DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATM : Máy rút tiền tự động CN : Chi nhánh
DN : Doanh nghiệp HĐQT : Hội đồng quản trị NHNN : Ngân hàng nhà nước
NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương NVHĐ : Nguồn vốn huy động USD : Đô la Mỹ
VCSH : Vốn chủ sở hữu VND : Đồng Việt Nam
VPBANK : Ngân hàng thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng WB : Ngân hàng thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - 1
- Vai Trò Của Quản Lý Huy Động Vốn Tại Nh Tmcp
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Huy Động Vốn Tại Nh Tmcp
- Cơ Sở Thực Tiễn Về Quản Lý Huy Động Vốn Tại Nh Tmcp
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Bảng 3.1. Kế hoạch huy động vốn của VPBank các chi nhánh phía Bắc giai đoạn 2014 - 2016 41
Bảng 3.2. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn của VPBank các chi nhánh phía Bắc 48
Bảng 3.3. Chi phí huy động vốn của VPBank các chi nhánh phía Bắc giai đoạn 2014 - 2016 50
Bảng 3.4. Kết quả huy động vốn theo thời hạn tại VPBank các chi nhánh phía Bắc 52
Bảng 3.5. Kết quả huy động vốn theo đối tượng khách hàng tại VPBank các chi nhánh phía Bắc 54
Bảng 3.6. Đánh giá của khách hàng về độ tin cậy của VPBank các chi nhánh phía Bắc 57
Bảng 3.7. Đánh giá của khách hàng về mức độ đáp ứng của VPBank các chi nhánh phía Bắc 58
Bảng 3.8. Đánh giá của khách hàng về năng lực phục vụ của ngân hàng của VPBank các chi nhánh phía Bắc 59
Bảng 3.9. Về thái độ phục vụ của VPBank các chi nhánh phía Bắc 60
Bảng 3.10. Về cơ sở vật chất của VPBank các chi nhánh phía Bắc 60
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Dư nợ tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc 39
Hình 3.2. Quy trình lập kế hoạc huy động vốn tại ngân hàng VPBank 40
Hình 3.3. Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn của VPBank các chi nhánh phía Bắc 43
MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Như là một điều tất yếu, muốn phát triển kinh tế cần phải có đầu tư, muốn có đầu tư thì cần phải có vốn. Vốn có thể được huy động thông qua nhiều kênh khác nhau trong đó có ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại là một trong những trung gian thực hiện huy động vốn để cho vay vốn đối với nền kinh tế. Thực tế hiện nay ở nước ta có hơn 70% lượng vốn trong nền kinh tế là do hệ thống ngân hàng cung cấp. Như vậy, nguồn vốn huy động của ngân hàng thương mại sẽ quyết định đến lượng vốn đầu tư của nền kinh tế. Bên cạnh đó việc ổn định tiền tệ và kiềm chế lạm phát trong thời gian này là một trong những vấn đề được Chính phủ đặt lên hàng đầu. Để làm được điều đó Nhà nước cần phải sử dụng đồng bộ các giải pháp về kinh tế, tài chính, tiền tệ trong đó không ngừng tăng cường huy động vốn, nhất là huy động vốn qua hệ thống ngân hàng thương mại là giải pháp khá hữu hiệu. Điều này cho thấy việc tăng cường công tác huy động vốn, đảm bảo chất lượng và số lượng vốn luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu trong quá trình hoạt động của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào.
Là một trong các ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế và đang tiếp tục vươn xa ra trường quốc tế, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đang nỗ lực trong đổi mới và phát triển để khẳng đinh vị trí của mình. Để có thể thực hiện nhiệm vụ trên, điều kiện tiên quyết là ngân hàng cần chuẩn bị cho mình một nền tảng vốn vững chắc, làm điểm tựa cho việc triển khai các hoạt động khác nhằm gia tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Nền tảng vốn vững mạnh không chỉ được xem xét dưới góc độ quy mô mà cần quan tâm hơn đến chất lượng, hiệu quả và an toàn nguồn vốn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây do chịu sự ảnh hưởng từ cuộc khủng khoảng kinh tế toàn cầu cũng như những diễn biến phức tạp của tình hình kinh tế trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, các ngân hàng thận trọng hơn trong việc lựa chọn khách hàng cho
vay nên nguồn vốn đầu tư dư thừa nhiều. Bên cạnh đó đáp ứng yêu cầu kiềm chế lạm phát của chính phủ nên Ngân hàng Nhà nước áp dụng trần lãi suất huy động vốn thấp nhằm nâng giá trị đồng nội tệ. Chính vì lãi suất huy động vốn thấp nên dòng tiền không chảy vào ngân hàng mà chuyển sang các kênh đầu tư khác, đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc cạnh tranh huy động vốn không lành mạnh, hàng loạt các tổ chức tín dụng vi phạm quy định về trần lãi suất đặc biệt là hệ thống các Ngân hàng thương mại cổ phần mới thành lập hoặc có quy mô vốn nhỏ đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy động vốn của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung, cũng như tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đặc biệt là các chi nhánh phía Bắc còn rất hạn chế.
Vì vậy, câu hỏi làm thế nào để nâng cao hiệu quả và chất lượng huy động vốn luôn luôn là vấn đề bức xúc và nổi lên hàng đầu của VPBANK các chi nhánh phía bắc. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã chọn đề tài: “Quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng” nhằm giải quyết, khắc phục những tồn tại nêu trên.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Mục đích của luận văn này là tìm hiểu thực trạng, đặc điểm của công tác huy động vốn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc, từ đó đưa ra một số giải pháp mang tính chất gợi ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn của ngân hàng trong thời gian tới.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn công tác quản lý huy động vốn tại ngân hàng thương mại
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
- Đề xuất giải pháp nhằm quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng các nội dung quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, bao gồm:
- Lập kế hoạch huy động vốn: Chiến lược huy động vốn, chính sách huy động vốn, kế hoạch huy động vốn hàng năm.
- Tổ chức thực hiện huy động vốn.
- Kiểm soát huy động vốn
3.2.2. Phạm vi về không gian
Đề tài chọn địa điểm nghiên cứu tại 05 Chi nhánh phía Bắc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng, bao gồm: Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Ninh Bình.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Về mặt thời gian đề tài sẽ phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2016 và đề xuất giải pháp nhằm quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc của Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng đến năm 2020.
Số liệu báo cáo của các chi nhánh phía Bắc VPBank từ năm 2014 đến năm 2016.
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
4.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn đã tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng quản lý huy động vốn trong ngân hàng, luận giải những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý huy động vốn của ngân hàng.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Ý nghĩa thực tiễn của luận văn nằm ở vấn đề phân tích và đánh giá được thực trạng chất lượng quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía Bắc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Căn cứ trên những phân tích đó và nhìn nhận thực tiễn khách quan của ngân hàng thương mại (NHTM), từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía Bắc Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng. Trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc xem xét, đánh giá chất lượng hoạt động quản lý huy động vốn để có những giải pháp thích hợp là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với Ngân hàng thương mại nói chung và có ý nghĩa thực tiễn đối với đơn vị nghiên cứu của luận văn.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần giới thiệu nội dung đề tài và phần kết luận, đề tài nghiên cứu được chia thành bốn chương với nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý huy động vốn tại NH TMCP.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng về chất lượng quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía Bắc NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía Bắc NH TMCP Việt Nam Thịnh Vượng.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG
1.1. Cơ sở lý luận về quản lý huy động vốn tại NH TMCP
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Hoạt động kinh doanh đòi hỏi cần phải có vốn đầu tư. Có thể nói rằng, vốn là tiền đề cho mọi hoạt động của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng. Vốn được biểu hiện là một khoản tiền bỏ ra nhằm mục đích kiếm lời, nó được coi là “chìa khóa” đảm bảo tăng trưởng và phát triển của mọi hình thái xã hội.
Cũng giống như các cá nhân, doanh nghiệp, quốc gia, ngân hàng không thể hoạt động được mà không có vốn. Bởi vì, bất cứ một ngân hàng thương mại nào cũng hoạt động với mục đích chung vì lợi nhuận và vì sự tăng trưởng của vốn. Nguồn vốn là bước khởi đầu để ngân hàng được hình thành.
Vốn là một phạm trù rộng lớn bao gồm tiền tệ, vật tư, tài sản, nguồn lực, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý và nhiều loại vốn hữu hình hay vốn vô hình khác như phát minh, sáng chế, bản quyền kinh doanh, trình độ...
Các nhà kinh tế đã đưa ra khái niệm về nguồn vốn của NHTM như sau: “Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là những giá trị tiền tệ do bản thân ngân hàng thương mại tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác” [2]. Vốn của NHTM bao gồm: Vốn tự có (vốn chủ sở hữu), vốn huy động, vốn đi vay và vốn khác
Khái niệm trên đã nói đầy đủ những thành phần tạo nên nguồn vốn của ngân hàng thương mại. Về thực chất nguồn vốn của ngân hàng thương mại là bao gồm các nguồn tiền tệ của chính bản thân ngân hàng và của những người có vốn tạm thời nhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng, mà người chủ sở hữu gửi chúng vào ngân hàng với các mục đích khác nhau, họ chỉ có quyền sở hữu, còn quyền sử dụng vốn tiền tệ họ chuyển nhượng cho ngân hàng. Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn