Kinh Nghiệm Quản Lý Khai Thác Dầu Khí Và Khoáng Sản


đắn với những lao động làm nghề biển như: Chính sách tiền lương, thuế, bảo

hiểm, hưu trí, đào tạo,…

- Chú trọng nâng cao trình độ công nhân và cán bộ làm nghề biển thông qua các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Mở rộng và phát triển các trường đại học đào tạo các ngành nghề về biển, phát triển và khuyến khích các viện nghiên cứu biển. Đẩy mạnh công tác hướng nghiệp trong các trường trung học, tạo cơ hội cho thanh niên, học sinh học nghề và tham gia vào các nghề như đánh bắt, nuôi trồng chế biến thủy sản, du lịch, đóng tàu.... Đưa nội dung biển

vào giáo dục từ

cấp tiểu học để

người Việt ngay từ nhỏ có thể nhận thức

được vai trò của biển, yêu quý biển, yêu quý các ngành nghề liên quan tới biển.

- Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực thì cũng cần phải tích cực đẩy mạnh thu hút lao động chuyên môn cao nước ngoài tới Việt Nam phục vụ cho phát triển kinh tế biển.

3.3.5. Phát triển kinh tế biển có trọng điểm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Xây dựng cơ cấu ngành kinh tế biển hợp lý, kết hợp ngành truyền thống và hiện đại, kết hợp giữa phát triển toàn diện và tập trung vào một số ngành mũi nhọn

Kết hợp ngành truyền thống và hiện đại

Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam - 20

Các ngành kinh tế biển truyền thống của Việt Nam là các ngành có từ lâu đời nên có nhiều kinh nghiệm phát triển. Vì vậy, việc tiếp tục phát triển các ngành kinh tế biển truyền thống là hết sức cần thiết. Còn các ngành kinh tế biển hiện đại sẽ là các ngành đem lại hiệu quả kinh tế cao, đáp ứng được yêu cầu đặt ra của đất nước, đặc biệt là khi Việt Nam đang trong quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.

Các ngành truyền thống trong phát triển kinh tế biển như khai thác tài nguyên, khai thác hải sản,… cần phải được phát triển một cách hài hòa và được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất lao động. Không những thế, phát triển các ngành này phải có tính hợp lý nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên, tránh ô nhiễm môi trường và phát triển bền vững.


Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển các ngành mới và phát triển khoa

học công nghệ biển. Đặc biệt chú trọng tới phát triển các ngành công nghiệp không khói như du lịch biển, dịch vụ vận chuyển, năng lượng sạch (điện thủy triều, điện gió biển,…). Hạn chế phát triển các ngành có khả năng gây ô nhiễm môi trường và hạn chế khai thác xuất khẩu tài nguyên thô.

Kết hợp giữa phát triển toàn diện và tập trung vào một số ngành mũi

nhọn

Do nguồn lực cho phát triển kinh tế biển là có giới hạn nên trước mắt

cần chú trọng phát triển một số ngành sản phẩm chủ lực mà ta có lợi thế, có khả năng cạnh tranh cao như khai thác hải sản (nên chú trọng vào nuôi trồng hải sản), du lịch biển đảo, khai thác dầu khí,… Đồng thời, nếu có thể cũng dần dần triển khai một số ngành khác để phát huy hết khả năng phát triển kinh tế biển.


Chính phủ cần thực hiện các chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế biển một cách trọng điểm và có hiệu quả để tạo ra được những mũi nhọn có sức cạnh tranh tầm quốc tế trong phát triển kinh tế biển.

Việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế biển của Việt Nam đã được triển khai nhưng phần lớn các hoạt động này vẫn chưa thực sự hiệu quả và phát huy tác dụng. Cụ thể như: Chương trình cho vay ưu đãi để thực hiện hoạt động đánh bắt xa bờ của Việt Nam cho tới nay được đánh giá là hoàn toàn thất bại; Việc xây dựng hệ thống cảng biển của Việt Nam cũng hết sức tùy

tiện, được ví như “Cảng sau đè cảng trước”, các tỉnh thành nào ven biển cũng

xin xây dựng cảng biển; Tập đoàn Vinasin, đầu tàu về đóng tàu biển của Việt Nam, được hy vọng nhiều nhất về phát triển ngành công nghiệp đóng tàu để cạnh tranh với thế giới cũng rơi vào cảnh phá sản buộc chính phủ phải cơ cấu lại, các khu vui chơi giải trí ven biển mọc lên một cách tùy tiện không có quy hoạch và không thực sự phát huy được lợi thế,…

Chính vì vậy, khi thực hiện các chính sách ưu đãi, Chính phủ cần chú ý đến hiệu quả kinh tế của các dự án, lưu ý đến quy hoạch trọng điểm của từng ngành, từng lĩnh vực và từng địa phương trong phát triển kinh tế biển. Khuyến khích các thành phần kinh tế biển từng bước học hỏi áp dụng các tiến bộ khoa


học kỹ thuật vào phát triển kinh tế biển sau đó từng bước kiên trì theo đuổi và

làm chủ các công nghệ để tạo ra được sức mạnh cạnh tranh ở tầm quốc tế và khu vực. Bên cạnh đó Nhà nước cũng cần chủ động đầu tư xây dựng các khu kinh tế biển tầm quốc tế, các doanh nghiệp hay tập đoàn khai thác biển có tầm quốc tế,…và tạo được thương hiệu riêng của Việt Nam về phát triển kinh tế biển.

3.3.6. Kinh nghiệm quản lý kinh tế hàng hải

a) Kinh nghiệm quản lý cảng biển

Qua nghiên cứu kinh nghiệm quản lý cảng biển của một số nước trên thế giới có thể thấy được một số kinh nghiệm có thể áp dụng vào Việt Nam như sau:

Mô hình quản lý cảng


Có thể

thấy sự

thành công trong quản lý cảng biển cua Singapore và

Trung Quốc một phần ở mô hình quản lý cảng. Mô hình quản lý cảng được coi là khá thành công ở các nước này chính là mô hình chính quyền cảng theo kiểu chủ cảng. Mô hình hoạt động của Chính quyền cảng theo kiểu chủ cảng (Landlord Ports) là mô hình mà trong đó Nhà nước sở hữu, đầu tư xây dựng cảng và các công trình hạ tầng phục vụ cảng (luồng hàng hải và hệ thống VTS, đường vào cảng,…). Còn các công ty tư nhân đấu thầu khai thác quản lý cảng và đầu tư các công trình trên cảng. Đây là mô hình mà Việt Nam đang thư nghiệm ở một số ít các cảng biển. Do đó, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa việc áp dụng mô hình này vào quản lý cảng biển.


Bên cạnh đó thì việc ứng dụng công nghệ thông tin cũng như các công

nghệ hiện đại khác trong việc khai báo, bốc dỡ hàng hóa và thực hiện các dịch vụ cảng khác cũng góp phần quan trọng vào việc tăng sức cạnh tranh của các cảng biển so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Phát triển cơ sở hạ tầng


Liên cảng (Port-Link):

Malaysia là nước có hệ

thống cảng phát triển

nhanh là nhờ có hệ thống quy hoạch cảng biển hợp lý. Hệ thống các cảng biển của Malaysia đều kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông đường bộ, đường


sắt và đường không và các trung tâm kinh tế lớn. Đây chính là kinh nghiệm nổi

bật của Malaysia. Việt Nam cần học tập kinh nghiệm này và dần dần xây dựng hệ thống cảng biển tiêu chuẩn, hiện đại, kết nối thuận tiện với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không và các trung tâm kinh tế lớn.


Phát triển cơ

sở hạ

tầng cảng:

Kinh nghiệm của Trung Quốc,

Malaysia và Singapore cho thấy phát triển cơ sở hạ tầng có ý nghĩa hàng đầu, tiên quyết trong xây dụng kinh tế biển. Phát triển hạ tầng cảng trên thế giới được tập trung vào cả phát triển hạ tầng cứng và hạ tầng mềm. Hạ tầng cứng của các cảng là phát triển hệ thống điện, nước, hệ thống cầu cảng, hệ thống bốc dỡ hàng hóa, hệ thống kho bãi hệ thống giao thông ra vào cảng,… Hạ tầng mềm của cảng là hệ thống dịch vụ, đảm nhận chức năng hậu cần, hệ thống quản lý cảng, bốc dỡ hàng hóa, điều phối tàu thuyền ra vào cảng, trung tâm cứu nạn,… Việt Nam đang trong quá trình ban đầu xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển nên cần phải chú trọng xây dựng cả cơ sở hạ tầng cứng và cơ sở hạ tầng mềm nhưng tùy theo điều kiện cụ thể mà có thể xây dựng cùng một lúc hoặc xây dựng cơ sở hạ tầng cứng trước, cơ sở hạ tầng mềm sau.

b) Kinh nghiệm quản lý ngành tàu biển

Khi nói tới phát triển ngành tàu biển là nói tới hai lĩnh vực, một là đóng tàu, hai là vận tải bằng tàu biển. Công nghiệp đóng tàu của thế giới nhìn chung

có một bước phát triển rất nhanh, một số

nước đang phát triển như

Trung

Quốc, cũng đang vươn lên trong ngành này. Năm 2008 công nghiệp đóng tàu đã trở thành niềm hy vọng trở thành “con chim đầu đàn” của công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008, nhu cầu về đóng tàu trên thế giới giảm, đặc biệt là việc giảm nhu cầu về tàu siêu trường siêu trọng đã dẫn tới sự sụp đổ hàng loạt của các công ty đóng tàu không chỉ của Việt Nam mà còn của nhiều nước trong khu vực. Kinh nghiệm rút ra từ bài học về sự sụp đổ của ngành công nghiệp đóng tàu của một số nước trên thế giới và cả của Việt Nam thì:

+ Các doanh nghiệp cũng như Chính phủ cần phải có được các dự báo chính xác về nhu cầu về tàu biển cũng như về vận tải hàng hóa trên thế giới để có được những bước đi thích hợp, để đóng những con tàu đáp ứng được nhu


cầu của thế giới cũng như trong nước chứ không phải đóng mới hoặc mua sắm

những con tàu siêu trường siêu trọng về để không;

+ Trong thời gian trước mắt, nhu cầu về vận tải bằng tàu biển trên thế giới khó có thể nhanh chóng phục hồi, các doanh nghiệp đóng tàu trong nước cần phải tranh thủ cơ cấu lại hoạt động sản xuất kinh doanh. Nên tập trung vào việc đóng các con tàu mà trong nước và thế giới còn thiếu như tàu đánh cá xa bờ, tàu du lịch, du thuyền, tàu tuần duyên, tàu chiến,… Phải tập trung phát triển theo chiều sâu và phát triển bền vững. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, nghiên cứu sản xuất máy móc thiết bị phục vụ cho ngành đóng tàu để Việt Nam thực sự phát triển ngành công nghiệp tàu biển chứ không phải là nước lắp ráp tàu.

+ Nhà nước cần tạo ra môi trường thể chế thuận lợi cho ngành tàu biển phát triển chứ không phải ưu ái về vốn cho các doanh nghiệp đóng tàu, cho “cơ chế chứ không cho tiền”. Chính phủ chỉ nên tạo hành lang pháp lý và thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển mà không nên can thiệp như bảo lãnh vay vốn hặc cấp vốn cho các dự án về tàu biển.

Một vài gợi ý cho phát triển ngành vận tải biển


Để phát triển hơn nữa, ngành vận tải biển phải được đầu tư phát

triển nhanh và toàn diện cả về hệ thống cảng biển, đội tàu, dịch vụ cảng

và dịch vụ hàng hải ... theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự

tham gia của nhiều thành phần kinh tế và mở rộng hợp tác với nước ngoài.

Xây dựng ngành vận tải biển Việt Nam thành ngành kinh tế mạnh và hiện đại, tạo tiền đề để tiến nhanh ra đại dương. Tập trung xây dựng một số cảng nước sâu cho tàu trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế như:

- Cảng Vân Phong - Khánh Hòa để tiếp nhận được tàu container sức chở

9.000 - 15.000 TEU35 hoặc lớn hơn, tàu chở dầu 30 - 40 vạn DWT.

- Cảng cửa ngõ quốc tế tại Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu để tiếp nhận được tàu trọng tải 8 - 10 vạn DWT, tàu container sức chở 4.000 - 8.000 TEU và vùng kinh tế trọng điểm khác khi có điều kiện.


35 TEU là đơn vị đo của hàng hóa được công ten nơ hóa tương đương với một công ten nơ tiêu chuẩn 20 ft (dài)

× 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). 2 TEU = FEU hay forty-foot equivalent unit.


- Cảng chuyên dùng cho các liên hợp hóa dầu, luyện kim, trung tâm nhiệt

điện chạy than (tiếp nhận được tàu trọng tải 10 - 30 vạn DWT hoặc lớn hơn).

Đi kèm với xây dựng cảng là phát triển dịch vụ cảng như dịch vụ đăng ký và khai báo thông quan hàng hóa qua mạng, dịch vụ tiếp tế lương thực và thực phẩm, dịch vụ kho bãi, bốc dỡ hàng hóa. Từ đó rút ngắn thời gian lưu kho, lưu bãi, lưu tàu (3 lưu).

3.3.7. Kinh nghiệm quản lý khai thác dầu khí và khoáng sản

Trong khu vực thì Trung Quốc cũng là nước phát triển mạnh công nghệ khai thác khoáng sản biển, đặc biệt là dầu mỏ, khi đốt. Việc khai thác tài nguyên ở các vùng ven biển của Trung Quốc phát triển mạnh dẫn tới cạn kiệt. Hiện nay, Trung Quốc đang đẩy mạnh việc thăm dò và khai thác dầu, khí đốt ở

các vùng biển sâu và biển xa, thậm trí thăm dò khai thác cả ở Bắc cực.

Singapore ngoài khai thác dầu khí còn khai thác nhiều khoáng sản khác như nước biển, muối, cát,… Để tiến hành khai thác hiệu quả khoáng sản biển, nhất là dầu mỏ, khí đốt, các nước Trung Quốc, Singapore đã có những bước phát triển mạnh về công nghệ.

Kinh nghiệm rút ra là: Việt nam cần đẩy mạnh phát triển công nghệ khai thác để có thể tiến hành khai thác nhiều các tài nguyên khoáng sản biển.

Ngoài việc khai thác, Việt Nam cũng nên chú trọng vào phát triển công nghệ chế biến để tạo ra các sản phẩm tinh chế chứ không chỉ là các sản phẩm thô. Trong nhiều năm, Việt Nam là một trong số các nước xuất khẩu dầu thô

lớn trên thế

giới nhưng lại phải nhập khẩu các sản phẩm từ

dầu thô (như

xăng, dầu diasel, dầu mazút, dầu hỏa và nhiên liệu máy bay).


Việc khai thác khoáng sản thường đẫn đến ô nhiễm môi trường và phá

hủy môi trường sinh thái. Do đó, việc kết hợp giữa khai thác khoáng sản với bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái là hết sức cần thiết.


Kinh nghiệm thế giới cho thấy, khai thác dầu khí đem lại nhiều lợi

nhuận nhất trong kinh tế biển. Singapore là một trong những tập trung hàng


đầu về chế biến dầu khí của thế giới. Đây là nước sản xuất 1/3 giàn khoan đế

bằng, trong nước có nhiều nhà máy lọc dầu. Việt nam có tiềm năng lớn về dầu khí, Việt nam cần học tập kinh nghiệm của Singapore trong việc chế biến dầu khí, cần học tập Trung Quốc trong việc khai thác dầu khí. Ngành dầu khí cần phát triển một cách đồng bộ, mang tính đa ngành, liên ngành và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cần phát triển ngành dầu khí một cách đồng bộ hoàn chỉnh từ tìm kiếm thăm dò, khai thác, chế biến, dự trữ, phân phối,… Tích cực tìm kiếm, thăm dò, đánh giá và xác định trữ lượng một cách chính xác. Việt Nam cần ưu tiên thăm dò khai thác ở những vùng nước sâu, xa bờ, những vùng chồng lấn, tranh chấp với các nước. Để làm tốt được điều này, Việt Nam cần chú trọng phát triển công nghệ thăm dò, khai thác dầu khí, đây là yếu tố quan trọng quyết định sản lượng khai thác.


Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh phát triển các loại hình dịch vụ dầu khí, đa

dạng hoá phương thức đầu tư và kinh doanh trong lĩnh vực dầu khí, từng bước hình thành và phát triển thị trường dầu khí...


3.3.8. Kinh nghiệm về khai thác hải sản


Hải sản là một nguồn tài nguyên có thể tái tạo. Kinh nghiệm thế giới

cho thấy, nếu nhà nước không quản lý chặt sẽ dẫn đến khai thác quá mức sẽ dẫn tới cạn kiệt nguồn tài nguyên này. Điền hình như Trung Quốc trong một thời gian dài buông lỏng quản lý nên hiện nay đang bị cạn kiệt các nguồn tài

nguyên hải sản ven bờ. Do đó, để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững

ngành khai thác hải sản thì chỉ cho phép ở mức vừa phải, đặc biệt là đánh bắt ven bờ. Chính phủ Malaysia, Trung Quốc đã thực hiện biện pháp hạn chế đánh bắt ven bờ bằng cách: Không cấp giấy phép cho các tàu cá đánh bắt ven bờ, khuyến khích đánh bắt xa bờ bằng cách cho vay ưu đãi để đóng tàu có công suất lớn, khuyến khích nuôi trồng hải sản hơn là đánh bắt hải sản.


Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển hải sản như là một trong những

hướng đi chủ đạo của kinh tế biển nhằm nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là của các vùng ven biển. Tuy


nhiên, phát triển hải sản phải theo hướng ứng dựng dần các công nghệ tiên

tiến, hiện đại, quản lý tốt việc khai thác thuỷ sản thông qua các biện pháp như hạn chế đánh bắt xa bờ, khuyến khích nuôi trồng thuỷ sản hơn là đánh bắt thuỷ sản. Nghề nuôi trồng hải sản phải phát triển theo hướng bền vững. Nuôi trồng thủy sản phải gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo sản xuất ổn định. Đặc biệt, nuôi trồng hải sản phải chú trọng tới các sản phẩm có chất lượng cao và có khả năng xuất khẩu. Phát triển mạnh hoạt động nuôi trồng hải sản theo hướng thâm canh tăng năng suất, tăng hiệu quả trên một đơn vị diện tích.


Bên cạnh đó, cần chú trọng phát triển công nghiệp chế biến hải sản.

Phương hướng chung là nâng tỷ lệ chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tăng chất lượng sản phẩm, đa dạng sản phẩm chế biến. Từng bước nâng cấp, xây mới thêm các cơ sở chế biến với công suất lớn, tiên tiến và hiện đại. Đưa ngành kinh tế thuỷ hải sản từ một ngành còn mang nặng tính công nghiệp khai thác nguyên liệu và nông nghiệp sang một ngành công nghiệp chế biến có trình độ chuyên môn hoá, hợp tác hoá, liên hợp hóa ở trình độ cao.


3.3.9. Kinh nghiệm quản lý du lịch biển


Kinh nghiệm Singapore cho thấy, du lịch biển là phần quan trọng đem lại

nhiều nguồn thu cho đất nước. Singapore là một quốc đảo, không có cảnh quan tự nhiên nhưng Singapore lại trở thành điểm đến của nhiều du khách trên thế giới. Một trong các kinh nghiệm đáng học tập trong du lịch ở Singapore là khi du khách tới đất nước này họ luôn cảm thấy mình được phục vụ tốt nhất (dịch vụ tốt), an toàn nhất, môi trường xanh sạch nhất. Đây chính là ba yếu tố quan trọng trong phát triển ngành du lịch ở Singapore.


Du lịch biển của Trung Quốc cũng rất phát triển, đặc biệt là trong thời

gian gần đây Trung Quốc còn mở cả những tuyến du lịch ra biển Đông (ra

Trường Sa và Hoàng Sa) nơi còn là điểm nóng về tranh chấp biển chưa được giải quyết. Tuy nhiên, Trung Quốc rất chú ý đến an toàn cho khách trong du lich biển.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022