Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Liên Quan Đến Du Lịch


tỉnh Luâng Pha Băng, tạo ra cơ sở kỹ thuật và môi trường thuận lợi để khuyến khích và quản lý du lịch, bổ sung sửa đổi các văn bản pháp luật liên quan đến quản lý du lịch, tăng cường vai trò chỉ đạo của lãnh đạo đảng ủy tỉnh đối với ngành du lịch.

Luận văn thạc sĩ của Xin Thạ Lay Chănthạphone, “Tăng cường đảm bảo an toàn khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn”, [93, tr.3-4] Luận văn đã đề cập nhiệm vụ vai trò của cảnh sát du lịch để ủng hộ được nhu cầu của việc bảo vệ trật tự an ninh trong thời kỳ mới, đảm bảo cho công tác tổ chức thực hiện con đường đổi mới của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, cũng như tổ chức triển khai các văn kiện của Đại hội

IX. Luận văn phân tích về lý thuyết các nội dung và hoạt động của công tác tăng cường bảo vệ an toàn cho khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn, thấy được quan điểm cơ bản của Đảng về quản lý khách du lịch, văn bản pháp luật của Nhà nước gắn liền với công việc bảo vệ khách du lịch. Luận văn đưa ra đánh giá công tác tổ chức thực hiện vấn đề bảo vệ an toàn khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn trong những năm qua và đề ra kế hoạch giải pháp trong những năm tiếp theo đảm bảo cho ngành du lịch có sự phát triển cao. Luận văn tập trung nghiên cứu giải quyết vấn đề tăng cường quản lý khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn có trật tự an toàn phù hợp với thời kỳ mới. Luận văn còn nghiên cứu tìm ra những phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường sức mạnh bảo vệ an toàn cho khách du lịch ở Thủ đô Viêng Chăn.

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI

1.2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

1.2.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu liên quan đến du lịch

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới góc độ và cấp độ khác nhau. Hiện nay, ở nhiều nước trên thế giới cũng đã có công trình nghiên cứu và tổng kết rút ra được bài học quý báu. Mặt khác, với đặc điểm của một ngành kinh tế có tính chất liên ngành, việc hình thành một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, có tính toàn diện, đồng bộ, hợp lý và khả thi để nhà nước quản lý hoạt động du lịch là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có quá trình nghiên cứu sâu sắc và toàn diện. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu, công bố trên các sách chuyên khảo, luận án, luận văn, bài báo và Tạp chí, đã được nhiều nhà lý luận, nhà khoa học, nhà quản lý quan


tâm nghiên cứu. Đến hiện nay, có thể tổng quan tình hình nghiên cứu ở Việt Nam và một số công trình nghiên cứu ở Thái Lan và Trung Quốc như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 186 trang tài liệu này.

a) Đề tài khoa học chủ yếu có liên quan

Đề tài khoa học: Lê Tuấn Anh (chủ nhiệm), cơ quan tại: Trung tâm thông tin du lịch, “Đánh giá thực trạng, định hướng xây dựng Chiến lược phát triển công nghệ thông tin trong ngành Du lịch đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020”. [1, tr.1-3], Mục tiêu đề tài: Nhận thức rõ hơn vai trò của CNTT đối với phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay, xây dựng được dự thảo Chiến lược phát triển CNTT của ngành đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong ngành du lịch; đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, một số kinh nghiệm thực tiễn ở nước ngoài; ứng dụng CNTT vào sự phát triển du lịch, xu hướng rõ nhất đó là xây dựng một hệ thống quản lý điểm đến, vì hệ thống quản lý điểm đến chính là công cụ công nghệ thông tin và truyền thông chiến lược có thể giúp các tổ chức quản lý điểm đến và các doanh nghiệp du lịch có liên quan có thể phối hợp, xúc tiến và phân phối các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Tìm hiểu môi trường pháp lý cho phát triển CNTT ở Việt Nam, một số văn bản pháp quy, các chiến lược kế hoạch tổng thể liên quan đến phát triển CNTT, nghiên cứu thực trạng và nhận thức về ứng dụng CNTT trong ngành du lịch Việt Nam hiện nay, phân tích tính đặc thù của việc ứng dụng CNTT vào sự phát triển du lịch: công nghệ thông tin và truyền thông có ảnh hưởng sâu sắc và tích cực đối với du lịch khi nó tạo một môi trường tiếp cận toàn cầu; CNTT mang lại cơ hội tiếp cận trực tiếp với các thị trường du lịch lịch quốc tế; CNTT là động lực thúc đẩy sự hợp tác giữa các chủ thể trong ngành du lịch; CNTT đáp ứng nhu cầu của khách du lịch trong thời đại Internet.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với hoạt động du lịch ở nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 3

Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc ứng dụng CNTT như: Điểm mạnh: Nhận thức về vai trò quan trọng của CNTT: Được lãnh đạo của ngành đánh giá cao vai trò của CNTT đối với du lịch ngay từ những ngày CNTT bắt đầu được đẩy mạnh ứng dụng tại Việt Nam, có cách tiếp cận ICT phù hợp, có nguồn nhân lực CNTT tại chỗ, đội ngũ chuyên trách về CNTT đã thực sự là một nhân tố tích cực cho sự phát triển, ứng dụng CNTT trong ngành du lịch, khai thác có hiệu quả ứng dụng CNTTcủa Tổ chức Du lịch Thế giới. Điểm yếu:Thiếu


chiến lược, kế hoạch tổng thể phát triển CNTT của ngành, chưa có sự phối hợp chặt chẽ về ứng dụng CNTT giữa các cơ quan quản lý du lịch các cấp, giữa cơ quan quản lý và các doanh nghiệp. Nhận thức về vai trò CNTT vẫn cần được nâng cao, kinh phí đầu tư cho CNTT chưa tương xứng.

Đề tài khoa học cấp bộ của Đỗ Cẩm Thơ (Chủ nhiệm) “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế”. [66, tr.1-4] Mục đích đề tài nhằm đề xuất định hướng phát triển sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho du lịch Việt Nam trong giai đoạn hội nhập, cụ thể như sau: Nghiên cứu cơ sở khoa học (lý thuyết và thực tiễn) để xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế.

Đề xuất định hướng xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh và đề xuất chiến lược khung xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh giai đoạn 2010 - 2015.

Về nội dung: Đề tài đã đưa ra phân tích những hệ thống chọn lọc những vấn đề lý luận về cạnh tranh sản phẩm du lịch: Tiếp cận trên quan điểm quản lý nhà nước và kinh tế vĩ mô. Phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam: Rà soát và đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại theo hai tiêu chí, cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và sản phẩm theo các loại hình du lịch. Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị trường du lịch khu vực và quốc tế: Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm du lịch của các nước cạnh tranh trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Singapo, Trung Quốc, Inđônexia. Nghiên cứu điều tra tính cạnh tranh từ góc độ tiêu dùng. Tìm ra định vị hiện tại của sản phẩm du lịch Việt Nam.

Phân tích đặc thù và thế mạnh cho sản phẩm du lịch Việt Nam: đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm du lịch Việt Nam, so sánh, xác định sản phẩm du lịch Việt Nam với các sản phẩm cạnh tranh, tập trung 3 nhóm:

+ Sản phẩm du lịch biển đảo.

+ Sản phẩm du lịch văn hoá.

+ Sản phẩm du lịch sinh thái.


- Phân tích kết quả nghiên cứu cạnh tranh với các đối thủ quốc tế.

- Phân tích khả năng cạnh tranh của sản phẩm từ phía cung - cầu của thị trường du lịch Việt Nam.

Tìm hiểu một số đặc điểm và nhu cầu thị trường khách quốc tế đối với sản phẩm du lịch Việt Nam, đề xuất biện pháp chủ yếu góp phần tăng cường tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch Việt Nam hiện tại và đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cho giai đoạn đến 2015. Đề tài đã đề xuất được quy trình và các nguyên tắc xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cũng như đề xuất cụ thể định hướng xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh cho giai đoạn 2015 cụ thể như:

Đề tài đã làm rõ về mặt lý luận, tiến đến nghiên cứu đánh giá sản phẩm du lịch Việt Nam và so sánh với các nước. Đề tài nghiên cứu các đặc điểm và nhu cầu của thị trường cũng như các đánh giá thị trường về so sánh cạnh tranh sản phẩm đề từ đó có thể đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có tính cạnh tranh, tổng kết các lý luận cơ bản và quan trọng nhất trên thế giới và trong nước về các lý thuyết cạnh tranh để từ đó đề xuất mô hình nghiên cứu sản phẩm du lịch cạnh tranh, đề xuất khái niệm sản phẩm du lịch tổng thể quốc gia được sử dụng trong tài liệu và áp dụng mô hình 10 tiêu chí đánh giá so sánh cạnh tranh sản phẩm du lịch.

b) Các bài báo, tạp chí khoa học

Nguyễn Văn Tuấn, “Du lịch Việt Nam 53 năm đồng hành cùng sự phát triển của đất nước”. [80, tr.1-4] Bài đã nói đến bước phát triển của du lịch Việt Nam trải qua 53 năm xây dựng và trưởng thành (1960 - 2013), báo cáo về Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2010, 2011 và 2012, việc mở rộng hợp tác quốc tế, du lịch Việt Nam đã ký hiệp định hợp tác du lịch, đưa ra sự phát triển về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch đã được chú trọng và đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận

Tạp chí du lịch Việt Nam: Đã có bài phân tích về: “kinh nghiệm quản lý nhà nước về du lịch của Thái Lan”. [79, tr.1-3] Đặc biệt bài này đã đánh giá kinh nghiệm về du lịch mà Thái Lan có thế mạnh như: công tác quảng bá xúc tiến du lịch, việc xây dựng các sản phẩm du lịch, chất lượng đội ngũ lao động và công tác


đạo tào nguồn nhân lực, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong phát triển du lịch, công tác bảo vệ môi trường và việc phối hợp liên ngành để phát triển du lịch.

Viện nghiên cứu phát triển du lịch: Đã có bài phân tích về: "Nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại Việt Nam". [88, tr.1-3] Bài viết đã tổng quan các vấn đề lý luận về an toàn của khách du lịch, đánh giá thực trạng vấn đề an toàn cho khách du lịch ở Việt Nam hiện nay, phân tích nhu cầu của khách du lịch liên quan tới các vấn đề đảm bảo an toàn, đánh giá, phân tích những mặt tích cực, những yếu kém, bất cập trong vấn đề đảm bảo an toàn cho khách du lịch tại một số khu, điểm du lịch hiện nay. Đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia, một số địa phương, khu du lịch ở Việt Nam cho việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch (Nghiên cứu một số biện pháp được áp dụng tại một số quốc gia, một số địa phương, khu, điểm du lịch ở Việt Nam trong việc đảm bảo an toàn cho khách du lịch). Đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho khách du lịch ở Việt Nam như: Giải pháp về cơ chế chính sách trong vấn đề đảm bảo an toàn cho khách du lịch ở Việt Nam, giải pháp nhằm tăng cường và đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm trong cơ sở lưu trú du lịch ở Việt Nam, giải pháp về tổ chức và phối hợp liên ngành, giải pháp về tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ du khách và giải pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch khi tham gia một số loại hình du lịch mạo hiểm.

c) Luận án, luận văn có liên quan

Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế của Nguyễn Thị Thanh Hiền “Quản lý nhà nước về du lịch trong giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam”. [32, tr.1- 5] Luận văn đã phân tích đặc điểm, vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn đầu phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về du lịch nói chung và đề xuất những giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch. Tuy nhiên, tác giả chưa nghiên cứu vấn đề quản lý nhà nước về du lịch ở một địa phương cụ thể.

Luận án tiến sĩ của Vũ Đình Thủy “Những điều kiện và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn”. [68, tr.2-5] Chuyên ngành quản lý và kế hoạch hóa, Đai học kinh tế quốc dân, Hà Nội, luận án đã đi sâu


phân tích về hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa du lịch thành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân, từ cơ sở lý luận và thực tiễn luận án đã phân tích tiềm năng phát triển về ngành du lịch Việt Nam, và chủ yếu nghiên cứu về nội dung vị trí vai trò ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân và đưa các xu hướng phát triển du lịch trong thời gián đó, điều kiện cơ bản về phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ở Việt Nam, và phân tích những thực trạng về du lịch ở Việt Nam qua các giai đoạn nhằm đánh giá thành tựu và những tồn tại hạn chế đối với các yêu cầu phát triển du lịch ở Việt Nam. Rút ra bài học kinh nghiệm chủ yếu ở một số nước đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Việt Nam. Từ cơ sở đó, luận án đã đề ra những định hướng và giải pháp chủ yếu để phát triển du lịch Việt Nam thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Luận văn thạc sĩ kinh tế chính trị học của Huỳnh Vĩnh Lạc “Khai thác tiềm năng du lịch đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang”, [41, tr.1-4] Luận văn chủ yếu phân tích, đánh giá thực trạng tiềm năng phát triển du lịch và đề xuất những giải pháp đẩy mạnh khai thác tiềm năng phát triển du lịch trong phạm vi của một huyện, thuộc tỉnh Kiên Giang. Tác giả chưa nghiên cứu sâu vấn đề quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng.

Luận án tiến sĩ kinh tế học của Nguyễn Minh Đức “Quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch tỉnh Sơn La trong quá trình CNH, HĐH”. [30, tr.1-5] Đây là một công trình nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch ở một địa phương cụ thể. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ chức năng, nhiệm vụ; đề xuất quan điểm và giải pháp nhằm góp phần đổi mới và nâng cao trình độ quản lý nhà nước về thương mại, du lịch ở tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tác giả chỉ nghiên cứu quản lý nhà nước đối với hoạt động thương mại, du lịch thuộc khu vực Tây Bắc Bộ, bao gồm các tỉnh miền núi, trong đó có tỉnh Sơn La, có điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, văn hoá, tiềm năng phát triển du lịch khác nhiều so với khu vực Tây Nam Bộ, trong đó có tỉnh Kiên Giang.

Luận văn thạc sĩ quản lí kinh tế của Nguyễn Tân Vinh “Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. [91, tr 2-4] Trên cơ sở vận dụng lý luận chung của quản lý nhà nước về kinh tế nói chung quản lý nhà nước về du


lịch nói riêng, luận văn đi sâu vào phân tích đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về ngành du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (giai đoạn 2001-2007), từ đó đề xuất phương hướng, biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch, góp phần phát triển ngành du lịch của tỉnh Lâm Đồng. Đưa ra các phương hướng và biện pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Luận án tiến sĩ quản lí hành chính công của Trần Hải Sơn “Phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch khu vực duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”. [59, tr.5-6] Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về vấn đề phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, bằng cách tiếp cận liên ngành giữa phương pháp luận nghiên cứu phát triển nguồn nhân lực, phương pháp luận nghiên cứu phát triển ngành du lịch và phương pháp luận nghiên cứu phát triển vùng của khoa học vùng. Luận án phân tích, lập luận, làm sáng tỏ những nội dung cơ bản liên quan đến phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch như khái niệm, các đặc điểm, đặc trưng của nguồn nhân lực ngành du lịch, nội dung quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, trong đó bao gồm việc xây dựng chiến lược, chính sách, tạo hành lang pháp lý phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch. Luận án tiến hành điều tra xã hội học, khảo sát khá toàn diện và đầy đủ địa bàn các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, sử dụng các kết quả điều tra xã hội học làm minh chứng cho các nhận định, đánh giá, đặc biệt là về những nguyên nhân hạn chế sự phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch, làm tăng thêm cơ sở pháp lý và giá trị thực tiễn về phát triển nguồn nhân lực ngành Du lịch các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Luận án đề xuất hệ thống các nhóm giải pháp đồng bộ, có tính khả thi gồm nhóm giải pháp tăng cường quản lý nhà nước đối với phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực ngành du lịch và nhóm giải pháp hỗ trợ nhằm phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch tại khu vực nghiên cứu. Trong đó, các giải pháp về xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, đào tạo theo nhu cầu xã hội và tăng cường sự liên kết của các bên có liên quan là những nội dung then chốt trong phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.


Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Đoan “Quản lý nhà nước đối về du lịch trên địa bàn Hà Nội ”. [29, tr.2-5] Tác giả luận văn đã nghiên cứu những kết quả đạt được, đưa ra khái niệm về du lịch và khái niệm về quản lý nhà nước về du lịch và đánh giá thực trạng công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội, làm rõ những thành công và hạn chế, lý giải nguyên nhân của thực trạng đó trên tổng thể các nội dung định hướng, chiến lược, quy hoạch và thực hiện quy hoạch; chính sách bảo vệ môi trường các vùng du lịch, xây dựng quảng bá thương hiệu của du lịch Hà Nội trên phạm vi toàn thế giới, các giải pháp liên kết du lịch Hà Nội với các tỉnh bạn, nước bạn; quản lý thị trường khách du lịch; đào tạo nguồn nhân lực… Nghiên cứu và so sánh kinh nghiệm của các nước, thành phố khác làm cơ sở rút ra những bài học mà Việt Nam nói chung và Thành phố Hà Nội nói riêng có thể vận dụng. Luận văn còn đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội.

Bùi Thị Thanh Hiền “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội”. [32, tr.4-5] Tác giả luận văn đã nghiên cứu đến những kết quả đạt được về công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội và chỉ ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của công tác quản lý hoạt động tại điểm đến du lịch đó. Luận văn đã xây dựng được khái niệm, vị trí, vai trò trong phát triển du lịch. Hệ thống hóa một số quan điểm lý luận về Nhà nước, xây dựng khái niệm và chỉ ra những đặc điểm và thực trạng khai thác điểm đến du lịch tại Việt Nam. Phân tích vai trò và nội dung và những nguyên tắc của công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội. Đưa ra những quan điểm có tính định hướng và một số giải pháp cụ thể như: Một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội, đưa ra quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả về công tác quản lý điểm đến du lịch Hương Sơn, kiện toàn, đổi mới cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về du lịch tại điểm đến du lịch Hương Sơn, và phát triển đầu tư điểm đến du lịch tại điểm du lịch đó và việc tuyên truyền quảng bá nâng cao hình ảnh của điểm đến du lịch Hương Sơn đối với khách du lịch trong

Xem tất cả 186 trang.

Ngày đăng: 27/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí