Năng Lực Tổ Chức Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Của Giáo Viên

hỏi hiệu trưởng phải có đầy đủ năng lực quản lý để thực hiện mọi nhiệm vụ của nhà trường đạt kết quả cao đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực của xã hội. Hiệu trưởng phải đảm bảo cho bộ máy nhà trường hoạt động tích cực với sự sáng tạo cao hoàn thành nhiệm vụ của năm học. Luôn phải giữ vững khối đoàn kết nhất trí trong nhà trường, kiểm tra, giám sát và điều phối kịp thời các hoạt động chung…chỉ như vậy mới có thể lãnh đạo, phối hợp các nguồn lực giáo dục đạt được mục tiêu mà hoạt động trải nghiệm sáng tạo đề ra.

1.5.3. Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên

Người tổ chức giáo dục phải có một thế giới quan khoa học, phẩm chất chính trị vững vàng, tạo được niềm tin vào định hướng giáo dục của Đảng và Nhà nước. Người giáo viên phải hiểu biết thực tiễn của đất nước trong đó có giáo dục.Có lòng yêu nghề. Có các phẩm chất năng lực cơ bản sau: Năng lực tổ chức, thiết kế, lập kế hoạch cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo; Năng lực giao tiếp tốt, có nghệ thuật lôi cuốn, dễ hiểu truyền cảm, thu hút được sự chú ý của học sinh, thuyết phục, giải quyết tốt các vấn đề phát sinh. Năng lực giảng dạy thông qua các hoạt động soạn bài, lựa chọn, vận dụng nội dung, phương pháp dạy học, giúp đỡ học sinh kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại; Năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực hoạt động xã hội. Năng lực tự học… Nếu năng lực của giáo viên phụ trách hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục hạn chế thì sẽ khó có thể thu hút học sinh hứng thú tham gia hoạt động được và hoạt động không thể đạt kết quả tốt được.

1.5.4. Nội dung hoạt động trải nghiệm

Nội dung hoạt động trải nghiệm bao gồm thiết kế, nội dung, và cấu trúc cơ bản của chương trình. Nội dung chương trình phải giải quyết được những vấn đề có tính bức thiết, thách thức, có khả năng giúp cho học sinh thích ứng cao với những biến động của xã hội hiện đại.Tư duy của học sinh THPT đang phát triển lên mức độ cao, phát triển năng lực sở trường, phát triển năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, các em có khả năng thu thập thông tin ở các nguồn khác nhau làm giàu thêm vốn hiểu biết của bản thân. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nếu khơi dậy nhu cầu ham học hỏi, tự tìm tòi kiến thức, khám phá cái mới đồng thời giúp các em củng cố, trải nghiệm những kiến thức đã học ở trên lớp thì chắc chắn sẽ thu hút được các em tham gia hoạt động một cách tích cực. Nếu nội dung nghèo nàn, hình thức đơn điệu không phù hợp với lứa tuổi thì sẽ khó thu hút được học sinh tham gia một cách tích cực, kết quả hoạt động sẽ hạn chế.

1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động trải nghiệm

Để tổ chức tốt các hoạt động trên thì ngoài nhân tố con người ra thì có một yếu tố khác cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đó là yếu tố cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho hoạt động. Thực tế hiện nay kinh phí dành cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục ở các trường THPT nói chung và nhất là ở các trường vùng nông thôn, miền núi, dân tộc nói riêng là rất hạn chế, việc huy động nguồn lực tài chính từ các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, phụ huynh học sinh sẽ góp phần đem lại kết quả cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo theo chủ đề giáo dục ở các trường.

1.5.6. Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục

Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh cần phải được phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục: Gia đình, nhà trường và các tổ chức giáo dục, mỗi lực lượng giáo dục đều có một ưu thế riêng trong thực hiện hoạt động trải nghiệm. Gia đình có ưu thế trong việc trong việc định hướng nghề nghiệp, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thói quen lao động chân tay, quan hệ ứng xử… Nhà trường có ưu thế trong việc giáo dục toàn diện về phẩm chất, năng lực, tri thức của học sinh thông qua các nội dung, phương pháp, phương tiện hiện đại nhằm thúc đẩy nhanh quá trình phát triển nhân cách. Các đoàn thể xã hội bằng các hình thức tổ chức hoạt động xã hội ngoài giờ lên lớp giúp học sinh mở rộng tri thức gắn với tri thức thực tiễn, chủ trương, chính sách của nhà nước và địa phương.

Việc liên kết giữa các lực lượng giáo dục này sẽ phát huy được hết tinh thần trách nhiệm, chủ động tìm ra các giải pháp, hình thức, tạo ra mối liên kết, phối hợp mục đích giáo dục đào tạo học sinh trở thành người công dân tốt, người lao động tốt trong tương lai.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 150 trang tài liệu này.

Kết luận chương 1

Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường phổ thông. Là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, có vai trò quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục hiện đại. Trước xu thế hội nhập, giáo dục phải đào tạo nên những con người mới có được những phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức. Hoạt động trải nghiệm là con đường gắn lý thuyết với thực hành, gắn nhà trường với xã hội và gia đình, là con đường rèn luyện kỹ năng, hành vi cho học sinh tạo nên sự phát triển hài hoà, cân đối trong nhân cách của người học. Nội dung các chủ đề hoạt động trải nghiệm ở trường THPT là rất phong phú, đa dạng, đề cập tới nhiều lĩnh vực, môn học. Mục tiêu là phát triển toàn diện cả về trí, thể, mỹ cho học sinh.

Quản lý hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường trung học phổ thông khu vực phía tây tỉnh Yên Bái - 6

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong nhà trường tổng hợp các vấn đề sau: Quản lý việc lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm; quản lý việc tổ chức thực hiện; quản lý việc chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm; quản lý các nội dung kiểm tra, đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm.

Việc nghiên cứu, phân tích các cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo là vô cùng cần thiết trong các nhà trường phổ thông. Nội dung quản lý hoạt động trải nghiệm, các điều kiện, phương tiện cần thiết trong quản lý tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm là những cơ sở lý luận cơ bản để tác giả đánh giá thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái. Từ đó, đề xuất những biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý hoạt động trải nghiệm trong nhà trường ở các chương tiếp theo của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CỦA HỌC SINH BÁN TRÚ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KHU VỰC PHÍA TÂY TỈNH YÊN BÁI


2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội các huyện, thị khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du Bắc bộ Việt Nam. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2, xếp thứ 8 so với 12 tỉnh thuộc vùng núi và trung du phía Bắc về quy mô đất đai..

Toàn tỉnh có 9 đơn vị hành chính, gồm các huyện: Trạm Tấu, Mù Cang Chải, Văn Chấn, Văn Yên, Lục Yên, Trấn Yên, Yên Bình; thành phố Yên Bái; thị xã Nghĩa Lộ, với 180 xã, phường, thị trấn.

Khu vực miền Tây Yên Bái, gồm: huyện Trạm Tấu, huyện Mù Cang Chải, huyện Văn Chấn và thị xã Nghĩa Lộ.

Các dân tộc các huyện thị phía tây tỉnh Yên Bái chủ yếu là dân tộc Thái, dân tộc Mông, dân tộc Tày, Dao, Nùng, Khơ Mú… Mỗi một dân tộc có một nét văn hóa đặc trưng riêng có những phong tục tập quán đặc trưng gắn với địa hình tự nhiên của từng địa phương. Có nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật dân tộc đặc sắc như Khèn Mông, khèn môi của đồng bào Mông; Sáo Pí ló, Phí thiu của đồng bào Thái; múa Cồng chiêng, múa Tăng bu của đồng bào Khơ Mú và các loại hình hát dân ca, giao duyên, hát đối của các dân tộc v.v.. Lễ hội dân gian là một phần thiết yếu trong sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của các dân tộc, như người Thái vùng Mường Lò, theo chu kỳ một năm, đồng bào có nhiều lễ hội lớn mang tính chất cộng động làng bản như; lễ xên bản, xên mường, xên đông, lễ hội cầu mưa, lễ hội xuống đồng, lễ hội xên lẩu nó, lễ hội xé then, tết “Síp xí” rằm tháng bảy là một trong những tết lớn nhất của người Thái.

Nhìn chung các huyện thị khu vực phía tây tỉnh Yên Bái giao thông khó khăn, trình độ dân trí thấp; tồn tại nhiều phong tục tập quán lạc hậu…Tốc độ tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm. Khai thác thế mạnh trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phát triển dịch vụ du lịch, phát huy thế mạnh văn hóa, lịch sử còn nhiều hạn chế; kết cấu hạ tầng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất. Kết quả xóa đói, giảm nghèo chưa thật sự bền vững, nguy cơ tái nghèo cao, một bộ phận đồng bào còn thiếu đất sản xuất. Chất lượng giáo dục, dạy nghề, dịch vụ y tế còn thấp.

Bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế nhanh và bền vững, UBND huyện Mù Cang Chải đã tập trung chỉ đạo, điều hành, vận dụng linh hoạt, cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương từng bước đưa nền kinh tế huyện Mù Cang Chải phát triển nhanh, bền vững gắn với công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 45-CT/TƯ, cần nghiên cứu có cơ chế chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc Mông thoát nghèo bền vững; có chính sách miễn giảm thuế, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng cao nhất là phát triển các cơ sở chế biến nông lâm sản và có chính sách hỗ trợ bà con tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt chú trọng chính sách dạy nghề gắn với tạo việc làm sau đào tạo nghề cho đồng bào.

Ưu tiên tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng vùng đồng bào Mông một cách đồng bộ, dứt điểm. Phấn đấu hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho nhân dân, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo điều kiện để đồng bào phát huy nội lực vươn lên xóa đói, giảm nghèo ổn định cuộc sống.

2.1.2. Khái quát về Giáo dục THPT của các huyện, thị khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

Cùng với mục tiêu chung về phát triển kinh tế, xã hội. Giáo dục Yên Bái được đặc biệt coi trọng. Dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVIII Đảng bộ tỉnh, cùng cả nước, tỉnh Yên Bái đang trên đường phát triển và hội nhập. Dưới sự chỉ đạo sát sao, đúng đắn của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự đồng lòng quyết tâm của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh quyết tâm đầu tư cho giáo dục để đáp ứng nguồn nhân lực có chất lượng trong công cuộc CNH, HĐH của tỉnh nhà.

Trong những năm học vừa qua, toàn ngành đã tiếp tục tập trung triển khai thực hiện 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 5 giải pháp cơ bản theo chỉ thị nhiệm vụ trọng tâm năm học và đạt được một số kết quả nổi bật. Trong đó, ngành đã rà soát hiện trạng đội ngũ giáo viên; hướng dẫn các cơ sở giáo dục phổ thông hiện hành và đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá và quản lý quá trình giáo dục; đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông; đề án dạy và học Ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; mô hình tự chủ đại học dần được định hình; đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực...

Cùng với đó, ngành đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản giáo dục và đào tạo; tăng cường hiệu quả công tác cải cách hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công.

Hướng tới việc xây dựng các kiến thức và kỹ năng cơ bản.

Kỹ năng tư duy khoa học: Kỹ năng tư duy phân tích, suy luận, tổng hợp, lôgic…Kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, phản biện. Kỹ năng tự học và tự học hiệu quả.

Nhân cách và kỹ năng sống. Kỹ năng lãnh đạo bản thân như: Trung thực, chủ động, tự trọng và tự tin. Kỹ năng đặt mục tiêu, tạo động lực, tổ chức công việc hiệu quả. Kỹ năng ứng xử - giao tiếp, lắng nghe, đàm phán, trình bày thuyết trình. Kỹ năng làm việc nhóm, đồng đội…

Do đó nhiệm vụ đặt ra cho các nhà trường trong thời gian vừa qua là thay vì truyền thụ kiến thức đơn thuần phải chú trọng đến việc trang bị cho người học khả năng tự học để cho mỗi người có thể học suốt đời, người có học là người biết mình phải học nữa và biết cách học thêm nữa để bồi tri thức, kỹ năng và nhân cách sống cho bản thân mình.

Từ tư duy đó phương pháp giáo dục của các nhà trường đã có sự thay đổi rõ rệt trong cách học và kiểm tra đánh giá kết quả của quá trình học. Chủ trương bắt kịp xu hướng dạy học của thời đại này là dạy cách học, học là học cách học có thể học suốt đời. Đã đạt được một số mục tiêu giáo dục quan trọng như sau:

- Triển khai các chỉ thị nghị quyết của các cấp, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội đảng các cấp, các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học hàng năm. Tích cực triển khai thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua.

- Thực hiện nghiêm túc nội dung chương trình SGK dạy đủ các môn học, không cắt xén, dạy dồn, dạy ép.

Bên cạnh việc dạy học chính khóa, tổ chức Bổ trợ kiến thức cơ bản cho tất cả học sinh các khối lớp, ôn thi THPT Quốc gia, ôn thi Học sinh giỏi các môn Văn hóa chuẩn bị cho kỳ thi Học sinh giỏi cấp Tỉnh đều được chỉ đạo sát sao.

- Công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra việc thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy và các hoạt động giáo dục nhà trường được thực hiện thường xuyên.

- Công tác quản lý của BGH, của các tổ chuyên môn, chỉ đạo giáo viên tích cực hơn nữa trong công tác giảng dạy, đẩy mạnh các hoạt động dạy và học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục được tăng cường.

Giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên về chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.

- Phát động liên tiếp các đợt thi đua tạo không khí thi đua sôi nổi trong trường. Tổ chức các hoạt động ngoại khóa để giáo dục ý thức đạo đức, củng cố kiến thức kỹ năng cho học sinh. Đa dạng hoá nội dung, hình thức hoạt động ngoại khoá và các phong trào thi đua.

Các nhà trường luôn phải đảm bảo: Phải tạo cho người học có cách học hợp lý để có khả năng tự học, nâng cao kỹ năng tư duy để phát triển không ngừng.

Đã tổ chức hàng loạt các cuộc hội thảo, các cuộc thi để đánh giá kết quả học tập thông qua đánh giá năng lực của người học trước những vấn đề cần giải quyết thay vì tổ chức thi cử để đánh giá những kiến thức thu nhận được qua bài giảng. Vì thế đã không ngừng nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường.

Thực tế cho thấy, tình trạng học đối phó của học sinh ngày càng phát triển biến thành con bệnh mãn tính rất khó chữa, nó gây ra những tác hại vô cùng lớn đối với thế hệ trẻ không những khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn thâm nhập vào cuộc sống của các em sau này, nó len lỏi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống, sinh hoạt làm băng hoại đạo đức và hiệu quả của công việc từ nhỏ đến lớn. Điều đó đang đặt ra cho ngành giáo dục tỉnh Yên Bái nói chung và các trường khu vực phía tây những thách thức trong giáo dục.

Hiện nay, công tác sắp xếp trường lớp ở một số trường còn chưa phù hợp, trang thiết bị dạy học còn thiếu và lạc hậu; tình trạng thừa, thiếu giáo viên chưa được giải quyết dứt điểm; công tác giáo dục đạo đức lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, chưa đáp ứng yêu cầu...

2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng

2.2.1. Mục đích khảo sát

Trên cơ sở khảo sát đội ngũ CBQL, GV và học sinh (Qua phiếu trưng cầu ý kiến phụ lục 1, 2 và 3) chúng tôi thu thập các thông tin về thực trạng nhận thức, nội dung, hình thức, điều kiện - phương tiện, khó khăn tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo; thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

2.2.2. Đối tượng khảo sát

Qua 3 phiếu trưng cầu ý kiến (Phụ lục 1, phụ lục 2 và phụ lục 3) chúng tôi hướng đến khảo sát các nội dung sau:

- Nhận thức về ý nghĩa, vai trò của hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh bán trú ở các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái.

- Thực trạng nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú.

- Đánh giá những khó khăn của giáo viên và nhà trường gặp phải trong tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của các nhà trường;

- Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái;

- Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh bán trú ở trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái;

2.2.3. Nội dung khảo sát

- Khảo sát 50 người cụ thể: Mỗi nhà trường 2 cán bộ trong ban giám hiệu,8 người là cán bộ đoàn, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và giáo viên chủ nhiệm các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái.

- Khảo sát khối 10, 11, 12: Mỗi nhà trường là 60 em học sinh bán trú (trong tổng số 300 học sinh được khảo sát) của các trường THPT phía tây tỉnh Yên Bái.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Xây dựng phiếu khảo sát (3 phiếu khảo sát trong phụ lục).

- Tổ chức khảo sát: Phát phiếu theo mẫu đã chọn và tổ chức khảo sát, thu lại phiếu khảo sát.

- Xử lý số liệu và phân tích kết quả thông qua tính % và giá trị trung bình.

2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm của học sinh bán trú ở các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái về vai trò của HĐTN đối với học sinh

Để khảo sát về nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng, vai trò của hoạt động trải nghiệm đối với sự phát triển nhân cách học sinh bán trú các trường THPT khu vực phía tây tỉnh Yên Bái. Chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1, phụ lục 1 với giáo viên đã thu được kết quả ở bảng 2.1 như sau:

Xem tất cả 150 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí