Khái Niệm Quản Lý Ngân Sách Nhà Nước Cấp Tỉnh

Bốn là, NSNN là một bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia. Hệ thống tài chính quốc gia bao gồm: tài chính nhà nước, tài chính doanh nghiệp, trung gian tài chính và tài chính cá nhân hoặc hộ gia đình. Trong đó tài chính nhà nước là khâu chủ đạo trong hệ thống tài chính quốc gia.

Tài chính nhà nước tác động đến sự hoạt động và phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội. Tài chính nhà nước thực hiện huy động và tập trung một bộ phận nguồn lực tài chính từ các định chế tài chính khác chủ yếu qua thuế và các khoản thu mang tính chất thuế. Trên cơ sở nguồn lực huy động được, Chính phủ sử dụng quỹ ngân sách để tiến hành cấp phát kinh phí, tài trợ vốn cho các tổ chức kinh tế, các đơn vị thuộc khu vực công nhằm thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.

Năm là, NSNN luôn gắn liền với tính giai cấp. Trong thời kỳ phong kiến, mô hình ngân sách sơ khai và tuỳ tiện, lẫn lộn giữa ngân khố của Nhà vua với ngân sách của Nhà nước phong kiến. Hoạt động thu - chi lúc này mang tính cống nạp - ban phát giữa Nhà vua và các tầng lớp dân cư, quan lại, thương nhân, thợ thuyền và các nước chư hầu (nếu có). Quyền quyết định các khoản thu - chi của ngân sách chủ yếu là do người đứng đầu một nước (nhà vua) quyết định.

Trong thời kỳ hiện nay, ngân sách được dự toán, được thảo luận và phê chuẩn bởi cơ quan hành pháp, quyền quyết định là của toàn dân được thực hiện thông qua cơ quan đại diện của nhân dân. NSNN được giới hạn thời gian sử dụng, được quy định nội dung thu - chi, được kiểm soát bởi hệ thống thể chế, báo chí và nhân dân.

2.1.3. Vai trò của ngân sách nhà nước

NSNN có vai trò rất quan trọng đối với toàn bộ hoạt động kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của đất nước. Vai trò của NSNN luôn luôn gắn liền với vai trò của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định.

Một là, NSNN là công cụ chủ yếu phân bổ trực tiếp hoặc gián tiếp các nguồn tài chính quốc gia, định hướng phát triển sản xuất, hình thành cơ cấu kinh tế mới, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững.

Vốn NSNN là nguồn tài chính có tính chất chủ đạo trong quá trình vận động của toàn bộ vốn xã hội. Bởi lẽ, phần lớn nguồn tài chính quốc gia được tập trung vào ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhà nước, các khoản chi của ngân sách có ý nghĩa quốc gia, có phạm vi tác động rộng lớn nhằm vào các mục tiêu của chiến lược kinh tế và thông qua hoạt động thu - chi của vốn ngân sách, Nhà nước thực hiện việc hướng dẫn, chi phối các nguồn tài chính của Nhà nước, Nhà nước trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến mức độ, cơ cấu của các nguồn tài chính ở các chủ thể đó theo định hướng của Nhà nước.

Thông qua các khoản chi kinh tế và chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, phát triển những ngành, lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh, ưu tiên các ngành mũi nhọn có khả năng cạnh tranh trên thị trường; đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu… Các khoản chi này của NSNN không thu hồi trực tiếp, nhưng hiệu quả của nó lại được tính bằng sự tăng trưởng của GDP, sự phân bố chung hợp lý của nền kinh tế hoặc bằng các chỉ tiêu khác như tạo ra khả năng tăng tốc độ lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ….

Thông qua thu ngân sách mà chủ yếu là thuế cũng góp phần định hướng phát triển sản xuất. Việc đặt ra các loại thuế với thuế suất ưu đãi, các quy định miễn, giảm thuế…. có tác dụng kích thích mạnh mẽ đối với các doanh nghiệp. Một chính sách thuế có lợi sẽ thu hút được doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào nơi cần thiết, ngược lại, một chính sách thuế khắt khe sẽ giảm bớt luồng di chuyển vốn vào nơi cần hạn chế sản xuất kinh doanh. Rõ ràng là chính sách thu, chính sách chi ngân sách gắn với chính sách phát triển kinh tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

- xã hội và phục vụ trực tiếp cho chính sách này của nhà nước.

Hai là, NSNN là công cụ để điều tiết thị trường, bình ổn giá cả và kiềm chế lạm phát.

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cung cầu chi phối thị trường rất mạnh mẽ. Mọi sự biến động của giá cả đều có nguyên nhân từ sự mất cân đối cung cầu. Vì vậy, Chính phủ cần có sự tác động tích cực đến thị trường nhằm đảm bảo lợi ích cho cả người sản xuất và người tiêu dùng, cũng như để giữ vững cơ cấu kinh tế đã được hoạch định.

Đối với thị trường hàng hoá, hoạt động điều tiết của Chính phủ được thực hiện thông qua việc sử dụng các quỹ dự trữ của Nhà nước (bằng tiền, bằng ngoại tệ, các loại hàng hoá, vật tư chiến lược…) được hình thành từ nguồn thu của NSNN. Bằng công cụ thuế và chính sách chi tiêu NSNN, Chính phủ có thể tác động vào tổng cung hoặc tổng cầu để góp phần ổn định giá cả trên thị trường.

Đối với thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường sức lao động…hoạt động điều tiết của Chính phủ thông qua việc thực hiện một cách đồng bộ giữa các công cụ tài chính, tiền tệ, giá cả….trong đó công cụ ngân sách với các biện pháp như phát hành công trái, chi trả nợ, các biện pháp chi tiêu dùng của Chính phủ cho toàn xã hội, đào tạo… Như vậy thu, đặc biệt là từ thuế, chi tiêu, dự trữ Nhà nước có tác động rất lớn đến quan hệ cung cầu và bình ổn giá cả trên thị trường.

Kiềm chế lạm phát luôn được coi là mục tiêu trọng yếu trong điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế – xã hội của quốc gia. Lạm phát, với sự bùng nổ các cơn sốt về giá, gây ra những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế, cho người sản xuất và người tiêu dùng. Giữa lạm phát và hoạt động thu - chi của NSNN luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, có thể khẳng định, các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát đều liên quan đến hoạt động của NSNN.

Ba là, NSNN là công cụ có hiệu lực của Nhà nước để điều chỉnh trong lĩnh vực thu nhập, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Một mâu thuẫn đang nảy sinh ngày càng nghiêm trọng hơn ở mọi quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển như Việt Nam, Lào... hiện nay là mâu thuẫn giữa tính nhân đạo của định hướng XHCN với tính quy luật của nền kinh tế thị trường xung quanh vấn đề thu nhập, việc làm và phúc lợi xã hội. Vấn đề đặt ra là phải có một chính sách phân phối hợp lý thu nhập của toàn xã hội để vừa khuyến khích sự tăng trưởng, lại vừa đảm bảo cuộc sống chung của xã hội, nhất là những người nghèo khổ. Việc sử dụng NSNN như một công cụ điều chỉnh vĩ mô trong lĩnh vực thu nhập đối với các thành viên của xã hội là nhằm thực hiện công bằng xã hội về thu nhập, đảm bảo và ổn định cuộc sống của các tầng lớp dân cư, đảm bảo vai trò kích thích của thu nhập đối với sự phát triển đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Chính sách ngân sách, cụ thể là chính sách thuế và chính sách chi ngân sách, góp phần làm giảm bớt sự chênh lệch quá lớn về thu nhập và tiền lương giữa những người làm việc trong khu vực sản xuất kinh doanh, khu vực hành chính, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng; giữa những người sống ở thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo nhằm ổn định đời sống của các tầng lớp dân cư trong phạm vi cả nước.

Bốn là, NSNN đối với việc củng cố, tăng cường sức mạnh của bộ máy Nhà nước, bảo vệ đất nước và giữ gìn an ninh.

NSNN là công cụ tài chính quan trọng nhất để cung ứng nguồn tài chính cho hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Ở nước CHDCND Lào, nguồn NSNN hầu như là nguồn duy nhất để phục vụ cho các hoạt động của bộ máy Nhà nước (gồm các cơ quan quyền lực, cơ quan hành chính nhà nước đến các cơ quan tư pháp) và các tổ chức chính trị - xã hội. NSNN còn cung ứng nguồn tài chính cho Đảng NDCM Lào lãnh đạo hoạt động, tài trợ cho các tổ chức xã hội mà nguồn tài chính của các tổ chức này không đảm bảo. Như vậy có thể nói, cả hệ thống chính trị của CHDCND Lào đều do NSNN cung ứng nguồn tài chính.

Ngoài ra, nguồn kinh phí tài trợ cho các hoạt động quốc phòng và an ninh cũng chủ yếu lấy từ NSNN. Như vậy, không có một nguồn tài chính nào có thể thay thế được vai trò của NSNN trên lĩnh vực đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước.

Năm là, NSNN kiểm tra các hoạt động tài chính quốc gia.

NSNN có mối quan hệ mật thiết với các khâu tài chính khác trong hệ thống tài chính quốc gia. Nó thể hiện ở chỗ các khâu tài chính khác đều phải làm nghĩa vụ với NSNN; mặt khác lại nhận được sự tài trợ, hỗ trợ của NSNN dưới những hình thức khác nhau trực tiếp hoặc gián tiếp. Xuất phát từ lợi ích chung, NSNN kiểm tra các hoạt động tài chính khác không chỉ trong việc làm nghĩa vụ nộp thuế và các khoản phải nộp trong việc sử dụng các nguồn tài chính nhà nước, sử dụng các tài sản quốc gia, mà còn trong việc thực hiện pháp luật, chính sách về NSNN cũng như các pháp luật, chính sách có liên quan.

Kiểm tra của NSNN gắn chặt với quyền lực Nhà nước, nó là một loại kiểm tra đơn phương theo hệ thống thứ bậc cơ quan quyền lực và cơ quan hành chính Nhà nước các cấp về nghĩa vụ phải thực hiện đối với ngân sách cũng như việc sử dụng vốn, kinh phí, tài sản Nhà nước. Như vậy, kiểm tra NSNN đối với các hoạt động tài chính khác là một mặt trong hoạt động quản lý và kiểm tra của Nhà nước, có tác động sâu sắc tới các hoạt động tài chính khác và có vai trò quan trọng góp phần xây dựng một xã hội công bằng, văn minh và dân chủ.

Thông qua NSNN, Nhà nước kiểm tra quá trình phát triển kinh tế quốc dân cũng như các ngành, các đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm thúc đẩy, phát hiện, khai thác tiềm năng kinh tế, kiểm tra bảo vệ tài sản quốc gia, tài sản của Nhà nước, chống thất thoát, lãng phí; kiểm tra việc chấp hành luật pháp trong việc sử dụng NSNN, kỷ luật tài chính, bảo đảm trật tự kỷ cương trong hoạt động tài chính.

Như vậy, xét trên góc độ kinh tế cũng như xã hội, hoạt động của NSNN có vai trò to lớn, tác động đến các quá trình kinh tế - xã hội của đất nước. Việc tổ chức hoạt động của NSNN một cách đúng đắn, phù hợp với các điều kiện khách quan sẽ tạo ra những tác động tích cực, ngược lại, sẽ còn những tác động tiêu cực đối với các quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

2.1.4. Hệ thống ngân sách nhà nước

Hệ thống NSNN được hiểu là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ hữu cơ với nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thu, chi của mỗi cấp ngân sách.

Luật NSNN ra đời chính là sự thể chế hóa cơ chế quản lý NSNN của mỗi quốc gia. Ở CHDCND Lào, tổ chức hệ thống NSNN gắn bó chặt chẽ với việc tổ chức bộ máy nhà nước và vai trò, vị trí của bộ máy đó trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước theo Hiến pháp. Mỗi cấp chính quyền có một cấp ngân sách riêng cung cấp phương tiện vật chất cho cấp chính quyền đó thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trên vùng lãnh thổ. Việc hình thành hệ thống chính quyền nhà nước các cấp là một tất yếu khách quan nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trên mọi vùng lãnh thổ của đất nước. Chính sự ra đời của hệ thống chính quyền nhà nước nhiều cấp đó là tiền đề cần thiết để tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước nhiều cấp.

Theo Điều 38 Luật NSNN năm 2015 của CHDCND Lào quy định: “Hệ thống NSNN của nước CHDCND Lào gồm NSTW và NSĐP là hệ thống ngân sách tập trung trong phạm vi cả nước và phân cấp trách nhiệm quản lý. Trong đó, NSTW là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước và đoàn thể cấp trung ương. NSĐP là ngân sách của chính quyền địa phương, các cơ quan tại cấp tỉnh và cấp huyện”. Như vậy, ở Lào, cấp bản làng (tương đương như cấp xã ở Việt Nam) không phải là một cấp ngân sách.

Sơ đồ 2.1. Hệ thống NSNN của nước CHDCND Lào


Nguồn Tác giả tổng hợp Ở nước CHDCND Lào hệ thống NSNN về cơ bản bao 1

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Ở nước CHDCND Lào, hệ thống NSNN về cơ bản bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương:

- NSTW phản ánh nhiệm vụ thu, chi theo ngành và giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống NSNN (cũng tương tự như Việt Nạm). Nó bắt nguồn từ vị trí, vai trò của chính quyền trung ương được Hiến pháp quy định đối với việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. NSTW cấp phát kinh phí cho yêu cầu thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trung ương (sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế, sự nghiệp an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, đầu tư phát triển...). Nó còn là trung tâm điều hoà hoạt động ngân sách của địa phương. Trên thực tế, NSTW là ngân sách của cả nước, tập trung đại bộ phận nguồn tài chính quốc gia và đảm bảo các nhiệm vụ chi tiêu có tính chất huyết mạch của cả nước. NSTW bao gồm các đơn vị dự toán của cấp này, theo đó, mỗi bộ, mỗi cơ quan trung ương là một đơn vị dự toán của NSTW.

- NSĐP là tên chung để chỉ các cấp ngân sách của các cấp chính quyền bên dưới phù hợp với địa giới hành chính các cấp.

+ Ngân sách cấp tỉnh có nhiệm vụ chỉ đạo khai thác nguồn thu tại chỗ, tận dụng tăng thu những nguồn thu được phân cấp, đồng thời phân bổ các

khoản chi, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội trên phạm vi tỉnh quản lý, ngoài ra còn thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ cho ngân sách cấp dưới.

+ Ngân sách cấp huyện có nhiệm vụ thu, chi theo Luật ngân sách đồng thời thực hiện quản lý, cấp phát theo chức năng nhiệm vụ được phân cấp.

Trong hệ thống NSNN của nước CHDCND Lào, NSTW chi phối phần lớn các khoản thu và chi quan trọng, còn NSĐP chỉ được giao nhiệm vụ đảm nhận các khoản thu và chi có tính chất địa phương. Quan hệ giữa các cấp ngân sách được thực hiện theo nguyên tắc Ngân sách trung ương và ngân sách các cấp chính quyền địa phương được phân định nguồn thu và nhiệm vụ chi cụ thể. Thực hiện việc bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để đảm bảo công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địa phương. Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới. Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình thì phải chuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó. Ngoài việc bổ sung nguồn thu và uỷ quyền thực hiện nhiệm vụ chi, không được dùng ngân sách cấp này để chi cho nhiệm vụ của ngân sách cấp khác trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ.

2.2. QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH

2.2.1. Khái niệm quản lý ngân sách nhà nước cấp tỉnh

Ngân sách cấp tỉnh là cấp ngân sách có quan hệ trực tiếp với NSTW, nó chi phối và quyết định các vấn đề NSNN ở địa phương, chi phối sự hoạt động của ngân sách huyện. Ngân sách cấp tỉnh thực hiện vai trò kiểm soát, điều tiết ngân sách từ tỉnh, huyện, tạo điều kiện cho các cơ quan các cấp có cơ sở tài chính để hoạt động theo luật pháp và giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội trên vùng lãnh thổ theo nhiệm vụ được giao.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023