Sản Lượng Khai Thác Khí Tự Nhiên Ở Dạng Khí Của Việt Nam‌


thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại biển

Đông trong đó có khoảng 50 là tàu có trọng tải trên 5 000 tấn hơn 10 là tàu 1

Đông, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có trọng tải từ 30.000 tấn trở lên.


Ghi chú: 1 DWT = 2.240 pounds = 1.016,05 kg (1.000 kg = 1 tấn) Nguồn: UNCTAC 2012 (http://unctadstat.unctad.org)

Hình 3.2: Vận tải bằng tàu biển của Việt Nam‌

Năng lực vận tải bằng đường biển của Việt Nam liên tục tăng qua các năm (xem hình 3.3). Theo số liệu của UNTAC, năm 2011, đội tàu của Việt Nam

chuyên trở

được 5898,9 nghìn DWT hàng hóa. Trong số

đó tàu chở

dầu trở

1539,8 nghìn DWT, tàu chở hàng rời trở 1.834,4 nghìn DWT, tàu chở hàng bách hóa trở 2210 nghìn DWT, tàu chở công tơ nơ trở 175,06 nghìn DWT và còn lại là của tàu chở các loại hàng hóa khác trở 139,62 nghìn DWT26.

Theo số liệu của IAPH27, trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam đứng thứ 22 về vận tải bằng công ten nơ trên thế giới, xếp thứ 11 ở châu Á. Tuy nhiên nếu xét về tốc độ tăng trưởng thì Việt Nam lại có tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, năm 2010 so với năm 2006 thì vận chuyển công ten nơ bằng đường biển của Việt Nam từ 3.000 nghìn TEU lên 5.984 nghìn TUE, tăng 99%, tăng gần gấp đôi, đứng thứ 15 trong 50 nước dẫn đầu về vận chuyển bằng công ten nơ.

Chính sách phát triển ngành tàu biển

Để phát triển ngành tàu biển, không thể không kể đến vai trò to lớn của quản lý nhà nước, đặc biệt là chính sách và cơ chế tài chính ưu đãi. Cụ thể như sau:


26 UNCTAC 2012 (http://unctadstat.unctad.org)

27 Hiệp hội Cảng và Cảng biển Quốc tế - IAPH (International Association of Ports and Harbors)


Chính sách ưu đãi về thuế đối với các cơ sở đóng tàu:

Đối với các cơ sở đóng tàu thuộc mọi thành phần kinh tế: Được miễn thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm tàu biển của cơ sở và miễn thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải (nằm trong dây chuyền công nghệ) để tạo tài sản cố định và nguyên vật liệu, bán thành phẩmphục vụ cho việc đóng tàu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất không đạt tiêu chuẩn quy định. Được miễn, giảm tiền thuê đất theo Điều 18 Nghị định của Chính phủ số 51/1999/NĐCPngày 08 tháng 7 năm 1999 về

Quy định chi tiết thi

hành Luật Khuyến khích đầu tư

trong nước (sửa đổi).

Đượcmiễn thuế thu nhập trong 2 năm đầu kể từ khi có thu nhập chịu thuế và được giảm50% số thuế phải nộp trong hai năm tiếp theo. Được mua ngoại tệ tại các ngân hàng để nhập máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ choviệc đóng mới tàu biển theo các quy định hiện hành.

Đối với các cơ sở đóng tàu là doanh nghiệp nhà nước, ngoài các ưu đãi tại trên đây, còn được: Cấp bổ sung một lần cho đủ 50% vốn lưu động định mức cho từng doanh nghiệp theo khả năng của ngân sách nhà nước. Nhà nước hỗ trợ vốn ngân sách cho các hạng mục cơ sở hạ tầng: Cầu tàu, triền, đà, ụ nổi, ụ chìm khi thực hiện các dự án xây dựng và nâng cấp các nhà máy đóng, sửa chữa tàu. Phần còn lại (nhà xưởng, thiết bị) được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển từ Qũy hỗ trợ phát triển với lãi suất bằng 3,5%/năm, thời gian vay tối đalà 12 năm trong đó có 2 năm ân hạn.

Đối với doanh nghiệp khi mua sản phẩm là tàu biển đóng mới tại Việt Nam, được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển từ Qũy hỗ trợ phát triển với các ưu đãi sau: Mức vốn vay của một dự án bằng 85% tổng vốn đầu tư (15% vốn tự có của doanhnghiệp); Thời gian vay tối đa là 12 năm trong đó có 2 năm ân hạn; Lãisuất vay bằng 5%/năm.

Chính sách hỗ trợ về khoa học và công nghệ

Ưu tiên sử dụng vốn ngân sách nhà nước dành cho khoa học đối với các đề tài nghiên cứu ứng dụng phục vụ trực tiếp cho việc đóng mới các sản phẩm tàu biển.


Các chính sách bảo hộ và khuyến khích khác


Không cho phép đầu tư đóng mới tàu biển tại nước ngoài mà các doanh

nghiệp đóng tàu trong nước có đủ năng lực thực hiện. Hạn chế việc mua tàu biển đã qua sử dụng. Trong trường hợp phải đấu thầu quốc tế để thực hiện dự án đầu tư đóng mới tàu biển thì phải được thực hiện bởi các liên doanh hoặc liên danh giữa nhà thầu nước ngoài và nhà thầu Việt Nam. Cho phép chỉ định thầu đối với những dự án đóng tàu thí nghiệm lần đầu hoặc đóng các loại tàu có đặc tính kỹ thuật đặc biệt phải sử dụng thiết bị công nghệ chuyên dùng.

Các cơ quan quản lý Nhà nước

Ngành tàu biển Việt Nam là ngành chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Giao thông Vận tải và được sự chỉ đạo trực tiếp từ Chính phủ trong việc phối hợp với các bộ ngành khác để thúc đẩy ngành này phát triển. Cụ thể như sau:

Bộ Giao thông Vận tải thống nhất với các Bộ, ngành liên quan trong việc quản lý và phát triển ngành tàu biển.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính: Bố trí vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho các dự án đóng tàu biển theo kế hoạch đầu tư hàng năm và cấp bổ sung đủ vốn lưu động.

Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, là cơ quan chịu trách nhiệm phát triển công nghệ tàu biển.

Bộ Khoa học và Công nghệ trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải xác định các đề tài nghiên cứu khoa học,ứng dụng công nghệ mới phục vụ trực tiếp cho việc đóng mới tàu biển được hỗ trợ từ nguồn vốn dành cho khoa học.

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam huy động các nguồn lực phấn đấu đảm bảo nhu cầu phát triển đội tàu của ngành hàng hải; chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đáp ứng các chương trình có liên quan đến đóng mới tàu biển.

b) Những vấn đề còn tồn tại

Công nghiệp đóng tàu của Việt Nam đã có một thời kỳ phát triển vượt bậc, đặc biệt là từ năm 2008 trở về trước. Ngành tàu biển Việt Nam được nhà nước coi là một trong những trọng tâm phát triển kinh tế với những “quả đấm


thép” là các tập đoàn tàu biển trực tiếp do chính phủ quản lý và được sự ưu đã

đặc biệt không chỉ về chính sách phát triển mà còn cả về vốn đầu tư phát triển, khoa học công nghệ,… với mục tiêu đưa ngành tàu biển Việt Nam vươn tầm canh tranh tầm quốc tế. Tuy nhiên, sau một thời gian phát triển nhất là từ sau

năm 2008, ngành tàu biển của Việt Nam vẫn bộc lộ nhiều bất cập. Nhiều

doanh nghiệp vận tải cũng như các doanh nghiệp đóng tàu của Việt Nam hoạt động còn kém hiệu quả và rơi vào tình trạng phá sản như Vinashin, Vinaline,…

Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ yếu của điều này là do nhà nước quá ưu ái đối với các tổng công ty, tập đoàn của Chính phủ. Các tập đoàn đóng tàu nhà nước quá dễ ràng tiếp cận với các nguồn vốn cho vay cũng như các nguồn vốn được chính phủ bảo lãnh, trong khi đó các tổng công ty và tập đoàn này lại kinh doanh kém hiệu qủa, lãng phí, đầu tư dàn trải, đầu tư chủ yếu cho gia công lắp ráp, đầu tư không đúng... , do đó đã làm cho nhiều tập đoàn lâm vào cảnh phá sản. Phá sản không chỉ diễn ra ở các công ty đóng tàu mà còn diễn ra ở cả các công ty vận tải bằng tàu biển. Nhiều tàu lớn mua về bỏ không do nhu cầu vận tải hàng hóa của thế giới đi xuống, giá thành vận tải giảm làm cho các chủ tàu không cạnh tranh được với nước ngoài.

Hướng phát triển

Hiện vấn đề phá sản hàng loạt đối với các nước có nền kinh tế hàng hải đang phát triển trên thế giới được coi là tình trạnh chung. Do đó, Việt Nam

không nên quá

ưu tiên đầu tư

vào ngành đóng tàu mà cần khuyến khích các

doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh phát triển theo chiều sâu, đặc biệt là đầu

tư vào công nghệ. Nhu cầu về vận tải hàng hóa bằng tàu biển đi xuống thì

chúng ta nên tập trung vào đóng tàu du lịch, du thuyền, tàu chiến, chế tạo động cơ, đóng tàu cá đánh bắt xa bờ. Đây là những lĩnh vực mà nhu cầu trong nước cũng như trên thế giới còn cần đến.

3.2.4.3. Quản lý khai thác khoáng sản biển Việt Nam

Khu vực Biển Đông (cả đáy biển và ven bờ biển) được coi là khu vực có

tiềm năng lớn về nhiều loại khoáng sản quý hiếm như đồng, chì, kẽm,

mangan, vàng, dầu, khí, than đá, băng cháy,… Việt Nam hiện cũng đã, đang và


sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu, thăm dò, khai thác. Hoạt động này đã mang lại

hiệu quả kinh tế cao cho Việt Nam. Nguồn khoáng sản này cũng là nguồn xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam.

a) Khai thác dầu, khí

Những thành tựu đạt được

Việc khai thác dầu thô của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Từ năm 2000 tới nay, hàng năm Việt Nam khai thác khoảng 15 tới 17 triệu tấn. Tuy nhiên, hoạt động khai thác lại chủ yếu do các công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài khai thác. Việt Nam chỉ bắt đầu khai thác dầu thô từ năm 2008 nhưng khai thác rất ít, khoảng trên 100 nghìn tấn mỗi năm.

Các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí Việt Nam hầu như được thực hiện bởi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh PetroVietnam). Đây là tập đoàn hoạt động theo mô hình công ty mẹ công ty con. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam là tập đoàn dầu khí quốc gia trực thuộc quyền quản lý của Chính phủ Việt Nam.

Nhờ có sự quản lý trực tiếp từ Chính phủ mà khai thác dầu khí của Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả. Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Năm 2005 Việt Nam đã chính thức khởi công xây dụng nhà máy lọc dầu Dung Quất. Đây là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam được xây dựng với tổng mức đầu tư là hơn 3 tỉ USD (khoảng 40.000 tỉ đồng) với tên dự án là Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất của chủ đầu tư là Tổng công ty Dầu khí Việt Nam, nay là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Nhà máy chiếm diện tích khoảng 810ha, trong đó 345ha mặt đất và 471 ha mặt biển. Công suất tối đa của nhà máy là 6,5 triệu

tấn dầu thô/năm tương đương 148.000 thùng/ngày, dự kiến đáp ứng khoảng

30% nhu cầu tiêu thụ xăng dầu ở Việt Nam. Nhà máy có khu vực sản xuất khí hóa lỏng LPG, propylene, polypropylene, xăng A92 và A95, dầu hỏa, nhiên liệu phản lực, diesel và dầu nhiên liệu.

Nhà máy lọc dầu Dung Quất được nghiệm thu và bắt đầu hoạt động ngày 29-5-2008. Tới 22/2/2009 nhà máy mới cho ra lò mẻ sản phẩm thương mại đầu tiên. Tới 8/2009, nhà máy mới đạt 100% công suất.


Nguồn IMF World Economic Outlook Database April 2012 Hình 3 3 Xuất khẩu dầu thô của 2


Nguồn: IMF, World Economic Outlook Database, April 2012

Hình 3.3: Xuất khẩu dầu thô của Việt Nam‌


Từ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào hoạt động, lượng dầu thô

xuất khẩu của Việt Nam đã giảm khá mạnh. Tỷ trọng xuất khẩu dầu thô của Việt Nam trên tổng kim ngạch xuất khẩu từ chiếm trên 20% xuống còn khoảng 10%.


Bên cạnh việc khai thác dầu thô thì khai thác khí cũng đem lại lợi ích lớn

cho Việt Nam. Sản lượng khí khai thác tăng đều qua các năm. Năm 2005, Việt Nam khai thác được 6.440 triệu m3 khí thì tới năm 2010 đã tăng lên là 9.240 triệu m3 khí (tăng thêm 43%). Tốc độ tăng trung bình giai đoạn 2005-2010 tăng là 6% mỗi năm28.

Bảng 3.1: Sản lượng khai thác khí tự nhiên ở dạng khí của Việt Nam‌


Năm

Khai thác khí

Khối lượng

(Triệu m3)

Tốc độ tăng

(%)

2005

6.440

3%

2006

7.000

9%

2007

7.080

1%

2008

7.499

6%

2009

8.010

7%

2010

9.240

15%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam


28 Tổng cục Thống kê Việt Nam


Các vấn đề còn tồn tại

Tuy đạt được nhiều thành tựu trong khai thác dầu khí nhưng Việt Nam vẫn còn vướng phải các vấn đề về tranh chấp chủ quyển trên biển Đông, nơi được đánh giá là có trữ lượng dấu khí lớn. Tranh chấp chủ quyền trên biển Đông không chỉ ảnh hưởng lớn tới hoạt động khai thác dầu khí của Việt Nam mà còn ảnh hưởng tới tình hình chính trị và an ninh khu vực.

Về chế biến dầu khí của Việt Nam cũng còn bất cập. Việt Nam vẫn chưa làm chủ được công nghệ hóa dầu. Nhà máy lọc dầu đầu tiên và duy nhất hiện nay của Việt Nam, nhà máy Dung Quất, được chính thức khởi công ngày 28 tháng 11 năm 2005. 29-5-2008 nghiệm thu và bắt đầu hoạt động, tới 8/2009 mới đạt 100% công suất. Nhưng cho tới nay (2012) thì nhà máy đã bị hỏng hóc nhiều lần phải dừng sản xuất để sửa chữa, thậm trí phải dừng hoạt động toàn bộ nhà máy. Tới nay, do đã hết thời hạn bảo hành nên chi phí thuê nước ngoài sửa chữa nhà máy của Việt Nam là rất lớn.

b) Khai thác than (ven biển) Những thành tựu đạt được

Hoạt động khai thác than ven biển Việt Nam được thực hiện chủ yếu

thống qua Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin). Đây là Tập đoàn 100% vốn sở hữu của Nhà nước, Vinacomin được giao nhiệm vụ chính trong việc quản lý, khai thác nguồn tài nguyên, khoáng sản của Việt Nam, là doanh nghiệp Nhà nước đầu tiên được chuyển đổi thành Tập đoàn kinh tế đặt dưới sự điều hành trực tiếp của Chính phủ, là một trong ba Tập đoàn kinh tế Nhà nước có nhiệm vụ đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.


Biển Đông có một trữ

lượng than lớn, được phân bổ ở

các tỉnh như

Quảng Ninh, Quảng Bình, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Cà Mau,…với trữ lượng hàng chục tỷ tấn. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ tập trung khai thác chủ yếu ở khu Quảng Ninh. Mặt khác hoạt động khai thác mới chỉ chủ yếu tập trung ở Quảng Ninh còn do Việt Nam chưa đủ nguồn lực cũng

như

trình độ

khoa học để

tiến hành khai thác

ở các khu vực khác. Ngoài ra

nhiều khu vực có trữ lượng than lớn nhưng nếu tiến hành khai thác sẽ dẫn tới phá hủy môi trường.


Trữ lượng than thăm dò của Bể than Quảng Ninh tính được đến độ sâu

-300m là 3,6 tỉ tấn. Trữ lượng cộng với tài nguyên than của Bể than Quảng Ninh dự báo có trên 10 tỷ tấn (tới mức -1.000m)29.


Nguồn Tổng cục Thống kê Việt Nam Hình 3 4 Sản lượng khai thác than sạch của 3

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 3.4: Sản lượng khai thác than sạch của Việt Nam‌

Tốc độ khai thác than của Việt Nam đặc biệt tăng mạnh từ năm 2000 tới 2005. Từ sau năm 2005 trở lại đây, tốc độ khai thác trung bình khoảng 40 triệu

tấn mỗi năm và chủ yếu do các công ty của Nhà nước đứng ra khai thác.

Khoảng hơn một nửa lượng than khai thác được xuất khẩu ra nước ngoài. Xuất khẩu than cũng là nguồn thu lớn từ hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.


Nguồn Tổng cục Thống kê Việt Nam Hình 3 5 Tổng giá trị than đá xuất khẩu 4

Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam

Hình 3.5: Tổng giá trị than đá xuất khẩu của Việt Nam‌

Những vấn đề còn tồn tại

Việc quản lý hoạt động khai thác than của Việt Nam còn nhiều bất cập. Hoạt động khai thác than mang tính tự phát của tư nhân diễn ra khá phổ biến


29 KS. Vũ Văn Đông, KS. Bùi Minh chí, KS. Đào Như Chức (2009), Bể than Quảng Ninh - Tổng hợp và suy nghĩ, Hội Khoa học và Công nghệ mỏ Việt Nam, 24/02/2009, vinamin.vn.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022