Lại Lâm Anh (2011), “Chính Sách Phát Triển Kinh Tế Hàng Hải Của


Với lợi thế lớn từ biển đảo, Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển du lịch

biển đảo để nó nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển. Phát huy tối đa các ưu thế và nguồn lực bên trong, kết hợp tranh thủ sự hợp tác bên ngoài để phát triển tổng hợp du lịch biển đảo, sớm đưa du lịch biển đảo thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn có vai trò quan trọng cho nền kinh tế.


Phát triển du lịch biển đảo cần đặc biệt chú ý trước hết đến an toàn

cho khách trong du lich biển, sau đó cần tạo ra các sản phẩm du lịch và dịch vụ cao cấp độc đáo, có chất lượng và uy tín cao trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. Từng bước hình thành các trung tâm du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở các khu vực có nhiều điều kiện thuận lợi.


Thực hiện quy hoạch chi tiết các khu du lịch, điểm, tuyến du lịch trọng

điểm có ý nghĩa quốc gia và quốc tế như: Cụm du lịch Hạ Long - Cát Bà - Đồ Sơn; Trung tâm du lịch Huế - Đà Nẵng; Cụm du lịch Vân Phong - Nha Trang - Ninh Chữ; Cụm du lịch Long Hải - Vũng Tàu - Côn Đảo và cụm du lịch Hà Tiên - Phú Quốc.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Phát triển đa dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch - thể thao -

giải trí cả ở trên bờ, trên biển và trên các hải đảo. Đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch và thể thao giải trí cao cấp cả trên biển và trên đảo như lặn biển, du thuyền, lướt ván,… phát triển các khu vui chơi tổng hợp, giải trí cao cấp.

Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam - 21


Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch, đầu tư xây dựng hạ

tầng các khu du lịch như hạ tầng giao thông, cơ sở dịch vụ du lịch, cơ sở lưu trú,…


3.3.10. Kinh nghiệm quản lý các khu kinh tế ven biển


Các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc là một trong những kinh

nghiêm quan trọng đáng được học. Kinh nghiệm phát triển các khu kinh tế ven


biển của Trung Quốc chỉ ra rằng, để thành công trong phát triển các khu kinh tế

ven biển thì cần phải:


(1) Có địa điểm thuận lợi: Phải xác định nơi đặt các khu kinh tế ven biển

phải có hệ thống giao thông thuận lợi, là nơi có thể dễ dàng giao lưu với thế giới, có thể xây dựng các cảng nước sâu, có hải cảng quốc tế gần đường hàng hải quốc tế, gần các trung tâm kinh tế, dịch vụ,…


(2) Phải có thể chế kinh tế vận hành hiện đại. Phải giao quyền tự chủ về

quản lý kinh tế cho chính quyền địa phương và tạo ra một cơ chế quản lý đơn giản, bộ máy chính quyền gọn nhẹ, thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của khu kinh tế, phát triển thị trường đầy đủ,…


(3) Thực hiện nhiều chính sách ưu đã để thu hút vốn đầu tư. Các chính sách

phải mang tính ổn định lâu dài.


(4) Xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại.


(5) Có nguồn nhân lực chất lượng cao.


(6) Các khu kinh tế phải nằm trong một quy hoạch liên hoàn của một vùng

hay một tuyến tăng trưởng.


Từ thực tiễn Trung Quốc, có thể rút ra một số gợi ý cho quản lý các khu

kinh tế ven biển Việt Nam như sau:


(1) Có quy hoạch và kế hoạch phát triển các khu kinh tế ven biển thống

nhất, dài hạn, tránh chồng chéo trong xây dựng.


(2) Các khu kinh tế ven biển này phải đảm bảo đồng bộ vể cơ sở hạ tầng

giao thông kết nối và liên kết các vùng kinh tế trọng điểm.


Phát triển kinh tế biển cần phải phát triển theo hướng hình thành các

điểm hội tụ của không gian phát triển mở. Các khu kinh tế biển phải có tính mở cao và đáp ứng được yêu cầu hội nhập khinh tế khu vực và quốc tế.


Phát triển hiệu quả các khu kinh tế ven biển, kết hợp thực hiện năm tiêu

chí: Địa điểm đắc địa, thể chế kinh tế và hành chính hiện đại, cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, nằm trong một quy hoạch tổng thể của vùng hay tuyến tăng trưởng.


(3) Các khu kinh tế ven biển trước hết phải là “cửa sổ” mở cửa ra bên ngoài,

là nơi thu hút FDI và sản xuất hàng xuất khẩu mạnh mẽ. Bên cạnh đó, các khu kinh tế ven biển đồng thời phải là “phòng thí nghiệm” của cải cách kinh tế, nơi thử nghiệm của các chính sách cải cách kinh tế. Điều quan trọng nữa là các khu kinh tế phải trở thành các “cực tăng trưởng” của đất nước, lôi kéo vùng miền khác trong cả nước phát triển theo.


(4) Định hình các hướng phát triển biển phải đồng bộ trên cả 3 tuyến không

gian kinh tế biển là ngoài biển, ven biển (các cảng biển, các bãi biển, các thành phố biển, các khu kinh tế ven biển) và hậu cứ đất liền.


(5) Không nên phát triển nhiều các khu kinh tế ven biển do nguồn lực có

hạn, mà nên

tập trung phát triển một số

khu kinh tế

chủ lực, có ý

nghĩa chiến lược, có thể tạo sự đổi mới phát triển cho cả một vùng.


(7) Chú ý xây dựng các trung tâm du lịch biển hơn tại những điểm có tài

nguyên du lịch đặc sắc như Vịnh Hạ Long, Đảo Cát Bà, Đảo Phú Quốc, Côn đảo,…


KẾT LUẬN‌


Thế kỷ 21 là “Thế kỷ của đại dương”, "thế kỷ hướng ra biển". Trong

nhiều năm qua, nhiều quốc gia ven biển trở thành cường quốc kinh tế biển, như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật Bản,… Đặc biệt trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia mới nổi ở châu Á cũng đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, đang trên đường vươn lên trở thành những quốc gia mạnh về biển. Các quốc gia này đã gặt hái được nhiều thành công về phát triển kinh tế biển. Họ đã đem lại nhiều kinh

nghiệm quý báu về

quản lý kinh tế

biển cho Việt Nam, cụ

thể

như Trung

Quốc, Malaysia và Singapore.


Quản lý kinh tế biển của Trung Quốc đặc biệt thành công về quản lý

các khu kinh tế biển và kinh tế hàng hải. Các khu kinh tế biển của Trung Quốc nổi bật là năm đặc khu: Thâm Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Nam Hải. Các khu kinh tế biển đã trở thành nơi mở cửa ra bên ngoài thu hút vốn đầu tư, công nghệ phục vụ sản xuất và xuất khẩu hàng hóa; đã trở thành các “cực tăng trưởng” của đất nước. Trung Quốc cũng phát triển mạnh hệ thống hàng hải, trở thành nước đứng đầu thế giới về vận tải bằng đường biển và bốc dỡ hàng hóa qua cảng. Trung Quốc có cảng Thượng Hải đứng đầu thế giới về bốc dỡ hàng hóa bằng công ten nơ, trong số mười cảng lớn nhất thế giới thì Trung Quốc có 6 cảng.


Quản lý kinh tế biển của Malaysia cũng đem lại nhiều kinh nghiệm quý

báu cho Việt Nam, đặc biệt là vấn đề về quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển với chiến lược Port-Link. Tức là, việc xây dựng các cảng biển phải đảm bảo có sự liên kết bằng đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không và liên kết với các trung tâm kinh tế lớn trong cả nước. Bên cạnh đó, hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên biển của Malaysia cũng rất phát triển, nhất là khai thác dầu khí và khai thác hải sản. Có thể nói chính sách phát triển kinh tế

biển của Malaysia khá đồng bộ

và phát triển do được thừa hưởng thể

chế

được xây dựng từ thời còn là thuộc địa của Anh.


Singapore được coi là nước rất thành công trong quản lý kinh tế biển và


trở thành một quốc gia biển theo đúng nghĩa của nó. Singapore đặc biệt phát

triển ngành tàu biển, cảng biển, khai thác dầu khí và du lịch biển. Nguyên nhân để đạt được sự thành công trong phát triển kinh tế tế biển nói riêng và trong phát triển kinh tế nói chung của Singapore là do nước này đã phát triển kinh tế dựa trên việc tận dụng tối đa địa kinh tế của mình là nằm trên tuyến đường biển tấp nập nhất của thế giới; Singapore có một chính phủ năng động và có khả năng áp đặt kỷ cưởng đối với các nhóm lợi ích; đầu tư mạnh cho giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đào tạo phát triển công nghệ biển, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào các hoạt động kinh tế cũng như quản lý kinh tế biển...


Việt Nam là một quốc gia ven biển có nhiều tiềm năng cũng như có lịch

sử phát triển lâu đời về kinh tế biển. Biển chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn để phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, đáng chú ý là những lợi thế về vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi và giàu có về tài nguyên khoáng sản (nhất là dầu khí, than, làm muối). Các nghành kinh tế biển có khả năng phát triển là kinh tế hàng hải, khai thác hải sản, du lịch biển và phát triển các khu kinh tế ven biển... Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Các ngành kinh tế biển luôn chiếm tỷ trọng lớn trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Năm 2011, ước tính tỉ trọng các ngành kinh tế biển và liên quan đến biển chiếm khoảng 48% GDP cả nước. Tuy nhiên, kinh tế biển của

Việt

Nam vẫn thực sự chưa phát triển tương

ứng với nhu cầu đặt ra, chưa

tương xứng với tiềm năng vốn có của mình. Có nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó một nguyên nhân quan trọng là quản lý kinh tế biển của Việt Nam được đánh giá là chưa hiệu quả. Từ việc nghiên cứu quản lý kinh tế biển của một số nước trên thế giới, có thể thấy, để phát triển kinh tế biển mạnh hơn nữa thì trong thời gian tới Việt Nam cần đặc biệt lưu ý tới việc xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển đúng đắn; hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan tới biển; đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại; hoàn thiện công tác quản lý tổng hợp biển; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, phát triển các khu kinh tế ven biển... Bên cạnh đó, Việt Nam cần thực hiện các chính sách ưu đãi khuyến khích phát triển kinh tế biển một cách trọng điểm và có hiệu quả. Chú trọng phát triển những ngành kinh tế biển mũi nhọn như: Cảng biển, cơ sở hạ tầng, khai thác dầu khí, khai thác hải sản, du lịch biển, phát triển các khu kinh tế ven


biển.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ‌


1. Lại Lâm Anh (2012), “Phát triển kinh tế biển của Trung Quốc”, Tạp chí Kinh tế và Chính trị Thế giới, số 12(200), trang 26, tháng 12-2012.

2. Lại Lâm Anh (2012), “Phát triển thương mại biển Việt Nam”, Tạp chí Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương, Số 379, trang 34, tháng 10 năm 2012.


3. Lại Lâm Anh (2011), “Chính sách phát triển kinh tế hàng hải của

Malaysia”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế thế giới, số 12(188), trang 49, năm 2011.

4. Lại Lâm Anh (2012), “Mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu”, Tạp chí

Kinh tế 2012.

Châu Á - Thái Bình Dương, Số

363, trang 29, năm


5. Lại Lâm Anh (2012), “Mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu”, Tạp chí

Kinh tế 2012.

Châu Á - Thái Bình Dương, Số

364, trang 32, năm


6. Lại Lâm Anh and Nguyễn Minh Phương (2010), “Chính sách thu hút

lao động chuyên môn cao nước ngoài của Trung Quốc”, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và Chính trị Thế giới, Số 7 (171), trang 52, năm 2010.


TÀI LIỆU THAM KHẢO‌


Tiếng Việt


1. Nguyễn Tác An, Nguyễn Kỳ Phùng, Trần Bích Châu (2007), Quản lý

tổng hợp đới ven bờ biển ở Việt Nam: Mô hình và triển vọng, Hội thảo khoa học kỷ niệm 5 năm thành lập Hội Khoa học Kỹ thuật Biển.

2. Nguyễn Thị Lan Anh (2010), “Phân định biển trong Luật quốc tế - Các tác động đối với tranh chấp ở Biển Đông”, Chương trình nghiên cứu Biển Đông, Khoa Luật Quốc tế, Học viện Ngoại giao Việt Nam.

3. Trần Thị Lệ Anh (2009), Chương trình quản lý tổng hợp ven biển vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, Cục Bảo vệ Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Ban Tuyên giáo Trung ương (2010), Chiến lược biển Việt Nam: Từ quan điển đến thực tiễn, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010.

5. Đỗ Đức Bình (1997) Giáo trình Kinh doanh Quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Chiến lược biển của Trung Quốc, Tài liệu tham khảo của TTX Việt Nam, số 2-2008).

7. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Nxb. Chính trị Quốc gia; Hà Nội, 1993.

8. Hùng Cường (2008), “Quản lý tổng hợp vùng bờ: Phương thức tối ưu”, vovnews.vn

9. Chu Dức Dũng (2011), “Chiến lược phát triển kinh tế Biển Đông của một số nước Đông Á - Tác động và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, Đề tài cấp nhà nước thuộc Chương trình Khoa học xã hội và nhân văn Chương trình trọng điểm cấp nhà nước “Những vấn đề cơ bản của phát triển kinh tế Việt Nam đến năm 2020”.

10. Nguyễn Văn Dân, Nguyễn Hồng Thao, Mạc Việt Hà (1998), Vị trí chiến

lược vấn đề

biển và luật biển

ở khu vực Châu Á Thái Bình

Dương, Thông tin KHXH, Hà Nội, 312 tr.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí