Kết Quả Khảo Sát Về Công Tác Quản Lý Bảo Tồn, Khai Thác Tndl Và Bảo Vệ Môi Trường


dẫn của điểm đến. Chính vì lẽ đó, công tác bảo vệ môi trường cần được đặt ra và nhìn nhận một cách nghiêm túc, thấu đáo, để có giải pháp phù hợp và hiệu quả.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 114 CBQL về du lịch và 196 DNDL về QLNN đối với công tác quản lý bảo tồn, khai thác TNDL và bảo vệ môi trường được thể hiện ở Hình 3.10:

Hình 3 10 Kết quả khảo sát về công tác quản lý bảo tồn khai thác TNDL và 1

Hình 3.10. Kết quả khảo sát về công tác quản lý bảo tồn, khai thác TNDL và bảo vệ môi trường

(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS, Phụ lục 6A)

Theo kết quả khảo sát, cho thấy các tiêu chí của nội dung QLNN đối với công tác công tác quản lý bảo tồn, khai thác TNDL và bảo vệ môi trường có GTTB 3,35/5,0 điểm, thấp nhất trong tất cả các nội dung QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV (Phụ lục 6A). Trong đó, chỉ có tiêu chí: “Các kế hoạch sử dụng nguồn tài nguyên đã gắn với bảo vệ nguồn TNDL” đạt GTTB ở mức khá 3,61/5,0 điểm, các tiêu chí còn lại đạt ở mức trung bình, bao gồm: “Chính sách bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch của địa phương rõ ràng, đầy đủ, đồng bội” chỉ đạt GTTB là 3,38 điểm; “Hoạt động kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch đã được thực hiện và đảm bảo đúng quy định” chỉ đạt 3,23 điểm và “Các hoạt động giảm chất thải, xử lý chất thải tự nhiên phát sinh từ HĐDL được thực hiện thường xuyên và hiệu quả” chỉ đạt 3,16/5,0 điểm (Phụ lục 6A). Kết quả khảo sát cho thấy, trong thới gian tới tỉnh Thanh Hóa cần có những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa các hoạt động kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm trong quá trình tạo ra và tiêu dùng sản phẩm du lịch, và cần thường xuyên thực hiện các hoạt động giảm chất thải, xử lý chất thải tự nhiên phát sinh từ HĐDL nhằm nâng cao hoạt động QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV.


3.2.7. Quản lý phát triển nguồn nhân lực (quy hoạch, đào tạo), ứng dụng khoa học và công nghệ trong phát triển du lịch

* Về tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Công tác quản lý về về tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực đã được tỉnh Thanh Hóa quan tâm tập trung chỉ đạo, nhiều đề án về phát triển nhân lực du lịch du lịch được xây dụng và triển khai như:

- Quyết định số 3173/QĐ-UBND ngày 11/09/2013 về việc phê duyệt “Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, với các dự án triển khai nhằm xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên chuyên nghiệp, được chứng nhận đạt trình độ nghề theo tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam; đảm bảo số lượng; hợp lý về cơ cấu như: (1) Đào tạo lại và bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các hướng dẫn viên, thuyết minh viên; (2) Hỗ trợ cho công tác thuyết minh tại các khu, điểm du lịch nhằm nâng cao chất lượng thuyết minh du lịch; và (3) Đầu tư trang thiết bị giảng dạy chuyên ngành nghiệp vụ hướng dẫn và nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ cho thuyết minh viên.

- Quyết định số 1358/QĐ-UBND ngày 27/04/2017 về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng quản trị DNDL theo mô hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2017-2020”, đề án đã góp phần: (1) Nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý cho quản trị viên doanh nghiệp lưu trú thông qua các chuyên đề cốt lõi nhất mà quản trị cấp chiến thuật đang thiếu hoặc chưa hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế; (2) Nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý cho quản trị viên khách sạn 3 sao trở lên thông qua các chuyên đề cốt lõi nhất mà quản trị đang thiếu hoặc chưa hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế; (3) Nâng cao năng lực chuyên môn, quản lý cho quản trị viên cấp trung thông qua các chuyên đề cốt lõi nhất mà quản trị cấp chiến thuật tại doanh nghiệp dịch vụ ăn uống đang thiếu hoặc chưa hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu quản trị theo tiêu chuẩn quốc tế; (4) Nâng cao năng lực quản lý cho quản trị viên cấp trung trong doanh nghiệp vận tải thông qua các chuyên đề cốt lõi như hành vi khách hàng, quản trị tài sản, thời gian cũng như kỹ năng xử lý tình huống trong vận hành quản trị; và (5) Nâng cao các kiến thức liên quan đến quản trị DNDL nhằm nâng cao chất lượng và kỹ năng điều hành doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, việc xây dựng và triển khai các đề án như: Đề án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Thanh Hóa đến năm 2020”; Đề án “Nâng cao chất lượng đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”; Đề án “Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng quản trị DNDL theo mô


hình chuẩn quốc tế giai đoạn 2017-2020”; Đề án “Liên kết đào tạo nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ lao động du lịch tại Thanh Hóa, một số địa phương trọng điểm PTDL như: Sầm Sơn, Tĩnh Gia, Hải Tiến đã chủ động tổ chức các lớp tập huấn nhằm nâng cao nhận thức về du lịch và ý thức trách nhiệm cho người lao động khi tham gia KDDL.

Giai đoạn 2016-2020, đã có 300 lượt cán bộ, công chức QLNN về du lịch cấp tỉnh được cử tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về du lịch do Tổng cục Du lịch, Ban Quản lý Dự án EU tổ chức. Cùng với đó, tỉnh đã tổ chức được 9 lớp bồi dưỡng du lịch cộng đồng tại các khu du lịch trọng điểm; 01 lớp tập huấn kỹ năng du lịch sinh thái vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên; 03 lớp bồi dưỡng về giao tiếp ứng xử cho học viên thuộc các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch, với gần 1.300 lượt học viên tham gia; tổ chức trên 40 lớp bồi dưỡng về du lịch cho hơn 4.800 lượt lao động du lịch trên địa bàn toàn tỉnh...

Trong những năm gần đây, hoạt động đào tạo nguồn nhân lực tại một số trường như: Đại học VHTT&DL, Đại học Hồng Đức, Trung cấp nghề Thương mại và Du lịch ngày càng có nhiều đổi mới. Đặc biệt chú trọng sự phối hợp với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, tăng thời lượng thực hành cho học viên. Nhiều sinh viên sau khi ra trường đã được các đơn vị, DNDL chủ động mời về làm việc và ký hợp đồng trực tiếp trong quá trình thực tập tại đơn vị hoặc ngay sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có một bộ phận không nhỏ sinh viên, học sinh sau khi tốt nghiệp phải đào tạo lại. Bởi, mặc dù có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, nhưng đội ngũ này lại khá hạn chế các kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống và nhất là khả năng ngoại ngữ.

Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa cần một lượng lớn lao động trực tiếp và gián tiếp, nhưng năng lực cung ứng của các cơ sở đào tạo du lịch trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được cả về mặt số lượng và chất lượng. HĐDL đang thu hút khoảng 35.000 lao động, trong đó có 26.400 lao động trực tiếp. Thực tế, nguồn lực này chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Bởi, trên địa bàn tỉnh hiện có 925 cơ sở lưu trú với 41.300 phòng và gần 100 doanh nghiệp lữ hành hoạt động, chưa kể các nhà hàng, khu vui chơi giải trí... Mỗi năm, ngành du lịch tỉnh cần khoảng 10.600 lao động, trong đó có khoảng 3.600 lao động trực tiếp. Tuy nhiên hàng năm, các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp trên địa bàn tỉnh chỉ cung cấp được khoảng 5.000 sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo về du lịch. Bên cạnh số lượng, chất lượng nguồn nhân lực cũng chưa được đảm bảo. Kết quả điều tra cho thấy, số lượng đào tạo trái ngành vẫn


còn khá nhiều, chiếm 17,3%. Một lượng lớn lao động đang làm việc tại các đơn vị KDDL được đào tạo từ nhiều cơ sở khác nhau không chuyên về du lịch…

*Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào du lịch

Cũng như những ngành kinh tế khác, để du lịch trở thành một ngành kinh tế chuyên nghiệp, hiện đại và bền vững, hoạt động nghiên cứu khoa học đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đào tạo và thực hiện hoạt động PTDL. Bên cạnh đó, thực tiễn đã chỉ ra, muốn một đất nước PTBVDL thì phải có trí tuệ và sức sáng tạo, các yếu tố này dựa trên các thành tựu, kết quả của công tác NCKH.

Hướng tới trở thành một trong những trọng điểm du lịch cả nước, bắt kịp xu thế phát triển HĐDL thông minh, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 115 ngày 3/5/2019 về việc “Triển khai thực hiện Đề án tổng thể ứng dụng CNTT trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh”. Việc triển khai thực hiện đề án nhằm cụ thể hoá các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại đề án tổng thể ứng dụng CNTT trong lĩnh vực du lịch giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025 của Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác QLNN; hỗ trợ DNDL kết nối, tuyên truyền giới thiệu sản phẩm và nâng cao chất lượng phục vụ; góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Thanh Hoá; xây dựng hệ thống dữ liệu, tạo dựng các kênh thông tin tuyên truyền nhằm hỗ trợ công tác QLNN về du lịch. Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, phát triển các ứng dụng trên thiết bị di động cung cấp cho khách du lịch tại các khu du lịch trọng điểm, trong đó có các thông tin về điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch, thuyết minh du lịch tự động; 100% các khu, điểm du lịch trọng điểm của tỉnh được lắp dựng hệ thống mạng internet không dây công cộng phục vụ khách du lịch; 100% máy tra cứu thông tin du lịch và dịch vụ được lắp tại các khu vực: Cảng Hàng không Thọ Xuân, Ga Thanh Hóa, Cửa khẩu Quốc tế Na Mèo và các khu du lịch trọng điểm.

Mặt khác, để tạo cơ sở pháp lý thúc đẩy ngành du lịch Thanh Hóa PTDL số, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản có liên quan, như Kế hoạch số 180/QĐ- UBND ngày 24-8-2020 của UBND tỉnh về “Ứng dụng và phát triển CNTT nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và sử dụng nguồn lực cơ sở vật chất, hạ tầng KTXH tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025”; Quyết định số 4216/QĐ-UBND ngày 6-10-2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về “Kế hoạch chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”.


Theo kế hoạch ứng dụng CNTT trong HĐDL, tỉnh Thanh Hóa cũng khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xã hội hóa các dự án liên quan. Cụ thể, đối với một số hạng mục như: Xây dựng ứng dụng trên thiết bị di động hỗ trợ khách du lịch tra cứu các thông tin: Chương trình, địa điểm tham quan, khách sạn, ẩm thực, văn hóa, lễ hội hay các sự kiện...; xây dựng nội dung, chủ đề, phát động các chiến dịch quảng bá du lịch Thanh Hóa qua mạng xã hội, hướng đến các thị trường mục tiêu cụ thể của du lịch Thanh Hóa; xây dựng phần mềm ứng dụng thuyết minh du lịch tự động qua thiết bị di động thông minh (chuyển đổi giọng nói giữa Tiếng Việt và các ngôn ngữ thông dụng khác như: Tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Pháp); phần mềm thực tế ảo tại các khu, điểm du lịch trọng điểm; Lắp dựng máy tra cứu thông tin về du lịch và dịch vụ tại các khu du lịch trọng điểm;...sẽ được triển khai thực hiện từ một phần kinh phí của ngân sách tỉnh, huyện và huy động nguồn vốn xã hội hoá.

Tuy nhiên, trên góc độ doanh nghiệp, việc triển khai ứng dụng CNTT bước đầu sẽ gặp một số khó khăn nếu không có sự hỗ trợ tích cực từ các bên liên quan. Để huy động sự vào cuộc của doanh nghiệp trong việc ứng dụng CNTT đạt hiệu quả thì cần sự triển khai cụ thể, tạo ra cơ chế chính sách thuận lợi về thủ tục, cùng với đó là chính sách cụ thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp khi đầu tư. Bên cạnh đó, không chỉ tại Thanh Hoá mà rất nhiều địa phương khác trong cả nước, rất ít DNDL lớn thực hiện đẩy mạnh ứng dụng CNTT. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có nhiều nguồn lực để ứng dụng CNTT vào HĐDL. Do đó, bước đầu tỉnh Thanh Hoá cần có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp để họ tiếp cận, ứng dụng CNTT bằng nhiều hình thức.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 114 CBQL về QLNN đối với công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực (quy hoạch, đào tạo), ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL được thể hiện ở Hình 3.11:

Hình 3 11 Kết quả khảo sát về công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực 2

Hình 3.11. Kết quả khảo sát về công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực, ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL

(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS, Phụ lục 6A)


Theo kết quả khảo sát, cho thấy các tiêu chí của “QLNN công tác quản lý phát triển nguồn nhân lực (quy hoạch, đào tạo), ứng dụng khoa học và công nghệ trong PTDL” có GTTB nằm trong khoảng từ 3,15 đến 3,57 điểm. GTTB của nội dung này chỉ đạt ở mức trung bình là 3,39/5,0 điểm (Phụ lục 6A). Tỷ lệ ý kiến đánh giá kém tập trung ở chỉ tiêu chất lượng nguồn nhân lực du lịch và chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và phát triển NNL du lịch. Cụ thể: các tiêu chí “Công tác tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực du lịch được duy trì và tăng cường qua các năm” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 3,56/5,0 điểm, xếp thứ 2 là tiêu chí: “Việc ứng dụng CNTT trong HĐDL tại Thanh Hóa đã được triển khai và thực hiện hiệu quả” đạt GTTB là 3,54/5,0 điểm. Hai tiêu chí: “Chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động đào tạo và phát triển NNL du lịch tại địa phương được thực hiện một cách đồng bộ, đầy đủ” “Mức độ đảm bảo của nguồn nhân lực cho hoạt động QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV”, được đánh giá thấp nhất, chỉ đạt GTTB lần lượt là 3,33 điểm và 3,15 điểm - mức trung bình (Phụ lục 6A).

Có thể thấy, trong thời gian qua, tỉnh Thanh Hóa đã và đang đẩy mạnh công tác xã hội hóa và hợp tác quốc tế, thu hút nguồn lực phát triển nguồn nhân lực du lịch. Đồng thời chú trọng đa dạng hóa các hình thức đào tạo, đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến trong đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về QLNN, quản trị doanh nghiệp và lao động nghề du lịch. Tuy nhiên, việc phát triển nguồn nhân lực du lịch còn nhiều hạn chế; đặc biệt là sự thiếu hụt lao động có tay nghề chuyên môn, năng lực quản lý trong ngành.

3.2.8. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong phát triển du lịch bền vững

Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra giám sát về hoạt động KDDL ở tỉnh Thanh Hóa được tăng cường. Sở VHTT&DL đã phối hợp với các ban ngành của tỉnh tiến hành điều tra, thẩm định và tái thẩm định các cơ sở lưu trú trong toàn tỉnh; kiểm tra hoạt động lữ hành nhằm phát hiện, xử lý các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành không đăng kí, lữ hành chui; kiểm tra hoạt động hướng dẫn viên du lịch và môi trường du lịch tại các điểm tham qua du lịch trên địa bàn tỉnh.

Công tác thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực du lịch được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm nhằm phát hiện, xử lý các vi phạm liên quan đến HĐDL theo quy định của pháp luật. Nội dung kiểm tra tập trung vào việc xử lý các vấn đề nổi cộm trong HĐDL như: Đăng ký thẩm định, xếp hạng và treo biển hạng cơ sở lưu trú du lịch; minh bạch về giá cả, niêm yết công khai, bán đúng giá, không


ép giá, ép khách... Ngoài ra, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh cũng thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành tiến hành kiểm tra các điều kiện, đón tiếp phục vụ khách tại các khu du lịch đặc biệt là các khu du lịch biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hòa, Suối cá Cẩm Lương (huyện cẩm Thuỷ)... nhằm chỉnh trang cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, chuẩn bị tốt các điều kiện về công tác cán hộ, cứu nạn, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường tại các khu du lịch biển.

Kết quả đạt được: trong giai đoạn 2016-2020 tỉnh đã kiểm tra trên 1.300 lượt cơ sở hoạt động KDDL trên các địa bàn trọng điểm về du lịch, xử phạt gần 600 cơ sở, với tổng số tiền trên 1,5 tỷ đồng. Đồng thời, thiết lập, duy trì 17 đường dây nóng tại 5 khu, điểm du lịch trọng điểm (gồm 8 đường dây nóng tại Khu Du lịch biển Sầm Sơn; 4 đường dây nóng tại huyện Quảng Xương; 3 đường dây nóng tại Hoằng Hóa; 1 đường dây nóng tại Hải Hòa và 1 đường dây nóng tại Thành Nhà Hồ). Riêng TP Sầm Sơn, đã tiếp nhận và giải quyết 1.687 cuộc gọi qua đường dây nóng. Nhờ đó, công tác QLNN về du lịch cấp tỉnh đã từng bước đi vào nền nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho HĐDL và KDDL trên địa bàn.

Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của 114 CBQL về du lịch và 196 DNDL về QLNN đối với công tác tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch được thể hiện ở Hình 3.12:

Hình 3 12 Kết quả khảo sát về công tác tổ chức việc kiểm tra thanh tra 3

Hình 3.12. Kết quả khảo sát về công tác tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về PTDLBV

(Nguồn: kết quả khảo sát của NCS, Phụ lục 6A)

Theo kết quả khảo sát, cho thấy các tiêu chí của nội dung QLNN đối với công tác tổ chức việc kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về PTDLBV có GTTB trong khoảng từ 3,36 đến 3,76. GTTB của nội dung này mặc dù đạt ở mức khá là 3,5 điểm (Phụ lục 6A). Cụ thể: tiêu chí: “Công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch được thực hiện thường xuyên, định kỳ” có GTTB đạt mức khá là 3,76 điểm, các tiêu chí còn lại đạt mức trung bình, bao gồm: “Nội dung thanh, kiểm tra, giám sát, xử lý sai phạm, khiếu nại khách quan và hợp lý” đạt 3,39/5,0 điểm và


“Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch được tiến hành đúng quy trình, đúng thời gian” chỉ đạt 3,36/5,0 điểm (Phụ lục 6A). Nguyên nhân là do công tác xử lý vi phạm pháp luật về du lịch trên địa bàn tỉnh còn chưa mạnh, thiếu kiên quyết, chưa dứt điểm, chưa nghiêm. Mặc dù, đã có quy định các đối tượng phải chấp hành/ tuân thủ chính sách pháp luật nhưng không ít các trường hợp khi phát hiện vi phạm chỉ xử phạt hành chính với khoản tiền phạt không lớn và sau đó áp dụng biện pháp duy nhất là nhắc nhở mà chưa có chế tài cụ thể đủ mạnh để xử lý.

3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững

Để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, NCS đã thực hiện việc khảo sát lấy ý kiến của 310 CBQL về du lịch và DNDL. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV

Yếu tố

Cỡ mẫu

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

GTTB

Std.

Deviation

Đánh giá

Yếu tố khách quan

KTXH

310

1

5

4.27

0.803

Rất ảnh hưởng

TNDL

310

1

5

4.33

0.742

Rất ảnh hưởng

DLPT

310

1

5

4.01

0.833

Ảnh hưởng

YTTN

310

1

5

3.47

1.216

Ảnh hưởng

GTTB

4.02

0.899

Ảnh hưởng

Yếu tố chủ quan

NL

310

1

5

3.54

1.087

Ảnh hưởng

CSHT

310

1

5

3.48

1.384

Ảnh hưởng

GTTB

3.51

1.236

Ảnh hưởng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.

(Nguồn: NCS khảo sát, tổng hợp và đánh giá – Phụ lục 6B)

Từ kết quả bảng 3.4, cho thấy nhóm yếu tố khách quan có ảnh hưởng lớn hơn cả tới QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV. Cụ thể:

Theo kết quả điều tra, yếu tố “Tài nguyên du lịch” (TNDL) được các đối tượng điều tra đánh giá là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất đến QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, với điểm trung bình đạt 4.33/5,0 điểm – mức 1- mức rất ảnh hưởng. Có thể nói: Thanh Hóa là một trong những tỉnh được đánh giá có tiềm năng phát triển du lịch mạnh của cả nước với hệ thống tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng. Tài nguyên thiên nhiên phong phú với hệ thống đất đai, sông ngòi, biển đảo, hang động kỳ vĩ là tiền đề cho phát triển du lịch như Thanh Hóa. Với tiềm năng về tài nguyên du lịch và lợi thế so sánh cùng với những cơ hội phát triển, Thanh Hóa

Xem tất cả 244 trang.

Ngày đăng: 30/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí