Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 13

Nhận xét:

Kết quả khảo nghiệm ý kiến các chuyên gia đều có độ tương đồng ở mức độ cần thiết và tính khả thi cả 05 biện pháp quản lý THLS mà nhóm nghiên cứu đề xuất.

- Xếp ở vị trí đầu tiên cả mức độ cần thiết và tính khả thi là biện pháp tác động đến sự nhận thức của cán bộ quản lý với công tác quản lý hoạt động THLS:

Mức độ cần thiết: X = 2,92 xếp thứ 1/5. Mức độ khả thi: X = 2,96 xếp thứ 1/5.

- Xếp ở vị trí thứ 2 là biện pháp Đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của HS, SV:

Mức độ cần thiết: X = 2,84 xếp thứ 2/5. Mức độ khả thi: X = 2,92 xếp thứ 2/5.

- Xếp ở vị trí thứ 3 là biện pháp Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá cuối đợt THLS:

Mức độ cần thiết: X = 2,80 xếp thứ 3/5. Mức độ khả thi: X = 2,88 xếp thứ 3/5.

- Xếp ở vị trí thứ 4 là biện pháp Tăng cường quản lý công tác phối hợp Viện - Trường:

Mức độ cần thiết: X = 2,72 xếp thứ 4/5. Mức độ khả thi: X = 2,76 xếp thứ 4/5.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

- Xếp ở vị trí thứ 5 biện pháp Tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị:

Mức độ cần thiết: X = 2,60 xếp thứ 5/5. Mức độ khả thi: X = 2,68 xếp thứ 5/5.

Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 13

Qua kết quả đánh giá ở trên cho thấy rằng: Các biện pháp đề xuất có sự tương đồng của tính cấp thiết và tính khả thi cao.

Những biện pháp được đề xuất với mục đích khắc phục những hạn chế đang còn tồn tại, phát huy những ưu thế trong quá trình quản lý hoạt động THLS hiện nay của trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.

Tiểu kết chương 3


Qua nghiên cứu cơ sở lý luận, tầm quan trọng của THLS, mục tiêu đào tạo của nhà trường, thực trạng quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn. Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý THLS của HS, SV tại bệnh viện, đề tài đã đề xuất 05 biện pháp như sau:

Biện pháp 1: Thường xuyên nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý, giáo viên và HS, SV về tầm quan trọng của hoạt động THLS và quản lý hoạt động THLS tại bệnh viện

Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của HS, SV

Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả THLS.

Biện pháp 4: Tăng cường công tác phối hợp quản lý giữa bệnh viện thực hành và trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn

Biện pháp 5: Tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành lâm sàng.

Kết quả khảo nghiệm ý kiến các chuyên gia: Cả 05 biện pháp đều đảm bảo tính cần thiết, tính khả thi cao, phù hợp đối với công tác quản lý hoạt động THLS của trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn trong điều kiện thực tế hiện nay.

Mỗi biện pháp đều bao gồm cấu trúc cụ thể:

- Mục tiêu của biện pháp;

- Nội dung của biện pháp;

- Phương thức tiến hành biện pháp;

- Điều kiện thực hiện biện pháp.

Thực tế trong quá trình thực hiện không phải khi áp dụng biện pháp nào cũng thuận lợi, cho kết quả khả quan ngay, mà rất cần có sự vào cuộc đồng bộ của cả CB quản lý của nhà trường và CB quản lý của bệnh viện, GV cơ hữu, GV thỉnh giảng, HS, SV,… Tất cả cùng phát huy ý thức trách nhiệm với sự thay đổi trong công tác quản lý hoạt động THLS mới đem lại kết quả.

Để thu được hiệu quả cao trong việc can thiệp các biện pháp quản lý THLS vào quá trình quản lý hoạt động THLS của HS, SV tại bệnh viện cần có sự thống nhất, xuyên suốt từ các cấp quản lý đến các GV hướng dẫn THLS và cả HS, SV tham gia THLS tại bệnh viện.

Trong quá trình tổ chức thực hiện phải có sự đồng bộ tất cả các biện pháp, cùng phối hợp thực hiện của các GV cơ hữu và GV thỉnh giảng cùng với sự vào cuộc của chính HS, SV, mới đem lại kết quả như mong muốn.

Trong quá trình thực hiện quản lý hoạt động THLS, cũng rất cần có sự linh hoạt của các cấp quản lý khi áp dụng các biện pháp quản lý vào hoạt động THLS thì mới phát huy được tối đa hiệu quả của các biện pháp, góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu đề tài đã thực hiện được mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu lý thuyết, làm sáng tỏ cơ sở lý luận trong đề tài về những khái niệm về thực hành, thực hành lâm sàng, quản lý, quản lý hoạt động thực hành lâm sàng, vai trò của quản lý hoạt động THLS trong công tác đào tạo của trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.

Từ cơ sở nghiên cứu thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã đánh giá trung thực, khách quan thực trạng công tác quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn với những thuận lợi, những khó khăn, những ưu điểm và hạn chế trong hoạt động THLS tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn.

Ưu điểm

Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn là trường được quản lý trực tiếp của Sở Y tế Bắc Kạn về chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế và quản lý trực tiếp chương trình đào tạo là Sở LĐTB&XH.

- Là nơi đào tạo nguồn nhân lực duy nhất cho ngành Y tế của tỉnh.

- Qui mô đào tạo của trường mỗi năm không nhiều, nhưng nhà trường có một môi trường đào tạo hết sức hợp lý, liền kề là BVĐKBK có qui mô 500 giường bệnh, là điều kiện thuận lợi cho HS, SV THLS. Qui mô đào tạo không nhiều nên cũng là yếu tố thuận lợi trong vần đề quản lý các hoạt động THLS, thực tập tốt nghiệp của CB, GV với HS, SV.

- Trang - thiết bị học tập trong nhà trường được trang bị đầy đủ và hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy và học tập.

- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và BVĐK BK đều rất là khang trang, với các trang - thiết bị hiện đại, tân tiến.

- Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình phù hợp với chương trình khung, phù hợp với từng đối tượng đào tạo.

- Công tác chuẩn bị cho hoạt động THLS được thực hiện tương đối tốt.

- Về mặt nhận thức, cả HS, SV và CB, GV đều nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đề quản lý hoạt động thực tập. Đa số các sinh viên đều nhận thức được mức độ quan trọng của việc THLS.

Hạn chế:

- Thiếu CB, GV hướng dẫn THLS;

- Phương pháp hướng dẫn THLS ở một số CB, GV chưa tốt;

- Phương pháp kiểm tra, đánh giá cuối đợt THLS chưa phù hợp, chưa được đảm bảo tính khách quan.

- Chưa có tập “Bài giảng hướng dẫn THLS” cho HS, SV.

- Công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch lâm sàng chưa được thường xuyên, phương pháp kiểm tra chưa tốt.

- Sự phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện chưa thực sự tốt.

Nguyên nhân:

- Phần đa số các CB, GV hướng dẫn THLS đều kiêm nhiệm, một số CB, GV đang đi học nâng cao trình độ chuyên môn.

- Một số CB, GV mới vào nghề và toàn bộ CB, GV thỉnh giảng chưa được tập huấn về phương pháp hướng dẫn THLS và phương pháp kiểm tra, đánh giá cuối đợt THLS.

- Chưa thực hiện triệt để việc xử lý vi phạm trong quá trình THLS nên ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học THLS của HS, SV.

- Còn thiếu CB, GV ở một số chuyên ngành, nên việc THLS của HS, SV ở các chuyên ngành đó được giao cho CB, GV thỉnh giảng tại khoa đó quản lý, nên phần nào thiếu đi sự phối hợp trong công tác quản lý hoạt động THLS đối với HS, SV.

- Thiếu sự quan tâm và chưa có sự vào cuộc của cán bộ quản lý Phòng Đào tạo - khoa học và Công tác học sinh đối với hoạt động THLS.

Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động thực hành lâm sàng phù hợp, khả thi và cần thiết với tình hình hiện tại của nhà trường. Gồm các biện pháp sau:

Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức cho các cán bộ quản lý, giáo viên và HS, SV về tầm quan trọng của hoạt động THLS và quản lý hoạt động THLS tại bệnh viện.

Biện pháp 2: Đổi mới phương pháp hướng dẫn THLS theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của HS, SV.

Biện pháp 3: Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả THLS.

Biện pháp 4: Tăng cường công tác phối hợp giữa bệnh viện thưc hành và trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn.

Biện pháp 5: Tăng cường công tác quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động thực hành lâm sàng.

Những biện pháp quản lý thực hành lâm sàng là những biện pháp không thể tách rời trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực y tế. Là hoạt động không thể thiếu được được trong nhà trường, những biện pháp này sẽ tác động trực tiếp lên đội ngũ CB, GV và các HS, SV (là những nhân tố của quá trình dạy và học), sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

Để thực hiện các biện pháp có hiệu quả, nhóm nghiên cứu có những khuyến nghị sau:

2. Khuyến nghị

- Đối với cấp Sở Y tế Bắc Kạn

+ Chú trọng công tác tuyển dụng cho nhà trường những CB, GV có trình độ chuyên môn cao, có năng lực quản lý, có kỹ năng sư phạm dạy nghề.

+ Có chính sách thu hút CB, GV giỏi về cho nhà trường.

+ Thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý cho nhà trường.

+ Thúc đẩy công tác phối hợp Qui chế Viện - Trường (phối hợp hoạt động lâm sàng giữa bệnh viện đa khoa Bắc Kạn và trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn).

- Đối với Ban giám hiệu nhà trường:

+ Ưu tiên biên chế cho Khoa Y học lâm sàng là những CB, GV có trình độ chuyên môn cao, có năng lực quản lý và năng lực thực hành lâm sàng, có kinh nghiệm lâm sàng.

+ Tổ chức tập huấn phương pháp hướng dẫn thực hành lâm sàng, phương pháp kiểm tra, đánh giá cho đội ngũ CB, GV.

+ Chỉ đạo, đôn đốc việc kiểm tra hoạt động quản lý thực hành lâm sàng tại BVĐKBK.

+ Tăng cường kiểm tra, giám sát của Khoa, phòng chức năng và Ban giám hiệu tại các cơ sở THLS.

+ Cần có chủ trương, kế hoạch giao ban hàng tháng với lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo các khoa chuyên môn để kịp thời chỉ đạo, điều chỉnh các biện pháp cho phù hợp với thời điểm thực tại.

+ Tổ chức các cuộc thi tay nghề cho HS, SV nhà trường để giúp các HS, SV nâng cao các kỹ năng tay nghề, thúc đẩy HS, SV tìm tòi, cập nhật những kiến thức mới, những kiến thức khoa học tiên tiến và hiện đại để áp dụng vào công tác khám

- chữa bệnh. Tạo cho HS, SV hình thành niềm đam mê với nghề nghiệp.

- Đối với Ban giám đốc Bênh viện:

+ Tăng cường chỉ đạo đội ngũ CB, GV thỉnh giảng chủ động, tích cực, có trách nhiệm trong công tác quản lý hoạt động thực hành lâm sàng đối với HS, SV của nhà trường;

+ Phối hợp cùng nhà trường quản lý tốt hoạt động thực hành lâm sàng của HS, SV tại bệnh viện;

+ Tạo điều kiện cho đội ngũ CB, GV thỉnh giảng tham gia các lớp tập huấn liên quan đến phương pháp hướng dẫn THLS, phương pháp kiểm tra đánh giá HS, SV.

+ Tạo điều kiện cho đội ngũ CB, GV của nhà trường được tham gia công tác khám - chữa bệnh để nâng cao trình độ chuyên môn, củng cố những kỹ năng lâm sàng, để đúc rút những kinh nghiệm về THLS.

- Đối với các cán bộ quản lý cấp khoa, phòng: Hoạt động đào tạo THLS trực tiếp là CBQL phòng Đào tạo và CBQL khoa Y học lâm sàng:

+ Cần sâu sát hơn với công tác quản lý hoạt động thực hành lâm sàng;

+ Cần tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường tổ chức tập huấn phương pháp hướng dẫn thực hành lâm sàng, phương pháp kiểm tra đánh giá THLS.

+ Cần chuẩn hóa đội ngũ CB, GV hướng dẫnTHLS.

+ Định hướng đào tạo những chuyên ngành phù hợp với công tác đào tạo của nhà trường.

+ Phát huy vai trò quản lý, tăng cường công tác giám sát, thường xuyên kiểm tra hoạt động dạy và học thực hành lâm sàng của CB, GV và HS, SV của nhà trường.

+ Nghiêm khắc xử lý những trường hợp vi phạm các qui định.

+ Thực hiện nghiêm túc, khách quan, chính xác việc chấm chuẩn giáo viên dạy nghề hàng năm.

+ Tham mưu với Ban giám hiệu hàng tháng tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn với từng chuyên đề cụ thể để các CB, GV chia xẻ các kinh nghiệm, kỹ năng trong THLS.

- Đối với các giáo viên trực tiếp đào tạo THLS, gồm cả các giáo viên thỉnh giảng của nhà trường. Cần:

+ Nghiêm túc thực hiện những qui chế chuyên môn, nội qui, qui chế của nhà trường đề ra.

+ Thực hiện theo đúng kế hoạch thực hành lâm sàng;

+ Đảm bảo thực hiện THLS đủ thời gian.

+ Dự giao ban đầu giờ cùng với các cán bộ khoa lâm sàng để nắm bắt tình hình hoạt động lâm sàng của HS, SV tham gia trực đêm.

+ Linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp dạy học, tạo nên hứng khởi cho HS, SV, phát huy tính chủ động, tích cực cho HS, SV.

+ Tự chủ động học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, trau dồi những kỹ năng về giảng dạy, về công tác quản lý hoạt động THLS của HS, SV,…

+ Tích cực chủ động học hỏi việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại của nhà trường và bệnh viện.

+ Khuyến khích HS, SV tự giác, tích cực thực hành lâm sàng.

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí