Mối Quan Hệ Giữa Các Biện Pháp Quản Lý Hđtn Của Hs Ở Trường Thcs

Xây dựng lực lượng phối hợp chỉ đạo thực hiện HĐTN trong nhà trường THCS bao gồm: BGH, TPT Đội, GVCN, GVBM, tổ chức đoàn thể, PHHS. Mỗi thành phần lực lượng giáo dục có vai trò và nhiệm vụ cụ thể:

BGH (có thể là Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng) giữ cương vị là trưởng ban điều hành. Nhiệm vụ của trưởng ban là cùng với phó ban điều hành xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình HĐTN, chỉ đạo và theo dõi việc thực hiện kế hoạch đó trong toàn trường, đôn đốc và tạo điều kiện cho GV thực hiện tốt kế hoạch

TPT Đội là phó ban điều hành trực tiếp chỉ huy các tập thể lớp thực hiện kế hoạch từng tuần, từng tháng, học kỳ và cả năm. Đồng thời giúp đỡ những lớp còn vướng mắc về nội dung, hình thức, hoạt động.

GVCN là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi kế hoạch hoạt động ở lớp mình phụ trách. Đồng thời là người phối hợp các lực lượng GD tham gia vào việc thực hiện chương trình HĐTN.

GVBM có nhiệm vụ tham gia vào các hoạt động có nội dung gắn với nội dung của môn mình giảng dạy, tham gia vào việc thiết kế nội dung hoạt động hoặc trực tiếp cùng hoạt động với HS ở môn mình dạy hoặc tham gia vào các hoạt động khác với tư cách là nhà cố vấn hoặc tư vấn.

CMHS cùng tham gia phối hợp với nhà trường trong việc tư vấn về nội dung hoạt động hoặc hỗ trợ về vật chất.

Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn thanh niên, Công đoàn… có nhiệm vụ giúp đỡ, động viên các thành viên của mình tích cực thực hiện tốt kế hoạch mà nhà trường đã xây dựng.

Các tổ chức đoàn thể ngoài nhà trường như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cự chiến binh, Y tế... ở địa phương, có thể tham gia vào việc tổ chức các hoạt động trên địa bàn dân cư theo từng chủ điểm giáo dục, chủ đề môn học.

Như vậy, có nhiều lực lượng tham gia tổ chức HĐTN cho HS với những nhiệm vụ cụ thể. Vì thế đòi hỏi phải có cơ chế phối hợp có hiệu quả thì mới đảm bảo cho việc thực hiện chương trình HĐTN thành công.

Kiểm tra, đánh giá kết quả HĐTN có thể thực hiện: Cần nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá HĐTN. Kiểm tra từ trên xuống của hiệu trưởng.

Tổ chức các hội thi trong trường theo khối lớp. Tổ chức kiểm tra chéo giữa các lớp trong trường.

Tổng kết, đánh giá, xếp loại giữa các lớp theo nhiều mức độ khác nhau Rút ra bài học kinh nghiệm.

Việc đánh giá HS qua HĐTN sẽ góp phần đánh giá chất lượng GD nói chung, đặc biệt là hạnh kiểm. HS nhìn thấy rõ hơn mặt mạnh, mặt yếu của bản thân để từ đó vươn lên. Đối với GV kết quả đánh giá phản ánh sự trưởng thành của HS và giúp GV tự đánh giá khả năng tổ chức hoạt động của mình, giúp GV tự rèn luyện nghiệp vụ sư phạm, hoàn thiện học vấn. Đồng thời GVCN lớp cũng thấy được hoạt động của các lớp khác trong trường để điều chỉnh công tác chủ nhiệm của mình tốt hơn. Đối với các cấp quản lý việc đánh giá qua tổ chức HĐTN là biện pháp để đánh giá kết quả GD toàn diện. Đó là cơ sở để các nhà quản lý xây dựng chiến lược GD về mục tiêu, nội dung, đội ngũ, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cần có được sự đồng thuận cao, sẵn sàng tham gia của đa số giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, nếu không mục tiêu sẽ không thể thực hiện được. Sự đồng thuận không có ý nghĩa là xuôi chiều, không tranh luận bàn bạc, điều cốt yếu của sự đồng thuận là làm cho mọi người đều nhận thức được vai trò, vị trí, trách nhiệm và quyền lợi của mình trong công việc.

Các tổ chức chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trên địa bàn, PHHS, cộng đồng xã hội cần có ý thức được thông qua việc hỗ trợ cho các HĐTN của trường đó là thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp giáo dục nói chung đó có lợi ích cho con em họ.

Xã hội hóa các nguồn lực phải có tính hiệu quả, kinh tế, tức là phải tạo ra giá trị cho các bên (học sinh, nhà trường, cộng đồng,...) Trong thực tế cần cân đối hài hòa giữa hiệu quả (đạt kết quả mong muốn) và giá trị kinh tế của việc huy động nguồn lực. Chú ý tới đặc thù của giáo dục (như tính phi lợi nhuận, tính xã hội…).

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý HĐTN của HS ở trường THCS

Các biện pháp đề ra trên đây cần được phối hợp hài hoà trong quá trình thực hiện hoạt động thì mới nâng cao được chất lượng và hiệu quả HĐTN.

Khi các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đã có nhận thức đúng đắn, đội ngũ quản lý, tổ chức giỏi về chuyên môn nghiệp vụ thì một điều cũng rất quan trọng để đảm bảo HĐTN đạt hiệu quả đó là phải phát huy tối đa vai trò chủ thể của HS trong

tổ chức hoạt động. Bởi vì sản phẩm của giáo dục nói chung và HĐTN ở trường THCS nói riêng chính là nhân cách của HS.

Sáu biện pháp trên đều quan trọng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, mỗi biện pháp là một mắt xích quan trọng không thể coi nhẹ biện pháp nào. Mỗi biện pháp có thế mạnh riêng nhưng tuỳ thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh tuỳ từng môi trường, nhà trường mà có biện pháp thích ứng, hiệu quả cần thiết hơn, và cũng có biện pháp thì ở vị trí thứ yếu hơn. Biện pháp 1 có tính cơ sở, nhóm các biện pháp 2,3,4 là các biện pháp quản lý cơ bản, nhóm các biện pháp 5,6 là các biện pháp có tính điều kiện để thực hiện các biện pháp quản lý. Muốn đạt được hiệu quả cao trong quá trình tổ chức HĐTN thì không được coi nhẹ biện pháp nào, mà cần thực hiện một cách đồng bộ tất cả các biện pháp vì các biện pháp đó gắn kết chặt chẽ với nhau, quan hệ ràng buộc chi phối lẫn nhau, tạo điều kiện hỗ trợ và bổ sung cho nhau trong quá trình quản lý của người hiệu trưởng.

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục tiêu khảo sát

Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất chúng tôi thăm dò, lấy ý kiến của CBQL, GV nhằm khẳng định tính cần thiết và khả thi của biện pháp. Từ đó, có cơ sở áp dụng, triển khai các biện pháp đã đề xuất trong việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường.

3.4.2. Nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát

- Khảo sát về mức độ cần thiết và tính khả thi của 6 biện pháp đề xuất nhằm quản lý có hiệu quả hoạt động trải nghiệm.

- Xây dựng phiếu khảo sát về các mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp (phụ lục 3), xin ý kiến chuyên gia về các biện pháp đề xuất.

- Đối tượng xin ý kiến gồm 10 cán bộ quản lý (Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng) và 20 giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp và cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội ở các trường THCS thành phố Lào Cai.

3.4.3. Kết quả

* Mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh ở các trường THCS Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Bảng 3.1: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp quản lý HĐTN của HS ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai‌


Biện pháp

Mức độ cần thiết

Rất

cần thiết

Cần

thiết

Ít

cần thiết

Không

cần thiết

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV - HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐTN ở

trường THCS


15


50


15


50


0


0


0


0

Xây dựng kế hoạch HĐTN dựa trên các căn cứ khoa học và phù

hợp với điều kiệnthực tiễn


12


40


15


50


3


10


0


0

Tổ chức bồi dưỡng năng cao năng lực tổ chức chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV(đặc biệt là các cán bộ Đoàn, Đội, GV làm

công tác chủ nhiệm lớp)


10


33,3


20


66,7


0


0


0


0

Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của

học sinh ở trường THCS


10


33,3


19


63,4


1


3,3


0


0

Phát huyvai trò chủ thể của HS

trong HĐTN


14


46,7


16


53,3


0


0


0


0

Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham

gia tổ chức HĐTN cho HS


10


33,3


19


63,4


1


3,3


0


0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai - 12


* Mức độ khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiêm của học sinh ở các trường THCS Thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai

Bảng 3.2: Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp quản lý HĐTN của HS ở các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai‌

Biện pháp

Mức độ khả thi

Rất khả

thi

Khả thi

Ít khả thi

Không khả thi

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV - HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của

HĐTN ở trường THCS


13


43,3


16


53,3


1


3,4


0


0

Xây dựng kế hoạch HĐTN dựa trên các căn cứ khoa học và phù hợp với điều kiện

thực tiễn


9


30


17


56,7


4


13,3


0


0

Tổ chức bồi dưỡng năng cao năng lực tổ chức chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV (đó là các cán bộ Đoàn, Đội, GV làm công tác chủ

nhiệm lớp)


7


23,3


20


66,7


3


10


0


0

Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm

của học sinh ở trường THCS


7


23,4


19


63,3


4


13,3


0


0

Phát huy vai trò chủ thể của

HS trong HĐTN

10

33,3

15

50

5

16,7

0

0

Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia tổ chức

HĐTN cho HS


9


30


16


53,3


5


16,7


0


0



Sáu biện pháp đề xuất đều được đánh giá có tính cần thiết và mức độ khả thi cao. Có từ 23.3% đến 43.3% CBQL, CBĐ, GV được hỏi cho ý kiến đánh giá các biện pháp quản lý HĐTN là rất khả thi. Trong đó cao nhất là biện pháp “Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV - HS và các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của HĐTN ở trường THCS” (có tỉ lệ là 43.3%); còn biện pháp “Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia tổ chức hoạt động trải nhiệm” (tỉ lệ đều là

30%) và biện pháp “Xây dựng kế hoạch HĐTN dựa trên các căn cứ khoa học và phù hợp với điều kiện thực tiễn” tỉ lệ 30%). Và vẫn còn khoảng từ 4,4% đến 16,7% ý kiến cho rằng các biện phápít có tính khả thi do phải chịu tác động của các yếu tố cả khách quan cả chủ quan. Như vậy, hầu hết người được hỏi ý kiến đều cho rằng 6 biện pháp mà đề tài đưa ra là rất khả thi và khả thi có thể áp dụng vào việc quản lý HĐTN ở các trường THCS thành phố Lào Cai trong giai đoạn hiện nay.

Kết luận chương 3


Sau khi nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế về quản lý hoạt động trải nghiệm đề tài đã đề xuất, xây dựng hệ thống các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trên cơ sở các nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục nói chung, mục tiêu giáo dục THCS nói riêng; đảm bảo tính thực tiễn, tính khả thi và tính hệ thống.

Đề tài đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý đó là:

Biện pháp 1: Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV HS và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của HĐTN ở trường THCS.

Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch HĐTN dựa trên các căn cứ khoa học và phù hợp với điều kiệnthực tiễn.

Biện pháp 3: Tổ chức bồi dưỡng năng cao năng lực tổ chức chức hoạt động trải nghiệm cho đội ngũ GV (đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội, GV làm công tác chủ nhiệm lớp).

Biện pháp 4:Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường THCS.

Biện pháp 5: Phát huyvai trò chủ thể của HS trong HĐTN.

Biện pháp 6: Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia tổ chức HĐTN cho HS.

Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, thống nhất biện chứng qua khảo sát có tính cần thiết và khả thi cao. Đây là thuận lợi rất quan trọng để các nhà trường quan tâm phát huy, áp dụng vào thực tiễn trong quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm ở trường THCS thành phố Lào Cai.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Hoạt động trải nghiệm là bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời kỳ hội nhập. Trước xu thế hội nhập, giáo dục phải đào tạo nên những con người mới có được những phẩm chất đáp ứng với nền kinh tế tri thức, hoạt động trải nghiệm là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với xã hội và gia đình, là con đường rèn luyện kỹ năng, hành vi cho học sinh tạo nên sự phát triển hài hoà, cân đối trong nhân cách của người học.

Quản lý hoạt động trải nghiệm bao gồm: quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình; hình thức; các điều kiện phương tiện; các lực lượng; kiểm tra đánh giá kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm. Để thực hiện tốt hoạt động này Hiệu trưởng và người quản lý phải thấy được những tác động, mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng như: trình độ năng lực của CBGV, HS trong nhà trường, sự phối kết hợp giữa các tổ chức trong và ngoài nhà trường, điều kiện kinh tế, văn hóa, sự quan tâm của các cấp để thực hiện tốt HĐTN nhằm đạt tới mục tiêu HĐTN phù hợp với mục tiêu giáo dục chung đã đề ra.

Qua nghiên cứu khảo sát, luận văn đã làm rõ thực trạng tổ chức HĐTN, quản lý HĐTN các trường THCS thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai với những kết quả đã đạt được về mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức và thái độ tham gia của HS đồng thời chỉ ra những hạn chế về nhận thức của CBGV, hạn chế về năng lực và các điều kiện đảm bảo chất lượng HĐTN. Làm rõ thực trạng quản lý HĐTN với những kết quả đạt được như quản lý công tác lập kế hoạch, quản lý nội dung, chương trình, quản lý hình thức tổ chức và các nguồn lực tham gia đồng thời chỉ ra những bất cập trong công tác quản lý như quản lý nội dung, chương trình chưa đồng bộ, quản lý hình thức tổ chức, quản lý các nguồn lực tham gia, quản lý đánh giá kết quả hoạt động còn nhiều hạn chế. Đề tài đã đề xuất được 6 biện pháp quản lý HĐTN phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS thành phố Lào Cai bao gồm:

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBQL, GV HS và phụ huynh học sinh về tầm quan trọng của HĐTN ở trường THCS.

- Xây dựng kế hoạch HĐTN dựa trên các căn cứ khoa học và phù hợp với điều

Xem tất cả 116 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí