chung của đất nước. Trên cơ sở các điều luật quy định, công tác quản lý ngân sách cấp tỉnh đã có hiệu quả, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển, tiết kiệm chi tiêu, hạn chế việc sử dụng lãng phí ngân sách các cấp.
Nếu hệ thống các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách tỉnh của Nhà nước phù hợp với điều kiện thực tế, việc sử dụng ngân sách các cấp nói chung cũng như việc sử dụng ngân sách tỉnh nói riêng sẽ đảm bảo thực hiện đúng chế độ, tiết kiệm, hiệu quả, phản ánh trung thực, chính xác các nội dung thu - chi phát sinh và tránh tình trạng lãng phí. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu của Nhà nước không phù hợp với thực tế thì sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện ngân sách ở các cấp, và tất yếu sẽ gây ra lãng phí trong sử dụng NSNN và nội dung thu, chi thiếu trung thực, chính xác.
Như vậy, để đảm bảo cho quá trình quản lý ngân sách tỉnh được hiệu quả, tránh gây lãng phí thì Nhà nước cần xây dựng được hệ thống văn bản quy định về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu một cách cụ thể, rõ ràng và phù hợp thực tế.
- Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính
Hệ thống các chính sách khai thác và nuôi dưỡng các nguồn thu như trích thưởng thu vượt kế hoạch vào ngân sách các cấp NSĐP, quyền chi phối kết dư ngân sách cuối năm và sử dụng quỹ dự trữ tài chính, quỹ dự phòng đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các cấp chính quyền địa phương phát huy tính năng động, sáng tạo trong việc khai thác các nguồn thu hiện hữu và các nguồn thu tiềm năng ở từng địa phương. Chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính tốt là nhân tố tác động rất quan trọng cho việc mở rộng nguồn thu, tăng thu ngân sách và đảm bảo cân đối bền vững của hệ thống NSNN.
2.2.4.2. Các yếu tố chủ quan
- Trình độ của cán bộ công chức và tổ chức quản lý ngân sách cấp tỉnh
Ngân sách cấp tỉnh là một bộ phận quan trọng trong hệ thống NSNN, đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao. Những người làm công tác quản lý ngân sách cấp tỉnh đòi hỏi phải có một trình độ nhất định về mọi mặt và chuyên sâu nghiệp vụ quản lý thì mới có thể đáp ứng được yêu cầu chung.
Việc tổ chức bộ máy ngân sách cấp tỉnh phải thống nhất, đồng bộ từ khâu tổ chức thu, quản lý cấp phát, kiểm soát chi tiêu đến từng công việc cụ thể. Các khâu lập, trình duyệt ngân sách, điều hành ngân sách đến quyết toán ngân sách đều phải dựa trên cơ sở các điều luật quy định, đòi hỏi cán bộ tài chính tỉnh phải thông hiểu Luật NSNN, nắm chắc tiêu chuẩn, định mức, thực hiện đúng chế độ quy định.
Trên thế giới hiện nay tồn tại rất nhiều mô hình tổ chức hành chính Nhà nước khác nhau. Đối với các nước tổ chức mô hình theo hình thức liên bang thì ngân sách của họ có sự tách biệt khá rõ với ngân sách quốc gia hầu như ngân sách các bang có sự độc lập với ngân sách quốc gia. Đối với nước có tổ chức mô hình phi liên bang thì hệ thống quản lý ngân sách được thống nhất từ trên xuống có mối quan hệ chặt chẽ giữa NSTW và NSĐP.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Tỉnh
- Sự Cần Thiết Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Tỉnh
- Giám Sát, Thanh Tra, Kiểm Toán Và Xử Lý Vi Phạm Trong Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Tỉnh
- Giá Trị Tham Khảo Đối Với Tỉnh Của Luang Prabang, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào
- Cơ Cấu Kinh Tế Các Nhóm Ngành Chủ Yếu Giai Đoạn 2015-2019
- Hệ Thống Cơ Quan Quản Lý Nsnn Cấp Tỉnh Của Luang Prabang
Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.
Như vậy công tác quản lý ngân sách cấp tỉnh có đạt hiệu quả hay không phụ thuộc khá nhiều vào trình độ của cán bộ thực hiện nhiệm vụ quản lý ngân sách cũng như việc tổ chức bộ máy quản lý ngân sách cấp tỉnh. Hiện nay ở nước ta, cán bộ tài chính tỉnh còn yếu về nghiệp vụ do đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý, điều hành ngân sách tỉnh.
- Trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân
Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thu nhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chính sách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phù hợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân. Thực tế cho
thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trên địa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN. Khi thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác động nhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng. Trường hợp nếu trình độ và mức sống còn thấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn. Nhà nước có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, còn các cá nhân và các tổ chức nộp thuế thì luôn mong muốn giảm thiểu số thuế phải nộp vào NSNN. Do đó ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN.
2.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH VÀ GIÁ TRỊ THAM KHẢO ĐỐI VỚI LUANG PRABANG, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.3.1. Kinh nghiệm quản lý ngân sách nhà nước của một số địa phương cấp tỉnh
Tỉnh Thái Bình (Việt Nam) nằm trong vùng Đồng bằng sông Hồng của Việt Nam, là tỉnh có nền kinh tế nông nghiệp. Những năm gần đây, Thái Bình đang chuyển mình phát triển công nghiệp nhưng nông nghiệp vẫn là chủ yếu. Việc quản lý ngân sách của tỉnh nông nghiệp sẽ cung cấp những bài học có ý nghĩa đối với Luang Prabang.
Tỉnh Bắc Ninh (Việt Nam) giáp Thủ đô Hà Nội, có diện tích thuộc loại nhỏ nhất của Việt Nam nhưng đóng góp GDP rất lớn, bởi Bắc Ninh thu hút rất nhiều đầu tư nước ngoài, trên địa bàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp, với nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới như Samsung, Unilever, Canon… Một tỉnh nhỏ nhưng thu ngân sách lớn, việc quản lý ngân sách sẽ rất đáng học hỏi.
Tỉnh Xiêng Khoảng (Lào) là một tỉnh tương đối nhỏ về diện tích và dân số, là tỉnh thuộc loại nghèo của CHDCND Lào. Xiêng Khoảng giáp với
Luang Prabang. Vì vậy, tham khảo cách quản lý ngân sách của tỉnh nghèo và nhỏ cũng là cách để Luang Prabang học hỏi.
Tỉnh Ou Đom Xay (Lào) cũng là tỉnh giáp với Luang Prabang. Khác với Xiêng Khoảng, Ou Đom Xay có điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội tương đồng với Luang Prabang, diện tích và dân cư cũng tương đương Luang Prabang. Việc học tập kinh nghiệm của tỉnh có điều kiện tương đồng là rất quan trọng.
2.3.1.1. Tỉnh Thái Bình (Việt Nam)
Cùng với quá trình phát triển kinh tế của địa phương trong những năm qua, kinh tế xã hội của các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn của Thái Bình cũng đang từng bước được đổi mới, phát triển, cơ chế phân cấp quản lý NSĐP cho thời kỳ ổn định 2015 - 2020 cũng đã được bổ sung, điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, từng vùng, từng địa phương và nội dung được quy định chi tiết rõ ràng hơn.
Về thu ngân sách các cấp: Đối với các khoản thu phân chia đã phân chia thành 2 nhóm đơn vị hành chính (nhóm có điều kiện kinh tế phát triển khá, nhóm có điều kiện phát triển kinh tế thấp hơn), phân chia lĩnh vực thu ngoài quốc doanh thành 2 đối tượng thu (thu từ doanh nghiệp; thu từ hộ gia đình, cá nhân); phân chia nguồn thu tiền sử dụng đất thành 3 loại hình (thu từ hộ gia đình cá nhân theo giá quy định; thu từ các doanh nghiệp nộp 1 lần; thu từ đấu giá, đất thương phẩm) ngoài ra còn quy định chi tiết rõ ràng từng khoản thu phân chia thuộc từng lĩnh vực thu…
Về chi ngân sách các cấp: Được quy định rõ ràng nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng cơ bản cho các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn. Đối với nguồn thu từ quỹ đất thương phẩm được phân chia cho xã thì được đầu tư trên địa bàn xã, nguồn thu được phân chia cho huyện thì cấp huyện quản lý đầu tư trên địa bàn huyện theo kế hoạch của UBND tỉnh. Chi ngân sách cấp xã có nhiệm vụ chi sự nghiệp giao thông, kiến
thiết đô thị do cấp xã quản lý, chi cho công tác khuyến nông, lâm, ngư thuộc cấp xã quản lý, chi hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng.
Bên cạnh những thành công và kết quả đạt được, cơ chế phân cấp quản lý ngân sách ở địa phương cũng còn có những tồn tại, vướng mắc đáng kể, thể hiện trên một số nội dung cơ bản sau:
+ Đối với nhóm nguồn thu 100%: Tuy cả 3 cấp ngân sách ở địa phương đều có các khoản thu phân chia 100%. Tuy vậy ngân sách cấp tỉnh lại được phân cấp hưởng 100% nhiều khoản thu nhất, trong đó có 2 khoản thu có tính ổn định và có tỷ trọng lớn ở địa phương (thuế tài nguyên, tiền thuê đất). Nguồn thu 100% của ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã là những khoản thu còn lại, đây là những nguồn thu không chắc chắn và không phụ thuộc tăng trưởng kinh tế, hầu hết không có tính chất thuế: đặc biệt là khoản thu tại xã (thu từ quỹ đất công ích, hoa lợi công sản…). Trong điều kiện địa phương đang thu hút đầu tư, quy hoạch đô thị, quy hoạch cụm công nghiệp, nhiều diện tích đất đã bị thu hồi… đã làm cho nguồn thu hàng năm không ổn định, thậm chí có xu hướng giảm dần.
+ Đối với nhóm các khoản thu được phân chia theo tỷ lệ: Đối với 5 khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP: Sau khi phân chia tỷ lệ với trung ương, địa phương đã thực hiện phân chia tỷ lệ còn lại cho 3 cấp ngân sách ở địa phương, trong đó ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã chỉ được phân chia các khoản thu (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt) thuộc lĩnh vực thu ngoài quốc doanh; ngân sách cấp tỉnh hưởng các khoản thu còn lại thuộc các lĩnh vực thu từ doanh nghiệp nhà nước do Trung ương quản lý, doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý, thu từ lĩnh vực đầu tư nước ngoài, thuế thu nhập cá nhân, phí xăng dầu. Đây là những khoản thu chủ yếu trong tổng thu nội địa ở địa phương, chính vì vậy có thể khẳng định đây là nguyên nhân chính gây bị động trong điều hành ngân
sách, không khuyến khích các địa phương chủ động khai thác và nuôi dưỡng nguồn thu trên địa bàn.
Việc xác định tỷ lệ phần trăm (%) các khoản thu phân chia giữa 3 cấp ngân sách ở địa phương được xác định theo Nghị quyết số 48/2016/NQ- HĐND ngày 13/12/2016 của HĐND tỉnh Thái Bình về phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia nguồn thu giữa các cấp ngân sách địa phương từ năm 2017. Tuy vậy, việc tính toán tỷ lệ % phân chia giữa các cấp chính quyền địa phương còn mang nặng tính ước lượng, chủ quan. Khả năng dự báo tình hình sản xuất kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân chưa sát; ý thức chấp hành chính sách thu chưa cao… nên chưa khắc phục được tình trạng ỷ lại trong phân bổ kế hoạch ngân sách.
Cơ chế phân cấp ở địa phương đã quy định cụ thể nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách trên các lĩnh vực, tuy vậy kết quả chi hàng năm cho thấy nhiệm vụ chi ở ngân sách cấp tỉnh còn chiếm tỷ trọng cao, ngân sách cấp huyện trung bình, còn ngân sách cấp xã vẫn ở mức thấp, đã làm hạn chế tính chủ động, linh hoạt của chính quyền cấp dưới trong việc quản lý điều hành ngân sách, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
2.3.1.2. Tỉnh Bắc Ninh (Việt Nam)
Bắc Ninh là tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, cách trung tâm Thành phố Hà Nội 30km về phía Đông Bắc. Bắc Ninh là một trong những địa phương có tốc độ tăng trưởng năng động nhất và có nguồn thu ngân sách lớn nhất trong khu vực phía Bắc. Năm 2018, Bắc Ninh có GRDP đạt 187.200 tỉ đồng (tương ứng với 8,1303 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 150,1 triệu đồng (tương ứng với 6.519 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 10,60%.
Quản lý NSNN ở tỉnh Bắc Ninh được HĐND tỉnh thông qua bao gồm nhiều nội dung, hạng mục được quy định bởi các chính sách, chế độ cụ thể. Tuy nhiên việc phân định, phân bổ ngân sách, thực chi, hiệu quả cuối cùng và
hệ quả của nó luôn có chênh lệch giữa kế hoạch với thực tế sử dụng tài chính, giữa các thời kỳ, các địa phương, mức độ cũng khác nhau.
Quản lý NSNN luôn tồn tại nhiều áp lực bởi ngành nào, lĩnh vực nào cũng quan trọng và đòi hỏi nguồn ngân sách nhằm triển khai hiệu quả nhiệm vụ được giao. Việc quản lý tốt thu chi công bằng, công tâm, đúng đối tượng luôn là đòi hỏi cấp thiết. Mặt khác, nó còn là động lực quan trọng thúc đẩy cả hệ thống chính trị và các cơ quan chuyên môn vận hành, đạt hiệu suất cao nhất, đóng góp tích cực vào quản lý xã hội, phát triển kinh tế - xã hội tăng trưởng theo đúng kế hoạch đề ra.
Để quản lý tốt NSNN, tỉnh Bắc Ninh đã giải quyết các vấn đề sau:
- Tinh gọn bộ máy, phân định rạch ròi chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan, đơn vị, mỗi cấp. Việc hợp nhất, tách chia, lồng ghép nhiệm vụ để có bộ máy tinh gọn giúp cho cơ quan xây dựng dự toán cân đối ngân sách phù hợp bảo đảm đủ nguồn để hoạt động. Giải quyết tốt vấn đề này sẽ xác định chuẩn xác đối tượng thu chi ngân sách.
- Giải quyết hài hoà định mức chi trong tổng định mức phân bổ được giao yêu cầu phải đạt được là định mức chi có căn cứ thuyết phục của từng loại công việc thuộc danh mục tổng nguồn, tổng các cơ cấu được phân định. Chỉ xử lý một số trường hợp đặc biệt khi cơ quan có thẩm quyền cho phép. Với cách làm đó, dự toán chi thường xuyên của các đối tượng thụ hưởng ở Bắc Ninh đã được hài hoà, công khai, công bằng và đảm bảo để các đơn vị hoạt động. Quản lý chặt chẽ chi tiêu trong năm kế hoạch nhằm hạn chế tối đa thất thoát, sử dụng sai mục đích ngân sách. HĐND-UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu mỗi đơn vị thụ hưởng phải quản lý chặt chẽ quá trình thực hiện. Chẳng hạn, khi mua sắm phải tìm nguồn cung cấp, đấu giá, đấu thầu nhằm tiết kiệm nhất, phải tuân thủ quy tắc quản lý, sử dụng tài sản công… Hàng năm tỉnh luôn đặt ra mục tiêu tiết kiệm chi trong khuôn khổ quy định, nhờ đó 100% các đơn vị dự toán không bị phá vỡ, không để nợ đọng phải thu, phải trả.
Tỉnh Bắc Ninh gắn việc quản lý NSNN, mức độ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, chính trị trong các cuộc sơ kết, tổng kết, chấm điểm thi đua hàng năm, bình xét các tổ chức đảng, công đoàn, đoàn thanh niên theo khối. Việc làm thường xuyên nề nếp này có tác dụng khuyến khích từng đơn vị tự xác định được mức độ thi đua và tạo lập thói quen sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách.
Nhiều năm qua, bằng những biện pháp đồng bộ, dự toán ngân sách nhà nước tỉnh Bắc Ninh liên tục hoàn thành xuất sắc, thu chi NSNN được đảm bảo, kết quả tích cực đó đã góp phần xây dựng nền tài chính lành mạnh, thúc đẩy toàn bộ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh tiến bộ vững chắc, tạo được dấu ấn: Tăng trưởng kinh tế bình quân năm qua là 13,8%/năm, an sinh xã hội được đảm bảo, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt, từng bước phát triển kinh tế - xã hội theo hướng bền vững.
2.3.1.3. Tỉnh Xiêng Khoảng (Lào)
Xiêng Khoảng có diện tích lớn với 10,000 km2, độ cao bình quân là 1200m. Xiêng Khoảng tiếp giáp với tỉnh Nghệ An của Việt Nam về phía Đông, với tỉnh Viêng Chăn của Lào về phía Tây Nam, tỉnh Luang Prabang phía Bắc. Xiêng Khoảng có 07 huyện và 01 thị xã: Phonsavan (còn có tên khác là Pek là tỉnh lỵ của Xiêng Khoảng), Kham, Nong Het, Khoune (còn có tên khác là Xiêng Khoảng), Morkmay, Phou Kout, Phaxay, Phathom.
Xiêng Khoảng có 542 bản, 40.283 hộ gia đình, với 250.144 người, trong đó dân số nam khoảng 131.439 người, chiếm 52,54%, dân số nữ khoảng 118.705 người, chiếm 47,46%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của tỉnh nhìn chung tương đối ổn định. Toàn tỉnh có 3 dân tộc chính là Lào Lùm, Lào Sung và Lào Thâng, trong đó dân tộc Lào Lùm chiếm đa số với khoảng 70% dân số toàn tỉnh, Lào Thâng chiếm 25% dân số toàn tỉnh và Lào Thâng chiếm thiểu số với khoảng 5% dân số toàn tỉnh (Nguồn: Trung tâm Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Xiêng Khoảng)