Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân phối khách của tỉnh Hà Giang với thị trường khách du lịch truyền thống và khá lớn của nước ta. Tuyến có độ dài 22 km đến cửa khẩu Thanh Thuỷ và tiếp tục kết nối với các tuyến du lịch của tỉnh Vân Nam Trung Quốc.
Điểm du lịch trên tuyến: Bảo tàng tỉnh Hà Giang; Thôn Tha xã
Phương Độ (thị xã Hà Giang), Thôn Thanh Sơn xã Thanh Thủy (Vị Xuyên); Cửa khẩu Thanh Thủy; Kết nối với các điểm du lịch của đất nước Trung Quốc gồm:
- Hà Giang - Ma Li Po (Châu Vân Sơn - Vân Nam).
- Hà Giang - Châu Vân Sơn ( Vân Nam).
- Hà Giang - Châu Vân Sơn - Thạch Lâm - Côn Minh.
3.2.2.6. Hà Giang - Quản Bạ - Yên Minh - Đồng Văn - Mèo Vạc
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung Phát Triển Du Lịch Tỉnh Hà Giang Giai Đoạn 2006- 2011
- Lượng Khách Và Doanh Thu Du Lịch Hà Giang 2008 - 2011
- Tuyến Thành Phố Hà Giang - Hoàng Su Phì - Xín Mần - Lao Cai
- Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 13
- Tìm hiểu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch tỉnh Hà Giang - 14
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
Đây là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm phân phối khách của tỉnh với khu vực cao nguyên đá. Là tuyến quan trọng khai thác du lịch phía Bắc.
Tuyến gắn với Quốc lộ số 4c, đã được nâng cấp trải nhựa, có thể vận
chuyển khách bằng các loại phương tiện cơ giới đường bộ. Tuy nhiên,
đường nhỏ
nhiều đèo cao, cua gấp và nguy hiểm.
Tuyến có độ
dài gần
200km. Sản phẩm du lịch trên tuyến: Tham quan cảnh quan trên tuyến; Tham quan và tìm hiểu văn hoá dân tộc Giấy tại thôn Bục Bản, ngủ nhà sàn
và thưởng thức đặc sản ẩm thực của người dân; Khám phá hang động,
trang trại xoài của người dân địa phương; Làng du lịch dân tộc Mông Phó Cáo; thôn Lũng Cẩm trên xã Sủng Là; Tham quan di tích lịch sử Xà Phìn (di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng); Tham quan và tìm hiểu văn hoá dân
tộc Mông; Tham quan tìm hiểu các chợ
phiên (chợ
Lũng Phìn; chợ
Phó
Bảng, chợ
Xà Phìn, chợ
Phó Cáo và các chợ
trung tâm huyện lỵ); Tham
quan phố cổ Phó Bảng.
Tuyến phụ từ tuyến chính gồm:
- Thị trấn Tam Sơn (Quản Bạ) - Thanh Vân. Đây là tuyến du lịch
bằng đường bộ nối giữa trung tâm huyện Quản Bạ với một điểm du lịch địa danh khá nổi tiếng của Hà Giang. Tình trạng giao thông: toàn bộ tuyến đều bằng đường nhựa khá tốt có thể đi được bằng các phương tiện giao thông đường bộ, tuyến có độ dài 6 km. Điểm du lịch trên tuyến: Chợ Quản Bạ (vào chủ nhật hàng tuần); Làng dân tộc Mông xã Thanh Vân.
- Thị trấn Đồng Văn - Lũng Cú - Xà Phìn. Đặc điểm tuyến: Tuyến đường bộ từ trung tâm huyện lỵ Đồng Văn đi qua nhiều đèo cao vách đá
hùng vĩ tới điểm du lịch cực Bắc của Tổ quốc.
Tuyến có độ
dài 23 km.
Điểm du lịch trên tuyến: Cột cờ Lũng Cú; Làng dân tộc Lôlô Chải; Di tích văn hóa Xà Phìn (Dinh họ Vương).
- Thị trấn Mèo Vạc - Khau Vai. Là tuyến đường bộ nối giữa trung tâm huyện Mèo Vạc Khau Vai - một điểm du lịch văn hóa nổi tiếng, tuyến có độ dài 24 km. Điểm du lịch trên tuyến: Thôn Khau Vai xã Khau vai, tham dự chợ tình Khau Vai (một hiện tượng văn hóa độc đáo chỉ diễn ra vào đêm 27 tháng 3 âm lịch hàng năm.
- Mèo Vạc - Tát Ngà - Niêm sơn - Bảo Lạc (Cao Bằng). Đây là tuyến du lịch có triển vọng tốt để nối tuyến du lịch vùng cao Hà giang với du lịch tỉnh Cao Bằng theo hành trình du lịch "khám phá vùng biên cương" bởi tính hấp dẫn của tuyến. Tuyến đi xuyên qua một vùng núi đá xen núi đất với những dải rừng nguyên sinh khá nguyên vẹn và những làng mạc trù phú mang đậm bản sắc dân tộc. Tuyến có độ dài hơn 30 km trong địa phận của tỉnh Hà Giang.
Điểm du lịch trên tuyến: Rừng nguyên sinh Liêm sơn; Làng dân tộc Giấy Tát Ngà.
Hình 3.1: Lược đồ tuyến điểm du lịch tỉnh Hà Giang
(Nguồn: Nhóm tác giả biên vẽ)
3.3. Những hạn chế phát triển du lịch Hà Giang
Bên cạnh những thành tựu, cơ hội Du lịch hà Giang đã và đang có, có thể nhận thấy những hạn chế trong phát triển hoạt động du lịch suốt
thời gian 5 năm qua. Tư duy bao cấp còn tồn tại ở không ít nơi, đội ngũ
tham mưu, xây dựng và phát triển hoạt động du lịch vẫn còn những hạn chế, có lúc, có nơi chưa có định hướng, quy hoạch phát triển du lịch một cách lầu dài, làm theo kiểu đến đâu hay đến đó. Cùng với đó, vốn đầu tư cho phát triển du lịch còn nhiều khó khăn nên chúng ta chưa thể phát triển cơ sở hạ tầng, các điểm du lịch một cách đồng bộ, trọng tâm, nhiều nơi đầu tư du lịch theo kiểu vừa đầu tư, vừa khai thác. Các sản phẩm du lịch của chúng ta vẫn còn nghèo nàn. Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Du
lịch còn quá ít, số
người được đào tạo bài bản không nhiều, khả
năng
ngoại ngữ rất hạn chế. Đó là những hạn chế có thể nhìn thấy và được chỉ ra nhiều lần tại các hội nghị chuyên về du lịch. Và để ngành Du lịch của chúng ta hoà chung vào quỹ đạo du lịch của cả nước đang chờ vào nỗ lực của ngành Du lịch, các ngành, các cấp và nhân dân trong tỉnh...
Hà Giang là tỉnh miền núi có nhiều dân tộc anh em cùng nhau sinh sống, giao thông đi lại còn khó khăn, dân trí của đồng bào còn nhiều hạn chế. Vì vậy nhận thức của đồng bào về du lịch còn nhiều bất cập, chưa khai thác, kinh doanh được những sản phẩm du lịch sẵn có ở địa phương, sản xuất nông nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo nên dẫn đến tình trạng thu nhập bình quân theo đầu người còn thấp.
3.4. Định hướng và một số giải pháp phát triển du lịch Hà Giang trong điều kiện hội nhập quốc tế
3.4.1. Định hướng phát triển du lịch Hà Giang
3.4.1.1. Quan điểm chỉ đạo
Nhận thức được tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta đã xác định:”…phát triển du lịch trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trên cơ sở khai thác có hiệu quả lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hóa lịch sử, huy động tối đa nguồn lực trong nước và tranh thủ sự hợp tác, hỗ trợ quốc tế, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
Tuy nhiên cần phát triển du lịch theo định hướng bền vững. Phát triển bền vững là sự thỏa mãn nhu cầu hiện tại mà không xâm phạm đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ tương lai. Hiện nay việc phát triển bền vững đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm và ở nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch. Trong khi phảt triển du lịch Hà Giang thì vấn đề làm sao để đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng đồng thời phải đảm bảo vệ sinh môi trường, phát triển bền vững.
3.4.1.2. Mục tiêu phát triển du lịch
Phát triển du lịch Hà Giang trước hết phải thỏa mãn nhu cầu về du
lịch, đó là các nh cầu về học…
tham quan, nghỉ
ngơi giải trí, nghiên cứu khoa
Thứ hai, phải đảm bảo mục tiêu bảo tồn trong hoạt động du lịch đó là phải giảm thiểu sức ép của họat động du lịch đến môi trường, các vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học…
Thứ ba, đảm bảo du lịch có chất lượng: để làm được điều này phải quan tâm đến công tác giáo dục, phát triển nguồn nhân lực có trình độ cho du lịch, nhất là đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.
Thứ tư, hỗ trợ cộng đồng, tức là tạo cơ hội sử dụng lao động và các sản phẩm địa phương để thu hút khách du lịch. Tăng cường phát triển các
làng nghề
thủ
công - mỹ
nghệ
truyền thống để
tạo ra được nhiều mặt
hàng: thổ cẩm, mây tre đan, trang sức bạc…
Thứ năm, hoạt động du lịch phải đem lại doanh thu lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Điều này phải khai thác được mọi nguồn lực về tự nhiên, dân cư, kinh tế để phát triển du lịch một cách đồng bộ có sự kết hợp với các ngành khác, nhằm đem lại doanh thu cao nhất, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nền kinh tế địa phương.
3.4.1.3. Định hướng phát triển
a) Định hướng chung
Trong quá trình phát triển ngành du lcịh Hà Giang cần tập trung vào các nhóm vấn đề chính đó là: công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, nâng cao hiệu quả quản lí nhà nước về du lịch, đẩy mạnh phát triển sản phẩm du lịch, nâng cấp phát triển hạ tầng du lịch của tỉnh và cơ sở vật chất phục vụ du lịch, chú trọng công tác bảo vệ tài nguyên môi trường, tài nguyên môi trường, chuyển hóa và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ du lịch, phát triển thị trường và quảng bá, xúc tiến du lịch; giáo dục cộng đồng về phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên du lịch
b) Các dự án phát triển du lịch
- Dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo, tiếp nhận quản lý khai thác Khu du lịch suối khoáng Thanh Hà - xã Việt Lâm - huyện Vị Xuyên.
- Dự án đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác khu suối khoáng Quảng Ngần, Thượng Sơn - huyện Vị Xuyên và Quảng Nguyên - huyện Xín Mần.
- Dự án tiếp tục đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác Khu du lịch và dịch vụ Hà Phương tại xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, quy mô 75ha
- Dự án xây dựng, quản lý, khai thác các khu du lịch Tam Sơn- Quản Bạ, Hồ Noong - Vị Xuyên, Mỏ Neo - thành phố Hà Giang.
- Dự án đầu tư tôn tạo, quản lý, khai thác hệ thống hang động tỉnh Hà Giang (Hang Khú Mỉ - Quản Bạ, hang Tùng Bá, Đaọ Đức – Vị Xuyên, hang Nho Quế -Mèo Vạc).
- Đầu tư xây dựng và khai thác kinh doanh khu du lịch Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn.
- Dự án tuyến dịch vụ xe buýt công cộng Hà Giang - Thanh Thủy.
- Dự án khu du lịch sinh thái, du lịch leo núi Tây Côn Lĩnh.
c) Định hướng phát triển du lịch theo lãnh thổ
Phát triển các tuyến, điểm du lịch hiện có, đầu tư quy hoạch du lịch làm 3 cụm du lịch chính và 2 cụm du lịch phụ, cụ thể:
* Cụm du lịch trung tâm: Kéo dài từ thị trấn Vinh Quang huyện Vị Xuyên qua thành phố Hà Giang đến cửa khẩu Thanh Thủy - Đây là khu vực tập trung các điểm du lịch với mật độ dày đặc.
Di tích lịch sử văn hóa: Chùa Sùng Khánh, Chùa Bình Lâm…
Di tích lịch sử nhân dân Hà Giang).
cách mạng: Kỳ Đài (nơi Bác Hồ
nói chuyện với
Các khu du lịch sinh thái vui chơi giải trí: Khu núi Cấm – Suối Tiên, động Phương Thiện, Khu du lịch làng Má, khu du lịch hồ Noong, khu du lịch suối khoáng Quảng Ngần Khuổi Luông. Các khu du lịch sinh thái gắn liền với thủy điện như thủy điện Nậm Mu…
Các khu di tích khảo cổ: Di chỉ Đồi Thông, Di chỉ Lò Gạch, Tùng
Bá.
* Cụm du lịch Đồng Văn
Từ thị trấn Phó Bảng đến thị trấn Đồng Văn, thị trấn Mèo Vạc và
kết thúc tại chợ tình Khâu Vai. Đây là khu vực cao nguyên đá có độ cao từ 1500 - 2000m với các di tích tiêu biểu đã được nhà nước và quốc tế xếp hạng, còn có các điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và độc đáo.
+ Cột cờ Lũng Cú
+ Nhà Vương Chí Sình
+ Danh Thắng Mã Pì Lèng
+ Chợ tình Khâu Vai
+ Cổng trời Sà Phìn
+ Di chỉ khảo cổ Hang Phó Bảng
+ Khu du lịch sinh thái gắn với thủy điện Séo Hồ
* Cụm du lịch Bắc Mê
Đây là quần thể di chỉ khảo cổ vô cùng độc đáo và quý giá ở huyện Bắc Mê. Tại đây đã phát hiện ra các di vật minh chứng cho lịch sử tồn tại của người Việt cổ từ thời đồ đá cũ đến thời đại kim khí. Địa hình phong phú, cảnh quan tươi đẹp nhiều hang động, sông, suối là cơ sở để phát triển các loại hình du lịch hấp dẫn
Trở về cội nguồn (thăm hang động, tham quan di chỉ, hiện vật)
Sống trong quá khứ (du khách được sống và lao động ở thời tiền sử, dùng các phiên bản khảo cổ để lao động).
Thực tế ảo (xem các bộ chụp ảnh với các di chỉ khảo cổ).
phim li kì hấp dẫn về
ngành khảo cổ,
Du lịch văn hóa tìm hiểu phong tục tập quán của người Tày.
Thăm di tích lịch sử Căng Bắc Mễ.
Các cụm du lịch phụ trợ
- Cụm du lịch Việt Quang gồm: Thác Thúy, Hồ Quang Minh, di tích lịch sử Trọng Con, cầu Thác Vệ, Tân Tịnh. Sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái.
- Cụm Tam Sơn - Quản Bạ: Với danh thắng Cổng trời hùng vĩ, hang Tùng Vài, núi Đôi - thị trấn Tam Sơn.
3.2.4. Giải pháp phát triển du lịch Hà Giang
Trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng như giai đoạn
hiện nay, để phát huy tốt tiềm năng, thế mạnh, tạo cơ hội phát triển du
lịch, có khả năng cạnh tranh đồng thời khắc phục được những tồn tại, hạn chế và những thách thức đặt ra nhằm đưa ngành du lịch Hà Giang trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh. Trong thời gian tới, du lịch Hà Giang cần tập trung triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp sau: