Các Khu Vực Hiện Nay Đang Bị Chiếm Đóng Tại Quần Đảo Trường Sa


sách như phân cấp tài chính, phân cấp quản lý, đào tạo,… còn tồn tại nhiều vấn đề.


Đa số các khu kinh tế ven biển chưa thực sự là “cực tăng trưởng” đi đầu trong cả nước, tác động lan tỏa còn thấp. Chỉ có khu kinh tế Dung Quất phát triển thực sự và có tác dụng lan tỏa.

Chưa thực sự là “cửa sổ” mở cửa ra bên ngoài: Thu hút FDI và xuất khẩu

còn ít.

3.2.4.7. Tranh chấp biển đảo Việt Nam

Hiện vấn đề tranh chấp biển đảo của Việt Nam với một số nước trong khu vực còn nhiều tranh cãi. Biển Việt Nam hiểu theo nghĩa là vùng nằm trong lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế thì bao gồm biển Đông, Vịnh Bắc Bộ và Vịnh Thái Lan. Với không gian biển này thì hiện tại Vịnh Bắc Bộ đã được Việt Nam và Trung Quốc ký Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ, do đó đây là khu vực có thể coi là tương đối ổn định cho du Hiệp định này có hay không những vấn đề còn tranh cãi. Khu vực biển phía Nam Việt Nam là Vịnh Thái Lan cũng được coi là nơi tương đối ổn định và ít xẩy ra tranh chấp, chỉ có Biển Đông là còn diễn biến phức tạp và ảnh hưởng nhiều tới phát triển kinh tế biển Việt Nam, đặc biệt là ảnh hưởng lớn tới kinh tế hàng hải, khai thác khoảng sản (đặc biệt là dầu khí), đánh bắt hải sản và hòa bình trên biển Đông.

Tranh chấp trên biển Đông chủ yếu tập trung vào hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Có thể thấy diễn biến phức tạp trên biển Đông như sau:

Thời phong kiến

Từ thời phong kiến (trước khi pháp xâm lược Việt Nam), thì hai hai quan đảo Trường Sa và Hàng Sa đã thuộc sự quản lý của các Triều Đại nhà Nguyễn. Điều này đã được chứng minh qua rất nhiều các thư tịch, các tấm bản đồ cổ do các triều đại phong kiến cũ để lại và các bản đồ do các nước phương Tây vẽ lại (Xem phụ lục 11 và 12). Hai bản đồ An Nam đại quốc họa đồ (1838) và Đại Nam nhất thống toàn đồ (1840) thể hiện khá đầy đủ tình hình bờ biển - biển Đông - hải đảo Việt Nam thời kỳ đó.

Thời kỳ Pháp thuộc

Năm 1858, người Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam và từng bước thay

mặt Việt Nam cai quản toàn bộ lãnh thổ, vùng biển, hải đảo. Pháp đã thực


hiện củng cố chủ quyền Việt Nam trên cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mở rộng phát triển ngành hàng hải để cướp bóc tài nguyên của Việt Nam, áp dụng luật về biển của chính quốc đối với thuộc địa.

Pháp đã thực hiện quản lý biển Việt Nam bắt đầu bằng việc vẽ bản đồ Việt Nam theo kỹ thuật khoa học hơn cho đúng kinh tuyến và vĩ tuyến. Về

phần bờ

biển và hải đảo, Pháp trao nhiệm vụ

cho hải quân Pháp (Service

hydrographique de la Marine) đo đạc và thực hiện các đồ bản. Những bản đồ này ghi cả độ sâu gần khắp biển Đông rộng khoảng 1 triệu km2, vẽ rõ bờ biển Biển Đông và hải đảo, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa, thực hiện từ 1884 đến 1930.

Tại Việt Nam, năm 1922 bắt đầu thành lập Viện Hải dương học tại Nha Trang nghiên cứu về các sinh vật biển, đặc biệt là cá biển vùng ven biển Việt Nam.

Trong thời kỳ này, Pháp còn thực hiện việc quản lý biển đảo Việt Nam bằng các quy định pháp lý, như Nghị định ngày 9/12/1926 quy định lãnh hải đánh cá của Việt Nam rộng ba hải lý, Nghị định ngày 22/9/1936 quy định lãnh hải Việt Nam về mặt đánh cá rộng 20 km. Tới năm 1948, chính quyền Pháp quy định lãnh hải Việt Nam rộng ba hải lý, vùng đánh cá rộng 30 km và vùng tiếp giám lãnh hải 20 km tính từ ngấn nước triều thấp nhất. Cho tới năm 1945, Việt Nam đã mở rộng chủ quyền và quyền tài phán của mình ra tất cả các vùng biển theo quy định của UNCLOS trừ vùng thềm lục địa33.

Giai đoạn chia cắt hai miền Bắc - Nam: Từ 1945 - 1975

Trong giai đoạn này, Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Bắc - Nam. Miền Bắc đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa và đấu tranh thống nhất nước nhà. Đây cũng là giai đoạn xẩy ra tranh chấp bằng vũ lực trên biển, đặc biệt là ở 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.

Hiệp định Genève, 1954, lấy vĩ tuyến 17, Sông Bến Hải chia Việt Nam ra làm 2 miền. Chính quyền và quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tập trung về miền Bắc, Chính quyền và quân đội khối Liên hiệp Pháp tập trung về miền Nam. Quân đội Pháp dần dần rút khỏi miền Nam và trao quyền lực cho chính quyền Quốc gia Việt Nam, sau là Việt Nam Cộng hòa. Sau hiệp đinh Genève, Mỹ can thiệp quân sự ngày càng sâu vào Việt Nam.


33 Nguyễn Hồng Thao (2008), Công ước Biển 1982 và Chiến lược biển của Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.


Về chủ quyền biển đảo

Năm 1946, Pháp tái chiếm giữ đảo Bạch Long Vĩ (Nằm giữa Vịnh Bắc Bộ). Năm 1949, Quốc dân đảng (Trung Quốc) thua trận chạy ra Đài Loan và chiếm Bạch Long Vĩ. Tháng 7 năm 1955, quân cộng sản Trung Quốc đánh chiếm đảo. Ngày 16/01/1957, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp quản đảo từ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam đối với đảo, vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quanh đảo.

Tháng 4 năm 1956: Việt Nam Cộng hòa kế thừa chính quyền Bảo Đại quản lý quần đảo Hoàng Sa theo đúng công pháp quốc tế. Riêng hai đảo lớn nhất là Phú Lâm và Linh Côn đã bị Trung Quốc bí mật chiếm trước khi quân đội Việt Nam Cộng hòa ra đóng quân.

Việt Nam Cộng hòa đã đảm nhiệm việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng trách nhiệm mà Hiệp định Genève năm 1954 quy định. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chiếm quần đảo Hoàng Sa từ Việt Nam Cộng hòa từ ngày 19 tháng 1 năm 1974 khi quân đội của họ tấn công quân đồn trú Việt Nam Cộng hòa và chiếm các đảo phía tây trong trận Hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Quân đội Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ đó cho đến nay.

Trong giai đoạn này, Chính quyền Miền Nam - Việt Nam Cộng hòa cũng đã có các hoạt động cần thiết để bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

Miền Bắc

Trong thời kỳ này, chính sách quản lý biển của Miền Bắc tập trung vào xây dựng chủ nghĩa xã hội và hỗ trợ đấu tranh của đồng bào Miền Nam. Kinh tế biển mới chỉ dừng lại ở việc khai thác đánh bắt thủy hải sản trên cơ sở sở hữu công hữu với các hợp tác xã và đoàn tàu đánh cá. Các cơ sở nghiên cứu biển cũng bắt đầu được thành lập ở Hải Phòng. Bên cạnh việc quản lý phát triển kinh tế biển, Miền Bắc còn bí mật mở đường mòn Hồ Chí Minh trên biển

để chi viện cho chiến trường Miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước. Về

hợp tác quốc tế, trong thời kỳ này, Việt Nam đã ký với Trung Quốc các hiệp định về nghề cá 1957, 1960, 1963 và Hiệp định nghiên cứu biển trong Vịnh Bắc Bộ năm 1961.

Miền Nam


Chính quyền Miền Nam thực hiện quản lý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Chính quyền Miền Nam cũng đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng khái niệm nghề cá và thềm lục địa như đã có các tuyên bố về biện pháp bảo vệ lãnh hải ngày 27/4/1965, tuyên bố mở rộng phạm vi đánh bắt cá đến 50 hải lý ngày 1/4/1972, ban hành Nghị định ngày 9/6/1971 phân thềm lục địa Việt Nam thành 33 lô và tiến hành đấu thầu một số lô cho các công ty dầu mỏ nước ngoài vào thăm dò khai thác.

Về hợp tác quốc tế, Chính quyền Miền Nam đã tham dự Hội nghị lần thứ nhất của Liên hợp quốc về luật biển tại Genève.

Sau chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4 năm 1975, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam đã tiếp tục quản lý hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa từ tay chính quyền Miền Nam Việt Nam.

Giai đoạn: Từ 1975 đến nay

Về chủ quyền biển đảo


Sau chiến dịch Hồ Chí Minh (tháng 4 năm 1975), hai miền Bắc-Nam

được thống nhất nhưng vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Trung Quốc vẫn chiếm giữ toàn bộ quần đảo Hoàng Sa từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa từ năm 1974 cho tới nay.

Tới 14/3/1988 Trung Quốc tiếp tục chiếm (5 bãi đá) thuộc quần đảo Sinh Tồn nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 1995, Trung Quốc dung vũ lực cưỡng chiếm đảo đá Vành Khăn lúc đó đang do Philipin kiểm soát34. Tại quần đảo Trường Sa, hiện Việt Nam đang chiếm 21 đảo, bãi đá ngầm và đảo chìm; Philippin đang chiếm 9; Malaysia đang chiếm 5; Đài Loan đang chiếm 1 đảo lớn nhất quần đảo; Trung Quốc chiếm 7 bãi đá ngầm và bãi cát ngầm.


Các bên ra yêu sách

Các đảo hiện đang bị chiếm đóng

Số lượng quân được triển khai tại các điểm

chiếm đóng

Việt Nam

21

900-1000

Trung Quốc

7

900-1000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam - 19

Bảng 3.3: Các khu vực hiện nay đang bị chiếm đóng tại Quần đảo Trường Sa


34 Global Security (truy cập ngày 27/4/2011), Military Clashes in the South China Sea

(http://www.globalsecurity.org/military/world/war/spratly-clash.htm)


Đài Loan

1

500-600

Malaysia

5

230-330

Philippin

9

60-70

Brunel

0

0

Nguồn: Viện nghiên cứu Hòa bình, Xung đột và Khủng bố Philippin, Trung tâm nghiên cứu Tình báo và An ninh Quốc gia Philippin, 2009.

Hiện 21 đảo của Việt Nam ở Trường Sa đực gộp thành một huyện trực thuộc tỉnh Khánh Hòa theo Nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam được ban hành vào tháng 4 năm 2007. Huyện Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hòa) có 3 đơn vị hành chính trực thuộc gồm thị trấn Trường Sa và các xã Song Tử Tây, Sinh Tồn. Năm 2011, lần đầu tiên Việt Nam đã tổ chức bầu cử tại huyện đảo này.

Năm 1982, Việt Nam cho thành lập huyện đảo Hoàng Sa, bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng sau này thuộc Đà Nẵng ngày

23/1/1997 theo Nghị

định số

07/1997/NĐ-CP của Chính phủ

Việt Nam. Tuy

nhiên, trên thực tế thì toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đang chịu sự quản lý của Trung Quốc từ năm 1974 sau cuộc hải chiến Hoàng Sa với quân đội Việt Nam Cộng hòa.

Việt Nam đang tiếp tục đấu tranh hòa bình để khẳng định chủ quyền toàn bộ trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Tuy nhiên việc giữ ổn định trên biển Đông là điều không dễ ràng bởi gần đây Trung Quốc đã có nhiều hành động gặp phải sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và nhiều nước trong khu vực cũng như thế giới. Những sự kiện gần đây đang nổi lên trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, chẳng hạn như tàu Trung Quốc bắn ngư dân Việt Nam trong năm 2007; tàu của Trung Quốc quấy rối cuộc khảo sát đại dương của Mỹ (tàu USNS Impeccable) trong năm 2009, sự kiện tuyên bố về đường lưỡi bò của Trung Quốc. Trong năm 2011, những căng thẳng gia tăng khi tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam đã nổ ra. Vào ngày 26 tháng 5 năm 2011, ba tàu hải giám của Trung

Quốc thâm nhập vùng biển lãnh thổ của Việt Nam phá hủy thiết bị của tàu

thăm dò địa chấn Bình Minh 02 (tàu thăm dò địa chấn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) hoạt động trong các khu vực miền Trung của Việt Nam. Vụ việc

diễn ra trong khu vực cách đầu của Đại Lãnh (Phú Yên) chỉ có 120 dặm. Ngày


09 Tháng 6 năm 2011, hai tuần sau sự cố tàu Bình Minh 02, tàu đánh cá của Trung Quốc được hỗ trợ bởi một số các tàu giám sát hàng hải Trung Quốc lao vào cắt cáp của tàu thăm dò địa chấn Viking II. Sự việc diễn ra trong khu vực trong vòng 200 dặm của thềm lục địa của Việt Nam. Tháng 11 năm 2012, Trung Quốc lại đưa đường lưỡi bò vào hộ chiếu đã vấp phải sự phản đối mãnh liệt từ phía Việt Nam và nhiều nước khác.


3.3. Một số‌

kinh nghiệm thế giới rút ra cho

quản lý

kinh tế

biển Việt

Nam và gợi ý chính sách

Từ việc nghiên cứu thực tế quản lý kinh tế biển của quốc tế (trường hợp Trung Quốc, Malaysia, Singapore) và xuất phát từ thực tế quản lý kinh tế biển của Việt Nam, có thể rút ra một số kinh nghiệm và gợi ý chính sách cho Việt Nam như sau:

3.3.1. Các chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam phải hướng tới phát huy lợi thế địa kinh tế trong phát triển kinh tế biển Việt Nam, cần đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển

Với nhiều điểm tương đồng với Trung Quốc, Malaysia và singapore, Việt Nam là quốc gia có lợi thế về biển, có tiềm năng lớn về biển bao gồm cả lợi thế tĩnh và lợi thế động. Xuất phát từ thực tế phát triển kinh tế biển, Việt Nam cần phấn đấu trở thành một quốc gia mạnh về biển.

Việt Nam đã xây dựng chiến lược biển đến năm 2020 (Nghị quyết 09- NQ/TW, của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, năm 2007). Đây là một bản nghị quyết khá toàn diện về biển, đánh dấu tư duy mới về biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc đầu thế kỷ 21. Chiến lược khẳng định, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tầm nhìn dài hạn. Tuy nhiên, các biện pháp triển khai thực hiện còn chưa thật cụ thể và khả thi.

Theo chúng tôi, để trở thành một quốc gia biển thì Việt Nam cần hội đủ ba thế mạnh là: (1) Mạnh về kinh tế biển; (2) Mạnh về khoa học biển; (3) Mạnh về thực lực quản lý tổng hợp biển.


Trong chính sách và chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 cần chú ý

cụ thể hơn những khía cạnh sau:

- Chính phủ phải đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển, đặt ngành kinh tế biển đúng vị trí trong nền kinh tế quốc dân,…

- Xây dựng cơ cấu thành phần kinh tế trong phát triển kinh tế biển hợp lý.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế biển như: Ưu đãi về thuế, thu hút vốn đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, thành lập các tập đoàn nhà nước,…

- Xây dựng chính sách an ninh biển.

- Xây dựng chính sách khai thác biển.

- Xây dựng và hoàn thiện các cơ quan quản lý kinh tế biển một cách hiệu quả hơn...

3.3.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới kinh tế biển

Hệ thống pháp luật chính là cơ sở pháp lý để người dân cũng như các thành phần kinh tế có thể tham gia phát triển kinh tế biển hiệu quả. Việc thể chế hóa hoạt động kinh tế biển ở Việt Nam cần phải được thực hiện một cách đồng bộ, toàn diện và có tính tương thích với hệ thống pháp luất quốc tế và thông lệ quốc tế về biển.

Năm 2012, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật biển Việt Nam. Đây là văn bản pháp lý quan trọng trong quản lý kinh tế biển của Việt Nam. Về cơ

bản, Luật biển Việt Nam không mâu thuẫn với Công ước Quốc tế về Luật

biển năm 1982 của Liên hợp quốc. Trong Luật biển Việt Nam cũng quy định rõ về ranh giới phân định biển, các nguyên tắc phát triển kinh tế biển Việt Nam, các ngành nghề kinh tế biển mà Nhà nước ưu tiên phát triển,… Tuy nhiên Luật biển Việt Nam vẫn còn một số hạn chế là:

- Luật biển Việt Nam chưa có các quy định cụ thể về các biện pháp chế tài, và cách thức xử phạt đối với các hành vi vi phạm. Do đó, nếu không bổ sung các văn bẳn hướng dẫn cụ thể thì Luật biển Việt Nam chỉ mang tính hình thức.


- Luật biển Việt Nam chưa quy định cụ thể về phạm vi ranh giới biển

Việt Nam. Mặc dù trong Luật biển Việt Nam có nêu rõ thế nào là đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa,… nhưng lại không nói rõ nó nằm ở vị trí nào, tọa độ nào. Điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan quản lý trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam.

- Luật biển Việt Nam mới chỉ bó hẹp trong phạm vi vùng biển của Việt Nam mà chưa bao trùm hết những vùng biển quốc tế.

3.3.3. Hoàn thiện các tổ chức cơ quan quản lý kinh tế biển

Về công tác quản lý kinh tế biển Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, còn chồng chéo và chưa đồng bộ. Hiện nay, Tổng cục Biển và Hải đảo thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường được Thủ tướng giao nhiệm vụ tham mưu giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện công tác quản lý Nhà nước tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo, nhưng trên thực tế, Tổng cục Biển và Hải đảo chưa thực sự giữ vai trò là “nhạc trưởng” trong quản lý kinh tế biển. Cơ quan này chỉ giữ chức năng tham mưu cho Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong khi đó nhiều lĩnh vực lại do nhiều bộ ngành khác quản lý và thực hiện, cụ thể như quản lý hệ thống cảng biển thì do Bộ Giao thông Vận tải, quản lý an ninh biển thì do Bộ Công An và Bộ Quốc phòng,… Chính vì vậy, việc thành lập một cơ quan ngang bộ, thống nhất, có chức năng điều phối tất cả các hoạt động liên quan tới kinh tế biển để thúc đẩy kinh tế biển Việt Nam phát triển là hết sức cần thiết.

3.3.4. Chiến lược và chính sách phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế biển

Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển kinh tế biển là một trong những điều kiện then chốt để tạo nên sự thành công trong phát triển kinh tế biển. Đặc biệt lao động nghề biển là một hình thức lao động rất vất vả và nguy hiểm. Chính vì vậy, Việt Nam cần phải có một chiến lược và chính sách đúng đắn để xây dựng một đội ngũ nhân lực có trình độ, có tri thức, tận tâm với ngề nghiệp để phát triển kinh tế biển. Cụ thể là:

- Trước hết, chính phủ Việt Nam cần có một chính sách đãi ngộ đúng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022