Mục Tiêu Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Của Huyện


hỗ trợ phát triển sinh kế và hạ tầng xã hội cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, giảm nghèo bền vững nhằm thu hẹp khoảng cách thụ hưởng đời sống văn hóa, xã hội giữa các khu vực trong tỉnh. Gắn mục tiêu kinh tế với các mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.

Phát triển theo hướng bền vững gắn phát triển kinh tế đi đôi với nâng dần chất lượng các mặt xã hội, đảm bảo môi trường sinh thái. Chú trọng hỗ trợ phát triển sinh kế và hạ tầng xã hội cho các khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, giảm nghèo bềnvững nhằm thu hẹp khoảng cách thụ hưởng đời sống văn hóa, xã hội giữa các khu vực trong tỉnh. Gắn mục tiêu kinh tế với các mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai. Mục tiêu bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu và giảm nhẹ thiên tai.

3.1.1.2. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của huyện

a. Mục tiêu tổng quát:

Phấn đấu đến năm 2021 và những năm tiếp theo, kinh tế Đắk Lắk đi theo hướng “xanh” (chú trọng môi trường sinh thái), bền vững, khai thác các lợi thế phát triển theo chiều sâu, liên kết mở, hội nhập khu vực và quốc tế. Xây dựng huyện Ea Súp với hạ tầng đồng bộ, đảm nhiệm chức năng đầu mối về thương mại, giao thông vận tải, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, chuyển giao khoa học công nghệ của tỉnh. Phát triển các ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đi đầu trong các hoạt động ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất; nâng cao rõ rệt chất lượng nguồn nhân lực, mức thụ hưởng của người dân về y tế, văn hóa, thể dục thể thao. Đảm bảo vững chắc an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái. Phát huy sức mạnh đoàn kết các dân tộc, xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, bảo đảm quốc phòng an ninh.

b. Mục tiêu cụ thể Về kinh tế:


Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) giai đoạn 2016 - 2020 đạt 8,5 - 9%/năm; trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 10,5 -11%/năm, nông lâm thủy sản tăng 4,5 - 5%/năm, dịch vụ tăng 11 - 11,5%/năm. Định hướng giai đoạn 2021 - 2030 là 10 -11%/năm; trong đó, công nghiệp - xây dựng tăng 12 - 12,5%/năm, nông lâm thủy sản tăng 4,0 - 4,5%/năm, dịch vụ tăng 9 - 10%/năm;

Cơ cấu kinh tế các khu vực trong tổng GRDP (không tính thuế nhập khẩu, thuế sản phẩm): Công nghiệp - xây dựng chiếm 17,5 - 18%, nông lâm thủy sản chiếm 38,5 - 39,5%, dịch vụ chiếm 39 - 40%; định hướng năm 2030 tương ứng là: 37 - 38%, 19 -

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

20%, 34 - 35%;

GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 60 - 60,5 triệu đồng, định hướng năm 2030 đạt 217 - 220 triệu đồng;

Quản lý Ngân sách Nhà Nước tại huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk - 12

Tổng kim ngạch xuất khẩu trong 5 năm 2016 - 2020 đạt 3.765 triệu USD, năm 2020 là 850 triệu USD và năm 2030 là 3.500 triệu USD;

Huy động GRDP vào ngân sách đạt 7 - 8% giai đoạn 2016 - 2020 và ổn định giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 7 - 8%. Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng 10%/năm giai đoạn 2016 - 2020 và 7 - 8%/năm giai đoạn 2021 - 2030;

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 chiếm 29 - 30% GRDP và giai đoạn 2021 - 2030 khoảng 30 - 31%.

Về xã hội:

Tốc độ tăng dân số bình quân đạt 1,1% giai đoạn 2016 - 2020 và khoảng 1,0% giai đoạn 2021 - 2030. Phấn đấu giảm tỷ lệ sinh bình quân 0,15 - 0,2%0/năm giai đoạn 2011 - 2020 và sau năm 2020 ổn định 0,15%o;

Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2020 đạt khoảng 35%, đến năm 2030 đạt 46,5%;

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 60% trở lên, trong đó, đào tạo nghề đạt trên 45%; đến năm 2030 đạt 70% trở lên, trong đó đào tạo nghề đạt 60%;

Giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động còn khoảng 55% vào năm 2020, 38% năm 2030;


-Mỗi năm giải quyết việc làm cho 27 - 28 nghìn lao động (trong đó, việc làm tăng thêm: 15 - 16 nghìn người). Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị 2,5 - 2,7% giai đoạn 2016 - 2020, 2,2 - 2,5% trong giai đoạn 2021 - 2030 và giảm tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở khu vực nông thôn xuống còn 5%;

Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 5% năm 2020; định hướng đến năm 2030 mỗi năm giảm bình quân từ 1 - 2% (theo chuẩn nghèo hiện hành);

Tỷ lệ phòng học được kiên cố hóa đạt 80% vào năm 2020 và 100% vào năm 2030. Tỷ lệ trường các bậc học đạt chuẩn quốc gia đạt 50% vào năm 2020 và 85% vào năm 2030;

Có 100% xã đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế năm 2020. Năm 2020 đạt tỷ lệ 8 - 9 bác sỹ/vạn dân và năm 2030 đạt 9,5 - 10 bác sỹ/vạn dân. Giảm tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi thể nhẹ cân xuống dưới 20% vào năm 2020 và dưới 15% vào năm 2030;

Phấn đấu đến năm 2020 có 40 - 45% dân số thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và đạt trên 60% vào năm 2030

3.1.1.3. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện

Một là, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, huy động mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế với nhịp độ nhanh, chất lượng cao, bền vững hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Tập trung cao phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ; đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá, phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới.

Hai là, tập trung cơ cấu lại ngân sách nhà nước theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện để tăng cường tính chủ động của cấp ngân sách địa phương, xác định rõ nhiệm vụ trọng yếu như nâng cao tỷ trọng chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước, cụ thể tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông, đường điện, trường học, trạm Y tế.


Ba là, động viên về thuế, phí vào ngân sách nhà nước song phải giải quyết hài hoà được lợi ích kinh tế giữa Nhà nước, doanh nghiệp, xã hội, phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế và tiến trình hội nhập khu vực, quốc tế, hạn chế tối đa tình trạng thất thu, trốn lậu thuế, thực hiện thu đúng, thu đủ mọi nguồn thu vào NSNN.

Bốn là, đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn; tích cực khai thác mọi nguồn thu cho ngân sách từ các khu vực kinh tế, đảm bảo sự bình đẳng giữa các đối tượng, triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên, ưu tiên chi đầu tư phát triển; Tổ chức tốt thực hiện dự toán thu, chi ngân sách đã được HĐND huyện thông qua hàng năm. Đảm bảo chi ngân sách phục vụ cho việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế xã hội do đại hội Đảng bộ đề ra.

Năm là, chấp hành tốt Luật ngân sách Nhà nước; Tiết kiệm trong chi tiêu, thực hiện tốt pháp lệnh về thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Tăng cường kiểm tra kiểm soát, đưa dần các khoản chi ngân sách trên địa bàn đi vào nề nếp theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước; Từng bước nâng số xã tự cân đối được ngân sách. Khai thác triệt để mọi nguồn thu ngân sách từ các khu vực kinh tế, trong đó huy động tối đa các nguồn thu trong nước để đáp ứng nhu cầu chi ngân sách.

3.1.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý Ngân sách Nhà nước của huyện Ea Súp

3.1.2.1. Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước huyện

Luật ngân sách Nhà nước đã quy định cụ thể các khoản thu từng cấp ngân sách được hưởng 100%, các khoản được phân chia giữa các cấp ngân sách. Tuy nhiên, các khoản thu phân chia giữa ngân sách địa phương như hiện nay chưa khuyến khích các địa phương có nguồn thu phát sinh từ sản xuất kinh doanh trên địa bàn. Việc phân bổ và giao dự toán thu ngân sách phải trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện thu ngân sách năm trước; dự toán thu ngân sách khi giao cho các đơn vị cần tính toán cụ thể phần thuế được giãn, hoãn thực hiện năm trước, chuyển kế hoạch thu và phần phải nộp trong năm theo quy định của các Luật thuế, chế độ thu.


Căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế của từng ngành, từng lĩnh vực, khả năng phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ cụ thể của các doanh nghiệp, tổ chức, hộ kinh doanh; yêu cầu thực hiện các biện pháp chống thất thu, gian lận thương mại, đẩy mạnh thu hồi dứt điểm các khoản nợ đọng thuế; thực hiện chính sách miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thu NSNN.

Thực hiện phân cấp quản lý ngân sách giữa các cấp ngân sách đó là: Giảm dần phạm vi các khoản thu thuộc diện phân chia theo tỷ lệ phần trăm (%) giữa các cấp ngân sách; đồng thời tăng số lượng các khoản thu 100% cho ngân sách huyện.

Nên phân địa phương ra thành 2 nhóm: Nhóm thuộc diện bổ sung cân đối thì phân cấp toàn bộ nguồn thu trên địa bàn và để lại 100% cho ngân sách địa phương. Nhóm thuộc diện tự cân đối ngân sách thì các khoản thu phải phân chia theo một tỷ lệ phần trăm nhất định cho mỗi cấp và do HĐND tỉnh quyết định .

Tiếp tục thực hiện phân quyền cho Hội đồng nhân dân các cấp quy định một số mức thu phí và lệ phí theo đặc điểm của địa phương. Phân bổ chi thường xuyên (chi sự nghiệp kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý hành chính Nhà nước, Đảng, đoàn thể,...) thực hiện phân bổ giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc không thấp hơn mức dự toán chi do HĐND huyện giao.

3.1.2.2. Nâng cao chất lượng công tác xây dựng và lập dự toán Ngân sách Nhà nước huyện

Lập dự toán là việc lên kế hoạch thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, toàn bộ các dự kiến về các khoản thu, chi ngân sách cho năm ngân sách tới, các dự kiến về các khoản thu như thuế, phí, lệ phí . . . và các khoản chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển…. Lập dự toán có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc quản lý ngân sách cũng như làm cho ngân sách có tính ổn định, an toàn và hiệu quả như vậy chất lượng của công tác quản lý ngân sách phụ thuộc rất nhiều vào công tác lập dự toán.

Theo Luật Ngân sách năm 2015, lập dự toán ngân sách nhà nước phải căn cứ vào phương hướng, chủ trương, chính sách, nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội,


an ninh, quốc phòng của địa phương trong năm kế hoạch và những năm tiếp theo. Tuy nhiên, với thực trạng trong khâu lập dự toán của huyện cần phải khắc phục tình trạng dự toán của đơn vị trực thuộc xây dựng thiếu căn cứ, thiếu định mức, xa rời khả năng ngân sách, nộp dự toán chậm.

Cần phân cấp công tác thu ngoài quốc doanh trên địa bàn cho cấp huyện và cho được hưởng 100% khoản thu này nhằm giảm trợ cấp cân đối ngân sách từ tỉnh về; Có như vậy mới nâng cao vai trò quản lý nhà nước của cấp huyện trong việc quản lý các doanh nghiệp và tạo được cơ chế thu hút vốn đầu tư tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó sẽ tạo ra nguồn thu cho địa phương và chủ động trong sử dụng nguồn thu.

Lập dự toán ngân sách nhà nước phải tính đến các kết quả phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch ngân sách của các năm trước, đặc biệt là của năm báo cáo. Lập dự toán ngân sách nhà nước phải dựa trên các chế độ chính sách, tiêu chuẩn, định mức cụ thể về thu, chi tài chính.

Lập dự toán ngân sách nhà nước phải đảm bảo đúng trình tự và thời gian. Đối với số thu của các doanh nghiệp phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, các Luật thuế, Pháp lệnh về phí, lệ phí và các chế độ thu ngân sách. Cần dự kiến số thuế và các khoản phải nộp ngân sách, dự kiến số thuế giá trị gia tăng được hoàn theo chế độ; Gửi cơ quan thuế và cơ quan được nhà nước giao nhiệm vụ thu ngân sách. Chi cục thuế huyện lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn và cơ sở tính toán từng nguồn thu, dự kiến số thuế giá trị gia tăng phải hoàn theo chế độ cho các doanh nghiệp thuộc phạm vị quản lý gửi cục Thuế tỉnh.

Uỷ ban nhân dân, phòng Tài chính-Kế hoạch huyện cần có trách nhiệm tích cực trong việc hướng dẫn các đơn vị trực thuộc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vị mình quản lý, phối hợp với Chi cục Thuế huyện lập dự toán thu ngân sách nhà nước, dự kiến số thuế giá trị gia tăng theo chế độ cho các doanh nghiệp trên địa bàn.


Dự toán ngân sách nhà nước phải được xây dựng trên cơ sở tính đúng, tính đủ các khoản thu theo quy định của pháp luật và phân tích, dự báo về yếu tố tăng trưởng kinh tế, thị trường giá cả, lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời thực hiện đầy đủ các quy định về khuyến khích sản xuất, kinh doanh, tăng xuất khẩu, mở rộng thị trường, Thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý thu, hoàn thuế giá trị gia tăng, thu hồi số thuế bị chiếm đoạt, chống thất thu, chống buôn lậu và gian lận thương mại.

Xây dựng dự toán chi ngân sách phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi tiêu, các chế độ chính sách của Nhà nước, giá cả thị trường hợp lý và khả năng khoản trợ cấp cân đối tỉnh giao. Thiết lập hệ thống định mức phân bổ chi ngân sách khoa học phù hợp với từng địa phương có thể định mức theo dân số hoặc số đầu mối quản lý. Phải thực hiện nghiêm trình tự, thủ tục, thời gian xây dựng dự toán ngân sách theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính hướng dẫn việc phân cấp, lập, chấp hành quyết toán ngân sách. Nâng cao chất lượng lập dự toán để đảm bảo quy mô, cơ cấu các khoản chi hợp lý nhằm hạn chế lãng phí, ỷ lại, bao cấp trong khâu lập dự toán, đồng thời tăng khả năng chấp hành ngân sách, tiết kiệm và hiệu quả chi ngân sách.

3.1.2.3. Hoàn thiện quản lý chấp hành dự toán ngân sách nhà nước huyện

- Giải pháp quản lý về thu thuế

Trong những năm tới để tiếp tục động viên mọi nguồn thu cho ngân sách, huyện cần đổi mới chính sách động viên nhằm giải phóng và khơi thông các nguồn lực, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triển kinh doanh, đẩy mạnh việc giải phóng các nguồn lực đặc biệt là đối với khu vực kinh tế NQD. Muốn vậy, trước hết phải thực hiện có hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư công, Luật ngân sách năm 2015 đồng thời các ngành chức năng trong hệ thống quản lý thu NSNN cần tích cực hơn nữa trong việc thực hiện chương trình cải cách, sắp xếp lại bộ máy, thực hiện theo cơ chế “một cửa” với mục tiêu giảm bớt thủ tục giấy tờ, công khai minh bạch về thủ tục, về quy trình thu, áp dụng nhiều biện pháp nhằm khai thác nguồn thu hợp lý,


chống thất thu trong mọi lĩnh vực. Để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế có hiệu quả cần thực hiện tốt một số giải pháp sau:

+ Cơ chế quản lý thu thuế là nội dung rất quan trọng trong quá trình thực hiện quản lý thu thuế. Cơ chế này cần được đổi mới theo hướng đề cao nghĩa vụ,tính chủ động của các tổ chức và cá nhân trong việc tự tính, tự kê khai và tự nộp thuế vào NSNN tự chịu trách nhiệm trước pháp luật thông qua việc mở rộng tiến tới thực hiện đại trà cơ chế tự kê khai - tự nộp thuế, đồng thời tiến hành rà soát, cải tiến, đánh giá bổ sung hoàn thiện lại các quy trình quản lý thuế hiện hành, nghiên cứu xây dựng thêm một số quy trình mới để phục vụ cho việc thực hiện cơ chế tự khai, tự nộp thuế và việc thực hiện luật quản lý thuế, đổi mới cơ chế quản lý thu thuế phải gắn liền với cải cách thủ tục hành chính về thuế để tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân kinh doanh, tiết kiệm chi phí chung của xã hội, với nội dung sau:

+ Có biện pháp sửa đổi, rút ngắn thời gian giải quyết các công việc về thuế như: rút ngắn thời gian cấp mã số thuế, thời gian mua hóa đơn, thời gian hoàn thuế so với quy định hiện hành; tăng số lượng hóa đơn được mua mỗi lần, đơn giản thủ tục mua hóa đơn lần sau, khuyến khích tối đa các doanh nghiệp tự in hóa đơn để sử dụng. Công bố thủ tục về thuế trên các phưong tiện thông tin đại chúng và, niêm yết tại trụ sở cơ quan thuế để các đối tượng nộp thuế biết và thực hiện đồng thời giám sát việc thực hiện của cơ quan thuế, tăng cường đối thoại giữa cơ quan thuế và đối tượng nộp thuế - Cải cách quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể. Những năm qua thực hiện đường lối phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần nên khu vực kinh tế hộ cá thể sản xuất kinh doanh CTN và dịch vụ ở huyện Ea súp phát triển rất mạnh, nguồn thu từ khu vực này chiếm hơn tỷ lệ cao trong tổng thu thuế từ khu vực kinh tế công thương nghiệp NQD hàng năm của huyện, tuy nhiên thất thu thuế từ khu vực này cũng không nhỏ. Do vậy đây là đối tượng nộp thuế cần được quan tâm đúng mức và cần có những đổi mới trong công tác quản lý thu thuế đối với đối tượng này. Cải cách công tác quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cá thể phải nhằm mục tiêu quản lý được tất cả các hộ thực tế có

Xem tất cả 125 trang.

Ngày đăng: 14/07/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí