Thành Phần Điển Hình Của Rác Thải Từ Kinh Doanh Khách Sạn Và Các Dịch Vụ Ở Các Khu Du Lịch Tại Thành Phố Viên Chăn‌


Công tác quản lý môi trường du lịch văn hoá trên địa bàn thành phố Viên Chăn

trong các năm gần đây tính đến năm 2012 đã được quan tâm thực hiện và đạt kết quả tốt, cụ thể:

­ Việc thi hành và tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường đã được các cấp, các ngành và các đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn thành phố chú trọng thực hiện tốt. Trong năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 đã tiến hành thẩm định và báo cáo đánh giá các tác động ảnh hưởng đến môi trường du lịch. Qua đó UBND thành phố và sở văn hóa thông tin và du lịch đã nắm bắt thực tế tình hình môi trường du lịch, từ đó đã có những biện pháp và đưa ra chỉ đạo kịp thời cho các tác động xấu có thể xảy ra.

­ Công tác bảo vệ môi trường du lịch được lồng ghép vào các chiến lược, quy

hoạch, kế

hoạch, chương trình và dự

án phát triển ngành du lịch thành phố. Nội

dung bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, xem xét cụ thể trong quá trình thẩm định, phê duyệt chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.

­ Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường được tăng cường và đa dạng hoá hình thức. Tổ chức tập huấn, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về Bảo vệ môi trường, về đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan và các di sản văn hóa cho các đối tượng ở cấp huyện và cấp xã; các cơ quan, đơn vị, các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ trên địa bàn thành phố. Trong năm 2012 đã tổ nhiều lớp tập huấn với sự tham gia của nhiều cấp ngành,nhân dân trong thành phố; tổ chức mít tinh, phát tờ rơi, lắp đặt cố định các panô tuyên truyền có kích thước lớn, trồng cây xanh; tổ chức các hoạt động hưởng ứng các sự kiện môi trường như Chương trình Giờ Trái đất, Ngày môi trường thế giới 5/6, Ngày quốc tế đa dạng sinh học, tuần lễ nước sạch vệ sinh môi trường với nhiều hình thức phong phú và đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, bước đầu đã hình thành nề nếp hoạt động thường

niên.


­ Công tác phối hợp giữa các tổ chức đoàn thể, chính trị, xã hội trên địa bàn

tỉnh trong việc công tác truyền thông bảo vệ môi trường được thực hiện trên cơ sở Nghị quyết liên tịch, hỗ trợ kinh phí, tài liệu tuyên truyền, báo cáo viên cho các tổ chức, đoàn thể. Trong năm 2011 và 2012 công tác tuyên truyền về môi trường được

đưa vào khối trường học để

góp phần giáo dục ý thức trách nhiệm bảo vệ

môi

trường của các em học sinh dưới hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa tuyên

truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường và cộng đồng xã hội với sự tham gia của hàng ngàn giáo viên, học sinh. Kết quả trên thể hiện sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành và các đơn vị trên địa bàn tỉnh.

­ Các cơ quan truyền thông đại chúng như: báo, đài phát thanh và truyền hình đã thực hiện nhiều chuyên mục, phóng sự, bài viết phản ánh về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố.

Điểm mạnh trong công tác bảo vệ môi trường du lịch

­ Các đơn vị trong ngành du lịch, dịch vụ đã cố gắng làm tốt công tác bảo vệ môi trường, ứng dụng nhiều giải pháp khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả chất lượng việc gìn giữ cảnh quan, môi trường, di sản dân tộc.

­ Các tầng lớp xã hội nhận thức được vấn đề phát triển du lịch, dịch vụ phải

gắn với bảo vệ môi trường, thành phố xác định bảo vệ môi trường là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm. Cùng với sự chỉ đạo UBND thành phố, từ năm 2008 đến năm 2012 các huyện, thị, thành uỷ đã ban hành được nhiều chỉ thị, Nghị quyết và văn bản chỉ đạo về bảo vệ môi trường. HĐND cấp huyện và cấp xã trong toàn thành phố đã đưa các chỉ tiêu về môi trường vào nghị quyết lãnh đạo hàng năm. UBND các huyện, thị xã, thành phố củng đã ban hành được nhiều văn bản các loại triển khai thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn.

­ Đặc biệt, kinh phí dành cho các hoạt động môi trường của thành phố luôn được ưu tiên ở mức cao. Nguồn thu phí bảo vệ môi trường giữ ở mức ổn định,nhận


được sự đồng tình của các cấp ngành và toàn thể nhân dân trong thành phố. Cùng

với đó, bộ máy cán bộ phụ trách công tác bảo vệ môi trường từ thành phố đến các địa phương cũng được kiện toàn. Các địa phương trong nội thành đều đã thành lập Phòng Tài nguyên và Môi trường và đã bố trí từ 1­2 cán bộ chuyên trách. Các địa phương khác đều có cán bộ cấp xã làm công tác môi trường kiêm nhiệm.

­ Từ việc tăng cường quản lý, chỉ đạo và đầu tư, công tác bảo vệ môi trường đã đạt được nhiều kết quả đáng mừng. Tỷ lệ các khu du lịch, hệ thống khách sạn nhà nghỉ, các cơ sở kinh doanh dịch vụ được cấp nước sạch đạt trên 90%. Thành phố đã xây dựng Quy hoạch quản lý chất thải rắn đến năm 2010 và định hướng đến 2020. Công tác thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt ở các khu, cụm dân cư đã được đẩy mạnh.

­ Ở nhiều các xã, phường, thị trấn đã hình thành nhiều tổ tự quản thu gom rác thu hút nhiều đơn vị, cá nhân tham gia.Bên cạnh đó, thành phố cũng đã di dời một số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi các khu đô thị, dân cư tập trung. Đặc biệt, công tác bảo vệ, cải thiện môi trường tại các khu du lịch, các dịch vụ công cộng được tích cực triển khai, thực hiện. Việc phát triển các khu du lịch sinh thái thực hiện dựa trên những tiêu chí đảm bảo sự phát triển bền vững môi trường, cảnh quan.

Các điểm yếu cồn tồn tại trong công tác bảo vệ môi trường du lịch

­ Công tác bảo vệ môi trường trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều bất cập. Công tác thanh kiểm tra về bảo vệ môi trường đã được các địa phương quan tâm, thực hiện song tính chủ động chưa cao. Một số vụ việc vi phạm về bảo vệ môi trường chưa được xử lý kịp thời, triệt để đã gây bức xúc trong dư luận.

­ Bên cạnh đó, việc xử lý rác thải cũng bộc lộ nhiều bất cập. Các bãi rác thải tập trung đang hoạt động còn hạn chế, số lượng bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh trong thành phố là rất ít. Rác thải từ sinh hoạt, dịch vụ du lịch chưa được thu gom, xử lý


triệt để nên tình trạng ô nhiễm môi trường nước, không khí do rác thải sinh hoạt đã

đến mức cảnh báo. Hầu hết chưa có hệ thống thu gom nước thải tập trung. Nước thải sinh hoạt của các hộ dân mới chỉ được xử lý cục bộ tại các hộ bằng bể phốt; nước thải bề mặt được thu gom cùng hệ thống thoát nước thải sinh hoạt qua các hệ thống cống, rãnh chung thải ra môi trường. Một số lưu vực nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt đang có biểu hiện và tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến tình hình vệ sinh chung nguồn nước sông Mê ­ kông, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho toàn thành phố.

­ Nhiều doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch văn hóa ý thức bảo vệ còn thấp, tỷ lệ các đơn vị thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết trong báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết môi trường còn ít; còn nhiều cơ sở không chấp hành các quy đinh,gây ô nhiễm môi trường. Hiện trạng vứt rác bừa bãi tại các khu du lịch, nơi công cộng chưa được khắc phục làm ảnh hưởng đến bộ mặt ,xâm hại đến cảnh quan thành phố. Mặt khác, các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa được bổ sung kịp thời. Kinh phí chi đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế, nguồn vốn xã hội hoá còn rất thấp. Nhiều dự án về bảo vệ môi trường triển khai còn chậm, một số dự án đã được phê duyệt trong kế hoạch nhưng chưa được bố trí vốn nên hiệu quả đạt được chưa cao.

Những bất cập này đang đòi hỏi thành phố Viên Chăn phải tăng cường công tác quản lý, quy hoạch và thực hiện quy hoạch về môi trường trên địa bàn.

3.2.2. Rác thải‌

Hoạt động lưu trú du lịch, cũng như bất kỳ hoạt động kinh tế khác đều có chất thải. Qua tổng hợp nghiên cứu cho thấy chất thải của kinh doanh khách sạn, du lịch rất đa dạng và nhiều gồm chất thải: Rắn, lỏng, khí, nhưng phần lớn là chất thải rắn (rác thải). Chất thải rắn từ kinh doanh khách sạn tại Viên Chăn gồm : giấy


văn phòng, vật tư nguyên liệu, các thiết bị, máy móc, thực phẩm, thưc ăn thừa, bao

bì, lon đồ hộp, chai lọ, thùng, lá cây.. Nguồn rác thải chính từ các khách sạn nhà hàng xuất phát từ các bộ phận: từ bếp (rác từ các quá trình chế biến món ăn, thức ăn thừa, bao bì, lon hộp, chai, lọ,...) văn phòng (giấy tờ, bút viết...), từ khách du lịch (sách báo, lon , hộp, rác thải cá nhân,..).Nhìn chung rác thải từ du lịch tại thành phố có các thành phần đặc trưng cơ bản gần giống với chất thải sinh hoạt của dân cư trong địa phương.

Trong mấy năm gần đây, Viên Chăn là điểm đến an toàn cho khách du lịch, lượng khách du lịch quốc tế ngày càng tăng cả số lượng và thành phần, làm gia tăng số lượng khách tham quan đến các khu du lịch trong thành phố. Đối với khách du lịch nội địa, do nhu cầu hành hương, lễ hội, lưu lượng ngày nghỉ và mức sống của người dân không ngừng tăng lên, dẫn đến số lượng khách từ các địa phương đến các điểm du lịch Thạt Luỗng, Chùa Sỉ Mương, Chùa Phạ Kẹo, khu du lịch Thang Òn,... Theo thống kê từ sở môi trường thành phố Viên Chăn mức trung bình lượng rác thải ra từ hoạt động du lịch tính từ năm 2005 đến nay là:

­ Năm 2005: 588.000 kg tương đương với 588 tấn

­ Năm 2006: 656.000 kg tương đương với 656 tấn

­ Năm 2007: 782.000 kg tương đương với 782 tấn

­ Năm 2008: 790.000 kg tương đương với 790 tấn

­ Năm 2009: 726.000 kg tương đương với 726 tấn

­ Năm 2010: 896.000 kg tương đương với 895 tấn

­ Năm 2011: 1.014.000 kg tương đương với 1014 tấn

­ Năm 2012: 1.161.000 kg tương đương với 1161 tấn

Dự báo Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Viên Chăn giai đoạn 2010 ­ 2020, đến năm 2020 lượng khách du lịch có thể lên đến 5 triệu lượt người. Lượng khách tăng dẫn đến rác thải gia tăng tỷ lệ thuận theo từng năm, sử dụng mức tính


trung bình 01 khách du lịch thải ra 0,8 ­ 1 kg rác/ngày thì lượng rác thải do khách thải

ra vào năm 2020 là 4.800.000kg tương đương với 4800 tấn. Trong khi đó, hệ thống xử lý tập trung rác thải trên các khu, điểm du lịch chưa được hoàn chỉnh và chưa được đầu tư. Đây là nguồn gây ô nhiễm môi trường quan trọng từ hoạt động du lịch tại Viên Chăn, đặc biệt là những nơi chưa đủ năng lực quản lý và xử lý chất thải.


Bảng 5: Thành phần điển hình của rác thải từ kinh doanh khách sạn và các dịch vụ ở các khu du lịch tại thành phố Viên Chăn‌

STT

Thành phần rác thải

Tỉ lệ (%)

1

Thực phẩm và rác thải không tái sinh

50 ­ 70

2

Giấy

10 ­ 25

3

Carton (Bìa, giấy dầy, cứng,...)

6 ­ 12

4

Nhựa

4 ­ 7

5

Thủy tinh

2 ­ 5

6

Kim loại

2 ­ 5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn, Lào - 12


Khối lượng và thành phần chất thải rắn của khách sạn hoặc các cơ sở lưu trú du lịch phụ thuộc vào quy mô phòng nghỉ, số lượng và chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú.Thực tế, trong tổng lượng chất thải rắn sản sinh từ kinh doanh khách sạn, khoảng 50 ­ 70% là chất thải hữu cơ, thuận tiện cho việc xử lý (tái xử lý).

Việc vứt rác thãi bừa bãi, thu gom và tập kết chất thải rắn không phù hợp tại các cơ sở lưu trú du lịch có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về cảnh quan, vệ sinh môi trường, sức khỏe cộng đồng. Vì vậy hiện nay thành phố đã có rất nhiều biện pháp để giải quyết vấn đề này như: Tổ chức thu gom rác thải từ các điểm du lịch, có quy chế chế tài đối với các cơ sở lưu trú du lịch, quy định các khu đổ rác tập trung, thu gom rác thải vào các ngày cố định hàng tuần từ các bãi rác tập trung về các địa điểm xử lý, xây dựng các khu xử lý rác thải theo chuẩn quốc tế,...Đặc biệt vấn đề thu phí vệ sinh môi trường làm nguồn kinh phí phục vụ cho việc bảo vệ môi


trường của thành phố đối với người dân (24.000 kíp/tháng), các cơ sở lưu trú khách

sạn, nhà nghỉ (áp dụng thu phí dựa trên chất lượng quy mô của từng cơ sở) nhận

được sự ủng hộ cao và chấp hành nghiêm túc. Ngoài ra chính quyền tại các địa

phương củng vận động người dân tập trung tổ chức thu gom rác thải, dọn vệ sinh, trồng cây xanh tại các điểm du lịch củng như nơi sinh sống vào sáng thứ 7 hàng tuần đang là phong trào được các cơ quan, tổ chức và nhân dân hưởng ứng, tham gia tích cực. Kết quả đạt được là hiện nay thành phố Viên Chăn là một trong những thành phố sạch, trên đường phố rất ít khi có rác thải vứt bừa bãi tạo dựng một môi trường cảnh quan trong sạch thu hút khách du lịch.

Bên cạnh những mặt tích cực, việc ngành du lịch văn hóa phát triển đã và đang nẩy sinh các vấn đề gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại Viên Chăn như:

­ Rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng đến môi trường đất: Các chất thải hữu cơ sẽ được vi sinh vật phân hủy trong môi trường đất, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng là hình thành các chất khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4,.. Với lượng rác thải vừa phải thì khả năng tự làm sạch của môi trường đất sẽ phân hủy các chất này trở thành các chất ít ô nhiễm hoặc không có ô nhiễm, nhưng với lượng rác thải lớn và tăng mạnh lên như hiên nay đã vượt qua khả năng làm sạch của đất thì môi trường đất sẽ trỡ nên quá tải và bị ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các vi

sinh vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất. Đối với các loại rác

không phân hủy như nhựa, cao su... nếu không có biện pháp xử lý thích hợp thì sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và giảm độ phì nhiêu của đất.

­ Rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng đến môi trường không khí: các loại rác dễ phân hủy (như thực phẩm, trái cây hỏng...) trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo ra mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm


các tác động rất đáng kể đến môi trường không khí, đó là các khí độc hại kể cả vi

khuẩn, nấm mốc,..

­ Rác thải sinh hoạt ảnh hưởng đến cảnh quan và sức khỏe con người: lượng rác thải tại thành phố đang tăng lên khá lớn nếu không được thu gom và xử lý đúng cách sẽ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xâu đến sức khỏe cộng đồng và làm mất mĩ quan đô thị tại thành phố.

Hơn nữa công tác xữ lý rác thải tại Viên Chăn đang còn có nhiều hạn chế. Hệ thống thu gom rác thải, nước thải địa phương tuy đã được thực hiện nhưng mức đọ chưa triệt để toàn diện. Rác thải chưa được phân loại mà dồn tất cả vào thùng rác rồi được thu gom đưa đến bãi rác chung. Hiện các bãi rác này đang ở tình trạng quá tải, phương thức xử lý rác chưa hiện đại chủ yếu là là chôn lấp, khử mùi làm ô nhiễm môi trường không khí và nguồn nước ngầm.

3.2.3 Nước thải‌

Trong các năm qua số lượng các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du

lịch tại Viên Chăn phát triển nhanh, nhiều doanh nghiệp, cơ sở trong quá trình hoạt động kinh doanh cần sử dụng nhiều nước để vận hành. Việc tăng nhanh nhu cầu nước sinh hoạt cho hoạt động du lịch sẽ đồng thời gia thăng lượng nước thải, do đó góp phần làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm các nguồn nước ngầm, nước mặt hiện đang khai thác, đặc biệt là các vùng ven sông Mê ­ kông trên địa bàn thành phố. Tính bình quân tiêu chuẩn cấp nước cho khách du lịch là 100 ­ 150 lít/ngày, khách quốc tế là 200 ­ 250 lít/ ngày trong khi đó phần lớn người dân địa phương mới đạt tiêu chuẩn cấp 80 ­ 120 lít/ngày. Theo kết quả điều tra năm 2009 lượng nước thải

trung bình hàng năm ở

Viên Chăn phát sinh từ

dân cư

và hoạt động du lịch là

520.000m3. Lượng nước này đều được xử lý sơ bộ qua bể phốt rồi cho thoát và hệ thống cống chung rồi đổ trực tiếp ra sông Mê ­ kông.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí