nhằm xây dựng và triển khai dự án đầu tư hệ thống biển chỉ dẫn phục vụ PTDL. Tiếp tục xây dựng và triển khai thực hiện đề án “Chiến lược xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa”: Khảo sát, điều tra, đánh giá thực trạng du lịch Thanh Hóa, xác định sản phẩm cốt lõi, phân khúc thị trường, xây dựng chiến dịch quảng bá, tuyên truyền nhằm xây dựng thương hiệu du lịch Thanh Hóa.

4.2.6. Tăng cư ng quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trư ng và kiểm soát ô nhiễm

Nhằm nâng cao hơn hoạt động kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch, từ đó, góp phần tăng cường hoạt động QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, các giải pháp cần được triển khai thực hiện như sau:

Thứ nhất, chú trọng bảo vệ tôn tạo các điểm du lịch, cảnh quan, môi trường phục vụ PTDLBV

Muốn PTDLBV thì không chỉ khai thác mà còn phải tái tạo, duy trì sức sống của các điểm du lịch, cảnh quan, môi trường sinh thái. Một mặt, các cơ quan QLNN phải có những quy định và hành động cụ thể để ngăn chặn, xử lý nghiêm khắc các hành vi xâm hại công trình du lịch, cảnh quan, môi trường. Mặt khác phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm của khách du lịch và người dân. Để làm tốt công tác này cần phân định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý, gắn quyền lợi với nghĩa vụ.

Tỉnh Thanh Hóa cần rà soát, thống kê và đánh giá đầy đủ tiềm năng về tài nguyên, môi trường và các điểm, công trình du lịch để có thể thường xuyên theo dõi biến động và thực thi các giải pháp kịp thời để bảo vệ, tôn tạo chúng.

Thứ hai, tăng cường tổ chức thực hiện tốt về công tác bảo vệ tài nguyên và môi trường sẽ góp phần nâng cao giá trị của du lịch, an toàn tin cậy cho khách DL


- Tổ chức các chương trình giáo dục môi trường, các hoạt động nhằm hạn chế sự suy thoái và bảo vệ phát triển các hệ sinh thái như không đốt, phá rừng, không khai thác bừa bãi tài nguyên rừng, tăng cường trồng cây xanh tại các điểm du lịch…một cách hệ thống và thường xuyên đặc biệt trong những ngày lễ hội. Có thể sử dụng các phương pháp giáo dục truyền thống như nhắc nhở trực tiếp khách DL, phát tờ rơi (với nội dung nhấn mạnh vai trò môi trường), tuyên truyền qua đài phát thanh.

- Tăng cường nghiên cứu, đo đạt các tài nguyên môi trường (môi trường đất, nước, không khí, rác thải…) tại các khu du lịch trọng điểm ở Thanh Hóa.

- Đầu tư xây dựng hệ thống nước sạch cho mùa khô để giảm thiểu các nhân tố gây ô nhiễm môi trường do thiếu nước sạch.

- Khuyến khích sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường như bao gói tự nhiên phân hủy. Nên khuyến khích những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ ở đây tham gia vào công tác bảo vệ môi trường. Chẳng hạn việc đề ra các nội quy về bảo vệ môi trường buộc những người làm dịch vụ ở đây đảm bảo vệ sinh những khu vực của mình buôn bán. Trên cơ sở này có thể áp dụng phạt hành chính đối với những trường hợp vi phạm.

- Thực hiện các hoạt động thu gom rác thải và xử lý chất thải: Tại các điểm du lịch, các khu dịch vụ, các điểm bến bãi đỗ xe cần bố trí các thùng chứa. Những ngày thường ít khách, khối lượng rác thải nhỏ, lực lượng lao động tự thu gom rác, phân loại vô cơ, hữu cơ rồi sau đó tập trung về trạm trung chuyển. Các ngày lễ hội chính, lượng rác thải lớn, lực lượng lao động phân loại và tập trung về các điểm thùng chứa rác, cuối ngày thu gom vận chuyển về khu xử lý rác hiện có của tỉnh.

- Xã hội hóa, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng, nhiều thành phần kinh tế trong công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. PTDLBV tại cộng đồng dân tộc ít người với các loại hình du lịch thích hợp.

- Tăng cường kiểm tra giám sát việc bảo vệ môi trường và tài nguyên, nghiêm cấm mọi hành vi làm ảnh hưởng đến tính bền vững về tài nguyên và môi trường du lịch của Thanh Hóa.

4.2.7. Tăng cư ng công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về phát triển du lịch bền vững

Với mục tiêu: đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự trị an, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, tình hình thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao chất lượng công tác thẩm định các cơ sở lưu trú; thực hiện nghiêm túc việc xét, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch theo đúng quy định


của pháp luật; đẩy mạnh việc giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật về du lịch; tổ chức quán triệt và chỉ đạo thực hiện các văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, của tỉnh cho các DN, xây dựng môi trường hoạt động kinh doanh lành mạnh, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch, cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu:

- Thứ nhất, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo đội ngũ lao động du lịch đáp ứng các tiêu chuẩn nghiệp vụ theo quy định; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong HĐDL; chỉ đạo, tổ chức các đoàn công tác liên ngành kiểm tra, giám sát HĐDL tại các khu, điểm du lịch, bãi tắm biển, các trung tâm thương mại mua sắm, các cơ sở lưu trú nhất là các dịp cao điểm, lễ hội, đảm bảo chấp hành nghiêm các quy định về giá; bảo đảm trật tự, an ninh, an toàn, ứng xử văn minh; bảo đảm vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc củng cố tổ chức bộ máy QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV phải đảm bảo việc tổ chức hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các DN trong việc chấp hành chính sách, pháp luật, các quy hoạch, kế hoạch PTDL; kiểm tra hoạt động của các ban quản lý các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh.

- Thứ hai, kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, chính sách của Nhà nước của Tỉnh có liên quan đến HĐDL. Kiểm tra các tiến độ hoạt động các dự án đầu tư trong lĩnh vực du lịch. Kiểm tra tính thực thi trong việc xây dựng, ban hành và phối hợp tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách PTDL của Tỉnh. Cần đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện các quy định của Chính phủ về tăng cường quản lý công tác trật tự an ninh, bảo vệ môi trường tại các điểm tham quan du lịch, thực hiện quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn Tỉnh.

- Thứ ba, tăng cường phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan để làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động KDDL. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính đa ngành và xã hội hoá cao, nên PTDL là việc làm với sự tham gia, phối hợp đồng bộ của các ngành, các cấp và cộng đồng. Vì vậy, cần tăng cường công tác phối hợp với các ban, ngành có liên quan để kiểm tra, giám sát HĐDL tại các địa phương nhất là vào các ngày nghỉ cuối tuần, ngày lễ tại các bến tàu, khu, điểm du lịch tập trung đông khách du lịch; giải quyết tình trạng cò mồi, tranh giành khách, ép giá, đeo bám, bán hàng không niêm yết giá, vệ sinh môi trường ô nhiễm,...

- Thứ tư, đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra. Trình tự, thủ tục thanh tra, kiểm tra phải được nghiên cứu và thiết kế lại một cách hết sức khoa học để làm sao


vừa đảm bảo được mục đích, yêu cầu thanh tra, kiểm tra, vừa có sự kết hợp, phối hợp với các cơ quan chức năng khác để tiến hành gọn nhẹ, không trùng lặp chồng chéo, giảm bớt thời gian, không gây phiền hà cho DN KDDL.

- Thứ năm, đào tạo, lựa chọn một đội ngũ những người làm công tác thanh tra, kiểm tra có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng được yêu cầu của công tác thanh tra, kiểm tra trong tình hình mới. Vấn đề này đòi hỏi người lãnh đạo quản lý và những người làm công tác thanh tra, kiểm tra phải thay đổi nhận thức về công tác thanh tra, kiểm tra. Năng lực của người cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra không đơn giản chỉ dừng lại ở kiến thức chuyên môn mà đòi hỏi phải có một sự hiểu biết toàn diện về tình hình phát triển KTXH và có quan điểm đúng đắn khi tiến hành thanh tra, kiểm tra để có thể đánh giá nhanh chóng, chính xác, khách quan bản chất của vấn đề được thanh tra, kiểm tra, tránh sự khô cứng, máy móc.

4.3. Kiến nghị

4.3.1. Đối với Chính phủ

- Cần nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường, nhận thức đúng đắn của người dân, khách du lịch và doanh nghiệp trong việc tham gia vào những HĐDL tại khu du lịch, tăng cường giữ gìn và bảo vệ môi trường du lịch.

- Đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ TNDL, tuyên truyền về quyền gắn với trách nhiệm của khách du lịch nhằm nâng cao ý thức tự giác của khách du lịch về bảo vệ TNDL, bảo vệ môi trường, ý thức tôn trọng cộng đồng, tôn trọng văn hóa bản địa. Hướng dẫn khách du lịch tự giác thực hiện các nội quy, quy chế, các bộ quy tắc ứng xử khi tham gia du lịch.

- Có chế tài xử phạt vi phạm đủ mạnh xử lý các trường hợp lợi dụng HĐDL để tổ chức, tham gia các tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.

4.3.2. Đối với Bộ Văn hóa, Thể thao và u lịch

- Phối kết hợp với những bộ ban ngành khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch. Hỗ trợ các cơ sở đào tạo du lịch Thanh Hóa được tiếp cận, hợp tác với các cơ sở đào tạo du lịch trong nước có ngành du lịch phát triển; kiện toàn đội ngũ cán bộ công chức làm công tác tham mưu về đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực.

- Tăng cường sự hợp tác, phối hợp giữa các Bộ, Ngành ở trung ương, giữa trung ương với địa phương nhằm đảm bảo thống nhất, hiệu quả trong việc triển khai các chủ trương, đường lối của Nhà nước trong PTDL.

4.3.3. Đối với các Bộ, ngành có liên quan khác

* Đối với Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức triển

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023