Trong tổ chức hoạt động ngoại khóa, từ việc chọn địa điểm tổ chức tại trường hay trên một địa bàn nào đó, hay việc đổi mới phương pháp tổ chức, nghiên cứu khoa học của giáo viên về hoạt động ngoại khóa... đều cần phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu cho học sinh tham gia hoạt động. Các phương tiện giáo dục phải đảm bảo các yêu cầu về thẩm mĩ, độ bền, độ an toàn và vệ sinh và được sử dụng một cách tối đa, thường xuyên. Việc bố trí các khu vui chơi, sân bãi luyện tập phải hợp lí, thuận tiện... Chính vì vậy, điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức một hoạt động ngoại khóa có vai trò vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công hay thất bại của buổi ngoại khóa.
Các lực lượng xã hội: Gia đình và xã hội cung cấp nguồn lực về con người và kinh tế đảm bảo cho hoạt động ngoại khóa của trường có chất lượng và hiệu quả cao. Từ thực tiễn và lý luận giáo dục đã chỉ ra rằng, muốn tạo nên những thành quả giáo dục tốt nhất cho mỗi học sinh thì phải có sự kết hợp hài hòa thống nhất giữa các lực lượng giáo dục (nhà trường, gia đình và xã hội). Tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh sẽ đạt hiệu quả cao nếu như cha mẹ và thầy cô, xã hội quan tâm đúng mực.
Văn bản pháp quy: Văn bản pháp quy quan trọng để tổ chức và triển khai hoạt động ngoại khóa là chương trình hoạt động ngoại khóa gắn với chương trình các môn học. Chất lượng công tác quản lí hoạt động ngoại khóa phụ thuộc vào việc đảm bảo tính khoa học và tính tiếp cận hiện đại của chương trình. Bởi lẽ chương trình tổ chức hoạt động ngoại khóa và tài liệu môn học là một bản thiết kế cho trình độ phát triển tư duy, khả năng linh hoạt của học sinh. Đồng thời chương trình ngoại khóa cũng đã nêu lên các nội dung, phương pháp và phân bổ các nội dung và thời gian tham gia của học sinh THCS. Chương trình và tài liệu mang tính tiếp cận hiện đại sẽ giúp chon các giáo viên thực hiện các mô hình giáo dục đảm bảo chất lượng hoạt động ngoại khóa bộ môn ở cấp THCS. Ngược lại, nếu chương trình giáo dục lạc hậu sẽ ảnh hưởng rất xấu đến kết quả của hoạt động ngoại khóa nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung
Kết luận chương 1:
Hoạt động ngoại khoá môn học là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là một bộ phận của hoạt động ngoài giờ lên lớp, là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp góp phần làm cho quá trình giáo dục ở nhà trường thêm đa dạng,
phong phú, toàn diện. Tính chất nhiều hình, nhiều vẻ của hoạt động ngoại khoá môn học giúp việc học tập của học sinh thêm hứng thú, phong phú và bổ ích. Những kiến thức mà học sinh thu nhận được trong quá trình hoạt động ngoại khoá thường sâu sắc và khó quên. Vì những lý do đó mà chúng ta không thể xem nhẹ các hoạt động ngoại khoá trong nhà trường. Muốn các hoạt động ngoại khoá môn học trở thành một hoạt động giáo dục thường xuyên và đạt kết quả tốt, hơn ai hết, người giáo viên và nhà quản lý phải ý thức được rằng tổ chức các hoạt động ngoại khoá là một phần, một bộ phận hữu cơ và không thể thiếu được trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh. Chất lượng của các hoạt động ngoại khoá được quyết định bởi các biện pháp quản lí của hiệu trưởng. Người hiệu trưởng phải nghiên cứu kỹ và có kế hoạch, có các hình thức tổ chức, phối hợp, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá thường xuyên để giáo viên và học sinh thực hiện thành công nhiệm vụ mà ngoại khoá đề ra. Hiệu trưởng cần chú trọng quản lý toàn diện mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt là chất lượng của nó, gắn kết với chất lượng giáo dục chính khoá để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. HĐNK là hoạt động ngoài giờ học chính khóa nhưng gắn với nội dung của các môn học, hoạt động ngoại khóa chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố: Yêu cầu đổi mới của giáo dục THCS; nhận thức của các lực lượng giáo dục; năng lực người tổ chức; nội dung chương trình; hình thức; sự đánh giá và các điều kiện để tổ chức. Chính vì vậy cần có các biện pháp quản lý việc tổ chức, thực hiện hợp lý thì HĐNK ở các trường THCS sẽ được nâng cao về chất lượng và hiệu quả. Hiệu trưởng trường THCS là người lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa, tổ chức các nguồn lực thực hiện kế hoạch hoạt động, chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động và kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động ngoại khóa.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
Ở CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG DÂN TỘC BÁN TRÚ TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NẬM PỒ TỈNH ĐIỆN BIÊN
2.1. Khái quát về giáo dục PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên
Nậm Pồ là huyện miền núi, vùng đặc biệt khó khăn của của tỉnh Điện Biên. Có vị trí vô cùng quan trọng, là huyện biên giới với nước bạn Lào. Huyện Nậm Pồ là huyện mới được thành lập theo Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 25 tháng 8 năm 2012 và chính thức đi vào hoạt động ngày 23 tháng 6 năm 2013, sau khi được chia tách từ hai huyện Mường Nhé và huyện Mường Chà. Diện tích tự nhiên toàn huyện 1.498 km2. Đơn vị hành chính huyện gồm 15 xã và trong đó 100% số xã đều là xã vùng đặc biệt khó khăn, có 8 xã có biên giới chung với nước bạn Lào (chiếm tỷ lệ 53,3%).
Dân số huyện Nậm Pồ là 43.542 người với 8 dân tộc cùng sinh sống là: H'mông, Thái, Dao, Kinh, Khơ Mú, Hoa, Kháng, Cống. Trong đó người H'mông chiếm đa số với 69,18 %, có xã chiếm trên 99%. Địa bàn dân cư trải rộng, các xã có diện tích rộng và cách xa trung tâm huyện. Kinh tế của huyện còn vô cùng khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo chiếm tỉ lệ 67,97% (2017) trong đó các xã đặc biệt khó khăn tỉ lệ đói nghèo chiếm trên 70%. Kinh tế chủ yếu nông, lâm nghiệp sản xuất manh muốn, nhiều bản, xã chủ yếu vẫn theo hướng tự cung tự cấp; thương mại và dịch vụ nhỏ lẻ, phân tán. Đời sống văn hoá xã hội của nhân dân trong huyện còn ở mức thấp, phát triển không đều giữa các khu vực, một số nơi còn rất khó khăn, có một số mặt hạn chế, nhất là cơ sở hạ tầng tạo điều kiện vui chơi, giải trí, sinh hoạt hầu như chưa có; trình độ dân trí chưa cao, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa.
Tính đến năm 2017 - 2018, mạng lưới trường lớp, các loại hình giáo dục đã được củng cố, phát triển, điều chỉnh gắn với địa bàn dân cư và bố trí tương đối hợp lý ở các địa phương, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho người học, vừa thực hiện tốt mục tiêu giáo dục. Giữ vững kết quả Phổ cập GD THCS đúng độ tuổi mức độ II và phổ cập THCS tại 15/15 xã. 15/15 Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động có hiệu quả. Tỷ lệ trẻ em 11 tuổi vào lớp 6 trong toàn huyện đạt 97,8%. Tuyển sinh học sinh hoàn thành chương trình lớp 9 và tốt nghiệp THCS đạt 99%.. Chất lượng học tập của HS những năm gần đây đã có tiến bộ rõ nét, qua đó góp phần thực hiện tốt việc phát triển giáo dục theo đúng mục tiêu mà Đảng bộ huyện đã đề ra trong nhiệm kỳ 2013 - 2018.
Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên ngày càng được củng cố về số lượng, trình độ chuyên môn, tạo điều kiện nâng cao chất lượng dạy học; số lượng GV đạt và vượt chuẩn đào tạo cũng tăng dần.
100% CBQL đã qua các lớp bồi dưỡng ngắn hạn hoặc bồi dưỡng theo chuyên đề dành cho hiệu trưởng trường THCS do Sở GD-ĐT kết hợp với trường Cao đẳng Sư phạm tổ chức. Tỷ lệ CBQL trường THCS bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý đạt trên 95%.
- Về đội ngũ giáo viên: Trình độ chuyên môn 100% giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Việc học tập và nâng cao trình độ chuyên môn luôn được giáo viên quan tâm và học hỏi. Tỉ lệ giáo viên trên chuẩn cao song trình độ tin học của giáo viên đạt yêu cầu thấp so với yêu cầu đổi mới dạy học hiện nay. Nậm Pồ đã có những chuyển biến tích cực, mạnh mẽ trên nhiều mặt, trong đó có xây dựng và đầu tư CSVC trường học. Tính đến cuối năm học 2017 - 2018, riêng cấp THCS đã có quy mô trường lớp và học sinh cụ thể như sau:
Bảng 2.1: Quy mô trường lớp và số học sinh cấp Trung học cơ sở
Tên trường | Lớp | Học sinh | |||||||||
Tổng số | Chia ra | Tổng số | Chia ra | ||||||||
6 | 7 | 8 | 9 | 6 | 7 | 8 | 9 | ||||
1 | PTDTBT THCS Chà Cang | 8 | 2 | 2 | 2 | 2 | 189 | 50 | 48 | 44 | 47 |
2 | PTDTBT THCS Nậm Tin | 12 | 3 | 3 | 3 | 3 | 345 | 88 | 97 | 85 | 75 |
3 | PTDTBT THCS Chà Tở | 8 | 2 | 2 | 2 | 2 | 252 | 65 | 57 | 79 | 51 |
4 | PTDTBT THCS - TH Nậm Khăn | 6 | 2 | 2 | 1 | 1 | 149 | 42 | 51 | 23 | 33 |
5 | THCS Chà Nưa | 8 | 2 | 2 | 2 | 2 | 174 | 54 | 35 | 38 | 47 |
6 | PTDTBT THCS Phìn Hồ | 11 | 3 | 3 | 3 | 2 | 305 | 96 | 78 | 76 | 55 |
7 | PTDTBT THCS Pa Tần | 9 | 3 | 2 | 2 | 2 | 275 | 78 | 71 | 69 | 57 |
8 | PTDTBT THCS Nà Khoa | 20 | 5 | 6 | 4 | 5 | 629 | 154 | 182 | 146 | 147 |
9 | THCS Tân Phong | 14 | 4 | 4 | 3 | 3 | 440 | 118 | 121 | 107 | 94 |
10 | PTDTBT THCS Na Cô Sa | 16 | 5 | 4 | 4 | 3 | 545 | 151 | 153 | 140 | 101 |
11 | PTDTBT THCS NÀ HỲ | 19 | 5 | 5 | 5 | 4 | 599 | 155 | 146 | 165 | 133 |
12 | PTDTBT THCS Nà Bủng | 24 | 6 | 6 | 6 | 6 | 802 | 205 | 221 | 195 | 181 |
Tổng số | 155 | 42 | 41 | 37 | 35 | 4704 | 1256 | 1260 | 1167 | 1021 |
Có thể bạn quan tâm!
- Những Vấn Đề Cơ Bản Của Hoạt Động Ngoại Khóa Ở Trường Thcs
- Phương Pháp, Phương Tiện Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khoá Ở Trường Thcs
- Quản Lý Sử Dụng Các Nguồn Lực Phục Vụ Hoạt Động Ngoại Khoá Môn Học
- Nhận Thức Của Cbql Và Gv Về Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Ở Trường Ptdtbt Thcs Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên
- Những Khó Khăn Của Giáo Viên Khi Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Môn Học
- Thực Trạng Việc Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Tổ Chức Hđnk Của Cbql Và Gv
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
2.2.1. Mục đích khảo sát
Đánh giá thực trạng hoạt động ngoại khóa và quản lý hoạt động ngoại khóa môn học của hiệu trưởng ở một số trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
2.2.2. Nội dung khảo sát
- Thực trạng nhận thức về hoạt động ngoại khóa môn học và quản lý hoạt động ngoại khóa môn học của hiệu trưởng trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
- Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học ở một số trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
- Thực trạng quản lý hoạt động ngoại khóa môn học của hiệu trưởng một số trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Đề tài tiến hành khảo sát là 117 cán bộ quản lý, giáo viên. Trong đó CBQL là 27, giáo viên là 90 ở 9 trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Đề tài sử dụng phương pháp như sau để khảo sát thực trạng:
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Chúng tôi thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến (phụ lục số 1,2) để khảo sát trên CBQL, GV.
Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn CBQL và giáo viên về hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Qua trao đổi, phỏng vấn trực tiếp với CBQL và giáo viên ở các trường về hoạt động ngoại khóa, thu được kết quả cụ thể:
- Theo thầy giáo N.X.T, Hiệu trưởng trường PTDTBT THCS Nà Khoa cho rằng: Việc nhận thức đầy đủ về sự cần thiết tổ hoạt động ngoại khóa cho học sinh là là rất quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục toàn diện. Chất lượng kế hoạch là yếu tố quyết định đến sự phù hợp và hiệu quả của các hoạt động ngoại khóa.
- Theo cô giáo H.T.T, giáo viên trường PTDTBT THCS Nà Hỳ; Theo thầy giáo H.V.T, giáo viên trường PTDTBT THCS Chà Cang cho rằng: Năng lực và khả năng lập kế hoạch, lựa chọn nội dung, tổ chức thực hiện các hoạt động ngoại khóa là yếu tố tạo ra sự phong phú, đa dạng trong hình thức, phương pháp tổ chức, tạo sức hút học sinh tham gia và hiệu quả đạt được trong mỗi hoạt động ngoại khóa.
Phương pháp quan sát một số hoạt động ngoại khóa được tổ chức trong phạm vi nhà trường. Qua quan sát thực tế tại một số trường, hoạt động ngoại khóa môn học được tổ chức rất đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung tùy thuộc theo thế mạnh về chất lượng đội ngũ giáo viên của từng đơn vị, ví như: HĐNK môn Mĩ thuật phát triển mạnh ở các trường trường PTDTBT THCS Na Cô Sa, PTDTBT THCS Pa Tần; HĐNK môn Sinh học phát triển mạnh ở các trường trường PTDTBT THCS Nà Bủng; HĐNK môn Ngữ văn phát triển mạnh ở các trường trường PTDTBT THCS Chà Cang; HĐNK môn Đia lý phát triển mạnh ở các trường trường PTDTBT THCS Nà Khoa, PTDTBT THCS Nà Hỳ; HĐNK môn tiếng Anh phát triển mạnh ở các trường trường PTDTBT THCS Nà Khoa, PTDTBT THCS Phìn Hồ;... Nhìn chung, các HĐNK ở từng môn học sẽ phát triển theo thế mạnh của giáo viên của bộ môn đó tại các trường
Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu thực trạng của luận văn, Cách xử lý số liệu: Để xử lý số liệu điều tra, chúng tôi dùng phương pháp thống kê toán học trong khoa học GD như:
Tính tỷ lệ %, giá trị trung bình, ước lượng, kiểm định..., trên tổng số các đối tượng được khảo sát.
Trong các phiếu hỏi ý kiến, mỗi nội dung hỏi, quy định mức thang điểm đánh giá như sau: Tốt: 4 điểm; Khá: 3 điểm
Trung bình: 2 điểm; Yếu: 1 điểm
Từ kết quả tính toán, chúng tôi phân tích, đánh giá đưa ra những kết luận phù hợp. Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm là giáo án,
hồ sơ quản lý của nhà trường, hồ sơ giáo viên và trò chuyện trực tiếp với giáo viên, cán bộ quản lý.
2.3. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học cho học sinh ở trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.
2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động ngoại khóa môn học của CBQL, GV và HS
Khảo sát thực trạng nhận thức của CBQL về hoạt động ngoại khóa môn học ở trường PTDTBT THCS chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 (Phục lục số 1), kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.2:
Kết quả thăm dò, khảo sát 27 CBQL tại 9 trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên cho thấy:
Bảng 2.2: Thực trạng nhận thức về vị trí HĐNK của CBQL
Số lượng | Tỉ lệ (%) | |
Đứng ngang hàng HĐ dạy - học trên lớp | 11 | 40,7 |
Đứng sau HĐ dạy - học trên lớp | 14 | 51, 9 |
Không có vị trí nào | 2 | 6,7 |
Nhận xét: Có đến 51,9% CBQL nhận thức HĐNK đứng ở vị trí ở sau hoạt động dạy - học. Như vậy họ chỉ biết ưu tiên quan tâm đầu tư cho công tác chuyên môn dạy - học thuần túy trên lớp đã duy trì ổn định từ nhiều năm qua, đáp ứng yêu cầu thi cử trước mắt. Điều này chứng tỏ hầu hết CBQL đều có nhận thức bước đầu chưa đầy đủ về vị trí hoạt động này. Đặc biệt với con số 6,7% CBQL chưa xác định đúng vị trí của hoạt động. Tất cả đó, thể hiện phần nào về mặt nhận thức của CBQL còn mơ hồ về mục tiêu GD toàn diện, thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông nói chung và vai trò vị trí của các hoạt động GD THCS nói riêng, trong đó có HĐNK đến việc hình thành nhân cách toàn vẹn HS. Thực rạng này đặt ra cho ngành GD, cho các nhà trường PTDTBT THCS, cho CBQL phải tăng cường nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, GD nhận thức về hoạt động này, để trả lại đúng vị trí của nó.
Hoạt động ngoại khóa môn học có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh. Để hoạt động ngoại khóa đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh phải nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò của hoạt động này.
Nhằm đánh giá thực trạng nhận thức về ý nghĩa và tác dụng của hoạt động ngoại khóa môn học, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, tham khảo ý kiến của 27 CBQL và 90 GV bằng câu hỏi số 2 và số 5 (Phụ lục số 1), kết quả như sau:
Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của CBQL và GV về ý nghĩa và tác dụng của tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học
Đánh giá mức độ về ý nghĩa và tác dụng đối với HS | ||||||||
Tốt | Khá | TB | Yếu | |||||
SL | % | SL | % | SL | % | SL | % | |
Hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, hành vi ứng xử | 15 | 55,56 | 11 | 40,74 | 1 | 3,70 | 0 | 0 |
Nâng cao nhận thức hiểu biết xã hội, mở rộng mối quan hệ hợp tác với cộng đồng | 14 | 51,85 | 12 | 44,45 | 1 | 3.70 | 0 | 0 |
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp, đối thoại linh hoạt | 15 | 56,56 | 10 | 37,03 | 2 | 7,41 | 0 | 0 |
Góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục | 56 | 47,86 | ||||||
Góp phần phát hiện năng khiếu học sinh, là con đường giúp học sinh phát triển hứng thú, óc tò mò khoa học, tính ham hiểu biết, thỏa mãn các nhu cầu nhận thức | 104 | 88,89 | 13 | 11,11 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Hướng hứng thú của học sinh vào hoạt động bổ ích, tăng cường cơ hội giao lưu, giúp học sinh trải nghiệm trong môi trường thực tiễn, phát triển kĩ năng sống | 102 | 87,18 | 15 | 12,82 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Tạo sự gắn bó, đoàn kết trong tập thể | 88 | 75,21 | 29 | 24,79 | 0 | 0 | 0 | 0 |
Là con đường quan trọng để hình thành, phát triển nhân cách cho học sinh. | 23 | 19,66 | 35 | 29,91 | 59 | 50,43 | 0 | 0 |