Nhận Định Chung Về Phát Triển Du Lịch Bền Vững Từ Góc Độ Môi Trường‌


hoạt động thái quá của du khách như chặt cây, bẻ cành, săn bắn chim thú tại những

khu rừng tự nhiên cũng là nguyên nhân làm giảm sút cả số lượng và chất lượng sinh vật trong phạm vi khu du lịch. Trong môi trường bảo tồn động vật hoang dã, việc vứt rác bừa bãi gây tác động trực tiếp đến cuộc sống trước mặt cũng như lâu dài của các loài động vật; nhiều khi còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên phục vụ cũng như du khách đến khu du lịch bởi các dịch bệnh phát sinh từ các chất thải không được xử lý. Hoạt động của du khách có tác động lớn đến các hệ sinh thái. Các khu rừng nguyên sinh đặc biệt dễ bị tổn thương khi có nhiều du khách. Những hoạt động như sự đi lại của xe, giẫm đạp lên cỏ, hái hoa quả bừa bãi,…làm mất nhiều loại động thực vật. Ở các khu bảo tồn động vật hoang dã, hoạt động du lịch ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của động vật: thay đổi tập tính, trở nên sợ sệt…

+ Tác động đến cộng đồng dân cư sở tại. Bởi vì du lịch là tổng thể của những hiện tượng và những mối quan hệ phát sinh do sự tác động qua lại giữa khách du lịch, người kinh doanh du lịch, chính quyền sở tại và cộng đồng dân cư địa phương và thu hút khách du lịch. Các chủ thể này tác động qua lại lẫn nhau trong mối quan hệ với các hoạt động du lịch mà du khách là trung tâm. Đối với cộng đồng dân cư địa phương, du lịch là một cơ hội để tìm việc làm, tạo thu nhập đồng thời họ cũng

là những nhân tố hấp dẫn khách du lịch bởi lòng hiếu khách và phong tục tập

quán,bản sắc văn hóa. Mặt khác cộng đồng dân cư nơi khác đến du lịch cũng chịu tác động nhiều chiều của hoạt động du lịch. Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư cùng sinh sống trên một lãnh thổ qua nhiều thế hệ và có những đặc điểm chung

về sinh hoạt và văn hóa truyền thống, sử dụng tác nguồn tài nguyên, môi trường.

Cộng đồng là nền tảng của phát triển xã hội, cuộc sống của cộng đồng dựa trên việc khai thác tài nguyên nơi mình sinh sống cùng với việc phát triển các phong tục, tập quán riêng mang dậm bản sắc của mỗi cộng đồng. Việc khai thác càng tăng trong sự


phát triển chung, vì vậy tác động và ảnh hưởng của nó ở các mức độ khác nhau đến

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

cuộc sống cộng đồng dân cư cũng ngày một gia tăng.

Tác động của du lịch lên cộng đồng có cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong luận văn này nhấn mạnh đến tác động tiêu cực. Trong một số các dự án phát triển du lịch, người dân địa phương bị buộc phải rời khỏi nơi cư trú và rời bỏ các nghành nghề truyền thống gắn bó với họ qua nhiều thế hệ. Cộng đồng dân cư địa phương sẽ không được chia sẻ hoặc chia sẻ không thỏa đáng lợi nhuận từ việc phát triển du lịch.

Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn, Lào - 4

Nếu như các nhà kinh doanh không tuân thủ theo nguyên tắc phát triển du lịch bền vững. Những mâu thuẫn xã hội sẽ được nảy sinh giữa các thành viên của cộng đồng do có sự tranh chấp các lợi thế để có được nguồn thu tốt hơn từ du lịch. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ gắn bó đặc trưng cho cuộc sống truyền thống của cộng đồng. Bên cạnh đó, các lối sống mới được khách du nhập sẽ có tác động nhiều mặt đến cộng đồng nhất là giới trẻ. Các xung đột mới có thể nảy sinh và gây ra chia rẽ cộng đồng. Truyền thống văn hóa của địa phương có thể sẽ bị thương mại hóa để đáp ứng nhu cầu của du khách. Đã có người cảnh báo những hiệu ứng như vậy và gọi là sự xâm lăng văn hóa, thông qua hoạt động du khách không được quản lý tốt. Ngoài ra, chất lượng cuộc sống cộng đồng cũng có thể bị ảnh hưởng do giá cả sinh hoạt tăng vì cầu tăng vượt khả năng cung.

Những tác động không thuận lợi nói trên sẽ là những nguyên nhân gây ra xung đột du lịch và kết quả là quá trình phát triển du lịch không bền vững và sẽ không đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường như mong muốn. Ngay cả khi không xảy ra xung đột giữa cộng đồng và phát triển du lịch nhưng nếu thiếu kiểm soát và không có sự tham gia tích cực của cộng đồng thì sự suy thoái môi trường tự nhiên và các thay đổi giá trị văn hóa sẽ làm mất dần tính hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Để loại trừ được những tác động ngược chiều của sự phát triển du lịch đối


với cộng đồng dân cư và ngược lại, rất cần phát triển du lịch bền vững. Mục tiêu của

phát triển du lịch bền vững và đem lại lợi ích cho cộng đồng và phát triển du lịch bền vững chỉ có thể thực hiện được khi được sự tham gia của cộng đồng. Để phát triển du lịch bền vững cần có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên để thỏa mãn các nhu cầu kinh tế, xã hội và thẩm mỹ của con người trong khi vẫn duy trì được sự phát triển lâu dài cho thế hệ mai sau.

Nhưng chung quy thì khi nói đến con người và tổng thể mối quan hệ giữa nó và con người thì chúng ta phải quan tâm đến cả hai khía cạnh, tích cực và tiêu cực mà các yếu tố đem lại. Sự sống của con người chỉ có thể duy trì sống trong môi trường không khí trong lành, có cây xanh và tính cộng sinh giữa các loại mà thôi. Cũng như du lịch và các yếu tố liên quan đến nó như khách du lịch, cộng đồng dân

cư, nhà cung cấp, chính quyền nhân dân sở tại. Tất cả đều nhằm mục đích phát

triển ngành du lịch, ngành được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói.

1.1.3. Nhận định chung về phát triển du lịch bền vững từ góc độ môi trường‌

Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO) thì: phát triển du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu về hiện tại của du khách và người dân bản địa, trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho phát triển du lịch trong tương lai “Phát triển du lịch bền vững là đáp ứng đầy đủ nhất, tiện nghi nhất các nhu cầu của khách du lịch, tạo sức hút du khách đến các vùng, điểm du lịch ngày nay đồng thời bảo vệ và nâng cao chất lượng cho tương

lai”.

Sự phát triển với quy mô lớn và tốc độ nhanh, mạnh của ngành du lịch Lào trong những năm gần đây (đặc biệt là cuối những năm của thế kỷ 20) đã và đang gây ra những bất cập, những hạn chế về môi trường. Theo quan điểm chung, môi trường du lịch được hiểu là các điều kiện, các yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội và nhân văn của từng vùng lãnh thổ cụ thể, mà trong đó các hoạt động du lịch tồn tại và


phát triển. Rõ ràng sự phát triển ngành du lịch luôn có mối quan hệ mật thiết, chặt

chẽ với sự phát triển kinh tế, xã hội chung của từng vùng và của cả nước, liên quan đến các công việc cụ thể, các quá trình khai thác tài nguyên môi trường. Trên thực tế ở nước ta, tại rất nhiều vùng, điểm du lịch truyền thống, nổi tiếng và có nhiều tiềm năng đã và đang phải chịu những áp lực khá lớn từ phía các khía cạnh môi trường. Đặc biệt là những khu vực đó xuất hiện ngày càng mạnh các hiện tượng, các quá trình ô nhiễm, sự xuống cấp nhanh chóng của điều kiện môi trường kinh tế, xã hội và nhân văn, sự suy giảm tới mức báo động của nhiều dạng tài nguyên, các yếu tố môi trường tự nhiên, sinh thái,… Đứng trước một thực tế như vậy, để có thể phát triển ngành kinh tế này thì những vấn đề về môi trường cũng cần phải được đạt ra và giải quyết một cách nghiêm túc, đầy đủ sao cho vừa phát triển, vừa khai thác vừa hiểu quả cao nhất về du lịch nhưng lại phải đảm bảo sự phát triển lâu dài.

Trên cơ sở phương pháp tiếp cận nghiên cứu tổng hợp, áp dụng các tiêu chí, các nguyên tắc và những giải pháp phát triển bền vững kinh tế, xã hội chung, môi trường du lịch nói riêng. Môi trường du lịch có hấp dẫn khách du lịch hay không trước tiên phải kể đến các yếu tố tài nguyên du lịch. Khách du lịch đến mục đích

của họ

là tham quan, để

thỏa mãn “con mắt” của họ. Khi mà đời sống của con

người ngày càng tăng thì nhu cầu đi du lịch của người ta càng cao. Quanh năm suốt tháng phải tiếp xúc với bụi bẩn, ồn ào của chốn đô thị, những ngày nghỉ con người ta muốn thoát khỏi cuộc sống bình thường đó, và họ đi du lịch. Chỉ đến những nơi có thiên nhiên đẹp, trong lành, và yên tĩnh sẽ thỏa mãn được nhu cầu của họ. Chính vì điều đó, môi trường rất quan trọng trong kinh doanh du lịch. Sự suy giảm về trữ lượng và chất lượng của các tài nguyên thiên nhiên có ý nghĩa cơ bản đối với cuộc sống của con người như: đất đai, nước, rừng, thủy sản, khoáng sản và các dạng tài

nguyên năng lượng. Sự

suy thoái này trong thập kỷ

21 có khả

năng dẫn tới tình

trạng thiếu thốn nghiêm trọng về lương thực, hay về các nhu cầu cần thiết của con


người nói chung. Ô nhiễm môi trường sống của con người với tốc độ nhanh và

phạm vi lớn hơn trước. Không khí, nước, đất đai, các đô thị, khu công nghiệp, ngày càng bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến không chỉ ngành du lịch, mà còn nguy hại hơn đó là sức khỏe, đời sống của con người cũng như sự suy tồn và phát triển của các sinh vật khác trên trái đất. Để phần nào khắc phục được những bất cập trên thì cần đảm bảo sự cân đối hài hòa giữa phát triển du lịch với các kế hoạch, các phương án quy hoạch phát triển các ngành kinh tế khác theo một nội dung thống nhất trong phát triển kinh tế, xã hội, của từng vùng, nghiên cứu và cho toàn lãnh thổ của đất nước. Trong nguyên tắc này cần chú ý tới việc xem xét tỷ trọng của ngành du lịch, đánh

giá thực trạng cũng như

dự kiến khả

năng phát triển trên quan điểm kiểm soát,

khống chế chung, xuất phát từ khía cạnh quản lý khai thác hợp lý nguồn tài nguyên và môi trường du lịch.

Du lịch và môi trường có mối quan hệ rất gắn bó với nhau, cũng như mối quan hệ giữa con người và môi trường. Môi trường cung cấp nơi cư trú và các điều kiện cho cuộc sống con người và muôn loài sinh vật; môi trường cũng là nơi tiếp nhận lưu trữ và xử lý những gì mà con người và các sinh vật khác thải ra. Chừng nào còn giữ được sự cân bằng giữa các quá trình đó thì sự sống trong thiên niên và cuộc sống của con người vẫn có thể tiếp tục duy trì bình thường. Nhưng nếu sự cân bằng đó bị phá vỡ mà chủ yếu do con người gây ra, thì việc duy trì sự sống và cuộc sống bị đe dọa. Hoạt động du lịch có tác động đến môi trường về nhiều mặt. Do nhu cầu phát triển du lịch nhiều diện tích đất đai bị khai phá để xây dựng cơ sở hạ tầng, như làm đường giao thông, khách sản, các công trình thể thao, các khu vui chơi giả trí…Điều đó gây phá hoại hoặc làm tổn hại tới cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái . Các sân có thể gây nên tình trạng suy thái đất, ô nhiễm,nguồn nước, thậm chí gây nên sự cạnh tranh trong việc sử dụng nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhất là ở những nơi hiếm nước. Hoạt động du lịch luôn ngắn liền với việc khai thác các


tiềm năng tài nguyên môi trường tự nhiên như cảnh đẹp hùng vĩ của núi rừng,…và

các giá trị văn hóa nhân văn. Trong nhiều trường hợp, hoạt động du lịch văn hóa trên cơ sở của một hoặc tập hợp các đặc tính của môi trường tự nhiên như một hang động, một quả đồi, một khúc sông, một khu rừng…hay một đền thờ, một quần thể di tích. Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại của nó gắn liền với môi trường, nên môi trương du lịch có tác động qua lại với tất cả các yếu tố của môi trường chung. Sự suy giảm của môi trường nói chung ở một khu vực đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt động du lịch cũng như chất lượng của môi trường du lịch ở khu vực đó.

Hoạt động du lịch có thể gây tác động khác tới tài nguyên nước đặc biệt là các chất thải, các chất cây ô nhiễm do các khách sạn nhà hàng, các hoạt động vận tải thủy và khách du lịch tạo nên. Hiên nay ở nước ta, tình trạng rác thải bừa bãi tại các địa điểm du lịch, vui chơi giả trí còn phổ biến, điều đó không những ảnh hưởng tới vệ sinh công cộng và môi trường, mà còn gây cảm giác khó chịu cho du khách. Khi hoạt động du lịch nhộn nhịp lên, thì khi đó cũng là điều đe dọa tới chất lượng không khí. Trước hết là ô nhiễm không khí do giao thông vận tại. tổ chức du lịch thế giới đã thống kê có khoảng 37% ­ 45% du khách tới bằng đường bộ và khoảng 40%

­ 45 % du khách tới bằng máy bay. Không giống như đối với ô tô, ô nhiễm từ máy bay (trừ tiếng ồn) ít khi được nhận thấy trực tiếp. Thế nhưng riêng trong năm 1990 ngành hàng không đã tiêu thụ hết khoảng 176 triệu tấn xăng, từ đó thải ra 550 triệu tấn khí nhà kính CO2 và 3,5 triệu tấn NOx, gây mưa axít và ô nhiễm quang hóa.

Không chỉ không khí mà còn nhiều vấn đề khác như: ô nhiễm tiếng ồn, ô

nhiễm nguồn nước. Ngoài ra sự phát triển du lịch còn tạo ra mối đe dọa tới các hệ sinh thái, như phá những khu vực rừng để xây dựng cơ sở hạ tầng, làm mất hoặc chia cắt nơi cư trú các nơi sinh vật, khai thác bừa bãi các tài nguyên rừng để sản xuất các sản phẩm phục vụ cho khách du lịch như tiêu bản các thú rừng, hoa lan


rừng, tắc kè, đồi mồi, …tại nhiều điểm du lịch của nước Lào. Hàng năm trên thế

giới có khoảng 200.000 ha rừng bị cháy, trên 500 loài thực vật Địa trung hải, cùng một số động vật đang bị đe dọa tuyệt chủng. Hiện có rất nhiều chương trình, dự án của các nước và tổ chức quốc tế đang được tiến hành để cứu sự đa dạng sinh học tại nơi đây. Tuy du lịch mang lại lợi ích kinh tế, xã hội to lớn những các tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường càng ngày càng trở nên rõ rẹt hơn. Các quốc gia đều nhận thấy mối nguy hại này đã ban hành nhiều văn bản phát luật để ngăn ngừa và hạn chế tác động tiêu cực của du lịch đối với môi trường,cả môi trường tự nhiên, nhân tạo và các đối tượng ý ngĩa về lịch sử, văn hóa khảo cổ học. Nhà nước cũng đã ban hành nhiều văn bản pháp luật có liên quan đến bảo vệ môi trường, bản sắc văn hóa và thần phong mĩ tục trong hoạt động du lịch. Ngoài Luật du lịch bảo vệ và phát triển rừng, luật tài nguyên nước có các quy định chung, về bảo tồn, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững,có quy định nghiêm cấm mọi hoạt động du lịch làm ảnh hưởng xấu tới môi trường. Ngoài ra, còn có một số nghị định và chỉ thị của chính phủ về việc bảo đảm trật tự trị an, vệ sinh môi trường,an toàn thực phẩm tại các cở lưu trú,các địa điểm du lịch, mà còn nhằm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Vấn đề cấp bách hiện nay là phải chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, vì thực tế đây là một trong các nhau yếu nhất, đặc biệt thể hiện rõ tại các cơ sở và địa điểm du lịch [20].

1.1.4. Tác động giữa hoạt động du lịch với môi trường tự nhiên‌

1.1.4.1. Tác động tích cực

­ Bảo tồn thiên nhiên.

­ Giảm sức ép do khai thác tài nguyên quá mức từ các hoạt động dân sinh, kinh tế tại các khu vực nhạy cảm (vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên…).


­ Góp phần đảm bảo chất lượng nước trong và ngoài khu vực phát triển du

lịch nếu như các giải pháp kỹ thuật trong cấp thoát nước được áp dụng.

­ Góp phần cải thiện các điều kiện vi khí hậu nhờ các dự án thường có yêu cầu tạo thêm các vườn cây, công viên cảnh quan, hồ nước, thác nước nhân tạo…

­ Góp phần làm tăng thêm mức độ đa dạng sinh học tại những điểm du lịch nhờ những dự án có các công viên cảnh quan, khu nuôi chim thú…hoặc bảo tồn đa dạng sinh học thông qua nuôi trồng nhân tạo phục vụ du lịch.

­ Tăng cường hiểu biết về môi trường của cộng đồng địa phương thông qua việc trao đổi và học tập với du khách nước ngoài.

1.1.4.2. Tác động tiêu cực

­ Hoạt động du lịch làm tăng áp lực chất thải sinh hoạt, đặc biệt ở các trung tâm du lịch, góp phần làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường đất, nước.

­ Ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước. Tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm do nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của du khách, đặc biệt ở các vùng ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể chứa giảm mạnh vì khai thác quá mức cho phép.

­ Tăng sức ép lên quỹ đất tại các vùng ven sông vốn đã rất hạn chế tại vùng ven sông, miền núi trung du…

­ Các hệ sinh thái và môi trường đảo rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương do sức ép của phát triển du lịch. Tài nguyên thiên nhiên biến đổi theo chiều hướng xấu đi do phát triển du lịch không hợp lý. Nhiều cảnh quan đặc sắc bị thay đổi hay suy giảm cùng với việc phát triển các khu du lịch mới.

­ Khu vực có tính đa dạng cao: khu rừng nhiệt đới, hang động, cảnh quan… cũng dễ bị tổn thương do phát triển du lịch quá tải.

­ Ô nhiễm tiếng ồn: tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du khách gây phiền hà cho người dân địa phương và du khách khác.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí