Những Định Hướng Bảo Vệ Môi Trường Trong Hoạt Động Du Lịch Văn Hóa Ở‌


tiêu cụ thể theo định hướng của chương trình thực hiện 2005 ­ 2010 đã đề cập ở các

chương trước và định hướng phát triển du lịch văn hóa giai đoạn 2010 ­ 2015 và tầm nhìn đến 2020, các hoạt động ưu tiên về môi trường cần được thực hiện trong du lịch văn hóa trong thời gian tới bao gồm:

Tập trung xử lý các điểm ô nhiễm môi trường bức xúc ở địa phương:

­ Tập trung kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng xử lý môi trường tại các khu du lịch, điểm du lịch trước mắt là các khu du lịch tại các vùng trung tâm, đồng bộ với việc đầu tư xây dựng các hạng mục hạ tầng kỹ thuật khác nhằm đảm bảo hoạt động du lịch không gây ô nhiễm môi trường.

­ Xử

lý các điểm tồn đọng chất thải độc hại, không thể

tái chế

(các khu

chứa, các bãi rác tập trung)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

­ Tập trung các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch vào các khu du lịch lớn để tránh tình trạng phân tán các chất ô nhiễm. Điều này sẽ tiết kiệm chi phí trong xây dựng cơ sở hạ tầng và thuận lợi cho công tác quản lý môi trường.

­ Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh bãi chôn lấp chất thải rắn tại các khu vực ngoại thị, hoàn chỉnh các hạng mục xử lý môi trường tại các bãi chôn lấp chất thải rắn tập trung ở các huyện, thị. Đồng thời, tiếp tục nâng cao năng lực thu gom và xử lý chất thải răn và phấn đấu đến 2020, 90% các huyện, thị đều có bãi xử lý chất thải rắn hợp vệ sinh.

Quản lý môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở Viên Chăn, Lào - 15

­ Xử lý dứt điểm ô nhiễm môi trường tại các cơ sở dịch vụ (các chợ, bệnh viện cấp huyện…).

­ Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động du lịch tại các khu du lịch trên toàn thành phố, đặc biệt giám sát dịch vụ du lịch ­ thương mại đường bộ tại cửa khẩu hữu nghị Lào ­ Thái.

Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm:


­ Tiến hành điều tra và xây dựng cơ

sở dữ

liệu các nguồn ô nhiễm môi

trường trên địa bàn toàn thành phố. Thực hiện thường xuyên và nghiêm túc chương trình quan trắc môi trường đã được phê duyệt để đưa ra những dự báo về diễn biến môi trường.

­ Quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, đô thị, dịch vụ và nước thải đô thị. Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và kiên quyết ngăn chặn phát sinh các cơ sở dịch vụ gây ô nhiễm mới. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến nhằm góp phần giảm nhẹ ô nhiễm môi trường. Phấn đấn 100% các khu du lịch, các địa điểm tổ chức lễ hội có hệ thống kiểm soát môi trường hiệu quả.

­ Khuyến khích sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường, dễ tiêu huy giảm nguy cơ cho môi trường đất, nước và hệ sinh thái.

­ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, bao gồm cả kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung trong báo cáo đã được phê duyệt và trong bản cam kết bảo vệ môi trường.

­ Xây dựng kế hoạch kiểm soát ô nhiễm môi trường ở địa phương, khu du lịch, khu lưu trú, địa điễm diễn ra các lễ hội, sự kiện văn hóa.

­ Triển khai thực hiện các đề tài /dự án về kiểm soát ô nhiễm môi trường:

+ Điều tra, đánh giá ô nhiễm môi trường cảnh quan tại 09 quận của thủ đô Viêng Chăn.

+ Điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường sông Mê ­ kông và đề xuất giải

pháp khắc phục.

+ Điều tra, đánh giá ô nhiễm môi trường do các hoạt động khai thác du lịch gây ra và đề xuất giải pháp quản lý, phòng ngừa nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng về môi trường.


+ Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS trên nền bản đồ chuẩn của thành phố về môi

trường đất, nước, không khí và tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải điểm nước thải, khí thải.

+ Triển khai các đề tài, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu

+ Triển khai xây dựng và thực hiện tốt Quy hoạch bảo vệ môi trường du lịch văn hóa của thành phố giai đoạn 2010­2015 định hướng đến năm 2020 theo các điề của Luật Bảo vệ môi trường.

+ Xây dựng được một nhà máy tái chế chất thải trên địa bàn của tỉnh, để tái sử dụng chất thải và phấn đấu 30% chất thải thu gom được tái chế.

Bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên:

­ Quản lý và bảo tồn hiệu quả các khu bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh thái thành

phố.

­ Tiếp tục triển khai các đề tài/dự án điều tra, đánh giá đa dạng sinh học tại

các khu bảo tồn thiên nhiên; đánh giá các nguy cơ gây suy thoái đa dạng sinh học, sự xâm nhập của các loài ngoại lai và xây dựng các biện pháp khắc phục.Tăng cường năng lực

quản lý môi trường:

­ Tăng cường về số lượng và chất lượng cán bộ quản lý môi trường từ cấp tỉnh đến cấp thị trấn (ở cấp thị phải có cán bộ chuyên trách về môi trường). Tập huấn và bồi dưỡng để nâng cao năng lực cán bộ quản lý môi trường các cấp.

­ Hoàn thiện cơ chế bảo vệ môi trường ở các cấp và chú trọng sự phối hợp giữa các sở (cấp thành phố), phòng/ ban (cấp huyện, xã, thị trấn). Phân cấp, phân công rõ ràng nhiệm vụ của Phòng môi trường cấp huyện, cụ thể hoá chức năng và nhiệm vụ của cán bộ quản lý môi trường cấp xã, phường, thị trấn.

­ Tăng cường cơ sở vật chất cho công tác quản lý môi trường.


3.6. Những định hướng bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch văn hóa ở‌

Viên Chăn đến năm 2020

Mục tiêu bảo vệ môi trường trong chiến lược phát triển du lịch văn hóa ở Viên Chăn đến năm 2020 bao bồm các phương án mang tính tổng hợp cao nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên và đảm bảo cho việc phát triển ngành công nghiệp du lịch văn hóa một cách bền vững, các phương án cụ thể bao gồm:

­ Thực hiện nghiêm túc luật môi trường trong nghị quyết về luật bảo vệ môi trường được Quốc hội Lào thông qua vào ngày 03 tháng 4 năm 1999 và các quy chế bảo vệ môi trường do Bộ văn hóa thông tin và du lịch đề ra.

­ Phân tích đánh giá chi tiết và cân nhắc kỹ lưỡng đối với các dự án về du lịch, dự án phát triển các khu du lịch và phải có báo cáo đánh giá về tác động của các dự án đối với môi trường theo pháp luật đã ban hành. Quy hoạch phát triển du lịch, các dự án du lịch và dự án các ngành khác, thường xuyên giám sát các tác động của dự án đối với dự án trong quá trình triển khai xây dựng và trong quá trình hoạt động. Đặc biệt chú trọng đến chất lượng, nguồn thải của nước thải và các chất thải khác.

Phối hợp với Sở Môi trường để

thực hiện thu phí ô nhiễm môi trường, xử

phạt

hành chính đối với các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường, các cơ sở kinh doanh du lịch.

­ Xây dựng năng lực quản lý nhà nước về môi trường du lịch. Sở Văn hóa Thông tin ­ Du lịch Viên Chăn và cơ quan cấp huyện với nhiệm vụ tham mưu, xem xét, thẩm định phê duyệt đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển du

lịch, quản lý, theo dõi, giám sát các tổ chức kinh doanh du lịch đảm bảo không gây ô

nhiễm môi trường, đề ra các chính sách, lập kế hoạch và ban hành các văn bản pháp quy trong bảo vệ môi trường du lịch. Tăng cường năng lực nghiên cứu quản lý, đánh giá môi trường. Hàng năm, vào các vụ du lịch cần phải phối hợp với bộ phận quan


trắc môi trường của Sở Tài nguyên và Môi trường để tiến hành lấy mẫu quan trắc

đánh giá mức độ ô nhiễm tại khu du lịch và tại sông Mê ­ kông. Tăng cường giám sát chất thải, nước thải của các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, giải quyết dứt điểm vấn đề thải gây ô nhiễm môi trường và tiến tới xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung.

­ Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức về

bảo vệ

môi

trường đối với các đối tượng có liên quan đến các khu bảo tồn, khu di sản văn hóa; cộng đồng dân cư sống trong khu bảo tồn, các tổ chức cơ quan điều hành các tour du lịch và kể cả khách du lịch đến tham quan trong thành phố.Nâng cao nhận thức

môi trường cho cộng đồng có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau như: phổ

biến các kiến thức pháp luật, phổ cập nhận thức môi trường theo các chương trình và thông tin môi trường như tivi, đài, báo... Có thể tổ chức cho khách du lịch tham gia vào các chương trình bảo vệ, giữ gìn môi trường sạch đẹp như cho rác vào túi giấy, thi tìm hiểu về môi trường tại các khu du lịch... Tăng cường các hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho khách du lịch, những người làm nghề du lịch và người dân địa phương thông qua các trung tâm đón tiếp khách, các buổi nói chuyện, chiếu phim, triển lãm ảnh và các ấn phẩm…

­ Đào tạo phát triển nguồn nhân lực về nghiệp vụ môi trường trong hoạt

động du lịch. Đưa các kiến thức về tài nguyên, môi trường, văn hóa, xã hội vào các chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực của ngành (kiến thức về các nguồn tài nguyên tái tạo và không tái tạo được, các hệ sinh thái tự nhiên, nhân văn, các loại hình ô nhiễm và biện pháp bảo vệ...).Định kỳ mở các lớp bồi dưỡng kiến thức tài nguyên, môi trường cho đội ngũ cán bộ nhân viên hiện đang làm việc trong ngành Du lịch tại các khu du lịch. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ khoa

học môi trường. Tìm kiếm và sử dụng kịp thời sự trợ giúp quốc tế trong đào tạo,


nghiên cứu các kinh nghiệm nước ngoài thông qua các học bổng, hội nghị, hội thảo

quốc tế, chương trình trao đổi chuyên gia để chuyển giao công nghệ và trao đổi kinh nghiệm [20].

­ Tăng cường giám sát xử phạt các hành vi xâm phạm đến môi trường. Tiến hành thu phí môi trường tại các khu du lịch. Các cơ quan chức năng phối hợp để thực hiện thu phí ô nhiễm môi trường, xử phạt hành chính đối với các hành vi vi phạm bảo vệ môi trường, các cơ sở kinh doanh du lịch.

­ Tạo chuyển biến mạnh mẽ về ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, doanh nghiệp trong bảo vệ môi trường; Hoàn thiện pháp luật, thể chế quản lý, tăng cường năng lực thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường; Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ về bảo vệ môi trường; Phát triển ngành kinh tế môi trường để hỗ trợ các ngành kinh tế du lịch văn hóa. Giải quyết các vấn

đề môi trường, thúc đẩy tăng trưởng, tạo thu nhập và việc làm; Tăng cường và đa

dạng hóa đầu tư cho bảo vệ môi trường; Thúc đẩy hội nhập và tăng cường hợp tác

quốc tế về bảo vệ môi trường. Trong giai đoạn 2011­ 2020 định hướng hợp tác

quốc tế với các hoạt động chủ yếu như: Hoạt động nâng cao nhận thức môi trường và truyền thông môi trường; Đề xuất dự án môi trường: tiêu thụ và sản xuất các sản phẩm thân thiện môi trường, bền vững, kiểm soát ô nhiễm và khắc phục các sự cố môi trường, Bảo tồn và phát triển các nguồn gen quý hiếm; Hoạt động chuyển giao công nghệ xử lý môi trường; Chương trình cảnh báo sớm về thiên tai; Các mô hình thích ứng và giảm thiểu tác động của BĐKH.


3.7. Đề xuất những giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch văn hóa ở Viên Chăn‌

3.7.1. Giải pháp chính sách‌

Để phát triển du lịch văn hóa, Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố cần tập trung nghiên cứu xây dựng mộ số cơ chế chính sách cơ bản sau:

­ Chính sách về thuế: trên cơ sở các chính sách về thuế của Nhà nước, cần nghiên cứu xây dựng một số cơ chế đặc thù cho từng khu vực trong thành phố và từng khu du lịch văn hóa. Nên áp dụng cơ chế miễn giảm thuế hoặc không thu thuế trong những năm đầu cho các dự án phát triển du lịch văn hóa nhất là những dự án ở các khu vực ngoại thành, xa trung tâm, nơi mà hệ thống cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Cần có cơ chế chính sách giảm thuế nhập khẩu cho các thiết bị,vật tư, nguyên liệu cho các dự án trùng tu bảo tồn các di sản sản văn hóa củng như tôn tạo các di tích lịch sử.

­ Chính sách về huy động vốn đầu tư: cần tạo mọi điều kiện thuận lợi và đơn giản hóa các thủ tục hành chính để thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch văn hóa. Cần nghiên cứu xây dựng “cơ chế chính sách về huy động vốn đầu tư”, đảm bảo sự công bằng và điều hòa lợi ích trong quá trình đầu tư khai thác kinh doanh giữa các chủ đầu tu, chủ thể quản lý lãnh thổ hành chính, chủ thể có quyền quản lý sử dụng

nguồn tài nguyên du lịch văn hóa, tài nguyên tự phương.

­ Chính sách thị trường:

nhiên... và cộng đồng dân cư

địa

+ Trên cơ sở các nghiên cứu về thị trường du lịch tại địa bàn thủ đô Viên

Chăn, cần nghiên cứu xây dựng các cơ chế và chính sách thích hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng của các thị trường du lịch văn hóa trọng điểm. Đối với thị trường


nước ngoài cần tập trung nghiên cứu các chính sách về dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ

ngân hàng, dịch vụ y tế, về các chương trình khuyến mại giá cả.

+ Cơ chế các khoản thu và nộp của cộng đồng: các cán bộ quản lý nhà nước về du lịch của huyện, thị và của thành phố cần xem xét vấn đề này dưới góc độ của những người dân trực tiếp tham gia vào hoạt động du lịch văn hóa. Tại địa bàn du lịch mà người dân sinh sống và kinh doanh, người dân địa phương tham gia hoạt động du lịch phải chịu nhiều khoản thu như các loại thuế, các khoản nộp cho các loại quỹ cho địa phương, xã, phường, hội... ảnh hưởng đến thu nhập và cuộc sống của người dân vốn đã có nhiều khó khăn. Vì vậy, các cán bộ của huyện,thị và của thành phố cần tính toán lại các khoản thu, khoản nộp hợp lý, phù hợp với tiêu chí phát triển du lịch văn hóa là nâng cao đời sống cho dân cư địa phương.

+ Cần có cơ chế chính sách giá ưu đãi về điện, nước, phí dịch vụ tại các khu, điểm du lịch.

­ Chính sách về khoa học kỹ thuật và bảo vệ môi trường:

+ Chính phủ đã có những khuyến khích đầu tư cho phát triển du lịch văn hóa. Điều này thể hiện trong chiến lược phát triển du lịch Viêng Chăn thời kỳ 2005 ­ 2010 và nên được tiếp tục cụ thể hơn cho chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2010 ­ 2015, tầm nhìn 2020. Cần xây dựng các chương trình dự án nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về du lịch văn hóa với sự tham gia của nhiều bên liên quan, thu hút năng lực và trí tuệ của các cán bộ, các nhà quản lý trong và ngoài ngành du lịch để phục vụ cho quá trình phát triển du lịch văn hóa Việt Nam.

+ Để bảo vệ môi trường du lịch văn hóa phát triển bền vững, bên cạnh việc giám sát và thực thi các giải pháp hạn chế tác động cảu phát triển kinh tế xã hội đến môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch văn hóa củng cần được quan tâm hơn với việc bổ sung và hoàn thiện một số cơ chế chính sách chủ yếu sau:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023