Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2


Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng kiểm tra hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các nhà trường 51

Bảng 2.14. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về thực trạng công tác quản lý các điều kiện tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường 52

Bảng 2.15. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về ảnh hưởng của các nhân tố tới quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp của nhà trường 54

Bảng 3.1. Mẫu khảo nghiệm 75

Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT 77

Bảng 3.5. Mối quan hệ giữa tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT 79

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Mối tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất 79

MỞ ĐẦU

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự phát triển không ngừng của kinh tế, xã hội đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng các nhu cầu mới và buộc nền giáo dục nước nhà phải thay đổi để duy trì sự “cân bằng động”. Việt Nam đã xác định chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo để phục vụ tích cực cho phát triển nền kinh tế, xã hội: “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”; “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”; Nghị quyết 29 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI năm 2013 về “Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam” thể hiện một sự đổi mới tư duy sâu sắc về giáo dục và đào tạo để chủ động thích ứng với cách mạng công nghiệp 4.0 đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Quản lý hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp cho học sinh trung học phổ thông huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông - 2

Những năm gần đây, giáo dục trải nghiệm, hướng nghiệp, công tác phân luồng học sinh sau trung học đã được quan tâm và đã được quán triệt trong các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các cấp, các ngành. Thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước và ngành giáo dục đào tạo, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp chính thức được đưa vào chương trình và kế hoạch giáo dục phổ thông 2018 nhằm giúp học sinh định hướng được việc chọn cho mình một nghề nghiệp phù hợp với năng lực của bản thân, cũng như phù hợp với nhu cầu nhân lực và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Thời gian qua, các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cũng đã chủ động có nhiều nổ lực để đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT nhìn chung vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội, nhiều học sinh chưa được định hướng tốt để chủ động chọn nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp THPT. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông chưa mang lại hiệu quả cao, cán bộ quản lý chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của công tác hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cũng như còn lung túng trong việc đề xuất và thực hiện những biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp phù hợp với các quy luật khách quan. Để hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp có hiệu quả cần có sự quan tâm đúng mức của các nhà quản lý trường


học, đặc biệt là những nhà quản lý trực tiếp chỉ đạo thực hiện hoạt động này tại các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Do đó, tôi nhận thấy: Việc tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông là việc làm vô cùng cần thiết, tạo cơ sở để đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần thay đổi hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT các trường THPT trên địa bàn huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.

- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

- Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.


3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

- Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: 03 trường THPT trên địa bàn huyện Đăk

Glong, tỉnh Đắk Nông (Gồm: Trường THPT Đắk Glong, trường THPT Lê Duẩn, trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Đắk Glong).

- Giới hạn về khách thể khảo sát: Cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh học sinh của 03 trường (Trường THPT Đắk Glong, trường THPT Lê Duẩn, trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Đắk Glong).

4. Giả thuyết khoa học

Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông trong thời gian đạt những kết quả nhất định. Tuy nhiên, trước yêu cầu đổi mới giáo dục thì còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nếu nghiên cứu, hệ thống hóa được cơ sở lí luận của quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT và đánh giá được thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông thì sẽ đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT có tính cấp thiết và khả thi.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để nghiên cứu các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, của Bộ GD và ĐT về công tác giáo dục và các hoạt động giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục. Nghiên cứu các giáo trình, sách báo, các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận giáo dục, các hoạt động giáo dục, đặc biệt là hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Những kinh nghiệm của các nước trên thế giới về hoạt động, cách thức tổ chức hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp nhằm xây dựng cơ sở lý luận của đề tài.

5.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn

5.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát tổ chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề, chủ điểm, các diễn đàn, các hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp... để thu thập những thông tin cần


thiết phục vụ cho khảo sát thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông.

5.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát

Xây dựng bộ phiếu thăm dò ý kiến về thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT, thực trạng công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; khảo sát thực tế, thống kê số liệu, phân tích thực trạng của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về nhận thức, mức độ thực hiện, kết quả, biểu hiện hành vi, thái độ của học sinh khi tham gia hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp.

5.2.3. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Trao đổi trực tiếp với một số cán bộ quản lý và chuyên viên Sở GD và ĐT tỉnh Đắk Nông, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để tìm hiểu hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp và công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT.

5.3. Nhóm phương pháp bổ trợ

Sử dụng công thức toán học tính toán, xử lý các số liệu đã thu được ở các phương pháp khác; sử dụng bảng, biểu.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

6.1. Ý nghĩa lý luận

Từ cách tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu đã cụ thể hóa những nội dung quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THPT là phù hợp với chủ thể quản lý ở trường THPT và đối tượng quản lý là học sinh THPT.

6.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, cụ thể là đánh giá khách quan, khoa học, phát hiện ra những điểm hạn chế ở các nội dung quản lý này và nhận diện rõ nguyên nhân của hạn chế nhằm đề xuất các biện pháp pháp quản lý hoạt động hoạt động trải nghiệm, hướng


nghiệp cho học sinh THPT phù hợp và hiệu quả. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các trường THPT.

7. Kết cấu của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cho học sinh THPT huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông


Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài

1.1.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với quá trình kiến tạo tri thức và phát triển của con người được biết đến khoảng thế kỷ thứ tư trước công nguyên, khi Arixtot cho rằng lý thuyết chỉ có thể được nắm vững thông qua thực hành. Cũng trong thời gian này, nhà tư tưởng phương Đông Khổng Tử (551-479 TCN) cũng có một phát biểu nổi tiếng “ Những gì tôi nghe, tôi sẽ biết; Những gì tôi thấy, tôi sẽ nhớ; Những gì tôi làm, tôi sẽ hiểu”.

Giáo dục trải nghiệm hay học qua thực hành có một lịch sử khá dài chủ yếu với việc các nhà giáo dục đưa học sinh ra học ngoài trời, trải nghiệm trong thế giới thực để đạt được các mục tiêu học tập. Tuy nhiên, phải đến những năm bảy mươi của thế kỷ hai mươi giáo dục trải nghiệm mới được công nhận là một hoạt động giáo dục và vào năm 1977 Hiệp hội Giáo dục Trải nghiệm (AEE) đã chính thức được thành lập (Hammerman, Hammerman, & Hammerman, 2001).

Một nhà khoa giáo dục người Mỹ, cho ra đời cuốn sách “Kinh nghiệm và Giáo dục” vào giữa thế kỷ XX. Hàng loạt các nhà tâm lý, xã hội và giáo dục trong những thập kỷ 60 và 70 đã tạo ra sự bùng nổ mạnh mẽ về học tập trải nghiệm, đề cao tầm quan trọng của kinh nghiệm trong giáo dục. Có thể kể đến những cái tên nổi tiếng như Piaget, Chickering, Tumin, Bloom, Friere, Gardner và Lewin đều có các nghiên cứu và xuất bản về giáo dục trải nghiệm trong thời kỳ này.

David Kolb, trong cuốn “Học tập trải nghiệm – kinh nghiệm là tài nguyên của việc học và sự phát triển” (Experiential learning: experience as the source of learning and development) xuất bản năm 1984 đã nói rằng học tập là một quá trình đa chiều. Bắt đầu từ kinh nghiệm cụ thể, đến quan sát và tái hiện và sau đó hình thành những khái niệm trừu tượng và khái quát, tiến tới việc thử nghiệm những khái niệm mới trong những hoàn cảnh mới. Mô hình phong cách học và lý thuyết học tập trải nghiệm của Kolb hiện được các chuyên gia giáo dục công nhận và áp dụng rộng rãi.

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 23/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí