Chỉ Đạo Giáo Viên Đa Dạng Hóa Các Loại Hình Trải Nghiệm Của Học Sinh Ở Trường Trung Học Cơ Sở

Căn cứ nhiệm vụ, mục tiêu và chương trình giáo dục, nhà giáo dục cần tiến hành khảo sát nhu cầu, điều kiện tiến hành.

Xác định rõ đối tượng thực hiện. Việc hiểu rõ đặc điểm học sinh tham gia vừa giúp nhà giáo dục thiết kế hoạt động phù hợp đặc điểm lứa tuổi, vừa giúp có các biện pháp phòng ngừa những đáng tiếc có thể xảy ra cho học sinh.

Bước 2: Đặt tên cho hoạt động

Đặt tên cho hoạt động là một việc làm cần thiết vì tên của hoạt động tự nó đã nói lên được chủ đề, mục tiêu, nội dung, hình thức của hoạt động. Tên hoạt động cũng tạo ra được sự hấp dẫn, lôi cuốn,tạo ra được trạng thái tâm lí đầy hứng khởi và tích cực của học sinh. Vì vậy, cần có sự tìm tòi, suy nghĩ để đặt tên hoạt động sao cho phù hợp và hấp dẫn.

Việc đặt tên cho hoạt động cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Rõ ràng, chính xác, ngắn gọn,

- Phản ánh được chủ đề và nội dung của hoạt động.

- Tạo được ấn tượng ban đầu cho học sinh.

Tên hoạt động đã được gợi ý trong bản kế hoạch HĐTN, nhưng có thể tùy thuộc vào khả năng và điều kiện cụ thể của từng lớp để lựa chọn tên khác cho hoạt động. Giáo viên cũng có thể lựa chọn các hoạt động khác ngoài hoạt động đã được gợi ý trong kế hoạch của nhà trường, nhưng phải bám sát chủ đề của hoạt động và phục vụ tốt cho việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của một chủ đề, tránh xa rời mục tiêu.

Bước 3: Xác định mục tiêu của hoạt động

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

Mỗi hoạt động đều thực hiện mục đích chung của mỗi chủ đề theo từng tháng nhưng cũng có những mục tiêu cụ thể của hoạt động đó.

Mục tiêu của hoạt động là dự kiến trước kết quả của hoạt động.

Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh các trường trung học cơ sở thành phố Lào Cai - 11

Các mục tiêu hoạt động cần phải được xác định rõ ràng, cụ thể và phù hợp; phản ánh được các mực độ cao thấp của yêu cầu cần đạt về tri thức, kĩ năng, thái độ và định hướng giá trị.

Nếu xác định đúng mục tiêu sẽ có các tác dụng là:

- Định hướng cho hoạt động, là cơ sở để chọn lựa nội dung và điều chỉnh hoạt động.

- Căn cứ để đánh giá kết quả hoạt động.

- Kích thích tính tích cực hoạt động của thầy và trò.

Tùy theo chủ đề của HĐT ở mỗi tháng, đặc điểm HS và hoàn cảnh riêng của mỗi lớp mà hệ thống mục tiêu sẽ được cụ thể hóa và mang màu sắc riêng.

Khi xác định mục tiêu cần phải trả lời các câu hỏi sau:

- Hoạt động này có thể hình thành cho học sinh những kiến thức ở mức độ nào? (Khối lượng và chất lượng đạt được của kiến thức?).

- Những kỹ năng nào có thể được hình thành ở học sinh và các mức độ của nó đạt được sau khi tham gia hoạt động?

- Những thái độ, giá trị nào có thể được hình thành hay thay đổi ở học sinh sau hoạt động?

Bước 4: Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động

Mục tiêu có thể đạt được hay không phụ thuộc vào việc xác định đầy đủ và hợp lý những nội dung và hình thức của hoạt động.

Trước hết, cần căn cứ vào từng chủ đề, các mục tiêu đã xác định, các điều kiện hoàn cảnh cụ thể của lớp, của nhà trường và khả năng của học sinh để xác định các nội dung phù hợp cho các hoạt động. Cần liệt kê đầy đủ các nội dung hoạt động phải thực hiện.

Từ nội dung, xác định cụ thể phương pháp tiến hành, xác định những phương tiện cần có để tiến hành hoạt động. Từ đó lựa chọn hình thức hoạt động tương ứng. Có thể một hoạt động nhưng có nhiều hình thức khác nhau được thực hiện đan xen hoặc trong đó có một hình thức nào đó là chủ đạo, còn hình thức khác là phụ trợ.

Bước 5: Lập kế hoạch

Muốn biến các mục tiêu thành hiện thực thì phải lập kế hoạch.

- Lập kế hoạch để thực hiện hệ thống mục tiêu tức là tìm các nguồn lực (nhân lực

- vật lực - tài liệu) và thời gian, không gian... cần cho việc hoàn thành các mục tiêu.

- Chi phí về tất cả các mặt phải được xác định. Hơn nữa phải tìm ra phương án chi phí ít nhất cho việc thực hiện mỗi một mục tiêu. Vì đạt được mục tiêu với chi phí ít nhất là để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc. Đó là điều mà bất kì người quản lý nào cũng mong muốn và cố gắng đạt được.

- Tính cân đối của kế hoạch đòi hỏi giáo viên phải tìm ra đủ các nguồn lực và điều kiện để thực hiện mỗi mục tiêu. Nó cũng không cho phép tập trung các nguồn lực và điều kiện cho việc thực hiện mục tiêu này mà bỏ mục tiêu khác đã lựa chọn. Cân

đối giữa hệ thống mục tiêu với các nguồn lực và điều kiện thực hiện chúng, hay nói khác đi, cân đối giữa yêu cầu và khả năng đòi hởi người giáo viên phải nắm vững khả năng mọi mặt, kể cả các tiềm năng có thể có, thấu hiểu từng mục tiêu và tính toán tỉ mỉ việc đầu tư cho mỗi mục tiêu theo một phương án tối ưu.

Bước 6: Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy

Trong bước này, cần phải xác định:

- Có bao nhiêu việc cần phải thực hiện?

- Các việc đó là gì? Nội dung của mỗi việc đó ra sao?

- Tiến trình và thời gian thực hiện các việc đó như thế nào?

- Các công việc cụ thể cho các tổ, nhóm, các cá nhân.

- Yêu cầu cần đạt được của mỗi việc.

Để các lực lượng tham gia có thể phối hợp tốt, nên thiết kế kế hoạch trên các cột. Ví dụ:

TT

Nội dung, tiến trình Thời gian, thời hạn Lực lượng tham gia

Người chịu trách nhiệm chính Phương tiện thực hiện,

chi phí

Địa điểm, hình thức

Yêu cầu cần đạt (hoặc sản phẩm) Ghi chú

Bước 7: Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động

- Rà soát, kiểm tra lại nội dung và trình tự của các việc, thời gian thực hiện cho từng việc, xem xét tính hợp lý, khả năng thực hiện và kết quả cần đạt được.

- Nếu phát hiện những sai sót hoặc bất hợp lý ở khâu nào, bước nào, nội dung nào hay việc nào thì kịp thời điều chỉnh.

Cuối cùng, hoàn thiện bản thiết kế chương trình hoạt động và cụ thể hóa chương trình đó bằng văn bản. Đó là giáo án tổ chức hoạt động.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

-Tạo điều kiện về thời gian cho GV tham gia hoạt động bồi dưỡng.

-Tạo được nguồn kinh phí cho hoạt động bồi dưỡng.

-Gắn yêu cầu bồi dưỡng với trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của GV và có thể đưa vào thi đua.

-Báocáoviênthamgiatậphuấnphảithựcsựlàchuyêngiavề HĐTN.

3.2.4. Chỉ đạo giáo viên đa dạng hóa các loại hình trải nghiệm của học sinh ở trường trung học cơ sở

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo sự hấp dẫn cho HS trong các HĐTN qua các hình thức phong phú, hấp dẫn cho mọi loại hình hoạt động, tạo môi trường để học sinh thực sự được trải nghiệm về kiến thức, kỹ năng đã học, trải nghiệm về xúc cảm tình cảm trong mọi mối quan hệ, trải nghiệm về kỹ năng hành vi ứng xử trong quan hệ đạo đức và quan hệ xã hội,...

3.2.4.2. Nội dung và cách thực hiện

Yêu cầu GV cần phải luôn làm mới các hình thức tổ chức HĐTN bằng cách tổ chức hoạt động ở mỗi chủ đề, môn học phải đa dạng và có sự thay đổi cho phù hợp với mục đích, yêu cầu của môn học, phù hợp với khả năng, tâm lý lứa tuổi học sinh.

Hướng dẫn GV tiến hành khảo sát nhu cầu học sinh, gợi ý các chủ đề, chủ điểm để HS cùng lựa chọn nội dung, làm cơ sở cho xây dựng KH HĐTN với hình thức phù hợp nhu cầu, thu hút đông đảo HS tham gia.

Bản thân HĐTN rất đa dạng, nếu biết đầu tư và khai thác sẽ giúp HS hứng thú hơn với các HĐTN:

Ví dụ: Với hình thức tổ chức HĐTN bằng cách đi tham quan như: Đến với các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm SaPa, Bắc Hà, Nấu rượu Shan Lùng Bát Xát; đến với các hoạt động nghệ thuật như thổi kèn lá, tổ chức thâm nhập đời sống, tập tạo quan hệ, tập tổ chức giúp người có hoàn cảnh khó khăn...

Do tính đa dạng, phong phú của nội dung và hình thức HĐTN, người quản lý nhà trường cần chú ý tới nguyện vọng, sở trường, hứng thú của các em HS để tạo điều kiện cho các em tham gia hoạt động một cách tự giác và đạt hiệu quả cao nhất. Nhất là khi nội dung hoạt động tổ chức gọn nhẹ, hợp lý và hay, sẽ tạo xúc cảm cho HS, làm đội ngũ đoàn kết hơn bởi những chuyến dã ngoại. Ở thành phố Lào Cai khi làm mới làm phong phú nội dung gắn với đặc điểm kinh tế xã hội của thành phố. Ví dụ như có

thể tổ chức cho HS tham quan, khảo sát các địa bàn đóng ngay tại thành phố như: Nhà máy sản xuất phân bón DAP Tằng Lỏng- Bảo Thắng, khai thác khoáng sản Apatit Bắc Nhạc Sơn, tìm hiểu di tích lịch sử tỉnh Lào Cai như Đền Thượng, Đền Mẫu, Đền Bảo Hà….

Các chủ đề HĐTN, hình thức tổ chức hoạt động phải luôn đổi mới, không nên để tình trạng hoạt động năm này giống hệt hoạt động năm trước.

Các hình thức tổ chức HĐTN được thiết kế theo từng lĩnh vực trải nghiệm sao cho phù hợp:

-Lĩnh vực học tập: Câu lạc bộ, dự án học tại hiện trường, thực tế địa phương, thi tìm

hiểu,...

-Lĩnh vực giáo dục đạo đức, lối sống: Tham gia hoạt động từ thiện, tình nguyện,

trải nghiệm đóng góp cải tạo môi trường, chăm sóc các công trình văn hóa, di tích lực sử, nghĩa trang liệt sĩ, thi tìm hiểu, sân khấu hóa các hoạt động theo chủ đề,...

-Lĩnh vực trải nghiệm xúc cảm, tình cảm: Tham gia các hoạt động giao lưu, sân khấu hóa theo hình thức xử lý tình huống, thuyết trình,...

-Lĩnh vực trải nghiệm mô phòng: Thông qua môi trường Elearning, tổ chức trò chơi mô phỏng,...

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

-HT phải có kiến thức về hoạt động HĐTN.

-Ngay từ đầu năm học phải xây dựng và phê duyệt KH năm học của trường, kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng tuần, tháng, học kỳ cho từng hoạt động đẻ làm cơ sở cho GV xây dựng kế hoạch HĐTN tránh trùng chéo với các hoạt động khác của nhà trường, của địa phương.

Việc tổ chức HĐTN cần quan tâm tới nhu cầu của học sinh, đặc biệt của nhà trường và địa phương, Hiệu trưởng xây dựng một kế hoạch HĐTN theo cấp học, năm học và tập trung vào thực hiện nội dung đó với từng chủ đề rõ ràng, huy động tối đa sự đóng góp của GVBM, sự năng động sáng tạo và nhiệt tình của GVCN.

Nhà trường cần lập ban chỉ đạo để phụ trách, kiểm tra việc thực hiện và hỗ trợ các hoạt động, các CLB.. Đảm bảo điều kiện vật chất, phương tiện để tổ chức hoạt động, tạo phong trào thi đua khen thưởng kịp thời.

Tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là hướng vào phát huy năng lực người học, làm cho người học thật sự là chủ thể của quá trình sư phạm tổng thể. Hoạt động giáo dục theo đó cũng phải được tổ chức với vai trò chủ thể của học sinh thể hiện ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động.

3.2.5. Phát huyvai trò chủ thể của học sinh trong hoạt động trải nghiệm

3.2.5.1.Mục tiêu của biện pháp

Thực hiện quan điểm dân chủ hóa quá trình đào tạo để phát huy tối đa yếu tố cá nhân như: năng lực, sở trường, sức sáng tạo, khả năng tự học, tự giáo dục của HS trong việc tổ chức HĐTN nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này. Đảm bảo đúng bản chất của quá trình giáo dục, HĐTN là hoạt động của người học và do người học.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

-Trên thực tế, nhiều trường THCS đã chú ý cải tiến về nội dung và hình thức hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả GD và thu hút sự tham gia của HS.

Song những cải tiến thiếu tính hệ thống và nhất là chưa khai thác hết tiềm năng của HS. Do đó vai trò chủ thể của HS nhiều khi bị mờ nhạt, nhất là trong các buổi HĐTN với hình thức câu lạc bộ, thi biểu diễn văn nghệ. Học sinh THCS là lứa tuổi mới lớn muốn thể hiện mình (nhất là HS khối lớp 8,9). Vì vậy nếu HĐTN có nội dung, hình thức tổ chức phù hợp với đặc điểm tâm lý, phù hợp với đặc điểm HS trong từng lớp, từng khối, biết khơi dậy tiềm năng của HS chắc chắn HĐTN sẽ thu hút được đông đảo các em tham gia và sẽ đạt được kết quả tốt. Làm thế nào để thu hút được HS tham gia hoạt động? Điều đó không chỉ bằng các biện pháp bắt buộc, cứng nhắc mà phải bằng cách tạo cho HS yêu thích, hứng thú hoạt động. Để tạo được hứng thú cho HS phải xây dựng được nội dung HĐTN phù hợp với yêu cầu kiến thức được học, đặc điểm tâm lý của HS, cập nhật được những thông tin mới có tính thời sự, kiến thức phong phú có cả những kiến thức về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và văn hoá thể thao…Hình thức tổ chức hoạt động phong phú, đa dạng hấp dẫn. Chẳng hạn, các buổi sinh hoạt câu lạc bộ, GV có thể giao vai trò tổ chức dẫn dắt cho học sinh, để các em phát huy năng lực sở trường, kỹ năng của mình. Lúc này giáo viên chỉ giữ vai trò cố vấn, định hướng. Sau mỗi buổi sinh hoạt cần rút nghiệm, tuyên dương những em hăng hái tham gia, tham gia

có hiệu quả như thế sẽ làm cho học sinh hứng thu hơn với môn học và thu hút được sự tham gia của các em vào lần sau.

- Khi tổ chức HĐTN nếu thầy cô tin tưởng, cổ vũ và mạnh dạn giao việc cho những HS có năng khiếu thì các em sẽ cố gắng làm thật tốt để vừa thể hiện năng khiếu của mình, lại vừa không phụ sự tin tưởng của thầy cô giáo.

Trong nhà trường cũng như trong tập thể lớp vẫn còn những HS còn ham chơi chưa tích cực học văn hoá hay tham gia hoạt động thì trước hết GVCN, GVBM phải tìm hiểu xem lý do dẫn đến sự ham chơi, chưa tích cực tham gia hoạt động, lảng tránh và xa rời tập thể để từ đó có biện pháp tác động tới từng đối tượng một cách phù hợp giúp các em tự giác hoàn thành công việc. Mộtđiều rất quan trọng là khi giao việc phải giao việc từ dễ đến khó và tạo điều kiện để các em hoàn thành được nhiệm vụ, đồng thời phải kịp thời động viên khích lệ trước tập thể lớp. Mặt khác khi tổ chức HĐTN thì cần chú ý tới nhu cầu, nguyện vọng lành mạnh chính đáng của các em. Nếu nhà GD không nắm bắt được điều này thì các hoạt động trở nên khiên cưỡng, áp đặt, gò bó không thu hút được HS tham gia.

Nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo của HS thì việc tổ chức hoạt động theo từng nhóm nhỏ, theo quy mô lớp là cần thiết. Các em sẽ chủ động giải quyết tình huống nảy sinh dưới sự cố vấn giúp đỡ của GV. Ban đầu thầy cô giáo giúp các em định hướng mục tiêu, nội dung, cách thức tiến hành hoạt động, trên cơ sở ấy HS thiết kế chương trình hoạt động, tổ chức và điều khiển hoạt động, tự đánh giá và rút kinh nghiệm để thấy được điểm tồn tại cần khắc phục và mặt mạnh cần phát huy. Để HS làm tốt vấn đề này thì các nhà GD cần phải hình thành ở các em những năng lực, kỹ năng sống như:

+ Năng lực thích ứng với những thay đổi trong thực tiễn, tự chủ, năng động trong hoạt động, trong cuộc sống.

+ Năng lực cùng sống, cùng làm việc với tập thể và hợp tác giữa cá nhân với các nhóm để đạt mục tiêu chung của hoạt động.

+ Năng lực hoạt động để biết làm, biết giải quyết tình huống nảy sinh trong thực

tiễn.

+ Năng lực tự học thông qua các hình thức hoạt động khác nhau để tự rèn luyện, nuôi dưỡng những đam mê, ước mơ, biết chiếm lĩnh nguồn tri thức mới để mình ngày một hoàn thiện hơn.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện

- GV phải luôn gần gũi, quan tâm đến các em HS và có niềm tin ở các em, tôn trọng các em, giúp các em phát huy vai trò chủ thể của các em trong hoạt động. Trong các hoạt động GV phải biết tổ chức, khơi gợi động viên đểHS thực hiện vai trò của người quản lý, điều khiển toàn bộ quá trình hoạt độngcủa tập thể, ngoài ra GV phải tạo điều kiện giúp các em phát huy tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong mọi khâu của quá trình hoạt động.

-Nhà trường và GV thường xuyên giúp đỡ và hướng dẫn HS rèn luyện thói quen tự quản, làm việc chủ động, tự lực giải quyết vấn đề, xử lý những tình huống xảy ra trong học tập và cuộc sống hàng ngày theo hướng tích cực.

-Nhà trường cần đánh thức được tiềm năng, nguồn lực từ xã hội và gia đình HS, tạo nên sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức hoạt động.

3.2.6. Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh

3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch TN đúng hướng, có chất lượng; đồng thời huy động được nhiều nhất các lực lượng tham gia tổ chức HĐTN cho HSt đạt được hiệu quả cao nhất.

Hiệu quả của HĐTN không chỉ phụ thuộc vào kế hoạch, nội dung, hình thức của các hoạt động mà một yếu tố không kém phần quan trọng đó là huy động được các lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường cùng tham gia vào hoạt động giáo dục. Huy động các lực lượng bên ngoài đóng góp, hỗ trợ kinh phí đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động. Các nhà trường có đầy đủ CSVC, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thì trường đó sẽ rất thuận lợi cho người tổ chức, còn nếu trường nào thiếu thốn về CSVC trang thiết bị thì trường đó vẫn tiến hành tổ chức HĐTN nhưng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình tổ chức các hoạt động

3.2.6.2. Nội dung và cách thực hiện biện pháp

Ngày đăng: 21/05/2022