Những Hạn Chế Trong Quản Lý Ngân Sách Cấp Huyện


- Đối với chi đầu tư phát triển: Đây là nguồn chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội do huyện quản lý, chủ yếu được cân đối từ nguồn thu tiền sử dụng đất hàng năm. Do vậy, trong những năm qua bên cạnh nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước, huyện đã chủ động tìm và khai thác các nguồn đầu tư khác để tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật ở cơ sở, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư như: vốn chương trình xây dựng nông thôn mới (hiện nay huyện đang tiến hành 2 xã điểm), vốn tăng cường cơ sở vật chất trường học, vốn chương trình mục tiêu về giao thông nông thôn ... Từ đó, làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Năm 2017, ngân sách huyện chi 31,749,323,000 đạt 387.2% so với dự toán. Năm 2018, ngân sách huyện chi 34,318,034,000 đồng đạt 536.2% so với dự toán. Năm 2019, ngân sách huyện chi 65,541,107,000 đồng, đạt 124.3% so với dự toán.

- Đối với chi thường xuyên: Qua biểu số liệu cho thấy đây là khoản chi chiếm tỷ trọng rất lớn (khoảng 60 - 62%) trên tổng số chi ngân sách của huyện; hàng năm, cơ bản các chỉ tiêu chi thường xuyên đều đạt và vượt so với dự toán được giao do bổ sung kinh phí thực hiện chi lương mới, kinh phí bảo đảm chi cho các nhiệm vụ phát sinh. Chi ngân sách địa phương đã đáp ứng cơ bản nhu cầu chi thường xuyên, đồng thời chủ động bố trí ngân sách để giải quyết kịp thời các chế độ chính sách mới và nhiệm vụ đột xuất phát sinh. Các khoản chi được bố trí tương đối hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Năm 2017, ngân sách huyện chi 321,133,303,338 đạt 102.1%so với dự toán. Năm 2018, ngân sách huyện chi 288,955,271,000 đồng đạt 111.4% so với dự toán. Năm 2019, ngân sách huyện chi 335,643,565,000 đồng, đạt 112.2% so với dự toán.

+ Chi sự nghiệp kinh tế: Chi sự nghiệp kinh tế nhằm mục đích phục vụ cho yêu cầu phát triển kinh tế trên địa bàn huyện, gồm một số nội dung cơ bản như: chi phục vụ nông, lâm, thủy lợi; chi giao thông. Năm 2017, ngân sách huyện chi 12,473,424,920


đạt 88.1% so với dự toán. Năm 2018, ngân sách huyện chi 20,426,079,000 đồng đạt 125.4% so với dự toán. Năm 2019, ngân sách huyện chi 17,683,552,000 đồng, đạt 233.2%so với dự toán.

+ Chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo: Cơ bản đảm bảo cho việc phát triển sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện trong những năm qua, gồm các khoản chi: thanh toán tiền lương, các khoản phụ cấp theo chế độ hiện hành, các khoản đóng góp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn và chi phục vụ các hoạt động dạy và học, chi hỗ trợ mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ và kinh phí đóng BHXH, BHYT đối với giáo viên mầm non, nhà trẻ (không thuộc biên chế nhà nước) ở các trường mầm non bán công do xã quản lý theo Nghị quyết của HĐND tỉnh, chi theo mục tiêu hàng năm nhằm hỗ trợ cho sự nghiệp giáo dục như thay sách, mua sắm thiết bị dạy và học, hỗ trợ công tác phổ cập giáo dục. Kinh phí đào tạo cán bộ, công chức được phân bổ theo chỉ tiêu biên chế cán bộ Đảng, đoàn thể, chính quyền cấp huyện, cán bộ, công chức cấp xã, được phân bổ theo kế hoạch đào tạo của tỉnh. Nguồn kinh phí này đã tạo điều kiện, phục vụ tốt cho sự nghiệp đào tạo cán bộ, công chức từ huyện đến xã, nhằm không ngừng nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng phục vụ cho nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay. Đây là khoản chi chiếm tỷ trong lớn nhất trong tổng chi thường xuyên ngân sách huyện, hàng năm số chi này đều đạt và vượt kế hoạch, tăng dần qua các năm Năm 2017, ngân sách huyện chi 12,473,424,920 đạt 105.3%so với dự toán. Năm 2018, ngân sách huyện chi 201,496,719,000 đồng đạt 108.4% so với dự toán. Năm 2019, ngân sách huyện chi 256,128,522,000 đồng, đạt 111.0% so với dự toán.

+ Chi quản lý hành chính: Chi quản lý hành chính của các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước, các đoàn thể cấp huyện và cấp xã thực hiện phân bổ theo quyết định giao chỉ tiêu biên chế được cấp có thẩm quyền quyết định và được phân bổ thêm ngoài định mức, đã được triển khai và thực hiện có hiệu quả. Nguồn kinh phí phân bổ chủ yếu để


thanh toán chế độ tiền lương, sinh hoạt phí, các khoản phụ cấp theo lương cho cán bộ, công chức, viên chức của các cơ quan, đoàn thể từ huyện đến xã; đồng thời chi cho các hoạt động thường xuyên khác của bộ máy các cơ quan, đơn vị cấp huyện; chi cho hoạt động công vụ của Đảng, HĐND, UBND, đại hội Mặt trận và các đoàn thể cấp huyện, cấp xã, phục vụ tốt cho nhiệm vụ chi ngân sách phục vụ hoạt động của bộ máy nhà nước từ huyện đến xã. Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi thường xuyên, hàng năm, đều vượt kế hoạch được giao, đảm bảo cho bộ máy quản lý Nhà nước hoạt động tốt, giải quyết đầy đủ, đúng các chế độ, chính sách hàng năm. Năm 2017, ngân sách huyện chi 92,256,576,961 đạt 106.7% so với dự toán. Năm 2018, ngân sách huyện chi 32,427,523,000 đồng đạt 108.7% so với dự toán. Năm 2019, ngân sách huyện chi 41,531,699,000 đồng, đạt 135.3% so với dự toán.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

+ Chi cho sự nghiệp Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao - Phát thanh truyền hình: Kinh phí hoạt động theo định mức phân bổ tuy còn hạn chế so với yêu cầu, nhưng đã tạo điều kiện và góp phần duy trì, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp Văn hóa thông tin - Thể dục thể thao - Phát thanh truyền hình trên địa bàn huyện.

+ Chi bảo đảm xã hội: Là khoản chi trợ cấp xã hội theo chế độ như trợ cấp người cao tuổi, trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, người tàn tật, người già yếu neo đơn,... thực hiện tốt công tác đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Định mức phân bổ trên đã giành một phần ngân sách tạo điều kiện để giải quyết kịp thời về các chế độ trợ cấp, cứu trợ xã hội đột xuất; chi động viên, thăm hỏi, chúc tết gia đình chính sách, người có công với cách mạng.

Quản lý Ngân sách Nhà Nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - 10

- Chi chương trình mục tiêu: Hằng năm ngân sách tỉnh bổ sung theo các chương trình mục tiêu để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội từ huyện đến cơ sở. Là các khoản chi thuộc các chương trình, dự án tỉnh làm chủ đầu tư; hỗ trợ kinh phí thuộc các chương trình mục tiêu của tỉnh như kinh phí khảo sát hộ nghèo, cận


nghèo; bảo vệ phát triển rừng; miễn thuỷ lợi phí; quy hoạch sử dụng đất; hỗ trợ kỹ thuật thâm canh lúa; khắc phục hậu quả thiên tai...

Về chi chuyển nguồn sang năm sau: Đây là khoản vốn chưa thanh toán quyết toán của các công trình, một số nhiệm vụ chi chưa thực hiện trong năm ngân sách được kết chuyển sang năm sau để tiếp tục thực hiện.

Nhìn chung, ngân sách huyện đã bố trí tương đối hợp lý các khoản chi thường xuyên, ưu tiên cho chi sự nghiệp giáo dục, đảm bảo cho sự nghiệp kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, chủ động bố trí kinh phí hành chính hợp lý và tiết kiệm phù hợp với khả năng ngân sách.

2.3.4. Kiểm tra, thanh tra ngân sách cấp huyện


Thực hiện Chương trình hoạt động giám sát của HĐND huyện hàng năm và căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, Thường trực HĐND huyện thành lập đoàn giám sát công tác quản lý ngân sách trên địa bàn huyện đối với UBND huyện, các đơn vị sử dụng ngân sách và các xã, thị trấn; thông qua các cuộc giám sát đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý ngân sách. Các kiến nghị sau giám sát đã được UBND huyện, các đơn vị sử dụng ngân sách tiếp thu, chỉ đạo thực hiện khá tốt và thông báo đến Thường trực HĐND và Uỷ ban MTTQ huyện biết, theo dõi, tạo mối quan hệ hài hòa, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

UBND huyện cũng tích cực trong việc hướng dẫn, kiểm tra UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý ngân sách và kiểm tra nghị quyết của HĐND xã, thị trấn về thực hiện ngân sách của địa phương theo quy định. Từ đó, giúp cơ sở luôn chủ động thực hiện tốt từ việc lập, chấp hành và quyết toán ngân sách, đảm bảo công tác quản lý ngân sách ngày càng nề nếp.

Phòng Tài chính - Kế hoạch, KBNN và các đơn vị dự toán liên quan, thực hiện phối kết hợp tổ chức kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá nhân sử


dụng ngân sách huyện thông qua dự toán của các đơn vị, xã, thị trấn; thông qua việc chấp hành dự toán; chấp hành kiểm soát, thanh toán các khoản thu, chi; thông qua các văn bản hướng dẫn thực hiện các chế độ chính sách; thông qua các chứng từ kế toán…

Hàng năm, Thanh tra huyện có nhiệm vụ thanh tra việc chấp hành thu, chi và quản lý NSNN; gồm lập và giao dự toán thu NSNN, tình hình thực hiện dự toán thu NSNN, việc chấp hành luật, chế độ quản lý, điều hành thu NSNN; thanh tra chi NSNN gồm: Công tác lập, giao dự toán chi ngân sách, tình hình thực hiện dự toán chi ngân sách, việc chấp hành luật, chế độ quy định của Nhà nước trong quản lý chi NSNN (chi đầu tư xây dựng cơ bản, chi thường xuyên) và thanh tra việc chấp hành Luật Kế toán, chế độ kế toán, quyết toán ngân sách của các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; xem xét giải quyết các đơn khiếu tố về tài chính ....

2.3. Đánh giá công tác quản lý NSNN huyện Ea Súp

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước huyện:

Nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp chính quyền địa phương được phân cấp phù hợp với phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và trình độ quản lý của mỗi cấp; đã sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước; khuyến khích xã hội hóa các lĩnh vực văn hóa - thông tin, y tế, giáo dục - đào tạo, thể dục, thể thao, môi trường..... nhằm huy động các nguồn lực để góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Việc tăng cường phân cấp nguồn thu cho ngân sách huyện và ngân sách xã tương ứng với nhiệm vụ chi ngân sách của mỗi cấp làm thúc đẩy sự quan tâm đến công tác thu ngân sách của chính quyền địa phương các cấp.

Các địa phương được chủ động sử dụng nguồn tăng thu hàng năm mà ngân sách cấp mình được hưởng để chi đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và thực hiện


lộ trình cải cách tiền lương theo quy định. Đồng thời xác định nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp nào do ngân sách cấp đó đảm bảo.

Trong lập dự toán ngân sách Nhà nước huyện:

Công tác lập dự toán ngân sách của huyện đã đi vào nề nếp, ổn định; cơ bản bám sát yêu cầu phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ XXI, XXII đã đề ra, đáp ứng yêu cầu thu, chi ngân sách huyện, trong đó tập trung ưu tiên cho đầu tư các công trình hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, công trình phúc lợi công cộng (Hệ thống đường giao thông; chợ xã, thị trấn; hệ thông kênh mương, trường học, trạm y tế, sân thể thao, điện chiếu sáng...).

Tổ chức quản lý thu ngân sách Nhà nước huyện:

Huyện đã chủ động có kế hoạch quản lý chặt chẽ đối tượng nộp thuế trên địa bàn, chỉ đạo các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền địa phương thực hiện tốt công tác thu, không bỏ sót nguồn thu để đảm bảo nguồn cân đối ngân sách. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh mở rộng sản xuất để tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về thuế đối với các tổ chức, cá nhân, tổ chức thực hiện chặt chẽ quy trình quản lý thu thuế, công tác thanh tra, kiểm tra thu nộp thuế, xử lý các khoản nợ đọng thuế, khắc phục tình trạng thất thu thuế.

Tổ chức quản lý chi ngân sách Nhà nước huyện:

Thực hiện đúng theo dự toán được cấp có thẩm quyền giao, gắn với yêu cầu thực tế và nhiệm vụ cụ thể được giao theo tháng, quý, năm của địa phương, đơn vị. Trường hợp số thu ngân sách không đạt dự toán thì xây dựng phương án điều chỉnh giảm chi tương ứng, cắt giảm hoặc giảm, hoãn những nhiệm vụ chi chưa thật sự cần thiết. Các cơ quan Tài chính, Thuế, Kho bạc thường xuyên kiểm tra việc tổ chức thu, chi NSNN từ huyện tới cơ sở đảm bảo đúng đối tượng, hiệu quả.

Quyết toán ngân sách nhà nước:


Công tác quyết toán ngân sách của huyện đã đảm bảo theo các quy định về quyết toán ngân sách nhà nước, nội dung của báo cáo quyết toán đảm bảo theo nội dung dự toán được giao và theo Mục lục NSNN. Số liệu báo cáo được phản ánh trung thực, chính xác và đảm bảo theo thời gian quy định.

2.3.2. Những hạn chế trong quản lý ngân sách cấp huyện

Tình trạng ngân sách huyện và cơ sở vượt dự toán thường xuyên, với mức độ lớn và có xu hướng tăng theo thời gian. Mặc dù chi ngân sách huyện hàng năm theo quyết toán bao gồm cả phần chuyển nguồn và phần chi nhưng chưa quyết toán từ năm trước chuyển sang. Tuy nhiên, tình trạng chi thực tế ngày càng vượt xa so với dự toán cho thấy việc lập và thực thi ngân sách của huyện đang thiếu những căn cứ nền tảng. Điều này cũng thể hiện ở việc nợ xây dựng cơ bản của các chính quyền địa phương trên địa bàn huyện khá phổ biến.

Việc phân chia tỷ lệ điều tiết tuy có phân theo vùng nhưng vẫn chưa thực sự khuyến khích được sự năng động, sáng tạo của chính quyền cấp dưới, chưa điều tiết được số thu của các xã, thị trấn dẫn đến sự chênh lệch tương đối giữa các xã trong huyện (do khác nhau về điều kiện địa lý hoặc lợi thế so sánh của từng vùng).

Công tác lập dự toán hàng năm từ huyện tới cơ sở vẫn còn chưa thật sự bám sát vào tình hình thực tế của địa phương, đơn vị mà chủ yếu căn cứ vào phân bổ giao dự toán của cấp trên để xây dựng dự toán của mình. Do vậy, khi lập dự toán thu ngân sách các đơn vị thường căn cứ vào số liệu giao dự toán của cấp trên để lập dự toán, nên còn hiện tượng giấu nguồn thu, thu để ngoài sổ sách... do sợ cắt giảm nguồn trợ cấp từ ngân sách cấp trên.

Đối với các đơn vị sử dụng NSNN căn cứ vào nhiệm vụ được giao và định mức chi tiêu do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định để lập dự toán năm. Do định mức chi tiêu được ấn định cụ thể và chưa tính toán hết các nhiệm vụ kinh tế - xã hội phát sinh, nên các đơn vị sử dụng ngân sách, các xã thường xây dựng dự toán chi cao


đề nghị tăng chi, bổ sung cân đối. Vì vậy, trong quá trình chấp hành dự toán chi, đơn vị phải xin bổ sung hoặc điều chỉnh dự toán.

Công tác phân bổ, giao dự toán thu, chi ngân sách: Hằng năm có nhiều nhiệm vụ chính trị, xã hội phát sinh, một số nhiệm vụ được tỉnh giao chi nhưng trong giao dự toán chi đối với cấp huyện, xã, thị trấn thì lại không bố trí nguồn chi khác ngân sách nên việc cân đối nguồn chi gặp nhiều khó khăn. Trong mỗi thời kỳ ổn định ngân sách, UBND huyện luôn bám vào các tiêu chí phân bổ ngân sách của tỉnh áp dụng cho từng loại hình đơn vị dự toán dẫn tới còn nhiều bất cập, chưa hợp lý trong việc quy định định mức chi ngân sách cho các đơn vị như: Định mức chi quản lý hành chính các cơ quan Đảng, quản lý nhà nước, đoàn thể các cấp hằng năm chi lương và các khoản phụ cấp theo lương chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số kinh phí quản lý, trong khi đó kinh phí hoạt động thường xuyên nhỏ. Vì vậy, đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt kinh phí hoạt động, phải xem xét bổ sung, điều chỉnh dự toán nhiều lần trong năm.

Công tác quản lý nguồn thu trong những năm qua vẫn bộc lộ những thiếu sót như quản lý thuế về phí, lệ phí đối với việc khai thác tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn huyện còn chưa được quan tâm đúng mức (như khai thác đá, cát, sỏi...), chỉ đến khi cơ quan chức năng phát hiện, kiểm tra và xử lý vi phạm mới tổ chức quản lý, gây thất thu cho ngân sách. Qua thanh tra, kiểm tra cho thấy vẫn còn có đơn vị trên địa bàn giấu nguồn thu; thu, chi để ngoài sổ sách không hoạch toán qua KBNN.

Công tác quản lý, tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn chi cho đầu tư phát triển của huyện còn hạn chế, không ổn định qua các năm do huyện chưa có kế hoạch phát triển nguồn đấu giá đất cụ thể cho từng giai đoạn, còn thiếu tích cực trong việc tháo gỡ các khó khăn (giải phóng mặt bằng để quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất), còn nhiều xã chưa thực hiện quy hoạch đấu giá quyền sử dụng đất dẫn đến khó khăn trong việc bố trí, cân đối nguồn cho đầu tư phát triển từ huyện đến cơ sở.

Đối với nguồn thu chính là thuế ngoài quốc doanh do không có kế hoạch hóa nguồn thu đối với khu vực này, cho nên cơ quan quản lý thiếu cơ sở để xây dựng các

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí