Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 22


khai các dự án ưu tiên đầu tư gắn với quy hoạch PTDL Thanh Hóa đến năm 2025. Đẩy mạnh công tác đầu tư PTDL đã được phê duyệt và các DN đăng ký KDDL; hướng dẫn và phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư du lịch; Bố trí một phần kinh phí hội nhập cho hoạt động xúc tiến du lịch.

*Đối với Sở Tài chính: Phối hợp cùng Sở VHTT&DL, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch tài chính nhằm thực hiện chương trình PTDL của tỉnh cũng như bố trí nguồn vốn ngân sách hợp lý đầu tư cho PTDL. Đặc biệt quan tâm bố trí kinh phí quảng bá - xúc tiến du lịch cho giai đoạn đến năm 2025.

* Sở Thông tin và Truyền thông: Hiện đại hóa hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống CNTT, đồng thời hỗ trợ tỉnh Thanh Hóa thiết lập hệ thống viễn thông, CNTT tiến tiến, hỗ trợ truyền thông các chương trình quảng bá DL cấp quốc gia, cấp vùng miền, cấp địa phương Thanh Hóa.

* Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở VHTT&DL các chương trình đào tạo, tập huấn nghề nghiệp khai thác dịch vụ du lịch cho lao động nông thôn tại những huyện, xã nằm trong quy hoạch PTDL Thanh Hóa.

* Sở Tài nguyên và Môi trường: Ban hành các chính sách, văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương và tỉnh Thanh Hóa về ứng phó với biến đổi khí hậu, sự nóng dần lên của toàn cầu; nghiên cứu bài học kinh nghiệm các nước có đặc thù giống Việt Nam và áp dụng các biện pháp bảo vệ TNDL trước các biến đổi khí hậu.

* Đối với Công an tỉnh: Hướng dẫn các cơ quan QLNN về du lịch ở địa phương,... trong việc đảm bảo an toàn cho khách lưu trú và an ninh trật tự xã hội.

* Đối với Sở Giao thông Công chính: Có giải pháp tối ưu hỗ trợ các phương tiện giao thông hoạt động trên các tuyến du lịch trong và ngoài tỉnh. Phối hợp với Sở Du lịch xây dựng các điểm dừng chân cho khách du lịch trên quốc lộ có cung đường dài, lưu lượng khách du lịch lớn và thường xuyên nâng cấp, cải tạo các điều kiện cơ sở hạ tầng đến các khu, điểm DL để khách du lịch đi lại dễ dàng, thuận tiện.

Tiểu kết chương 4

Trong chương 4, tác giả đã khái quát bối cảnh PTDL của Việt Nam hiện nay, cũng đã phân tích các quan điểm, định hướng tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV làm căn cứ để tác giả đề xuất 07 nhóm giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, các giải pháp được đề xuất bao gồm: (1) Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý, hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với PTDLBV; (2) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác trong phát triển thị trường du lịch của tỉnh Thanh Hóa; (3) Tăng cường phối hợp liên ngành; (4) Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, thúc đẩy áp dụng đồng bộ công nghệ trong HĐDL và quản lý du lịch; (5) Đẩy mạnh công tác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 244 trang tài liệu này.


tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch; (6) Tăng cường QLNN về bảo vệ TNDL, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm và (7) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về PTDLBV.

Quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với phát triển du lịch bền vững - 22

Ngoài ra, trong chương này, tác giả cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan đến QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV. Các kiến nghị này sẽ góp phần tăng cường hiệu quả QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV trong thời gian tới.


KẾT LUẬN

PTDLBV là xu thế phát triển tất yếu, khách quan của du lịch đang được các nước trên thế giới quan tâm nhằm không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại mà còn cho cả tương lai. PTDL theo hướng bền vững, có nghĩa là về mặt sinh thái phải được đảm bảo lâu dài, đồng thời có hiệu quả về mặt kinh tế và đảm bảo công bằng xã hội. Muốn PTDL một cách bền vững, thì hệ thống các chính sách, môi trường pháp lý phải luôn được đảm bảo thông thoáng, minh bạch và ổn định, một trật tự xã hội được tôn trọng.

Với mục tiêu của luận án là: cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, phân tích thực trạng QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV để làm cơ sở đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV. Bằng phương pháp định tính và định lượng, luận án đã thực hiện được mục tiêu là đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV. Với mục tiêu đã nêu, trên cơ sở kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu trước đây, luận án đã nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:

Một là, về mặt lý luận, luận án làm sáng tỏ các nội dung: (1) khái niệm QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, vai trò, đặc điểm, các tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV; (2) Xây dựng được khung lý thuyết về nội dung và hệ thống tiêu chí đánh giá QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV và sử dụng để khảo sát, làm cơ sở cho việc phân tích và đánh giá thực trạng QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV; (3) Xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV; (4) Luận án đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV.

Hai là, về mặt thực tiễn: (1) Luận án đã rút ra được những bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thanh Hóa trong QLNN về PTDLBV thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm QLNN về PTDLBV ở một số địa phương trong và ngoài nước có đặc điểm tương đồng; (2) Luận án đã đánh giá được thực trạng PTDLBV của tỉnh Thanh Hóa theo 03 góc độ: kinh tế, xã hội và môi trường thông qua các số liệu thứ cấp và kết quả khảo sát cộng đồng địa phương và khách du lịch; (3) Thông qua kết quả khảo sát các cơ quan QLNN về du lịch và các DNDL, luận án đã đánh giá được thực trạng nội dung QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV thông qua 04 nhóm tiêu chí đánh giá: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững;

(4) Phân tích được tình hình các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV thông qua kết quả khảo sát các cơ quan QLNN về du lịch và các DNDL.


Ba là, bám sát các quan điểm, định hướng tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, tác giả đã đề xuất 07 nhóm giải pháp: 1) Nâng cao năng lực đội ngũ quản lý, hoàn thiện tổ chức bộ máy QLNN đối với PTDLBV; (2) Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến du lịch, liên kết hợp tác trong phát triển thị trường du lịch của tỉnh Thanh Hóa; (3) Tăng cường phối hợp liên ngành; (4) Nâng cao chất lượng nhân lực du lịch, thúc đẩy áp dụng đồng bộ công nghệ trong HĐDL và quản lý du lịch;

(5) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và khách du lịch; (6) Tăng cường QLNN về bảo vệ TNDL, bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm và (7) Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về PTDLBV. Bên cạnh các giải pháp, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị đối với Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan nhằm tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV trong thời gian tới.

Với các kết quả đạt được như đã nêu trên, thì nội dung luận án đã hoàn thành tất cả mục tiêu nghiên cứu và trả lời đầy đủ các câu hỏi nghiên cứu của luận án.

- Trong quá trình nghiên cứu, NCS đã thu thập và xử lý tài liệu, số liệu sơ cấp, thứ cấp; tham khảo ý kiến; đồng thời có những khảo sát chuyên gia, các nhà khoa học, nhà quản lý, trao đổi ý kiến để làm sáng tỏ các quan điểm nghiên cứu liên quan đến PTDLBV của địa phương cấp tỉnh. Tuy nhiên, có những vấn đề, nội dung tác giả chưa thực sự nghiên cứu trọn vẹn hoặc cần có thêm nhiều thời gian để thực tiễn kiểm nghiệm. Bên cạnh đó, phạm vi nghiên cứu của luận án mới chỉ dừng lại ở tỉnh Thanh Hóa, do đó, cần có thêm nhiều nghiên cứu ở phạm vi rộng hơn như khu vực Bắc Trung Bộ... để kết quả nghiên cứu mang tính tổng quát hơn.

- Trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án, với đặc trưng ảnh hưởng của nhiều yếu tố tới QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV, nên việc thu thập dữ liệu sơ cấp chưa được đầy đủ, một số dữ liệu thiếu tính cập nhật, mặt khác, động cơ trả lời khảo sát của đối tượng nghiên cứu có sai lệch, hạn chế về tiếp cận dữ liệu, có thể đã làm ảnh hưởng một phần đến kết quả nghiên cứu của đề tài.

- Việc thực hiện khảo sát số lượng cộng đồng địa phương và khách du lịch trong nghiên cứu còn khá ít, số lượng phiếu khảo sát đã phát ra dành cho cộng đồng dân cư và cho khách du lịch đang còn hạn chế, nên kết quả nghiên cứu chưa mang tính đại diện cao. Do đó, các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai cần được khảo sát với số lượng nhiều hơn đối với cộng đồng dân cư và khách du lịch.

- Ngoài các yếu tố tác động đến QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV đã được nghiên cứu trong luận án, vẫn còn có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng tới QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với PTDLBV chưa được xem xét đến như: Sự phát triển của khoa học - công nghệ; Nhu cầu của khách du lịch; Bối cảnh


và xu hướng phát triển du lịch; Sự hài lòng của người dân địa phương và khách du lịch…vấn đề này mở ra những hướng nghiên cứu mới cho các nghiên cứu tiếp theo.

Qua kết quả nghiên cứu, tác giả luận án rất mong muốn đóng góp một phần nhỏ vào việc tăng cường QLNN của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song chủ đề nghiên cứu tương đối rộng, kinh nghiệm nghiên cứu của NCS có hạn nên kết quả nghiên cứu chắc chắn còn thiếu sót, tác giả kính mong nhận được ý kiến góp ý của các giảng viên, các nhà khoa học, đồng nghiệp... để NCS có thể phát triển các nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.

Xin trân trọng cảm ơn!


DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

LUẬN ÁN


1. Lê Thị Bình, Nguyễn Minh Ngọc (2018), Các yếu tố ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư PTDL tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái bình dương, Số 567 – tháng 10 năm 2018.

2. Lê Thị Bình, Nguyễn Minh Ngọc (2018), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thị trường du lịch tỉnh Thanh Hóa, Tạp chí Kinh tế dự báo, Số 34 tháng 12/2018.

3. Lê Thị Bình (2019), PTDL tỉnh Thanh Hóa thành ngành kinh tế mũi nhọn đến năm 2030, Tạp Chí Tài chính, Số 704, Kỳ 1 – Tháng 05/2019.

4. Lê Hoằng Bá Huyền, Lê Thị Bình (2020), Impact of Destination Image and Satisfaction on Tourist Loyalty: Mountain Destinations in Thanh Hoa Province, Vietnam, Journal of Asian Finance, Economics and Business (JAFEB), Volume 7 Issue 4.

5. Lê Thị Bình (2020), Thực trạng quản lý nhà nước của tỉnh Thanh Hóa đối với PTDLBV, Tạp chí Kinh tế Châu Á- Thái bình dương, Số 573– tháng 09 năm 2020.

6. Nguyễn Thị Tú, Lê Thị Bình (2020), Tăng cường QLNN đối với PTDLBV tỉnh Thanh Hóa, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: QTKD và Marketing định hướng PTBV, Tháng 12 năm 2020, ISBN: 978-604-946-926-8.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Phạm Quế Anh (2016), PTBVDL vùng Duyên hải Đông Bắc trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Luận án tiến sĩ, Học viện Khoa học Xã hội.

2. Bộ công cụ du lịch có trách nhiệm tại Việt Nam (2013), Chương trình phát triển năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội.

3. Bộ Chính trị (2011), Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020, số 08-NQ/TW, ngày 01/12/2011.

4. Phạm Đức Chính (2020), ‘Định hướng đổi mới quản lý nhà nước vì mục tiêu phát triển kinh tế du lịch bền vững’, tạp chí quản lý nhà nước, truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2020, <https://www.quanlynhanuoc.vn>.

5. Chính phủ (2015), Nghị định quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường, số 18/2015/NĐ-CP, ngày 14/02/2015.

6. Chính phủ (2004), Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam.

7. Lê Chí Công (2013), '‘Luận bàn về quan điểm PTDLBV và không bền vững’, Kỷ yếu hội thảo khoa học PTBVDL biển Nha Trang - Khánh Hòa, Trường Đại học Nha Trang, Nha Trang, tr.3-5.

8. Lê Chí Công (2015), “Xây dựng tiêu chí đánh giá du lịch bền vững: Nghiên cứu điển hình tại thành phố Nha Trang”, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, số 217, tr.56-64.

9. Cục thống kê Thanh Hóa (2016), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2016.

10. Cục thống kê Thanh Hóa (2017), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2017.

11. Cục thống kê Thanh Hóa (2018), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2018.

12. Cục thống kê Thanh Hóa (2019), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2019.

13. Cục thống kê Thanh Hóa (2020), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa năm 2020.

14. Nguyễn Mạnh Cường (2015), Vai trò của chính quyền địa phương cấp tỉnh trong PTDLBV Ninh Bình, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.


15. Trần Tiến Dũng (2006), PTBVDL Phong Nha - Kẻ Bàng, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, Hà Nội.

16. Nguyễn Dũng (2012), “Hoạt động quản lý nhà nước về du lịch năm 2012”, truy cập ngày 16/6/2019, <http://vinhphuc.tourism.vn>.

17. Nguyễn Anh Dũng (2017), Bàn về nguyên tắc PTBV của ngành Du lịch Việt Nam, Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 16 tháng 04 năm 2020,

<http://tapchitaichinh.vn>.

18. Nguyễn Anh Dũng (2019) “PTBVDL Ninh Bình trong điều kiện hiện nay”, Luận án Tiến sĩ, Đại học Thương mại.

19. Đại học Thương mại, Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng, Đại học Nam Hoa (Đài Loan) (2016), "Phát triển du lịch bền vững khu vực duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế, Đà Nẵng.

20. Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2010-2015.

21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

XI. H. NXB Chính trị quốc gia.

22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, tr.272.

23. Huỳnh Văn Đặng (2018), Phát triển kinh tế biến theo hướng bền vững tại tỉnh Bình Định, Luận án tiến sĩ, Đại học Thương mại.

24. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (chủ biên) (2006), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nxb Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

25. Vũ Văn Đông (2014), PTDLBV Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

26. Nguyễn Thế Đồng (2015), Bảo vệ môi trường và PTDLBV, Tạp chí Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, truy cập ngày 15/04/2020,

<http://tapchimoitruong.vn>.

27. Nguyễn Minh Đức (2006), ‘Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch’, Báo điện tử tạp chí du lịch, truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2019,

<http://vtr.org.vn>.

28. Nguyễn Minh Đức (2007), QLNN đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

29. Nguyễn Thị Linh Giang (2019), ‘PTDLBV tại thành phố Đà Nẵng’, tạp chí QLNN, truy cập ngày 16/09/2020, < https://www.quanlynhanuoc.vn>.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/03/2023