2.3.7. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh sinh viên
- Về cơ sở vật chất:
BVĐKBK bố trí cho HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn có 02 phòng giao ban tại bệnh viện (01 phòng dành cho khối chuyên môn Ngoại - Sản và 01 phòng dành cho khối chuyên môn Nội - Nhi - Y học cổ truyền). Trong mỗi phòng giao ban được bố trí đủ ánh sáng, quạt mát và cả điều hòa.
Trong quá trình hoạt động THLS các CB, GV và HS, SV được phép sử dụng các trang - thiết bị của bệnh viện phụ vụ cho công tác khám - chữa bệnh, điều trị bệnh và giảng dạy THLS mà không phải đóng phí hao mòn cho bệnh viện.
Phía nhà trường cũng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất với hoạt động THLS của HS, SV:
+ Bố trí Khu thực hành Tiền lâm sàng, gồm các phòng thực hành chuyên môn (phòng thực hành Nội, Ngoại, Sản, Nhi, Y học cổ truyền, Phục hồi chức năng,…).
+ Điều chuyển một số trang - thiết bị hiện đại sang bệnh viện để đồng khai thác sử dụng, vừa tạo mối quan hệ tốt đẹp, thuận lợi cho HS, SV khi THLS tại bệnh viện.
Bảng 2.20. Khảo sát ý kiến của CB, GV, HS, SV về mức độ điều kiện cơ sở vật chất, trang - thiết bị phục vụ hoạt động THLS tại bệnh viện
HS, SV | CB, GV | |||
n | % | n | % | |
Rất tốt | 193 | 93,68 | 35 | 100,00 |
Tốt | 13 | 6,31 | 0 | 0 |
Không tốt | 0 | 0 | 0 | 0 |
Cộng | 206 | 100,00 | 35 | 100,00 |
Có thể bạn quan tâm!
- Thực Trạng Hoạt Động Thực Hành Lâm Sàng Của Học Sinh, Sinh Viên Trường Trung Cấp Y Tế Bắc Kạn.
- Khảo Sát Thực Trạng Các Hình Thức Tổ Chức Thực Hiện Chương Trình Thls Cho Hs, Sv Tại Bệnh Viện
- Thực Trạng Thực Hiện Hoạt Động Hướng Dẫn Thực Hành Lâm Sàng Của Cán Bộ, Giáo Viên
- Các Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Thực Hành Lâm Sàng Cho Học Sinh, Sinh Viên Trường Trung Cấp Y Tế Bắc Kạn
- Biện Pháp 4: Tăng Cường Công Tác Phối Hợp Quản Lý Giữa Trường Trung Cấp Y Tế Bắc Kạn Với Bệnh Viện Nơi Có Học Sinh, Sinh Viên Thực Hành Lâm Sàng
- Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 13
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Nhận xét:
Ý kiến của 100% CB, GV và 93,68% ý kiến HS, SV đều cho rằng điều kiện cơ sở vật chất, trang - thiết bị phục vụ hoạt động THLS tại bệnh viện là rất
tốt; Có 6,31% ý kiến HS, SV cho là điều kiện cơ sở vật chất, trang - thiết bị phục vụ hoạt động THLS tại bệnh viện là tốt.
Vì trên thực tế: BVĐKBK là bệnh viện tuyến tỉnh với qui mô 500 giường bệnh, được xây dựng và đưa vào hoạt động từ tháng 5 năm 2016. BVĐKBK được đầu tư mua sắm hơn 250 tỉ đồng các trang - thiết bị mới hoàn toàn, phục vụ công tác khám chữa bệnh cho nhân dân.
Đây là điều kiện lý tưởng để HS, SV THLS. Vấn đề là sử dụng các trang - thiết bị hiện đại này trong hoạt động hướng dẫn THLS cho HS, SV như thế nào thì kết quả ở nội dung 9, Bảng 2.19.
- Về việc HS, SV có đủ trang phục, phương tiện các nhân cho hoạt động THLS:
Đối với hoạt động THLS của HS, SV y khoa thì vấn đề trang phục và một số phương tiện các nhân thiết yếu bắt buộc phải có:
- Trang phục y tế gồm: Áo choàng blu, quần blu, mũ blu, khẩu trang và dép đi trong bệnh phòng,…
- Phương tiện cá nhân thiết yếu:
+ Ống nghe dùng để thăm khám người bệnh.
+ Đồng hồ có kim giây để thực hiện các y lệnh đúng giờ, còn để đếm mạch, nhịp thở của người bệnh.
+ Thước dây để đo kích thước tổn thương trong chấn thương, đo vòng đầu, vòng cánh tay của trẻ nhỏ để hỗ trợ xác định tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em.
+ Kim cùn được sử dụng trong khám dấu hiệu Vạch màng não.
+ Đèn soi đồng tử được sử dụng trong cấp cứu và điều trị tích cực để xác định đồng tử của người bệnh còn phản xạ ánh sáng hay không hoặc để xác định đồng tử của người bệnh đã giãn tối đa chưa (trong trường hợp đã tử vong).
+ Bút bi xanh và đỏ dùng để ghi các chỉ số sinh tồn của người bệnh trong quá trình chăm sóc và điều trị cho người bệnh. Trong y tế: bút bi đỏ được qui định dùng để ghi thông số về mạch của người bệnh và ghi thông báo ở trang đầu hồ sơ bệnh án của người bệnh có tiền sử dị ứng với một kháng sinh nào đó.
+ Sổ tay lâm sàng dùng để ghi chép những kiến thức THLS, những kinh nghiệm hay trong THLS, những thông tin cần ghi nhớ trong suốt quá trình học THLS.
Bảng 2.16 đã thể hiện kết quả này.
2.3.8. Thực trạng đánh giá kết quả hoạt động thực hành lâm sàng
- Thực trạng kiểm tra, đánh giá việc quản lý hoạt động thực hiện kế hoạch THLS của HS, SV tại bệnh viện
Khảo sát ý kiến của CBQL, GV về công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch THLS tại bệnh viện để kịp thời điều chỉnh.
Bảng 2.21. Khảo sát ý kiến đánh giá của CB, GV về công tác kiểm tra, việc thực hiện kế hoạch THLS ở bệnh viện (1≤ X ≤ 3, n=35)
Nội dung | Mức độ thực hiện | Điểm trung bình | Xếp thứ hạng | |||
Rất tốt (3điểm) | Tốt (2điểm) | Chưa tốt (1điểm) | ||||
1 | Xây dựng kế hoạch | 32 | 3 | 0 | 2.9 | 2 |
2 | Tổ chức thực hiện kế hoạch | 28 | 7 | 0 | 2.8 | 3 |
3 | Chỉ đạo thực hiện kế hoạch | 30 | 5 | 0 | 2.95 | 1 |
4 | Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch | 23 | 5 | 7 | 1.85 | 4 |
Nhận xét:
Két quả thực trạng công tác kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch THLS cho thấy:
Kết quả nội dung 1: Xây dựng kế hoạch, điểm trung bình là 2.9, xếp thứ 2. Kết quả nội dung 2: Tổ chức thực hiện kế hoạch, điểm trung bình là 2.8,
xếp thứ 3.
Kết quả nội dung 3: Chỉ đạo thực hiện kế hoạch, điểm trung bình là 2.95, xếp thứ 1.
Kết quả nội dung 4: Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch, điểm trung bình là 1.85, xếp thứ 4.
Kết quả cho thấy công tác kiểm tra việc thực hiện kế hoạch THLS chưa tốt.
Do đó cần tăng cường công tác tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch THLS tại bệnh viện, rút kinh nghiệm về phương pháp kiểm tra, đánh giá.
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động THLS là một hoạt động cần được thực hiện thường xuyên của các cấp, đểcnắm bắt những tồn tại, hạn chế kịp thời điều chỉnh hợp lý với điều kiện thực tế, khắc phục những vướng mắc nhằm đem lại hiệu quả trong công tác quản lý.
- Về công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động THLS
Bảng 2.22. Khảo sát công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động THLS
Nội dung | HS, SV | CB, GV | |||
n | % | n | % | ||
Cấp trường | Thường xuyên | 0 | 0 | 0 | 0 |
Thi thoảng | 206 | 100,00 | 206 | 100,00 | |
Không kiểm tra | 0 | 0 | 0 | 0 | |
Cấp khoa | Thường xuyên | 206 | 100,00 | 35 | 100,00 |
Thi thoảng | 0 | 0 | 0 | 0 | |
Không kiểm tra | 0 | 0 | 0 | 0 |
Nhận xét:
Kết quả: Có 100% ý kiến CB, GV và HS, SV khẳng định cấp trường không kiểm tra thường xuyên; Và 100% ý kiến HS, SV và CB, GV khẳng định cấp khoa thường xuyên kiểm tra việc hoạt động THLS. Do đó quản lý cấp trường cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá.
Bảng 2.23. Khảo sát sự thay đổi hoạt động THLS sau khi kiểm tra đánh giá
HS, SV | CB, GV | |||
n | % | n | % | |
Chuyển biến tốt | 146 | 70,87 | 35 | 100,00 |
Chuyển biến ít | 60 | 29,13 | 0 | 0 |
Không thay đổi | 0 | 0 | 0 | 0 |
Cộng | 206 | 100,00 | 35 | 100,00 |
Giá trị trung bình |
Nhận xét:
Với ý kiến của 100% CB, GV là sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá có chuyển biến tốt hơn;
Với ý kiến của HS, SV có 70,87% sau mỗi đợt kiểm tra, đánh giá có chuyển biến tốt, 29,13% có chuyển biến ít.
Và kết quả nhận định của cả CB, GV và HS, SV đều khẳng định là không có trường hợp nào là không thay đổi.
Do đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên.
* Thực trạng kết quả tay nghề HS, SV theo mức độ đạt được so với mục
tiêu:
Bảng 2.24. Đánh giá mức độ đạt được của mục tiêu chương trình (do phòng Đào tạo khoa học &công tác học sinh cung cấp)
Mức độ đạt về kiến thức | Mức độ đạt về kỹ năng | Mức độ đạt về thái độ | |||||||
Giỏi | Khá | TB | Thuần thục | Đạt | Không đạt | Rất tốt | Tốt | Không tốt | |
206 | 56 | 147 | 3 | 77 | 129 | 0 | 173 | 33 | 0 |
100 | 27,18 | 71,36 | 1,46 | 37,38 | 62,62 | 0 | 83,98 | 16,01 | 0 |
Nhận xét:
Về kiến thức: 27,18% đạt loại giỏi, 71,36% đạt loại khá. Có 1,46% loại trung bình;
Về kỹ năng: 37,38% HS, SV thuần thục các kỹ năng, 62,62% thực hiện đạt các kỹ thuật, không có trường hợp là không đạt;
Về thái độ: 100% HS, SV có thái độ tốt. Tuân thủ Y đúc và Dược đức.
Điều đó cho thấy các CB, GV cần có những phương pháp hướng dẫn THLS riêng biệt phù hợp với nhận thức của một số HS, SV
2.3.9. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng ở trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn
Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động THLS của trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn, qua các ý kiến khảo sát của 35 CB, GV (cơ hữu và thỉnh giảng) cùng với 206 HS, SV đang THLS trong thời gian nghiên cứu đề tài. Kết quả cho thấy những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động THLS của nhà trường như sau:
* Những yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh trường Trung cấp Y tế
- Đội ngũ giáo viên hướng dẫn THLS đều nhận thức rõ tầm quan trọng và mức độ cần thiết của công tác quản lý hoạt động THLS.
Đa phần là kiêm nhiệm, một số CB, GV chưa có trình độ chuyên môn sâu, thiếu về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề.
- Năng lực, ý thức thái độ của sinh viên tham gia hoạt động thực hành: Có một số ít những HS, SV chưa có ý thức tự giác trong quá trình THLS tại bệnh viện: chưa chấp hành tốt về giờ học THLS, chưa tự chủ động giao ban cùng khoa lâm sàng,… vẫn còn HS, SV chưa thực hiện qui định về trang phục, phương tiện học THLS đầy đủ: Không mặc quần blu, thiếu thước dây, kim cùn hoặc dèn soi đồng tử,…
- Năng lực của cán bộ quản lý và CB, GV hướng dẫn THLS vẫn còn thiếu về trình độ chuyên khoa sâu, một số CB, GV cơ hữu chưa có bề dày kinh nghiệm
lâm sàng, thiếu cả về nghiệp vụ sư phạm dạy nghề,… Vì vậy, phương pháp giảng dạy và hướng dẫn THLS thiếu lôi cuốn ảnh hưởng đến việc hình thành sự say mê, tự chủ của HS, SV trong hoạt động THLS.
Do đó cần nâng cao nhận thức cho các CB, GV và HS, SV về tầm quan trọng của hoạt động THLS và quản lý hoạt động THLS tại bệnh viện, cần có sự đổi mới phương pháp giảng dạy THLS và đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá THLS cho đội ngũ CB, GV. Các CB, GV cần được nâng cao tình độ chuyên môn, đào tạo bồi dưỡng phương pháp hướng dẫn THLS, phương pháp kiểm tra đánh giá THLS.
* Những yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế:
- Nội dung chương trình THLS: Được xây dựng phù hợp, việc tổ chức thực hiện rất tốt, nhưng việc kiểm tra đánh giá thực hiện vẫn chưa được tốt, chưa thường xuyên.
- Cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện cho việc THLS: Rất là tốt, cơ sở khang trang, phòng học được trang bị đủ ánh sáng, quạt mát và điều hòa; Phương tiện học tập rất đầy đủ, hiện đại. Nhưng CB, GV hướng dẫn THLS cần học cách sử dụng các phương tiện thuần thục để hướng dẫn HS, SV sử dụng, ứng dụng vào công tác điều trị trong hoạt động THLS, nâng cao hiệu quả hướng dẫn THLS.
- Sự phối hợp quản lý THLS giữa nhà trường và cơ sở thực hành: Đươc đánh giá là rất tốt. Tuy nhiên các bác sĩ lâm sàng cần tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn cho các CB, GV mới, CB, GV ít kinh nghiệm lâm sàng sử dụng thuần thục các trang - thiết bị hiện đại như hiện nay ở bệnh viện.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý hoạt động thực hành lâm sàng
Qua khảo sát về thực trạng công tác quản lý họat động THLS bằng kết quả khảo sát ý kiến của 206 HS, SV đang theo học tại trường. 35 CB, GV cơ hữu và thỉnh giảng có những mặt mạnh và các điểm hạn chế sau:
2.4.1. Ưu điểm
Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn là trường được quản lý trực tiếp của Sở Y tế Bắc Kạn về chuyên môn dưới sự chỉ đạo của Bộ Y tế và quản lý trực tiếp chương trình đào tạo là Sở LĐTB&XH.
- Là nơi đào tạo nguồn nhân lực duy nhất cho ngành Y tế của tỉnh.
- Qui mô đào tạo của trường mỗi năm không nhiều, nhưng nhà trường có một môi trường đào tạo hết sức hợp lý, liền kề là BVĐKBK có qui mô 500 giường bệnh, là điều kiện thuận lợi cho HS, SV THLS. Qui mô đào tạo không nhiều nên cũng là yếu tố thuận lợi trong vần đề quản lý các hoạt động THLS, thực tập tốt nghiệp của CB, GV với HS, SV.
- Trang - thiết bị học tập trong nhà trường được trang bị đầy đủ và hiện đại, đáp ứng tốt nhu cầu giảng dạy và học tập.
- Điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường và BVĐK BK đều rất là khang trang, với các trang - thiết bị hiện đại, tân tiến.
- Thực hiện tốt việc xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình phù hợp với chương trình khung, phù hợp với từng đối tượng đào tạo.
- Công tác chuẩn bị cho hoạt động THLS được thực hiện tương đối tốt.
- Về mặt nhận thức, cả HS, SV và CB, GV đều nhận thức được tầm quan trọng trong vấn đề quản lý hoạt động thực tập. Đa số các sinh viên đều nhận thức được mức độ quan trọng của việc THLS.
2.4.2. Hạn chế
- Thiếu CB, GV hướng dẫn THLS;
- Phương pháp hướng dẫn THLS ở một số CB, GV chưa tốt;
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá cuối đợt THLS chưa phù hợp, chưa được đảm bảo tính khách quan.
- Chưa có tập bài giảng hướng dẫn THLS cho HS, SV.
- Công tác quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thực hiện kế hoạch lâm sàng chưa được thường xuyên, phương pháp kiểm tra chưa tốt.