pháp luật chưa được quan tâm đúng mức. Việc phát hiện xử lý những vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này còn hạn chế... Những điều đó đang cản trở đến sự phát triển du lịch của Lào nói riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung...
Để khắc phục những hạn chế, bất cập trên đây, đòi hỏi phải có những công trình khoa học nghiên cứu bài bản và tương đối toàn diện cả lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước trong lĩnh vực du lịch nói chung và quản lý nhà nước bằng pháp luật với hoạt động du lịch ở Lào nói riêng là rất cần thiết và cấp bách.
Xuất phát từ những lý do trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào" để nghiên cứu và viết Luận án Tiến sĩ luật học chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Đây là đề tài mang tính cấp thiết, không những về lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
- Mục đích của luận án
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào, luận án đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Lào đến năm 2020.
- Nhiệm vụ nghiên cứu luận án:
Để đạt được mục tiêu nêu trên, luận án có nhiệm vụ:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 1
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Du Lịch
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Pháp Luật Và Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luât Về Du Lịch
- Khái Niệm, Đặc Điểm Và Vai Trò Của Quản Lý Nhà Nước Bằng Pháp Luật Đối Với Hoạt Động Du Lịch Ở Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, trong đó tập trung nghiên cứu khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, nhằm xác định nội hàm và rút ra những đặc điểm của nó, đồng thời xác định vai trò, nội dung và các điều kiện đảm bảo quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch.
- Trên cơ sở nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du ở một số nước trên thế giới, luận án rút ra một số giá trị tham khảo cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
- Nghiên cứu thực trạng về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, trong đó đi sâu nghiên cứu các nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, từ đó chỉ ra ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào từ năm 2005 đến 2015.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp nhằm bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án:
Luận án được nghiên cứu dưới góc độ lý luận về lịch sử nhà nước và pháp luật. Tập trung luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Quản lý nhà nước bằng pháp luật có nhiều nội dung khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực trạng và đề xuất giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông qua ba nội dung: Xây dựng pháp luật về du lịch; tổ chức thực hiện pháp luật về du lịch và phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
+ Về không gian: Giới hạn nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch chủ yếu là trong phạm vi cả nước Lào. Còn nghiên cứu kinh nghiệm một số nước trên thế giới chủ yếu là qua tài liệu đã được công bố.
+ Về thời gian: Giới hạn thời gian nghiên cứu của luận án là nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển pháp luật du lịch từ 1986 đến 2015. Đánh giá thực
trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch và đề xuất giải pháp từ 2005 đến 2020.
4. Cơ sở lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Về cơ sở lý luận:
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm đường lối chính sách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào về quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch, tiếp thu có chọn lọc những giá trị lý luận có tính phổ biến và những yếu tố hợp lý trong các tư tưởng, học thuyết về hoạt động du lịch trên thế giới; những kết quả nghiên cứu có giá trị đương đại đã được công bố trong những thập niên gần đây ở một số nước, trong đó có Việt Nam, đối chiếu, so sánh với điều kiện thực tiễn của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào để phân tích, luận chứng và đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Về phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu đó là: Phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử và logic… Những phương pháp này được dùng để nghiên cứu phù hợp với những nội dung cụ thể như sau:
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được dùng để nghiên cứu những vấn đề lý luận ở chương 2, đánh giá khái quát kết quả nghiên cứu ở chương 3, quan điểm và những giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở chương 4 và luận án dùng để rút ra những kết luận của các chương.
- Phương pháp so sánh được dùng để để giải quyết các nội dung tổng quan tình hình nghiên cứu và chủ yếu là phân tích thực trạng trong quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở chương 3 của Luận án.
- Phương pháp lịch sử và lô gíc được sử dụng trong quá trình hình thành và phát triển, thực trạng quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ở chương 2 và chương 3.
5. Những đóng góp mới của luận án
Luận án là công trình khoa học chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu tương đối có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào". Vì vậy, có một số đóng góp khoa học mới sau:
- Luận án đưa ra được khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch là phương thức nhà nước sử dụng pháp luật tác động vào đối tượng hoạt động du lịch để định hướng cho hoạt động này vận động và phát triển đạt đến mục tiêu xác định. Đồng thời luận án đã chỉ ra được các đặc điểm và xác định được các nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Luận án đã chỉ ra được kết quả và hạn chế cũng như nguyên nhân của thực trạng hệ thống pháp luật; tổ chức thực hiện pháp luật và phát hiện, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Luận án đề xuất hệ thống giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm hoàn thiện pháp luật về du lịch; các giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật và xử lý vi phạm pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Thông qua những kết quả nghiên cứu và kiến nghị của luận án, tác giả mong muốn đóng góp phần của mình vào việc làm phong phú thêm tri thức lý luận nhà nước và pháp luật và lý luận về quản lý, góp phần nâng cao nhận thức lý luận về vai trò, giá trị của nhà nước và pháp luật đối với đời sống kinh tế nói chung và hoạt động du lịch tại nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào nói riêng.
Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giải dạy về vấn đề liên quan đến việc quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến luận án và danh mụch tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
Chương 1
TỔNG QUANTÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Quản lý nhà nước bằng pháp luật nói chung là vấn đề khá phức tạp, có ý nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn. Do vậy, trong những năm gần đây, nhất là từ khi Đảng nhân dân cách mạng Lào đã quyết định quá trình đổi mới toàn diện, và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, vấn đề này luôn được sự quan tâm, chú ý nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những công trình nghiên cứu đã được công bố cũng đã đề cập quản lý nhà nước, quản lý nhà nước bằng pháp luật dưới nhiều góc độ khác nhau và trên từng lĩnh vực cụ thể. Có thể nhận thấy các công trình này tập trung chủ yếu các nhóm vấn đề.
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
1.1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch
Luận văn thạc sĩ của Phonemany Soukhathammavong, “Phát triển du lịch sinh thái tại Lào, một số nghiên cứu tại tỉnh Khăm Muân” [71, tr.1-5], đã làm sáng tỏ các vấn đề sau đây:
+ Đưa ra nội dung nền tảng để xây dựng kế hoạch và kế hoạch hành động ngắn hạn và trung hạn cho sự phát triển và quảng bá du lịch trong quản lý du lịch vĩ mô, quy hoạch phát triển du lịch, kinh doanh du lịch và quản lý hoạt động, xúc tiến quảng cáo và tiếp thị du lịch, phát triển nguồn nhân lực về ngành du lịch.
+ Đưa ra phương hướng giải quyết nguyên tắc hướng dẫn du lịch sinh thái tại Lào như:
- Giảm thiểu tác động tiêu cực về thiên nhiên và văn hoá Lào.
- Tối đa hoá lợi ích kinh tế cho nền kinh tế quốc gia Lào đặc biệt là các doanh nghiệp địa phương và người dân sống trong và xung quanh mạng lưới các khu bảo tồn.
- Nhấn mạnh sự cần thiết của du lịch quy hoạch, kế hoạch quản lý truy cập cho các trang website sẽ được phát triển như khu sinh thái.
Luận văn đã góp phần làm rõ một số nhận thức chung về môi trường tạo ra lợi ích kép: làm giảm rò rỉ bằng cách khuyến khích sử dụng dịch vụ sản phẩm địa phương, và giảm chất thải, rác thải, và suy thoái môi trường. Các giải pháp phát triển du lịch sinh thái cộng đồng trên địa bàn tỉnh Khăm Muân, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Su Căn bútthavông, “Kinh tế du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào” [61, tr.1-5], trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế du lịch, phân tích thực trạng vai trò của kinh tế du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và kinh nghiệm phát triển kinh tế du lịch ở một số địa phương của CHDCND Lào và kinh nghiệm của nước ngoài. Đề tài đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản để phát triển kinh tế du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào trong những năm tới. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá những kết quả và những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh tế du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Hum Phăn phưapasít, “Phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Luâng Pha Băng trong giai đọan hiện nay”. [37, tr.1-6], Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, (Hà Nội 2008). Luận văn nghiên cứu một số vấn đề chung về phát triển du lịch ở nước CHDCND Lào. Trên cơ sở đó, luận văn đánh giá thực trạng phát triển du lịch ở tỉnh Luâng Pha Băng của Lào, các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh tác động đến du lịch. Trên cơ sở đó luận văn đánh giá những kết quả đã đạt được trong những năm vừa qua, luận văn đã góp phần xây dựng khái niệm và chỉ ra những đặc điểm và vai trò của du lịch trong phát triển kinh tế-xã hội, ngoài ra, luận văn còn đưa ra phương pháp quản lý nhà nước đối với du lịch như: Quản lý nhà nước đối với hướng dẫn viên, quản lý nhà nước đối với cảnh quan môi trường, quản lý nhà nước đối với bảo tồn di tích và giữ gìn bản sắc văn hoá và đưa ra những quan điểm có tính định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển du lịch ở tỉnh Luâng Pha Băng trong các giai đoạn hiện nay.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Soun Manivông, “Phát triển du lịch dân cư ở nước CHDCND Lào”, [60, tr.1-3] Luận văn đã trình bày vai trò, tầm quan trọng của công tác phát triển du lịch dân cư hiện nay và những năm tiếp theo với việc tổ chức thực hiện trong thời gian qua, cho thấy được những tiềm năng vốn có, cơ hội, thách thức và các vấn đề đã đạt ra, tìm ra những phương pháp để giải quyết. Luận văn đã đề ra và triển khai kế hoạch phát triển du lịch dân cư, phân phối thu nhập cho các dân tộc ở địa phương và góp phần cho việc phát triển kinh tế-xã hội của quốc gia, tìm ra phương hướng và phương pháp để nâng cao chất lượng của ngành du lịch, đặc biệt là du lịch dân cư với sự tham gia đóng góp của cộng đồng dân cư, đồng thời, mở rộng phát triển du lịch từ thành phố đến địa phương. Tác giả còn đóng góp kinh nghiệm và khả năng của mình trong việc đề ra kế hoạch và chương trình phát triển du lịch dân cư để làm cho sản phẩm du lịch có chất lượng cao và bền vững.
Các bài báo, tạp chí khoa học
Tạp chí Du lịch Mương Lào, “Pháp Luật về du lịch có sự quan trọng nhất đối với việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào”. [62, tr.18-19], Nội dung bài đã giới thiệu về mục đích, mục đích của pháp luật về du lịch trong việc phát triển và khuyến khích du lịch của Lào, Pháp luật Du lịch đã rút ra kinh nghiệm từ nước ngoài và các ý kiến nhà chuyên gia, khoa học nhất là kinh nghiệm về tổ chức thực hiện Pháp luật Du lịch, trong bài viết đã đưa phân tích về việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về ngành du lịch, hướng dẫn các đơn vị cá nhân trong xã hội góp phần vào việc khuyến khích và phát triển du lịch tại Lào.
Tạp chí Khoa học – xã hội quốc gia Lào: “Một số ảnh hưởng của du lịch tác động đến kinh tế văn hóa - xã hội và môi trường của Lào”. [63, tr.43-49], Nội dung của bài viết đã phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của du lịch tác động đến kinh tế văn hoá - xã hội và môi trường ở CHDCND Lào, trong đó đã đề ra những phương pháp để giải quyết những mặt hạn chế các ảnh hưởng đó mà nó có thể tác động đến đến kinh tế văn hoá - xã hội và môi trường ở CHDCND Lào, vấn đề đã nêu trên chưa được nghiên cứu một cách khoa học, chỉ được quy định trong bài tổng kết và kế hoạch hoặc chiến lược về phát triển du lịch và các tài liệu khác có liên quan. Trong những năm tiếp theo phải có những yêu cầu cần thiết trong công
tác nghiên cứu đó nhằm để khuyến khích du lịch, đồng thời, cũng phải tìm ra phương pháp giải quyết về mặt trái của nó để làm cho ngành du lịch trở thành bộ phần chủ yếu trong phát triển kinh tế - xã hội và môi trường bền vững.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước và quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Sa Năn siphaphômmachăn, “Quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc”, [57, tr.2-3] Luân văn đề cập:
- Tổng kết lại các lý thuyết về quản lý du lịch theo hướng hội nhập.
- Nghiên cứu, trình bày và đánh giá thực trạng về quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc trong thời gian qua.
- Nghiên cứu sâu sắc, tập trung kiến nghị phương hướng và các phương pháp chủ yếu để giải quyết các vấn đề còn hạn chế, thúc đẩy hoạt động quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc đạt hiệu quả cao.
- Luận văn nghiên cứu sâu và làm rõ hơn về quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc. Luận văn còn đưa ra kinh nghiệm của nước ngoài về quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng, trong đó có kinh nghiệm của Việt Nam, luận văn đã nghiên cứu sâu vào phương pháp chủ yếu để giải quyết những mặt còn hạn chế và những cấn đề đặt ra và đẩy mạnh hoạt động quản lý du lịch theo hướng hội nhập với các nước láng giềng ở tỉnh Chăm Pa Sắc đạt hiệu quả cao hơn.
Luận văn thạc sĩ kinh tế của Boun sôm Khunmany, “Quản lý du lịch trong điều kiện kinh tế thị trưởng ở tỉnh Luân Pha Băng”. [21, tr.1-3], Luận văn đã phân tích các vấn đề cơ bản lý thuyết về du lịch, đặc biệt là vai trò và sự cần thiết của công tác quản lý du lịch trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước CHDCND Lào nói chung và ở tỉnh Luâng Pha Băng nói riêng. Đưa ra những thực trạng của ngành du lịch ở tỉnh Luâng Pha Băng trong những năm vừa qua, đặc biệt là sau khi Đảng Nhân dân cách mạng Lào thực hiện con đường đổi mới toàn diện, luận văn đã đề ra một số vấn đề nổi bật và một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết nghiên cứu trong những năm tiếp theo. Tác giả còn đề ra một số trình bày mang tính cụ thể nhằm để củng cố và nâng cao công tác quản lý du lịch trong điều kiện kinh tế thị trưởng ở