Giá Trị Tham Khảo Đối Với Tỉnh Của Luang Prabang, Nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào

Xiêng Khoảng là một trong những tỉnh còn nghèo, vì thế việc quản lý phân bổ NSNN hợp lý, hiệu quả là rất quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong những năm gần đây, hàng năm nguồn thu ngân sách cấp tỉnh chiếm tỷ trọng trên 55% tổng thu NSĐP của tỉnh, nguồn thu ngân sách cấp huyện chiếm trên 30% và còn lại là nguồn thu ngân sách khác. Trong chi tiêu của NSĐP, chi tiêu ngân sách cấp tỉnh chiếm trên 57%. Công tác quản lý NSĐP trên địa bàn tỉnh đã có những bước tiến mới, Xiêng Khoảng đã phân định được rõ nguồn thu, nhiệm vụ chi của mỗi cấp ngân sách; tăng cường và đề cao vai trò của chính quyền cấp dưới trong việc điều hành và quản lý NSĐP trên địa bàn, tỷ trọng thu, chi ngân sách trong tỉnh đang dần chuyển đổi theo hướng tăng tỷ trọng NSĐP cho cấp dưới, và giảm tỷ trọng của cấp tỉnh. Bên cạnh đó, công tác quyết toán đã dần đi vào nền nếp với chất lượng ngày càng được nâng cao hơn.

Tuy nhiên phân cấp quản lý NSĐP trên địa bàn cũng đã bộc lộ một số hạn chế nhất định như: sự quyết định dự toán, điều chỉnh dự toán và quyết toán NSĐP ở các cấp còn trùng lặp về thẩm quyền quyết định, tỷ lệ phân cấp thu - chi NS chưa giúp điều hòa sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các huyện, thị trong tỉnh,…

2.3.1.4. Tỉnh Ou Đom Xay (Lào)

Tỉnh Ou Đôm Xay ở miền Bắc của đất nước Lào, có diện tích 15.370 Km2 chiếm khoảng 6,5% diện tích của đất nước và bằng 14% của diện tích của miền bắc.

Về vị trí địa lý Ou Đom Xay có phía bắc giáp với tỉnh Phông Sa Ly và với Trung Quốc; phía nam giáp với tỉnh Xay Nha Bu Ly; phía đông giáp với tỉnh Luang Prabang; phía tây giáp với tỉnh Luong Nậm Thà và tỉnh và tỉnh Bo Keo.

Tỉnh Ou Đôm Xay bao gồm có 7 huyện, trong đó có 2 huyện nghèo nhất là huyện Nga và huyện Pak Beng, còn 5 huyện khác có điều kiện phát triển khá tốt, đời sống dân cư ổn định.

Hiện nay, được sự quan tâm của các cấp Đảng ủy và chính quyền, được sự chú trọng đầu tư của Đảng và Nhà nước Lào, tỉnh Ou Đôm Xay đã tập trung vốn cho sự phát triển cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, xây dựng hệ thống thủy lợi và hệ thống thông tin liên lạc, môi trường nông thôn, ... không ngừng phát triển. Bên cạnh đó các lĩnh vực kinh tế trong tỉnh cũng có bước phát triển khởi sắc hơn.

Trong quản lý NSNN, Ou Đôm Xay đã thực hiện một số chính sách:

- Chính sách phân phối tài chính trong thời kỳ trung hạn theo hướng phục vụ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, ổn định bền vững, chuyển dịch có hiệu quả cơ cấu kinh tế, thực hiện phân phối, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhà nước. Gắn kết việc phân phối NSNN với việc huy động các nguồn lực xã hội đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đề ra trong thời kỳ trung hạn.

- Tập trung nguồn lực NSNN đầu tư vào những lĩnh vực, nhiệm vụ phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, lĩnh vực giáo dục đào tạo, công nghiệp, dịch vụ, du lịch… Đồng thời đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá, huy động nguồn lực ngoài xã hội để đáp ứng yêu cầu phát triển.

- Điều chỉnh cơ cấu thu chi NSNN theo hướng đảm bảo yêu cầu phát triển các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

- Thực hiện việc giao quyền tự chủ tài chính đầy đủ cho các đơn vị sự nghiệp có thu. Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp theo hướng tập trung cho các nhiệm vụ mang tính xã hội, còn lại huy động nguồn lực xã hội để phát triển.

- Thực hiện chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ xã hội.

Một trong những yếu tố có tính quyết định để Ou Đôm Xay phát triển mạnh mẽ trong những năm qua là sự quan tâm đúng mức và thực hiện một cách khoa học hoạt động quản lý NSNN.

2.3.2. Giá trị tham khảo đối với tỉnh của Luang Prabang, nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý của một số địa phương cấp tỉnh trong nước và nước ngoài, có thể rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào như sau:

Một là, tăng tính hiệu quả hoạt động thu ngân sách của chính quyền cấp tỉnh. Tăng cường tính hiệu quả hoạt động của chính quyền trong khi các nguồn lực còn hạn chế, hợp lý hoá việc điều tiết, tăng cường việc trao quyền tự quyết cao hơn cho các cấp thu ngân sách ở địa phương. Cần có nỗ lực hơn nhằm nâng cao sự đáp ứng về hành chính và chất lượng dịch vụ và đưa các dịch vụ đến gần với người nộp thuế. Chính quyền cũng cần đề ra các tiêu chuẩn về dịch vụ bằng các văn bản chính thức hay thực hiện đơn giản hoá gánh nặng hành chính nhằm giảm nhẹ gánh nặng đối với người dân, nhất là đối với doanh nghiệp.

Hai là, trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách, kìm hãm sự gia tăng quá mức nhu cầu chi; cần coi trọng các khoản chi kích hoạt sự đầu tư của khu vực tư và đảm bảo phân phối công bằng xã hội.

Ba là, trong phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW, coi NSTW là ngân sách của cả nước, hoạt động trên phạm vi cả nước. Do đó, NSTW phải đảm nhận các nhiệm vụ chi lớn tập chung các nguồn thu quan trọng có tính chất quốc gia, đồng thời, tạo điều kiện cho chính

quyền địa phương các cấp chủ động, sáng tạo để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Bốn là, coi việc thực hiện công khai ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của cán bộ, công chức và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương, đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách.

Năm là, áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý NSNN. Tuy nhiên phải tốn nhiều thời gian và nguồn lực để xây dựng hệ thống quản lý NSNN theo mô hình hiện đại. Thực tiễn các địa phương được khảo cứu cho thấy phải mất nhiều năm để thiết lập và áp dụng công nghệ hiện đại vào quản lý NSNN và đo lường kết quả đầu ra; cũng phải mất nhiều thời gian trong việc phát triển các kế hoạch mục tiêu chiến lược, kiểm tra dữ liệu kết quả để thiết lập những khuynh hướng và đánh giá công việc thực hiện so với mục tiêu đề ra.

Kinh nghiệm của các tỉnh ở Việt Nam là rất quý báu, tuy nhiên, do thể chế chính trị, đặc điểm kinh tế xã hội, điều kiện tự nhiên và chính sách phát triển trong từng giai đoạn của từng địa phương khác nhau nên việc vận dụng kinh nghiệm của địa phương khác phải sáng tạo, hợp lý, linh hoạt, tránh rập khuôn, máy móc.

Kết luận chương 2

Trong chương này, luận án đã đạt được một số kết quả sau:

Một là, khái quát những vấn đề chung về ngân sách bao gồm khái niệm, vai trò, đặc điểm và hệ thống ngân sách.

Hai là, làm rõ một số vấn đề lý luận về quản lý NSNN cấp tỉnh.

Quản lý NSNN cấp tỉnh là việc chính quyền cấp tỉnh sử dụng các phương pháp (hành chính, kinh tế, giáo dục...) và các công cụ phù hợp để kiểm soát các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để chính quyền cấp tỉnh thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Quản lý NSNN cấp tỉnh là cần thiết bởi NSNN cấp tỉnh là một bộ phận hữu cơ của NSĐP; là nguồn lực tài chính quan trọng để giúp chính quyền cấp tỉnh khai thác thế mạnh về kinh tế - xã hội trên địa bàn; là công cụ tài chính giúp chính quyền nhà nước cấp trên giám sát hoạt động của chính quyền tỉnh; định hướng cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển đúng đắn, phát huy những tiềm năng thế mạnh của địa phương.

Quản lý NSNN cấp tỉnh có 4 nội dung cơ bản: Quản lý thu NSNN cấp tỉnh; quản lý chi NSNN cấp tỉnh; quản lý cân đối NSNN cấp tỉnh; giám sát, thanh tra, kiểm toán và xử lý vi phạm trong quản lý NSNN cấp tỉnh.

Quản lý NSNN cấp tỉnh chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nhau: Thể chế kinh tế; trình độ của CBCC và tổ chức quản lý ngân sách cấp tỉnh; chính sách khuyến khích khai thác các nguồn lực tài chính; trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập của người dân.

Ba là, từ kinh nghiệm quản lý NSNN cấp tỉnh của Bắc Ninh, Thái Bình (Việt Nam), Xiêng Khoảng, Ou Đom Xay (CHDCND Lào), có thể rút ra một số giá trị tham chiếu cho tỉnh Luang Prabang của CHDCND Lào. Đó là: tăng tính hiệu quả hoạt động thu ngân sách của chính quyền cấp tỉnh; trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi ngân sách; trong phân cấp quản lý ngân sách phải đảm bảo vai trò chủ đạo của NSTW; coi việc thực hiện công khai ngân sách các cấp là biện pháp để tăng cường giám sát của CBCC và nhân dân trong việc quản lý sử dụng ngân sách ở địa phương; áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý NSNN.

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH LUANG PRABANG, NƯỚC CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO


3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH LUANG PRABANG - CƠ SỞ CHO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CẤP TỈNH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Luang Prabang là một tỉnh thuộc miền Bắc của Lào, có 12 huyện (thành) gồm: thành phố Luang Prabang, các huyện Xiêng Ngân, Mường Nan, huyện Pác U, Nạm Bạc, Mường Ngoy, Pác Xeng, Phôn Xay, Chom Phết, Viêng Khăm, Phu Khun và Phôn Thoong.

Hình 3.1: Bản đồ tỉnh Luang Prabang, nước CHDCND Lào


Nguồn Cục bản đồ tỉnh Luang Prabang Điều kiện tự nhiên Tỉnh Luang Prabang 1


Nguồn: Cục bản đồ tỉnh Luang Prabang

* Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Luang Prabang có diện tích 80% là miền núi đá dốc, diện tích rừng chiếm 50% diện tích cả tỉnh, có thể nói rừng là một thế mạnh của tỉnh, có rất nhiều cây gỗ và lâm sản quý như: gỗ plamun, gỗ mun, gỗ trò, gỗ trắc,

có những loại cây dùng làm thuốc… Trong giai đoạn đầu xây dựng và phát triển đất nước, gỗ và lâm sản là mặt hàng quan trọng làm ra nguồn thu cho ngân sách của tỉnh nói riêng và của đất nước nói chung. Diện tích rừng có 50% rừng rậm, trong đó 15% rừng nguyên sinh và có rất nhiều động vật quý hiếm sinh sống như: voi rừng, bò tót, gấu, hổ,…. Tỉnh Luang Prabang rất phong phú về nguồn tài nguyên thiên nhiên, như mỏ than, mỏ đồng, mỏ măng gan, mỏ vàng… nhưng hiện nay chưa có điều kiện khai thác. Vì điều kiện thiên nhiên phong phú dồi dào, có nhiều thác nước, rừng cây và có phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thích hợp cho việc khai thác ngành du lịch.

Thành phố Luang Prabang là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế và văn hóa xã hội của tỉnh Luang Prabang, là nơi đặt trụ sở Văn phòng tỉnh và các sở, ban, ngành của tỉnh.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Tính đến năm 2018, cả tỉnh có 762 bản với 76.009 hộ gia đình và có dân số 454.000 người, trong đó nữ 278.000 người. Có 3 dân tộc cơ bản cùng sinh sống trên địa bàn tỉnh là Lào Lùm, Lào Xủng, Lào Thâng. Lối sống của 3 dân tộc này có sự khác nhau, Lào Lùm phần lớn làm ruộng, làm vườn, trồng trọt, chăn nuôi, buôn bán, làm công chức nhà nước; dân tộc Lào Thâng làm nương, làm rẫy; còn dân tộc Lào Xủng thích trồng trọt và chăn nuôi.

Cơ cấu nguồn nhân lực xã hội: Tổng lao động của tỉnh Luang Prabang là 161.023 người (2018) chiếm 46,44% tổng dân số của tỉnh, trong đó lao động nông nghiệp là 143.858 người, chiếm 91,5%; công nghiệp là 3,7%; dịch vụ là 4,8%; còn lại là lao động trong các ngành nghề khác. Với cơ cấu lao động như trên, Luang Prabang là một tỉnh hoàn toàn thuần nông.

Chất lượng nguồn lao động ở tỉnh Luang Prabang ngày càng được nâng cao. Hầu hết người trong độ tuổi đều đi học, những người được đào tạo chiếm tỷ lệ tương đối lớn trong tổng số lực lượng lao động. Hiện nay phổ cập tiểu học đúng độ tuổi đạt 95,6%, trung học cơ sở đạt 89,3%, trung học phổ thông

đạt 74,8%, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp khá cao từ 90-95,7%; đã xuất hiện các hình thức dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, tin học… từng bước nâng cao dân trí, tạo ra nguồn nhân lực phục vụ quá trình phát triển của tỉnh.

Thời kỳ năm 2015 - 2019, nền kinh tế tỉnh Luang Prabang đã đạt được nhịp độ tăng trưởng khá và liên tục, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 7%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng trong các năm cuối của thời kỳ có giảm so với các năm trước; song trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, đây là một kết quả đáng khích lệ.

Bảng 3.1. Tỷ lệ tăng trưởng GRDP của tỉnh Luang Prabang



%GRDP tỉnh

%GDP cả nước

2015

6.9

7.0

2016

7.1

7.2

2017

7.2

7.3

2018

7.4

7.3

2019

7.5

7.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 177 trang tài liệu này.

(Nguồn: Niên giám thống kê Luangprabang)

Hình 3.2: Tỷ lệ tăng trưởng GRDP của tỉnh Luang Prabang

(đơn vị tính: %)


7.6


7.5


7.4


7.3


7.2


7.1


7


6.9


6.8


6.7


6.6

GDP tỉnh

GDP cả nước

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/02/2023