Bản Đồ Hành Chính Khu Vực Thủ Đô Viên Chăn‌


Hình 1 Bản đồ hành chính khu vực thủ đô Viên Chăn Ở Viên Chăn có một 1

Hình 1: Bản đồ hành chính khu vực thủ đô Viên Chăn‌

Ở Viên Chăn có một ngôi chùa Việt tên Bàng Long, khá nguy nga. Từ chợ sáng trên đại lộ Lan Xang, đã thấy sừng sững đài Anou Savary(đài chiến sĩ vô danh), sau 1975 được đổi tên thành Khải Hoàn Môn (Pa tu Xay), toạ lạc giữa bùng binh ranh giới phố Viêng Chăn và khu vực Thát Luang. Đài Anou Savary được tạo dựng từ 1958, phần dưới và ngoài mô phỏng theo đài Arc de Triumphe tại Paris, phần trên và trong gồm những nét kiến trúc, phù điêu đặc thù Lào. Đứng trên tầng cao nhất của Anou Savary ta có thể thấy toàn diện cảnh quan Viên Chăn.

Con đường huyết mạch ở Viên Chăn là đường Sí Mương­Samsenthay, sầm uất trù phú, dấu ấn kiến trúc còn lại của thực dân Pháp chạy xuyên suốt từ khu Thát Khao lên trung tâm Ô ­ Điên ­ SengLao, ra đến vùng Si Khay ­ Wattay, rồi bỗng dưng ngừng lại, nhường cho kiến trúc cổ truyền Lào: Nhà sàn.


Viên Chăn nằm ven sông Mêkông đối diện tỉnh NongKhai (Thái Lan). Tại

đây, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc Cầu Hữu Nghị Lào­Thái(Lao­Thai Friendship Bridge) dài 1240m. Chính nhờ chiếc cầu này mà đã ra mở ra hướng phát triển mới cho du lịch 2 nước, kết nối hành lang Đông – Tây và mở ra sự phát triển cho ngành du lịch của cả 3 nước Đông Dương.

Bờ sông Viên Chăn chưa được khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn, quán cóc. Quán cóc ven bờ sông Viên Chăn rất đa dạng về thực phẩm, với nhiều món ăn ngon và lạ miệng [22].

1.1.1.3. Du lịch sinh thái

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Ngày nay sự hiểu biết về du lịch sinh thái đã phần nào được cải thiện, thực sự đã có một thời gian dài du lịch sinh thái là chủ đề nóng của các hội thảo về chiến lược và chính sách bảo tồn và phát triển các vùng sinh thái quan trọng của các quốc gia và thế giới. Thực sự đã có nhiều nhà khoa học danh tiếng tiên phong nghiên cứu

lĩnh vực này, điển hình như: Một nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái

(DLST), định nghĩa DLST lần đầu tiên vào năm 1987 như sau: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên ít bị ô nhiễm hoặc ít bị xáo trộn với những mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động ­ thực vật hoang dã, cũng như những biểu thị văn hoá (cả quá khứ và hiện tại) được khám phá trong những khu vực này” trích trong bài giảng Du lịch sinh thái của Nguyễn Thị Sơn.

Năm 1994 nước Úc đã đưa ra khái niệm “DLST là Du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.

Theo Hiệp hội DLST Hoa Kỳ, năm 1998 “DLST là du lịch có mục đích với các khu tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa và lịch sử tự nhiên của môi trường, không làm biến đổi tình trạng của hệ sinh thái, đồng thời ta có cơ hội để phát triển


kinh tế, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và lợi ích tài chính cho cộng đồng địa

phương”.

Một định nghĩa khác của Honey (1999) “DLST là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại và với quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du khách, tạo quỹ để bảo vệ môi trường, nó trực tiếp đem lại nguồn lợi kinh tế và sự tự quản lý cho người dân địa phương và nó khuyên khích tôn trọng các giá trị về văn hóa và quyền con người”.

Ở Việt Nam vào năm 1999 trong khuôn khổ hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái đã đưa ra định nghĩa như sau: “Du lịch sinh

thái là hình thức du lịch thiên nhiên có mức độ

giáo dục cao về

sinh thái và môi

trường có tác động tích cực đến việc bảo vệ môi trường và văn hóa, đảm bảo mang lại các lợi ích về tài chính cho cộng đồng địa phương và có đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn”.

Năm 2000, Lê Huy Bá cũng đưa ra khái niệm về du lịch sinh thái “DLST là một loại hình du lịch lấy các hệ sinh thái đặc thù, tự nhiên làm đối tượng để phục vụ cho những khách du lịch yêu thiên nhiên, du ngoạn, thưởng thức những cảnh quan hay nghiên cứu về các hệ sinh thái. Đó cũng là hình thức kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa phát triển kinh tế du lịch với giới thiệu về những cảnh đẹp của quốc gia cũng như giáo dục tuyên truyền và bảo vệ, phát triền môi trường và tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững”.

Trong luật du lịch năm 2005, có một định nghĩa khá ngắn gọn “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng nhằm phát triển bền vững”. Theo quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, do bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành năm 2007, thì Du lịch Sinh thái được hiểu là “Du lịch sinh


thái: Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hoá địa phương

với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm phát triển bền vững”.

Theo Hiệp hội Du lịch Sinh Thái (The Internatonal Ecotourism society) thì “DLST là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương” [12].

1.1.1.4. Du lịch văn hóa

Hiện nay, du lịch bao gồm rất nhiều hình thức đa dạng và phong phú như du lịch sinh thái, du lịch bền vững, du lịch khám chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục, du lịch MICE (viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm)… và du lịch văn hóa.

Đối với các nước đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc tế và trong nước, cần đẩy mạnh phát triển ngành nghề du lịch, du lịch văn hóa được coi là một trong những sản phẩm chủ đạo.

Vậy, du lịch văn hóa là gì ? “Du lịch văn hóa là hình thức du lịch dựa vào

bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống”.

Những yếu tố thu hút khách du lịch đến với loại hình này chủ yếu là các bản

sắc văn hóa, nét đặc trưng khác biệt của nền văn hóa đó ví dụ như những lễ hội truyền thống, những phong tục tín ngưỡng, tôn giáo, lối sống, lịch sử, nghệ thuật, kiến trúc… hình thành nên nền văn hóa của người dân nơi mà khách du lịch đến thăm quan. Khách du lịch tìm đến du lịch văn hóa để thu nhập thông tin mới, tìm hiểu và trải nghiệm những nền văn hóa khác nhau mọi nơi trên thế giới. Do vậy, du lịch vănhóa không chỉ đơn thuần là du lịch mà còn gắn liền với các loại hình văn hóa củađịa phương nơi có hoạt động du lịch đang diễn ra.


Loại hình này hiện nay đang rất phổ biến trên thế giới và theo báo cáo gần

đây của OECD đã nhấn mạng tầm quan trọng của du lịch văn hóa trong khu vực phát triển trên thế giới. Hiện nay, ở nước ta văn hóa truyền thống nói chung và văn hóa dân tộc nói riêng ở các dân tộc thiểu số vùng cao đang bị phai mờ do sự du nhập của các loại hình văn hóa ở các nước đã phát triển và hiện đại hơn vào nước ta.

Phần lớn các nơi thu hút khách du lịch văn hóa ở nước ta đều là những nơi còn khó khăn, đói kém. Bởi thế, thu hút khách du lịch văn hóa đồng nghĩa với việc phát triển được kinh tế, giảm thiểu đói nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

Đặc trưng cơ bản của du lịch văn hóa:

­ Tính đa dạng: du lịch văn hóa với chất lượng cao được tạo nên bởi sự đa dạng trong đối tượng phục vụ, mục đích phục vụ hay điểm đến của du lịch văn hóa như các cảnh quan thiên nhiên, kỳ quan thế giới, các di tích lịch sử ­ văn hóa cho đến các lễ hội truyền thống, các phong tục tập quán lâu đời, các loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian mang đậm đà bản sắc dân tộc. Ngoài ra, cần kể đến các cơ sở vật chất và các dịch vụ kèm theo.

­ Tính đa thành phần: không hề có một giới hạn nào cho những đối tượng liên quan đến du lịch văn hóa. Du khách tham gia vào du lịch văn hóa, các tổ chức Nhà nước và tư nhân, các doanh nhân trong và ngoài nuớc đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực du lịch, những nhân viên, hướng dẫn viên du lịch, cộng đồng địa phương đều rất đa dạng, gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào các hoạt động du lịch văn hóa. Vì vậy, tính đa thành phần còn bao hàm trong đó cả tính xã hội hóa cao.

­ Tính đa mục tiêu: du lịch văn hóa mang lại lợi ích nhiều mặt như bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên, môi trường, di tích lịch sử – văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa phi vật thể, nâng cao chất lượng phục vụ du khách, nâng cao chất lượng


đời sống của người phục vụ du lịch, mở rộng học hỏi và giao lưu văn hóa, kinh tế,

nâng cao ý thức trách nhiệm cho cộng đồng [4].

1.1.1.5. Khái niệm về du lịch bền vững

Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho

rằng: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài”.

Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị

về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: "Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong

tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ

sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người" (Nguồn: Tạp chí Du

lịch Việt Nam, số 3/2001). Trong định nghĩa mới này thì du lịch đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế­ xã hội­ môi trường.

Và mới đây hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á ­ Thái Bình Dương tổ chức tại Việt Nam đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững đó là: “Các hình

thức du lịch đáp ứng nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau,


du lịch khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”.

Phát triển du lịch bền vững là một vấn đề không thể thiếu được trong quá trình

đi lên của đất nước nói chung và của ngành du lịch nói riêng. Tuy nhiên, bảo vệ và cải thiện môi trường phải được coi là yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển du lịch [3].

1.1.2. Các tác động của hoạt động du lịch đến tài nguyên và môi trường‌

Tác động của hoạt động du lịch đến môi trường sẽ có thể dẫn đến những hậu quả làm thay đổi đặc điểm sử dụng tài nguyên, hay đặc tính của môi trường. Đầu tiên là tác động đến tài nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch và các hoạt động có liên quan góp phần làm cho các tài nguyên thiên nhiên bị xuống cấp về mặt môi trường. Đó là hậu quả của việc sử dụng đất đai, xây dựng các cơ sở dịch vụ du lịch và các hoạt động liên quan đến việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch cần thiết để duy trì các hoạt động giải trí cho du khách. Tác động về môi trường, về hoạt động du lịch đối với tài nguyên thiên nhiên được thể hiện một cách rõ nét nhất là những bộ phần: tài nguyên nước, tài nguyên không khí, tài nguyên đất, tài nguyên sinh học.

+ Tác động đến tài nguyên nước: việc phát triển cơ sở vật chất du lịch chủ yếu tập trung vào xây dựng các công trình dịch vụ phục vụ nhu cầu của du khách. Có thể phân loại các tác động về môi trường của hoạt động này đối với tài nguyên nước: tác động trước mắt và tác động lâu dài thường là do việc vận hành và bảo dưỡng các công trình du lịch. Những tác động trước mắt bao gồm việc thải bừa bãi các vật liệu xây dựng, đất đá và các vật liệu nạo vét, đặc biệt là những nơi chặt phá rừng ngập mặn, làm cho chất lượng nước giảm đi rất nhiều. Việc giải phóng mặt bằng và san ủi đất để xây dựng các công trình và làm đường có thể sẽ gây ra xói


mòn và sụt lở đất, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nước, các hoạt động trong

quá trình xây dựng sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, do việc vứt rác và đổ rác bừa bãi vào các nguồn nước, cũng như thải một lượng xăng dầu nhất định trong quá trình vận hành các thiết bị xây dựng. Một số tác động lâu dài bao gồm: đất bị sụt lở hoặc rác rưởi trôi dạt sẽ làm tăng thêm lượng bùn và các chất cặn, vì thế mà chất lượng nguồn nước kém đi. Một hậu quả đáng kể là xói mòn, nhiểm bẩn bởi nước thải, ô nhiễm nước mặt bởi rác rưởi và các thứ khác. Nước thải chưa được xử lý, hoặc thiết bị làm việc không đảm bảo chất lượng, do đó tác động lâu dài đến chất lượng nước ngầm cũng như nước mặt. Hoạt động của du khách cũng là nguyên nhân gây nên ô nhiễm nguồn nước như vứt rác bừa bãi (khi qua phà) đổ các chất lỏng…

+ Tác động đến môi trường không khí: bụi và các chất ô nhiễm không khí xuất hiện chủ yếu là do hoạt động giao thông, do sản xuất và sử dụng năng lượng. Tăng cường sử dụng giao thông cơ giới là nguyên nhân đáng kể gây nên bụi và ô nhiễm không khí. Không khí ồn ào phát sinh do việc tăng cường sử dụng các phương tiện như thuyền, phà gắn máy, xe máy… Cũng như hoạt động của du khách tại các điểm dịch vụ du lịch như ở các sàn nhảy… tạo nên hậu quả trước mắt và lâu dài.

+ Tác động đến tài nguyên đất: khi một số khu vực tự nhiên có giá trị như bãi tắm, cách rừng xanh trong nhiều trường hợp bị ngăn lại không cho dân địa phương vào vì chúng trở thành tài sản riêng của khách sạn hoặc tư nhân kinh doanh ngành du lịch. Phát triển du lịch kéo theo việc xây dựng kết cấu hạ tầng khách sạn và các công trình dịch vụ du lịch. Điều này tất yếu dẫn đến việc xâm lấn đến diện tích đất nước trước đây trồng trọt và chăn nuôi. Đây là bước chuyển đổi dạng sử dụng đất với hiệu quả sử dụng cao hơn, nhưng lại làm giảm đi quỹ đất nông nghiệp.

+ Tác động đến tài nguyên sinh vật như: ô nhiễm môi trường sống, cùng với việc mất đi cảnh quan tự nhiên, những khu đất trồng trọt và chăn nuôi là nguyên nhân làm cho một số loại thực vật và động vật dần dần bị mất nơi cư trú. Một số

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí