Phương Hướng Hoàn Thiện Quản Lý Ngân Sách Huyện Ea Súp


biện pháp quản lý nhằm thu đúng, thu đủ. Việc giám sát kê khai, phân tích hồ sơ khai thuế còn hạn chế nên hiệu quả chống thất thu thuế qua khai thác hồ sơ khai thuế chưa cao. Tình trạng một số doanh nghiệp lợi dụng việc thực hiện cơ chế tự tính, tự khai, tự nộp và người mua hàng không có nhu cầu lấy hóa đơn để cố tình trốn thuế, gian lận thuế, khai không đầy đủ trung thực các căn cứ tính thuế, nhất là các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh các mặt hàng như: vật liệu xây dựng, nhà hàng, nhà nghỉ, nhà trọ, vận tải.

Ngoài ra, vẫn còn hiện tượng trông chờ, ỷ lại vào thu bổ sung từ ngân sách cấp trên, do vậy chưa có chiến lược phát triển nguồn thu lâu dài, mà chỉ tập trung quản lý thu đối với các đơn vị doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã có.

Công tác duyệt quyết toán kinh phí xây dựng cơ bản chất lượng chưa cao (nhất là đối với các hạng mục sửa chữa lớn, xây dựng nhỏ bằng nguồn vốn hành chính sự nghiệp). Quyết toán tốn vốn XDCB của một số xã chưa thực hiện tốt, có những công trình đã được bàn giao, đưa vào sử dụng nhưng vẫn chưa quyết toán vốn để thực hiện hoàn tất thủ tục vốn đầu tư theo quy định.

Về quản lý chi thường xuyên:

Các nhiệm vụ chi thường xuyên của các năm của huyện đều vượt dự toán giao, do việc quản lý chi thường xuyên chủ yếu dựa vào hệ thống định mức đã có sẵn, còn tình trạng chỗ thừa, chỗ thiếu, hiệu quả không cao; công tác lập dự toán chưa sát với thực tế, chưa dự tính được các nhiệm vụ phát sinh trong năm…, dẫn đến bố trí các nhiệm vụ không đồng đều, hàng năm phải bổ sung nhiệm vụ chi.

Tình trạng lãng phí trong chi thường xuyên vẫn còn như ở lĩnh vực chi tiêu hành chính (mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc không đúng tiêu chuẩn, chế độ; chi điện, nước, xăng xe, điện thoại, tổ chức lễ hội, ngày kỷ niệm còn chưa hợp lý, lãng phí); việc quản lý và sử dụng đất đai, trụ sở làm việc tại một số đơn vị còn không đúng mục đích, vượt tiêu chuẩn định mức. Các khoản chi thường xuyên của nhiều đơn vị chưa thực hiện đúng chế độ chứng từ hoá đơn theo quy định.


Chưa tính toán, xác định được hiệu quả chi ngân sách. Chưa tiến hành kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện chi thường xuyên mà quản lý chi tiêu chủ yếu dựa vào hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ có sẵn, kết quả là không thể đánh giá được hiệu quả của mỗi đồng kinh phí thường xuyên đã sử dụng. Không có thông tin phản hồi từ hiệu quả chi thường xuyên sẽ cản trở việc đánh giá kết quả sử dụng các khoản chi này, thiếu cơ sở cho việc quản lý và điều hành của chính quyền huyện.

Báo cáo quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách thường chưa đảm bảo theo quy định về thời gian, hệ thống mẫu biểu (nhất là các báo cáo phân tích chi tiết các khoản chi khác, tiếp khách, mua sắm…).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Chất lượng báo cáo chưa cao, nhiều trường hợp chưa khớp đúng giữa chi tiết và tổng hợp. Chất lượng công tác thẩm định, xét duyệt báo cáo quyết toán chưa cao, đôi khi còn mang tính hình thức, chưa kiên quyết xử lý xuất toán đối với các khoản chi không đúng quy định mà thường chỉ rút kinh nghiệm.

Công tác xét duyệt báo cáo quyết toán thường chỉ dừng lại ở việc xác định số liệu thu, chi trong năm của đơn vị mà chưa quan tâm đến việc phân tích, đánh giá số liệu quyết toán để làm cơ sở cho việc đề xuất những điều chỉnh trong xây dựng định mức phân bổ ngân sách, định mức chi tiêu cho cơ quan tài chính cấp trên và đặc biệt là rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc chấp hành dự toán để nâng cao chất lượng quản lý, sử dụng ngân sách.

Quản lý Ngân sách Nhà Nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - 11

Công tác thanh tra, kiểm tra tuy có tiến hành thường xuyên nhưng chưa mang lại hiệu quả cao, vẫn còn nhiều đơn vị trên địa bàn vi phạm các quy định về quản lý, điều hành ngân sách như còn hiện tượng toạ chi ở cơ sở, thu không phản ánh quan sổ sách, thu không nhập vào ngân sách, chi sai đối tượng... do vẫn còn hiện tượng nể nang, chưa kiên quyết xử lý đối với những sai phạm nên tính răn đe đối với các đơn vị chưa cao, chỉ dừng lại ở hình thức kiểm điểm, rút kinh nghiệm, yêu cầu thực hiện thu nộp vào ngân sách, hạch toán lại trên sổ sách...


Đối với khâu kiểm soát chi tại KBNN huyện khi các đơn vị có sai phạm về chi tiêu như chưa đúng định mức, tiêu chuẩn, thiếu sót hồ sơ, chứng từ… thì KBNN huyện chỉ được quyền ra thông báo kiểm tra hoặc thông báo từ chối thanh toán, yêu cầu các đơn vị điều chỉnh, bổ sung; do vậy đã tạo ra tâm lý ỷ lại, thiếu trách nhiệm của thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách.

Về kiểm toán ngân sách còn một số nội dung chưa được kiểm toán đầy đủ, chi tiết hơn, có trường hợp thiếu tính pháp lý hoặc chưa có quy trình kiểm toán nên không thể thực hiện kiểm toán. Cụ thể:

Việc ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng ngân sách: Để quản lý, sử dụng ngân sách tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản quy định, các quyết định và hướng dẫn thực hiện các quy định của tỉnh về chế độ, định mức chi ngân sách, các quyết định liên quan đến chi ngân sách, các văn bản hướng dẫn từ khâu lập dự toán ngân sách, thực hiện dự toán ngân sách đến quyết toán chi ngân sách, thực hiện chế độ kế toán, v.v. Trong thời gian qua, Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị UBND tỉnh thu hồi hoặc sửa đổi các quy định, các hướng dẫn không đúng quy định của Luật ngân sách nhà nước, của Chính phủ và Bộ Tài chính. Tuy nhiên, việc phát hiện các văn bản ban hành không đúng chủ yếu là qua quá trình kiểm toán ngân sách cấp huyện, xã và các đơn vị dự toán cấp tỉnh khi kiểm tra những nội dung chi ngân sách. Sự phát hiện này có phần mang tính ngẫu nhiên hơn là sự kiểm tra có mục đích và có tính toàn diện.

Công tác lập dự toán ngân sách, điều chỉnh dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách: Hiện nay, khi kiểm tra nội dung này, chủ yếu so sách giữa số dự toán do UBND lập với số ước thực hiện năm trước, giữa số Bộ Tài chính giao với số thực hiện năm trước, giữa số HĐND giao với số Bộ Tài chính giao, đánh giá việc thực hiện yêu cầu tăng tối thiểu trong xây dựng dự toán thu và đưa ra một số nguyên nhân ảnh hưởng đến dự toán thu, chi do sở tài chính cung cấp, hoàn toàn chưa có sự kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ trình tự xây dựng dự toán, các thông tin, số liệu, tài liệu làm cơ sở dự toán,


việc chấp hành các hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính trong xây dựng dự toán, sự phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong bố trí chi ngân sách.

Công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán: Theo quy định, sở tài chính có trách nhiệm thẩm định quyết toán năm đối với đơn vị dự toán cấp I và quyết toán chi của ngân sách cấp huyện hoặc xét duyệt quyết toán năm trong trường hợp đơn vị dự toán cấp I đồng thời là đơn vị thụ hưởng ngân sách, tuy nhiên trong thời gian qua, việc kiểm tra công tác thẩm định, xét duyệt quyết toán của sở tài chính chưa được kiểm toán viên chú trọng, chưa có sự đánh giá đầy đủ về công tác này của sở tài chính khi kiểm toán sở tài chính. Trong khi đó, sự đánh giá cũng chưa được lưu ý đúng mức tại các báo cáo kiểm toán khi qua kiểm toán ngân sách huyện và các đơn vị dự toán cấp tỉnh,với mức độ, tính chất của của những sai sót, vi phạm chưa được sở tài chính phát hiện qua thẩm định báo cáo quyết toán.

2.3.3. Nguyên nhân chủ yếu

- Về cơ chế, chính sách:

+ Đối với phân cấp quản lý NSNN: Phân cấp theo Luật NSNN 2015 đã trao những quyền lực mới về NSNN cho các bộ, ngành, địa phương nhưng chưa đồng bộ với các thể chế nhằm thiết lập và duy trì kỷ luật tài khóa, tài chính, chính trị; chưa thiết lập được hạn chế ngân sách cứng; thiếu hệ thống theo dõi, đánh giá phù hợp và không có các chế tài thưởng phạt đúng mức. Mặc dù chưa có tác động rõ rệt, song với tình trạng dàn trải trong chi đầu tư, nợ XDCB và đà tăng của chi đầu tư, chi NSĐP, kéo theo sự tăng tốc của bổ sung cân đối hiện nay thì không chỉ hiệu quả, hiệu lực của phân bổ nguồn lực, sử dụng nguồn lực công không được bảo đảm; cân đối thu - chi NSNN bị đe dọa; mà các tác động tiêu cực tới kinh tế vĩ mô sẽ tiếp tục dẫn tới tác động kép tới các hoạt động thu - chi và sự bền vững của cả nền kinh tế.

+ Các quy định của pháp luật về quản lý tài chính ngân sách chưa thật đồng bộ, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu cải cách, đổi mới toàn diện trong lĩnh vực tài chính công. Một trong những nguyên nhân của việc chấp hành các quy định của pháp luật


chưa nghiêm là bản thân những quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành chưa thật đồng bộ, phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước. Các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm, các điều kiện bảo đảm trong triển khai thực hiện như tổ chức và nhân sự, cơ chế hoạt động, chế tài xử lý vi phạm, điều kiện vật chất... của từng tổ chức, cá nhân trong bộ máy quản lý tài chính - ngân sách chưa thật rõ, cụ thể. Việc sửa đỏi, bổ sung một số quy định của pháp luật diễn ra liên tục, phá vỡ tính ổn định tương đối của hệ thống pháp luật cũng gây khó khăn cho việc quản lý, điều hành NSNN, thậm chí còn gây ra khiếu kiện như chính sách đền bù đất đai, giải phóng mặt bằng; các văn bản hướng dẫn thực hiện đầu tư và xây dựng giữa các Bộ Xây dựng, Tài chính không đồng bộ... Nhiều quy định về quản lý đầu tư, quản lý tài chính ngân sách, về chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi..... không hợp lý, thiếu đồng bộ nhưng chậm được bổ sung, sửa đổi, dẫn tới việc vi phạm các quy định hiện hành.

- Trình độ phát triển kinh tế - xã hội của huyện: Trong những năm qua, tình hình kinh tế khó khăn của cả nước nói chung và của huyện Ea Súp nói riêng đã tác động nhiều đến quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện như lạm phát trong những năm qua tăng cao dẫn đến giá cả các mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh tăng, trong khi tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng rất hạn chế làm cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, huyện lại là huyện miền núi nghèo, chủ yếu thuần nông nên tình hình thời tiết phức tạp, thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của người dân…Từ đó, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu, công tác quản lý ngân sách của huyện.

- Bộ máy quản lý NSNN từ huyện tới cơ sở còn chưa thực sự năng động, sáng tạo, trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý NSNN còn nhiều hạn chế. Nhiều sai phạm trong lĩnh vực tài chính ngân sách đều do chủ quan trong quản lý, điều hành ngân sách gây ra, thậm chí có những vấn đề đã biết rõ việc sử dụng NSNN không đúng pháp luật, không có hiệu quả nhưng vì lợi ích cục bộ địa phương, lợi ích cá nhân vẫn


quyết định triển khai thực hiện, phân bổ vốn đầu tư từ NSNN thiếu tập trung, dàn trải, quá thời gian quy định. Sau khi Luật ngân sách ra đời và tổ chức triển khai thực hiện, ngân sách xã đã được xác định là một cấp ngân sách trong hệ thống NSNN. Tuy nhiên, giữa yêu cầu quản lý theo Luật và trình độ đội ngũ kế toán còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được nhiệm vụ đề ra. Mặt khác, cán bộ tài chính xã chưa được quan tâm đúng mức về thu nhập và đào tạo nghiệp vụ chuyên môn.

Việc công khai, triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đối với các phòng ban, xã, thị trấn chưa được quan tâm đúng mức, có nơi còn mang tính hình thức làm hạn chế hiệu quả giám sát của cán bộ, công chức, của các đoàn thể chính trị - xã hội, của các tầng lớp nhân dân đối với việc quản lý và sử dụng NSNN tại các đơn vị sử dụng ngân sách, các cấp ngân sách. Tình trạng tài chính khối xã, thị trấn không lành mạnh chưa được quan tâm chỉ đạo quyết liệt, vẫn còn tình trạng nể nang nương nhẹ, nên có những khoản thu sai, những khoản chi qua nhiều năm vẫn không giải quyết dứt điểm được.

Chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý NSNN một cách đúng mức để làm gương cho người khác.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2:

Trên cơ sở khoa học về vấn đề lý luận chung về quản lý ngân sách nhà nước ở Chương 1, Chương 2 luận văn khái quát tình hình kinh tế, xã hội huyện Ea Súp cũng như tình hình NSNN huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk .

Trong chương 2 luận văn đã đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk ở ba nội dung chính là công tác lập dự toán NSNN, chấp hành dự toán NSNN và quyết toán NSNN, công tác thanh tra, kiểm tra ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đó luận văn đã đưa ra những đánh giá chung về kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân. Đó cũng là cơ sở để luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp quản lý NSNN huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới.


Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN EA SÚP, TỈNH ĐẮK LẮK

3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý ngân sách huyện Ea Súp

3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Ea Súp

3.1.1.1. Quan điểm phát triển:

Phát huy hiệu quả nội lực, thu hút các nguồn ngoại lực nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, chuyển dịch các ngành kinh tế, vùng lãnh thổ theo hướng chất lượng, khai thác có chiều sâu các ngành, lĩnh vực kinh tế có lợi thế so sánh đi đôi với nâng dần chất lượng các mặt xã hội.

Phát triển kinh tế Đắk Lắk theo hướng liên kết mở, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, trên cơ sở liên kết phát huy hiệu quả tổng hợp vùng Tây Nguyên, tham gia và nâng dần vaitrò của tỉnh trong chuỗi giá trị toàn cầu, khẳng định vị thế của tỉnh đối với vùng Tây Nguyên, khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam và cả nước.

Phát triển theo hướng tập trung ưu tiên các ngành có lợi thế, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, theo chiều sâu vào các khâu, các lĩnh vực, các vùng có thể tạo hiệu quả và sức lan tỏa, phù hợp với nguồn lực từ ngân sách nhằm huy động, lôi kéo các nguồn lực khác tham gia đầu tư phát triển gắn với ban hành đồng bộ các chính sách khuyến khích. Trong đó tập trung ưu tiên đầu tư vào hạ tầng nông nghiệp, nông thôn, phát triển nhân lực.

Phát triển theo hướng bền vững gắn phát triển kinh tế đi đôi với nâng dần chất lượng các mặt xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái. Chú trọng hỗ trợ phát triển sinh kế và hạ tầng xã hội cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, giảm nghèo bền vững nhằm thu hẹp khoảng cách thụ hưởng đời sống văn hóa, xã hội giữa các khu vực trong tỉnh. Phát triển theo hướng bền vững gắn phát triển kinh tế đi đôi với nâng dần chất lượng các mặt xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái. Chú trọng

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí