đây đã bị thu hẹp và nhường cho các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hay các
khu đô thị mở. Ngoài các công trình làm đường, xây dựng khu thương mại, khu đô thị ra; do điều kiện kinh tế phát triển ngày cang có nhiều công trình nhà dân được xây dựng và lấn chiếm vào các khu chùa, các khu di tích bị nghiêm cấm . Với tình hình này các cơ quan bảo vệ di tích và các cơ quan chức năng có liên quan đến công tác bảo vệ gìn giữ chưa đạy mức độ cao cho lắm. Nổi bật các di tích, các ngôi chùa như: Thạt Đăm, chùa ông tự, chùa Sỉ Sạ Kệt, chùa Mi Xay, chùa Chăn Thạ Bu Li,... do nằm ở trục trung tâm nên đang bị ảnh hưởng bởi sự lấn chiếm ngày càng sát của các khách sạn, nhà hàng, các hộ dân. Một thực trạng nữa là vì lợi nhuận kinh tế các hàng cây tại các khu chùa đang bị dỡ bỏ, chặt phá để thay thế bằng các trụ điện, cột sóng viễn thông hoặc bị gắn lên các biển hiệu, tờ rơi quảng cáo gây mất cảnh quan tại các khu chùa. Khi đến mùa lễ hội hay khi thành phố tổ chức các sự kiện trọng đại, cũng như ngày thường tại một số nơi khuôn viên bề mặt các khu chùa bị biến thành địa điểm trông giữ xe hoặc làm nơi buôn bán các mặt hàng nhỏ lẽ, các mặt hàng ăn uống cũng là tình trạng đáng báo động.[20]
3.4. Các nguyên nhân chủ yếu gây ra các vấn đề môi trường
3.4.1. Về nhận thức còn yếu
Trong mấy năm gần đây, Viên Chăn là điểm đến an toàn cho khách du lịch, lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng cả số lượng và thành phần, làm gia tăng số lượng khách tham quan đến các khu du lịch trong nước. Đối với khách du lịch nội địa, do nhu cầu hành hương, lễ hội, lưu lượng ngày nghỉ và mức sống của người dân không ngừng tăng lên, dẫn đến số lượng khách từ các địa phương đến các điểm du lịch tại Viên Chăn không ngừng tăng lên.
Là một tỉnh nằm ở vùng trung bộ nên chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời tiết khí hậu nhiệt đới gió mùa và ảnh hưởng mang tính xã hội về mùa lễ hội, mùa du
lịch của khách quốc tế và kỳ nghỉ khách du lịch nên mùa du lịch lượng khách du lịch
gia tăng tại các điểm khu du lịch trên địa bàn Hải Phòng; thời gian từ tháng 10 đến tháng 4. Sự gia tăng đột biến trong thời gian ngắn và lực lượng lao động phục vụ cho công tác bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa hoàn thiện dẫn đến công tác khắc phục các sự cố môi trường xảy ra không hiệu quả dẫn đến áp lực đối với tài nguyên tự nhiên đặc biệt là hệ sinh thái rất lớn.
Có thể bạn quan tâm!
- Hội Phật Vệt Xẳn Đon,người Dân Ngồi Tụng Kinh
- Thành Phần Điển Hình Của Rác Thải Từ Kinh Doanh Khách Sạn Và Các Dịch Vụ Ở Các Khu Du Lịch Tại Thành Phố Viên Chăn
- Xâm Hại Các Di Tích, Các Hành Vi Tổn Hại Đến Tâm Linh
- Những Định Hướng Bảo Vệ Môi Trường Trong Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Ở
- Tuyên Truyền Nâng Cao Nhận Thức Cho Khách Du Lịch Và Cộng Đồng Địa Phương
- Lương Ninh (1996), Đất Nước Lào Lịch Sử Và Văn Hóa, Nxb Chính Trị Quốc Gia Hà Nội.
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Nói chung, ý thức giữ gìn vệ sinh chung và môi trường trên địa bàn đã có bước tiến bộ nhất định, một số người dân đã có ý thức gìn giữ vệ sinh môi trường và bảo vệ tài nguyên tại các điểm du lịch. Tuy nhiên, áp lực về doanh thu và thu hồi vốn đầu tư khiến một số cơ sở kinh doanh dịch vụ đã không tuân thủ đối với trách nhiệm của doanh nghiệp, cá nhân trong bảo vệ môi trường chung. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tại khu vực Chăn Thạ Bu Ly, Xỉ Khốt Tạ Pong, Hát Xay Phong,.. chưa có hệ thống thu gom, xử lý nước thải còn đổ nước thải thẩm thấu xuống đất hoặc đổ ra sông Mê Kông; một số nhà hàng tại trung tâm còn buôn bán các động vật quý hiếm được bảo vệ; hiện tượng săn bắt, khai thác hệ sinh thái quý hiếm còn xảy ra trong các khu bảo tồn. Một số dự án, các dịch vụ còn khai thác các tài nguyên nhạy cảm dễ tổn thương. Vấn đề rác thải, chất thải rắn và khí thải còn gia tăng tại các khu du lịch trong thời vụ và cuối vụ du lịch. Mặt khác, việc
nhận thức về vai trò của công tác xúc tiến quảng bá du lịch thân thiện với môi
trường, du lịch phát triển bền vững còn bị xem nhẹ, đầu tư cho công tác này chưa được quan tâm đúng mức.
3.4.2 Thiếu quy hoạch chuyên cho du lịch văn hóa, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch văn hóa
Theo đánh giá của các chuyên gia du lịch, hiện nay hoạt động xúc tiến quảng
bá, phát triển thị trường du lịch văn hóa của du lịch Viên Chăn nói chung vẫn đang còn mang tính tự phát, thiếu đồng bộ, thiếu sự liên kết phối họp cụ thể như:
Hoạt động xúc tiến du lịch tai các khu du lịch trọng điểm được thực hiện sơ sài, dàn trải, chưa có chiều sâu, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp, lãng phí nguồn lực và hiệu quả đạt được còn thấp.
Công tác quy hoạch môi trường du lịch trong chưa phân bổ rõ ràng dẫn đến
việc tiếp thị, xúc tiến thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh du lịch quốc
doanh và tư nhân chưa có định hướng chung, lúng túng, thiếu chuyên nghiệp.
Các quy hoạch chưa được nghiên cứu cụ thể, khảo sát kỹ lưỡng thị trường. Quy hoạch các đơn vị từ cấp thành phố đến các huyện thị chưa mang tính đồng bộ, vẫn còn tình trạng “mạnh ai nấy làm” khiến cho việc xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, quảng bá sản phẩm dịch vụ du lịch văn hóa gặp không ít khó khăn.
Các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch: lưu trú, lữ hành, vận chuyển chủ yếu hoạt động cá nhân, quy mô nhỏ, sự liên kết còn rời rạc.
Sức hấp dẫn của du lịch Viêng Chăn chủ yếu vẫn dựa vào lợi thế tự nhiên sẵn có, sản phẩm và dịch vụ tại các điểm đến được cải thiện nhưng vẫn đơn điệu, chất lượng dịch vụ, nhất là dịch vụ ăn, nghỉ còn thấp. Việc khai thác du lịch đơn thuần ở dạng tiềm năng dễ dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, phá vỡ cảnh quan dẫn đến nguồn tài nguyên du lịch bị tác động nghiêm trọng. Bên cạnh đó, tác động hai chiều của du lịch rõ nét với cả môi trường và cộng đồng nếu không có kiểm soát. Tại các điểm du lịch phát triển tự phát, không theo quy hoạch thường sau
một thời gian dẫn đến tình trạng môi trường bị ô nhiễm do xả rác thiếu ý thức của
du khách, kinh doanh tự do bát nháo, dịch vụ chặt chém, an ninh không tốt ,...
Nhìn chung tuy ngành du lịch văn hóa tại Viên Chăn đang phát triển mạnh mẽ nhưng công tác quản lý của nhà nước về quy hoạch, tổ chức hoạt động du lịch chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn, tính hiệu quả chưa cao.
Về hệ thống cơ sở vật chất phục vụ phát triển du lịch văn hóa còn yếu, có nhiều hạn chế, thiếu những cơ sở có chất lượng cao, quy mô lớn đáp ứng được nhu cầu của du khách. Phát triển ngành du lịch văn hóa phải thực hiên song song hai việc đó
bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa lịch sử và việc sử dụng khai thác di tích. Việc đầu
tư cho du lịch văn hóa, tiến độ triển khai còn chậm, chủ yếu tập trung vào đầu tư phát triển các khu lưu trú, các khu du lịch thiếu nhiều dịch vụ hỗ trợ như: Dịch vụ vui chơi giải trí, văn hóa, mua sắm... điều đó làm giảm sức hút đối với du khách, nhất là khách quốc tế.. Tuy nhiên do khó khăn chung về mặt kinh tế và ngân sách của Nhà nước còn hạn chế, vẫn chưa đủ điều kiện cho phép triển khai kế hoạch một cách có quy mô nên các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho ngành du lịch văn hóa chưa được triển khai rộng rãi.
3.4.3. Năng lực và kỹ năng quản lý môi trường của cơ quan và cán bộ ngành du lịch đang còn hạn chế
Hiện trạng về công tác quản lý môi trường đang có nhiều vấn đề chưa đáp
ứng được yêu cầu quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong ngành du lịch , hệ thống tổ chức quản lý hiện nay còn nhiều bất cập về nhân lực, nguồn lực, trang bị kỹ thuật và các cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các bộ ngành và địa phương; đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường còn quá ít và thiếu tập trung, hệ thống các chính sách, luật pháp còn chưa đồng bộ, còn thiếu tính hệ thống, các chính sách quản lý
môi trường còn ít được áp dụng. Bộ máy nhà nước về bảo vệ môi trường tuy đã
được tăng cường nhưng còn thiếu về cán bộ có chuyên môn, nhất là ở cơ sở.
Các chương trình giáo dục, tập huấn nhận thức về bảo vệ môi trường cũng như nâng cao năng lực về quản lý môi trường cho cán bộ các cấp ngành chưa được tiến hành rộng khắp, chưa phát huy được vai trò của các đoàn thể các tổ chức chính trị xã hội cũng như các phong trào quần chúng tham gia công tác bảo vệ môi trường. Các kiến thức phổ cập về môi trường chưa được đưa vào hệ thống giáo dục ở các cấp học bậc học.
Các thông tin về môi trường, về chính sách, pháp luật chưa được cung cấp và phổ biến thường xuyên đến cộng đồng. Ở địa phương vẫn còn thiếu đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch BVMT; xây dựng báo cáo môi trường hàng năm cho đến việc thực thi các hoạt động (kiểm soát ô nhiễm, thanh tra môi trường, giải quyết các sự cố).
Đội ngũ quản lý nhà nước về môi trường cho ngành du lịch văn hóa quá mỏng, năng lực cán bộ cấp huyện, xã, thị trấn còn yếu và phần lớn chưa được bố trí đúng chuyên môn, nghiệp vụ; thiếu đầu tư, trang cấp đầy đủ về phương tiện, thiết bị. Vì vậy, luôn gặp khó khăn khi giải quyết những yêu cầu, nhiệm vụ quản lý môi trường tại địa phương.
Số lượng cán bộ tại các phòng TNMT ở các huyện và chi cục vừa thiếu số lượng vừa yếu về trình độ. Ở nhiều huyện thị, công tác quản lý môi trường còn bỏ
trống, chỉ chú trọng công tác quản lý đất đai. Vẫn còn nhiều các cơ sở sản xuất,
kinh doanh chưa bố trí các cán bộ chuyên trách về môi trường. Chưa thiết lập cơ chế hữu hiệu để phối hợp liên ngành trong công tác BVMT, việc lồng ghép hài hòa các quy định về BVMT vào mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế xã hội của thành phố chưa đồng bộ.
3.4.4. Tổ chức lễ hội còn hình thức, chưa chú trọng bảo vệ môi trường
Lào là một đất nước có nhiều lễ hội, có tháng có đến 2,3 lễ hội. Đây chỉ nói riêng về các bộ tộc Lào theo đạo Phật. Các lễ hội ở Lào phần lớn được tổ chức tại các ngôi chùa và lễ hội củng trải qua một thời gian dài hơn 300 năm tồn tại. Các giá trị văn hóa phi vật thể còn đọng lại rõ nét ở đây là lễ hội. Bởi lẽ Viêng Chăn từng là nơi hội tụ của cư dân khắp nơi đến đây làm lễ. Bên cạnh đó là một cụm di tích tín ngưỡng, tôn giáo đa dạng phong phú về loại hình, chứa đựng giá trị nghệ thuật cao và mang giá trị lớn về tinh thần. Tuy nhiên, hiện nay việc tổ chức các lễ hội tại Viêng Chăn còn chưa được quan tâm đến mức. Mặc dù trong thời gian qua nhất là khi giao cho sở thông tin văn hóa thủ đô quản lý kết hợp chính quyền địa phương có chủ trương sưu tầm, gìn giữ và khơi dậy các giá trị lễ hội đặc sắc, đặc trưng của thủ đô Viêng Chăn, trong đó tập trung vào việc khôi phục lại các lễ hội, các trò chơi dân gian và món ăn đặc sản của lễ hội. Hiện nay, công tác tổ chức quản lý còn thiếu chặt chẽ và còn hạn chế nhiều về công tác nghiệp vụ nên tại vào mùa lễ hội các vấn đề môi trường vẫn thường xuyên xãy ra nhất là khi lễ hội kết thúc. Do điều kiện kinh tế thuận lơi thủ đô Viêng Chăn là một trong những thành phố phát triển
bậc nhất của đất nước Lào Lạn Xạng nên lễ hội tại đây được diễn ra thường
xuyên; quy mô của các lễ hội cũng đã thay đổi nhiều so với giá trị ban đầu và nội dung khác xưa. Lễ hội chỉ còn mang tính chất tập tục qua lễ nghi cúng bái ở nơi tổ chức lễ hội hoặc tại các ngôi chùa, ngoài ra phần lớn là đễ kinh doanh dịch vụ. Vì vậy, lễ hội bị biến thành đối tượng khai thác kinh tế mà xao lãng đi chức năng văn hóa cao đẹp của giá trị văn hóa nghệ thuật. Công tác tu bổ, tôn tạo di tích, phục hồi lễ hội nhiều nơi chưa thống nhất, thiếu nghiên cứu khoa học dẫn đến sự tùy tiện, vi phạm Luật Di sản văn hóa, ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan. Đặc biệt, thành phố chưa dự báo được xu thế phát triển của các loại hình lễ hội, nên còn bị động,
lúng túng, chưa đủ tiềm lực để đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng đáp ứng với yêu cầu
lượng khách tăng cao là nguyên nhân làm nảy sinh về các vấn đề môi trường.
3.5. Các ưu tiên quản lý môi trường
3.5.1 Danh sách các vấn đề môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viêng Chăn
Trên cơ sở định hướng từ công tác các kết quả điều tra kết hợp thảo luận
đóng góp ý kiến các vấn đề môi trường hiện tai trong bối cảnh tăng cường phát triển hoạt động du lịch văn hóa tại Viên Chăn, chính quyên và các cơ quan ban ngành về môi trường, du lịch đã xác định các vấn đề môi trường quan tâm trước mắt là :
Sự xuống cấp về vấn đề môi trường trong du lịch: chất lượng môi trường tại Viên Chăn như môi trường không khí, môi trường nước, hệ sinh thái,... hiện đang chịu tác động xấu từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan do các hoạt động kinh tế xã hội, dịch vụ đặc biệt tài các khu du lịch trọng điểm, tại các khu trung tâm củng như trên sông Mê kông là những nguồn gây ô nhiễm, làm xuống cấp chất lượng môi trường, ảnh hưởng đến hoạt động và sự phát triển du lịch bền vững.
Vấn đề thoát nước: hiện các khu vực trung tâm như quận Chăn Thạ Bu Li,... các hệ thống thoát nước, xữ lý nước thải đã lỗi thời và không đáp ứng được nhu cầu, nước mưa nước thải sinh hoạt, sản xuất, du lịch, dịch vụ, thương mại được thải trực tiếp ra các hồ, sông Mê kông. Chính vì thế vào mùa mưa, mực nước mưa lớn lượng nước tiêu thoát ra sông không kịp thành phố xảy ra hiện tượng ngập lụt, làm gián đoạn việc kinh doanh dịch vụ, ảnh hưởng đến việc đi lại, sinh hoạt của người dân, du khách và làm xáo trộn cuộc sống của cộng đồng địa phương. Hiện tượng này đã được phản ánh rất nhiều qua nhiều năm, đến nhiều các cấp chính quyền nhưng đến nay vẩn chưa được giải quyết hợp lý dẫn đến nhiều bức xúc trong cộng đồng. Từ lý do này chính quyền thành phố đã xác định và chọn lựa
đây là một trong những vấn đề hàng đầu cần được quan tâm trong quá trình phát
triển du lịch văn hóa bền vững tại thành phố.
Chất thải phát sinh đặc biệt là rác thải: các chất thải phát sinh tại Viên Chăn hiện nay chưa được quan tâm đáng kể, chiếm 75%. Trong tương lai việc đầu tư phát triển du lịch văn hóa sẽ càng làm phát sinh lượng chất thải lớn, tạo thêm áp lực cho
ngành môi trường, ngành du lịch củng như cộng đồng địa phương. Do đó, chính
quyền đã lựa chọn việc chất thải phát sinh củng là vấn đề cấp thiết cần quan tâm, đặc biệt là chất thải rắn, nhằm tạo điều kiện tập trung giải quyết các vấn đề vận chuyển, thải bỏ, xử lý và quản lý chất thải, hướng đến hạn chế và giảm thiểu dần lượng chất thải phát sinh tại đia phương.
Nhận thức về môi trường: có tính quan trọng cao, nó ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý môi trường. Bỡi lẽ chỉ khi nào cộng đồng có nhận thức rõ nét về môi trường, có mối quan tâm đặc biệt đối với môi trường thì công tác bảo vệ môi trường trong du lịch văn hóa mới thu được các kết quả cao.
Năng lực quản lý nhà nước về môi trường: trong giai đoạn sắp tới quá trình phát triển du lịch văn hóa sẽ phát sinh các tác động đáng kể đến môi trường. Do đó,
cần có sự
quan tâm sắp xếp, bố
trí nhân sự
cán bộ
phụ
trách môi trường ở
địa
phương một cách bài bản, chuyên môn và khoa học để có năng lực, kiến thức xây dựng, triển khai và giám sát các chương trình hành động bảo vệ môi trường, đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ du lịch dịch vụ phát triển.
Chính sách về
môi trường: là yếu tố
then chốt để
công tác bảo vệ
môi
trường trong du lịch văn hóa phát triển. Có các chính sách quy mô, đúng đắn hợp lý sẽ giúp cho hệ thông quản lý môi trường được kiện toàn.
3.5.2 Các vấn đề ưu tiên về quản lý
Việc lựa chọn các vấn đề ưu tiên trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường là rất quan trọng. Các vấn đề ưu tiên được lựa chọn dựa trên các mục