Các Công Trình Nghiên Cứu Về Kinh Nghiệm Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước

- Bùi Đường Nghiêu (chủ biên) (2006), Điều hòa ngân sách giữa Trung ương và địa phương”, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Thuật ngữ “điều hòa” trong nghiên cứu này cũng tương tự như vấn đề cân đối. Nội dung của cuốn sách bàn về vấn đề điều hòa ngân sách giữa Trung ương và địa phương, vai trò của cơ chế điều hòa ngân sách, đánh giá thực trạng của cơ chế điều hòa ngân sách liên quan đến phân chia nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách, cơ chế xác định tỷ lệ phân chia nguồn thu ngân sách, cơ chế bổ sung ngân sách, nhóm tác giả cũng đề cập đến giải pháp hoàn thiện cơ chế điều hòa NSNN ở Việt Nam.

1.1.3. Các công trình nghiên cứu về kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước

Nội dung này có một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước.

- Các công trình trong nước:

+ Khamphan Keomany (2018), “Kinh nghiệm phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của một số nước và bài học có thể vận dụng đối với Lào và tỉnh Attapư", Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán, Số 09/2018.

Quản lý ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý luôn là vấn đề nóng và thực sự cần thiết của bất kỳ quốc gia nào. Việc phân cấp và quản lý ngân sách một cách đúng đắn hệ thống không chỉ là giảm bội chi ngân sách, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội một cách tích cực nhất. Trong khuôn khổ bài viết tác giả muốn nêu kinh nghiệm quản lý ngân sách ở một số nước để từ đó rút ra bài học trong quản lý ngân sách ở CHDCND Lào.

- Các công trình ngoài nước:

+ Hạng Hoài Thành (2008), Quản lý tài chính của Trung Quốc (bản dịch), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Cuốn sách bao gồm 16 chương. Nội dung cuốn sách đề cập một cách rất toàn diện các vấn đề quản lý tài chính: quản lý dự toán ngân sách, Kho bạc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

nhà nước, chi tiêu công, bảo hiểm xã hội, thuế và phí, nợ quốc gia, vốn nhà nước tại doanh nghiệp… Ngoài ra, tác giả còn trình bày quản lý kế toán, giám sát tài chính, tin học hóa trong quản lý tài chính và một vấn đề đáng quan tâm là quản lý tài chính trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Từ năm 1998 đến nay, Trung Quốc đã thúc đẩy thực hiện cải cách chế độ quản lý dự toán, lấy cải cách dự toán ngành và phân loại thu chi dự toán làm nội dung chủ yếu và là trọng điểm của cải cách tài chính. Đây cũng là bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam khi hiện nay, công tác quản lý dự toán chưa được chú trọng, công tác quản lý chỉ tập trung vào khâu chấp hành và quyết toán. Chương 7, tác giả đề cập đến quản lý thu thuế.

+ Lưu Đức Hải (2015), “Kinh nghiệm quốc tế trong quản lý, sử dụng ngân sách và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Kiểm toán.

Quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh Luang Prabang nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 4

Thông qua việc nghiên cứu quy trình lập ngân sách và quản lý chi ngân sách của Hoa Kỳ và quản lý chi ngân sách của Cộng hòa Liên bang Đức, Lưu Đức Hải đã rút ra hai bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Một là, nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước từ khâu lập dự toán. Hai là, tăng cường chức năng giám sát và bổ sung chế tài nhằm bảo đảm thực thi kỷ luật ngân sách.

1.1.4. Các công trình nghiên cứu về cải cách, nâng cao hiệu quả, hoàn thiện quản lý ngân sách nhà nước

Mục đích cuối cùng của nghiên cứu về các vấn đề ngân sách, đó là tìm kiếm những giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách hoặc học tập kinh nghiệm quản lý để vận dụng vào đối tượng và địa bàn nghiên cứu.

- Các công trình trong nước:

+ Khamphong Butdavong (1998), “Tiếp tục đổi mới quản lý ngân sách nhà nước ở CHDCND Lào”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.

Tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận làm sáng tỏ thêm những vấn đề chung về NSNN; vai trò NSNN, vai trò quản lý NSNN; yêu cầu tiếp tục đổi mới quản lý NSNN, nêu ra xu hướng vận động ngân sách của các quốc gia trên thế giới. Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng quản lý NSNN ở CHDCND Lào, luận án làm nổi bật bối cảnh quản lý NSNN của Chính phủ Lào từ 1990 đến nay và những vấn đề đặt ra. Chỉ ra tác động của khủng hoảng tài chính - tiền tệ đến quản lý NSNN của Lào. Luận án đã đề xuất một số quan điểm và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đổi mới quản lý NSNN ở CHDCND Lào, nhất là chính sách tạo nguồn, phân cấp giữa trung ương và địa phương.

- Các công trình ngoài nước:

+ Huỳnh Xuân Hiệp (2015), Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2015 - 2020, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Tác giả đã hệ thống có chọn lọc và bổ sung cơ sở lý luận về tài chính công, NSNN, quản lý NSNN, hiệu quả quản lý NSNN với 5 tiêu chí cụ thể (Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý thu NSNN; Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chi NSNN; Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý các biện pháp cân đối NSNN; Tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý chu trình NSNN; Tiêu chí đánh giá hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng trong công tác quản lý NSNN). Từ thực tiễn kinh nghiệm quản lý NSNN của Hà Nội, Đà Nẵng và một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, tác giả rút ra bài học có thể vận dụng cho Sóc Trăng.

Qua việc đánh giá thực trạng quản lý NSNN tại tỉnh Sóc Trăng, tác giả đề xuất 4 giải pháp để nâng cao hiệu quản quản lý NSNN tại tỉnh Sóc Trăng (Giải pháp về hiệu quả quản lý thu - chi NSNN; Giải pháp về hiệu quả quản lý chu trình NSNN; Giải pháp về hiệu quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, thi đua khen thưởng trong công tác quản lý NSNN; Giải pháp hỗ trợ việc nâng cao hiệu quả quản lý NSNN).

+ Nguyễn Văn Nhứt (2004), "Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành ngân sách nhà nước ở cấp chính quyền cơ sở tại Việt Nam", Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Tài chính, Hà Nội.

Tác giả trình bày khái niệm chung về hiệu quả QLNN, các căn cứ đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước (QLNN), hiệu quả quản lý và điều hành NSNN ở cấp chính quyền cơ sở. Luận án cho rằng hiệu quả là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của lao động, các tiềm năng kinh tế xã hội, ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến biện pháp quản lý…. để tạo ra kết quả hoạt động (sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, công tác quản lý) sao cho kết quả đạt được tối đa còn chi phí cho kết quả đó ở mức tối thiểu (tiết kiệm nhất). Hiệu quả QLNN là kết quả của sự tác động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước đối với mọi lĩnh vực hoạt động của xã hội để đảm bảo các nhu cầu thực tế của sự phát triển mạnh mẽ và đúng hướng, kinh tế và đời sống đảm bảo các yêu cầu phát triển văn hóa, xã hội, khoa học, kỹ thuật, phục vụ công cộng, đảm bảo quốc phòng, trật tự an ninh, pháp luật, pháp chế, kỷ luật, kỷ cương xã hội…trong từng thời kỳ nhất định. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu đó thì không thể nói là hoạt động QLNN có hiệu quả. Đặc biệt luận án đã đưa ra 07 tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý ngân sách xã, đó là: quy mô thu, chi ngân sách và của từng khoản thu, chi; tốc độ tăng thu, tăng chi so với năm trước; tỷ lệ hoàn thành dự toán; tỷ trọng các khoản chi; mức chi bình quân một số khoản trên đầu dân; số tiết kiệm chi; khả năng cân đối và một số chỉ tiêu tổng hợp kinh tế xã hội phản ánh kết quả như: Tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu dân, chỉ số phát triển con người, kết cấu hạ tầng…

+ Phạm Ngọc Dũng và Hoàng Thị Thúy Nguyệt (chủ biên) (2008), Quản lý ngân sách nhà nước theo kết quả đầu ra và khả năng ứng dụng ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội.

Qua phân tích bản chất của phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra, có thể thấy quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra có ý nghĩa rất to lớn

và cần thiết phải chuyển phương thức quản lý ngân sách theo đầu vào sang phương thức quản lý ngân sách theo đầu ra. Đây là một yêu cầu tất yếu khách quan của quá trình phát triển nền kinh tế - xã hội, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần phải nâng cao hiệu quả các khoản chi tiêu ngân sách.

Kinh nghiệm của một số nước (như Cộng hòa Pháp, New Zealand và Hoa Kỳ) cho thấy cần thiết phải chuyển từ phương thức quản lý ngân sách theo kết quả đầu vào sang phương thức quản lý theo kết quả đầu ra. Tuy nhiên, do đây là phương thức quản lý hiện đại, không dễ dàng tiếp cận (phương pháp này mới chỉ được áp dụng ở một số nước có nền kinh tế thị trường phát triển), trong khi ở Việt Nam chưa hội tụ đủ các điều kiện để thực hiện (như chế độ thông tin đầy đủ, hệ thống pháp luật đồng bộ, thao tác kỹ thuật mang tính chuyên nghiệp cao), nên cần thiết phải có lộ trình thay đổi cho phù hợp. Một số giải pháp có thể áp dụng quản lý NSNN theo kết quả đầu ra ở Việt Nam là hoàn thiện về thể chế, về kế hoạch; tăng cường về quản lý tài chính, ngân sách; và xây dựng hệ thống theo dõi, đánh giá theo kết quả.

+ Trần Quốc Vinh (2009), “Đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng đồng bằng Sông Hồng”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Tác giả đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận cơ bản về quản lý ngân sách địa phương từ khái niệm, nguyên tắc đến nội dung quản lý ngân sách địa phương. Luận án đã phân tích làm rõ các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý ngân sách địa phương (5 nhân tố khách quan và 6 nhân tố chủ quan), đúc kết kinh nghiệm quản lý ngân sách địa phương của một số nước mà Việt Nam có thể tham khảo trên cơ sở tìm hiểu quản lý ngân sách địa phương ở một số nơi. Luận án đã phân tích, tổng kết thực tiễn quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, trên cơ sở đó đề xuất được 5 giải pháp đổi mới quản lý ngân sách địa phương các tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng, đưa ra 2 kiến nghị cho việc quản lý ngân sách địa phương được hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, luận án chưa làm rõ tính đặc thù của các tỉnh, thành phố ở vùng Đồng bằng sông Hồng để có thể vận dụng các giải pháp vào từng tỉnh, thành phố cụ thể trong việc đổi mới quản lý ngân sách địa phương của vùng này. Trong phần thực trạng, luận án chưa đề cập đến vai trò, tác dụng của cơ quan kiểm tra, kiểm toán, giám sát trong quản lý ngân sách địa phương.

Luận án đã khẳng định quản lý ngân sách địa phương phải được thực hiện ở tất cả các khâu của chu trình ngân sách (lập dự toán ngân sách, chấp hành ngân sách và quyết toán ngân sách) nhưng luận án chỉ tập trung nghiên cứu quản lý thu thuế của địa phương. Luận án khẳng định quản lý thu thuế của địa phương gồm các khâu: Đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế theo đúng các quy định của luật quản lý thuế và các chính sách thuế. Như vậy, việc tác giả luận án tiếp cận theo nội dung công việc cụ thể của quản lý thuế thì nghiên cứu quản lý NSĐP là chưa đầy đủ.

+ Wolfgang Streeck and Daniel Mertens (2011), “Fiscal austerity and Public Investment (Tài chính thắt chặt và đầu tư công),” MPIFG Discussion Paper, Max Planck Institute for the Study of Socieeties, Germany.

Tác giả đặc biệt coi trọng đầu tư công trong việc quản lý tài chính quốc gia. Thông qua phân tích thống kê và điều tra xã hội học tác giả đã đưa ra nhận đinh quan trọng về việc quản lý đầu tư công và nhấn mạnh việc công khai minh bạch trong các quyết đi ̣nh đầu tư công của các cơ quan quản lý nhà nước. Tác giả coi đây như là một yêu cầu bắt buộc đối với quản lý ngân sách của cả cấp trung ương và cấp đia phương. Sự hài lòng của người dân đối với các quyết định và tổ chức thực thi đầu tư công được tác giả cho là tiêu chí

quan trọng để đánh giá hiệu quả đầu tư công cũng như hiệu quả quản lý tài chính quốc gia.

+ Tô Thiện Hiền (2012), "Nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước tỉnh An Giang giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn đến 2020", luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh.

Trong Luận án, tác giả có một phần nghiên cứu về phân cấp quản lý NSNN giữa Trung ương và địa phương trong trường hợp cụ thể là tỉnh An Giang. Thực trạng phân cấp quản lý NSNN giữa tỉnh, huyện và xã ở tỉnh An Giang về cơ bản giống như luật định. Tuy nhiên, tình trạng mất cân đối NSNN của các cấp chính quyền là phổ biến. Luận án cũng xem xét mối quan hệ giữa các cấp chính quyền theo quy trình quản lý NS từ lập dự toán, chấp hành, quyết toán NS và các khuyến nghị giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả quản lý NSNN của tỉnh An Giang.

+ Đàm Thị Hệ (2013), “Giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý ngân sách nhà nước cấp huyện thị - trường hợp nghiên cứu điển hình tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Lâm nghiệp số 2

- 2013.

Theo tác giả, NSNN được coi là huyết mạch của nền kinh tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế xã hội nhanh và bền vững, thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo quốc phòng và an ninh, là công cụ để Nhà nước quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả quản lý nền kinh tế.

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý NSNN của thị xã Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông, Việt nam) trong thời gian vừa qua, bên cạnh những kết quả đạt được, tác giả thấy rằng công tác quản lý NSNN của Gia Nghĩa cũng còn nhiều tồn tại, bất cập cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời để tạo động lực, đáp ứng yêu cầu cho sự nghiệp phát triển của thị xã trong thời gian tới. Từ đó, tác giả đề xuất 6 giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý

NSNN cấp huyện, cụ thể: Công khai ngân sách nhà nước trên địa bàn thị xã; Hoàn thiện quy trình lập, chấp hành và quyết toán ngân sách; Tăng cường bồi dưỡng nguồn thu cho NSNN; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính NSNN; Nâng cao trình độ cán bộ quản lý ngân sách; Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngân sách.

1.2. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

1.2.1. Kết quả các công trình đã nghiên cứu

Theo sự tổng hợp và thống kê trên của tác giả luận án, số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề NSNN và quản lý NSNN khá đồ sộ, đặc biệt là những công trình ở Việt Nam. Do Việt Nam có nhiều nét tương đồng về chính trị - xã hội với CHDCND Lào, vì thế kết quả các nghiên cứu ở Việt Nam phục vụ hữu ích cho nghiên cứu về lý luận và thực tiễn quản lý NSNN ở tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào. Từ khi thực hiện đường lối đổi mới cho đến nay, CHDCND Lào đã có những bước đi đổi mới và cải cách tương tự như nước Việt Nam: từ chuyển đổi mô hình kinh tế sang kinh tế thị trường; đổi mới cơ chế quản lý, đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương trên các lĩnh vực tài chính - ngân sách, kế hoạch - đầu tư, đất đai tài nguyên, tổ chức cán bộ, v.v...

Thông qua việc nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài luận án, có thể thấy các công trình nêu trên đã đạt được các kết quả sau:

Thứ nhất, các công trình nghiên cứu có điểm chung là đều tập trung hướng đến mục tiêu trong quản lý NSNN, đó là nâng cao hiệu lực, hiệu quả vai trò quản lý của Nhà nước đối với NSNN. Tuy nhiên, mỗi công trình lại có cách tiếp cận khác nhau, có phạm vi nghiên cứu khác nhau.

Thứ hai, hầu hết các công trình nghiên cứu đều đề cập ít nhiều đến phân cấp quản lý NSNN. Có thể thấy phân cấp quản lý NSNN là một nội

Xem tất cả 177 trang.

Ngày đăng: 15/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí