Quản Lý Các Khu Kinh Tế Ven Biển Việt Nam


trong nhiều năm liền vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2011, khách quốc tế

đến từ Trung Quốc chiếm 24%, sau đó là Hàn Quốc 9%, Nhật Bản 8%, Mỹ 7%,


Hệ thống cơ sở lưu trú vùng ven biển không ngừng tăng lên, đặc biệt số

lượng những cơ sở

lưu trú từ

3 sao tới 5 sao phần lớn tập trung

ở các địa

phương ven biển như ở TP.HCM, Bà Rịa - Vũng Tàu (chiếm trên 60%); Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng (chiếm 8,5%); Hải Phòng - Quảng Ninh (chiếm 8,1%). Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, tính tới tháng 9/2011, trong cả

nước có 12.500 cơ sở lưu trú với tổng số 250.000 buồng thì trong đó có 53

khách sạn 5 sao (với tổng số 12.121 buồng), 127 khách sạn 4 sao (với tổng số

15.517 buồng và 271 khách sạn 3 sao (với tổng số 18.855 buồng), còn lại là các cơ sở lưu trú khác.

Với sự phát triển của du lịch thì số lượng các doanh nghiệp lữ hành cũng tăng nhanh. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Du lịch, năm 2005 cả nước có 405 doanh nghiệp lữ hành thì tới năm 2011 cả nước đã có 978 doanh nghiệp (tăng thêm 146%, trung bình mỗi năm tăng thêm 24%).

Nguyên nhân thành công. Để quản lý ngành du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng, năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật Du lịch. Luật này quy định về tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch; quyền và nghĩa vụ của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, tổ chức, cá nhân khác có hoạt động liên quan đến du lịch. Chính sách phát triển du lịch được nêu rõ trong Luật du lịch của Việt Nam và nhiều các văn bản pháp lý liên quan khác, cụ thể như sau:

- Nhà nước có cơ chế, chính sách huy động mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển du lịch để bảo đảm du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

- Nhà nước có chính sách khuyến khích, ưu đãi về đất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực sau đây:

o Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;

o Tuyên truyền, quảng bá du lịch;

o Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;


o Nghiên cứu, đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới;

o Hiện đại hoá hoạt động du lịch;

o Xây dựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, nhập khẩu phương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bị chuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch hạng cao và khu du lịch quốc gia;

o Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo.

- Nhà nước bố trí ngân sách cho công tác quy hoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch.

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ở Việt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách du lịch.

- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác giữa du lịch Việt Nam với du lịch khu vực và quốc tế.

- Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch từ nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

Nội dung quản lý nhà nước về du lịch


- Xây dựng và tổ

chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế

hoạch và

chính sách phát triển du lịch.

- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật trong hoạt động du lịch.


- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.

- Tổ chức, quản lý hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ.

- Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch để xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.

- Tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế về du lịch; hoạt động xúc tiến du lịch

ở trong nước và nước ngoài.

- Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch.

- Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về hoạt động du lịch.

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.

Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch biển Việt Nam

Chính phủ Việt Nam thống nhất quản lý nhà nước về du lịch. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.

Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công của Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương trong việc thực hiện quản lý nhà nước về du lịch.


Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong phạm vi

nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch

b) Nhưng vấn đề còn tồn tại


Bên cạnh những thành tựu trên thì việc khai thác những lợi thế về biển

cho phát triển du lịch vẫn còn nhiều hạn chế. + Có thể thấy, du lịch biển Việt Nam vẫn chưa thực sự tạo được sự hấp dẫn đặc biệt đối với khách du lịch. Năm 2011, khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển chỉ chiếm khoảng 1% (một phần trăm) trong tổng lượt khách quốc tế. Thời gian neo đậu của tàu

du lịch ở các cảng thường rất ngắn (chỉ khoảng từ 8 đến 24 giờ), do đó du

khách không có nhiều cơ hội tham quan, giải trí mua sắm. + Hầu hết các cảng biển của Việt Nam là cảng hàng hóa, chưa có cảng chuyên biệt cho tàu du lịch. Nhiều tàu du lịch có trọng tải lớn không thể cập bờ và phải di chuyển khách bằng canô hoặc tàu du lịch mất nhiều thời gian, giảm hứng thú cho du khách. + Bên cạnh đó, việc tuyên truyền và xúc tiến quảng bá du lịch chưa phát triển. Quảng bá về du lịch biển Việt Nam lâu nay vẫn chưa được thực sự quan tâm đúng mức. + Nhiều địa phương do nóng vội phát triển du lịch đã phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu định hướng phát triển để phát huy văn hóa biển và bảo vệ môi truờng biển.

3.2.4.6. Quản lý các khu kinh tế ven biển Việt Nam

a) Nhưng thành tựu đạt được

Mục tiêu phát triển các khu kinh tế ven biển

Từ khi thực hiện chính sách đổi mới và mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã đề ra chủ trương phát triển các loại hình khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế ven biển như một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế. Sự phát triển các khu kinh tế ven biển được đặt ra nhằm các mục tiêu là:

(1) Các khu kinh tế ven biển giữ vai trò là “cửa sổ” để mở cửa giao lưu với thế giới nhằm thu hút vốn, công nghệ, tri thức quản lý hiện đại, đẩy mạnh xuất khẩu.

(2) Các khu kinh tế ven biển sẽ là nơi thí điểm các cải cách kinh tế và cải cách thể chế trước khi áp dụng cho cả nước.

(3) Các khu kinh tế ven biển sẽ là các “cực tăng trưởng” mạnh nhất trong cả nước, tạo tác động lan tỏa sâu rộng tới sự phát triển vùng và cả nước.


Các chủ trương chính sách của nhà nước

Theo Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007


của Hội nghị lần thứ

Tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 là đưa Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển”. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam không chỉ lựa chọn các lĩnh vực

kinh tế

biển có nhiều tiềm năng, có thế mạnh để

tập trung nguồn lực phát

triển, mà còn phải biết lựa chọn các hình thức tổ chức và địa bàn triển khai để tạo mở không gian phát triển. Do đó việc xây dựng và phát triển các khu kinh tế ven biển có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự thành công của Việt Nam trong phát triển kinh tế biển.

Chủ trương hình thành các khu kinh tế ven biển đến từ năm 1997 tại Hội nghị TW 4 (khoá VIII) của BCHTƯ Đảng Cộng sản Việt Nam với nội dung “Nghiên cứu xây dựng thí điểm một vài đặc khu kinh tế, khu mậu dịch tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện”. Để cụ thể hóa chủ trương này, vào năm 2003 Chính phủ đã cho thành lập Khu Kinh tế mở Chu Lai, đây là khu kinh

tế ven biển đầu tiên của cả

nước. Năm 2006 Thủ

tướng ra quyết định số

253/2006/QĐ-TTg, ngày 6/11/2006 về việc ban hành quy chế hoạt động của

khu kinh tế mở Chu Lai. Quy chế này đã quy định rõ về quan hệ hoạt động của Chu Lai với các khu kinh tế ven biển khác.

Đặc biệt là Nghị định 29/2008/NĐ-CP, ngày 14/3/2008 chứa đựng khá nhiều quy chế mới với các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế tự do, nhất là vai trò quản lý nhà nước với những khu kinh tế này.

Các nghị định, quyết định trên chứa đựng quan điểm, đường lối chính sách nhà nước đối với các khu kinh tế ven biển: Chính sách phân cấp quản lý, chính sách phân cấp tài chính, chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.

Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước thì các khu kinh tế ven biển được hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương để đầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội, các công trình dịch vụ và tiện tích công cộng quan trọng. Tới hết năm 2011, tổng nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ hạ tầng khu kinh tế ven biển là 11.361 tỷ đồng.


Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 được thông qua

tại Đại hội XI của Đảng (1/2011) cũng chỉ rõ “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế

biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Phát

triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển”. Do đó, việc “xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung và khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển” là một trong năm lĩnh vực ưu tiên mang tính chiến lược để tạo đột phá cho sự phát triển kinh tế biển thời kỳ đến năm 2020 và xa hơn.


Bảng 3.2: Các Khu kinh tế ven biển ở Việt Nam‌


TT


Khu kinh tế


Địa điểm

Thời điểm thành lập


Diện tích (ha)

1

Chu Lai

Quảng Nam

5/6/2003

27.040

2

Dung Quất

Quảng Ngãi

21/3/2005

10.300

3

Nhơn Hội

Bình Định

14/6/2005

12.000

4

Chân Mây - Lăng Cô

Thừa Thiên - Huế

05/01/2006

27.108

5

Phú Quốc - Nam An Thới

Kiên Giang

14/2/2006

56.100

6

Vũng Áng

Hà Tĩnh

3/4/2006

22.781

7

Vân Phong

Khánh Hoà

25/4/2006

150.000

8

Nghi Sơn

Thanh Hóa

15/5/2006

18.618

9

Vân Đồn

Quảng Ninh

31/5/2006

55.133

10

Đông Nam Nghệ An

Nghệ An

11/6/2007

18.826

11

Đình Vũ - Cát Hải

Hải Phòng

10/1/2008

21.600

12

Nam Phú Yên

Phú Yên

29/4/2008

20.730

13

Hòn La

Quảng Bình

10/6/2008

10.000

14

Định An

Trà Vinh

27/4/2009

39.020

15

Năm Căn

Cà Mau

27/10/2010

11.000

16

Ven biển Thái Bình

Thái Bình

9/2/2011

30.583

17

Ninh Cơ

Nam Định

25/2/2011

13.950

18

Đông Nam

Quảng Trị

27/2/2010

23.460


Cộng



568.249

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam - 18


Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1353/QĐ- TTg về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển của Việt Nam đến năm 2020”, trong đó xác định rõ phương hướng chung hình thành hệ thống 15 khu kinh tế ven biển.

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung thêm 3 khu kinh tế ven biển vào quy hoạch nâng tổng số lên 18 khu kinh tế ven biển được phê duyệt trong quy hoạch phát triển khu kinh tế ven biển của cả nước đến năm 2020 với tổng diện tích mặt đất và mặt nước 730.553 ha (tương đương 7.305,53 km2), bằng khoảng 2,2% tổng diện tích của cả nước. Trong đó khu

kinh tế

ven biển được thành lập sớm nhất là Khu Kinh tế

Chu Lai (Quảng

Nam), muộn nhất là Khu Kinh tế Đông Nam (Quảng Trị). Khu kinh tế ven biển có diện tích nhỏ nhất là Hòn La, Dung Quất (10.000 ha), lớn nhất là Vân Phong

150.000 ha, bình quân là hơn 33.000 ha/khu.

Các khu kinh tế ven biển này sẽ là những hạt nhân để góp phần hình thành các khu kinh tế năng động, thúc đẩy sự phát triển chung, nhất là đối với các vùng nghèo trên các vùng ven biển của Việt Nam đồng thời tạo tiền đề thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế biển. Để làm được điều này, các khu kinh tế ven biển phải đảm bảo tuân thủ các yêu cầu cơ bản sau:

- Đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao, sử dụng hiệu quả quỹ đất, mặt nước và không gian của khu kinh tế ven biển; phát triển bền vững.

- Có tầm nhìn xa, phát triển theo hướng hiện đại.

- Đảm bảo yêu cầu an ninh, quốc phòng.

- Có cơ chế, chính sách và mô hình quản lý phát triển cho phép huy động được tối đa mọi nguồn lực cho phát triển.

- Triển khai theo lộ trình phù hợp với điều kiện của từng giai đoạn và phù

hợp với định hướng phát triển kinh tế nước.

- xã hội của từng vùng và cả


Giai đoạn trước mắt Việt Nam sẽ những đột phá lớn. Cụ thể là:

tập trung các nguồn lực để

tạo ra


- Ở khu vực ven biển phía Bắc, tập trung xây dựng khu kinh tế Vân Đồn (Quảng Ninh) trở thành cửa mở hướng ra biển, phát triển theo hướng hội nhập kinh tế với khu vực Đông Bắc Á, trong hợp tác hai hành lang, một vành đai kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ.

- Ở khu vực ven biển miền Trung, trước hết xây dựng khu kinh tế Vũng

Áng (Hà Tĩnh) và khu kinh tế Vân Phong gắn với cảng trung chuyển

quốc tế (Khánh Hòa) trở thành cửa mở hướng ra biển và theo hướng hợp tác phát triển hành lang kinh tế Đông - Tây và Bắc - Nam.

- Ở khu vực ven biển phía Nam, trước hết xây dựng khu kinh tế Phú Quốc (Kiên Giang) trở thành cửa mở hướng ra biển, hội nhập kinh tế khu vực ASEAN.

Nhìn chung, việc phát triển các khu kinh tế ven biển như trên là phù hợp

với xu thế phát triển của thế giới hiện nay cũng như yêu cầu phát triển kinh tế

- xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.

Thành tựu về phát triển

Đạt thành tích ban đầu về thu hút vốn đầu tư (Chủ yếu là 6 khu kinh tế: Dung Quất, Chu Lai, Nhơn Hội, Chăng Mây - Lăng Cô, Vũng Áng và Nghi Sơn). Tuy nhiên các việc thu hút FDI ở các khu kinh tế còn chưa nhiều, chủ yếu vẫn là vốn đầu tư trong nước.

Đã thu hút được một số dự án lớn: Khu kinh tế Dung Quất có nhà máy lọc dầu công suất 6,5 triệu tấn/năm với vốn đầu tư 3 tỷ USD,… Liên hiệp Công nghiệp đóng tàu với công suất 27 tàu/năm với vốn đầu tư là 314,2 triệu USD.


Đạt thành tích bước đầu trong sản xuất kinh doanh. GDP của các khu kinh tế là khá cao, và thường chiếm phần quan trọng trong GDP của toàn tỉnh, điển hình là khu kinh tế Chu Lai và Dung Quất; Giá trị sản lượng công nghiệp cao; Giá trị xuất khẩu của các khu kinh tế ngày càng tăng lên,…

b) Những vấn đề tồn tại trong quản lý các khu kinh tế ven biển

Các khu kinh tế ven biển phát triển còn dàn trải, chưa thực sự là những phòng thí nghiệm của chính sách kinh tế và thể chế vì chính sách nhà nước áp dụng ở đó chưa thực sự là những chính sách nổi trội, ưu đãi nổi bật. Các chính

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí