Nhận Thức Của Cbql Và Gv Về Hình Thức Tổ Chức Hoạt Động Ngoại Khóa Ở Trường Ptdtbt Thcs Huyện Nậm Pồ, Tỉnh Điện Biên

Nhận xét: Như vậy, bên cạnh nhận thức tích cực về tác dụng của HĐNK lên các mặt nhân cách HS mà CBQL và GV đã khẳng định. Song, còn các mặt phẩm chất và năng lực khác cũng khá quan trọng, nhưng chưa nâng lên ngang tầm nhận thức, gồm các mặt sau như: Hình thành kỹ năng tự tổ chức quản lý cuộc sống; phát huy tính năng động sáng tạo, năng lực tự hoàn thiên; năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh… Qua kết quả đánh giá này, một lần nữa khuyến cáo các nhà trường cần có nhận thức đầy đủ hơn về tác dụng của HĐNK đến phát triển nhân cách toàn diện học sinh.

Mặt khác, từ kết quả khảo sát trên cũng cho thấy hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên nhà trường đã có nhận thức đúng về ý nghĩa của hoạt động ngoại khóa môn học ở trường THCS, có 88,18% cán bộ quản lý và giáo viên nhận thức rằng hoạt động ngoại khóa góp phần phát hiện năng khiếu học sinh, là con đường giúp học sinh phát triển hứng thú, óc tò mò khoa học, tính ham hiểu biết, thỏa mãn các nhu cầu về nhận thức. Tuy nhiên vẫn còn có những giáo viên chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa.

Tóm lại, khảo sát thực trạng nhận thức về hoạt động ngoại khoá môn học của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, chúng tôi cho rằng: Hoạt động ngoại khoá môn học đã có được một sự nhận thức đúng đắn trong các nhà trường, được xem như là một trong những hình thức tổ chức dạy học mang lại kết quả tốt. Nếu người hiệu trưởng biết tổ chức và quản lý tốt hoạt động này thì chắc chắn sẽ cải thiện được đáng kể thực trạng dạy học như hiện nay. Học sinh sẽ chủ động, tích cực trong tiếp thu tri thức. Trí tuệ của các em cũng như niềm yêu thích học tập sẽ phát triển tốt hơn, toàn diện hơn.

Để tìm hiểu về nhận thức của GV về mục tiêu của HĐNK, chúng tôi dùng câu hỏi số 3 (Phụ lục số 1), kết quả như sau:

Bảng 2.4: Nhận thức của GV về mục tiêu HĐNK


Các mục tiêu của HĐNK

Số lượng

Tỉ lệ (%)

Trang bị kiến thức

10

11,11

Rèn luyện kỹ năng

13

14,44

Hình thành thái độ, tình cảm, xúc cảm

55

61,12

Không có ý kiến

12

13,33

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động ngoại khóa ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ tỉnh điện biên - 8

Nhận xét: Kết quả khảo sát cho thấy: Có 25,55% GV nhận thức còn phiếm diện về mục tiêu, đây là một quá trình nhận thức lệch lạc đã ăn sâu vào nếp nghĩ và hành động của GV. Có 61,12% GV nhận thức về mục tiêu cần đạt của hoạt động là trang bị bổ sung kiến thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành thái độ tình cảm cho HS, đặc biệt có 13.33% GV chưa xác định được mục tiêu của hoạt động, hậu quả đó là do lâu nay chúng ta xem nhẹ hoạt động GD trong quá trình sư phạm và chỉ chú ý mặt giáo dưỡng, cung cấp tri thức khoa học bộ môn. Thực tế này buộc các CBQL nhà trường cần phải tăng cường hơn nữa công tác GD nhận thức về mục tiêu của HĐNK cho đội ngũ GV, vấn đề trở thành bức thiết hơn trong thực hiện đổi mới chương trình GD phổ thông hiện nay.

+ Nhận thức của CBQL, GV về các hình thức HĐNK cụ thể: Đa số CBQL và GV ở các nhà trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên, nhận thức về các loại hình và hình thức hoạt động rất đa dạng của HĐNK thu hút HS khá tốt. Ngoài ra để tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý về các hình thức tổ chức thực hiện hoạt động ngoại khoá chúng tôi đã khảo sát, kết quả thu được thể hiện ở bảng 2.4.

Để tìm hiểu về nhận thức của CBQL và GV về hình thức tổ chức các HĐNK, chúng tôi dùng câu hỏi số 4 (Phụ lục số 1), kết quả như sau:

Bảng 2.5. Nhận thức của CBQL và GV về hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa ở trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Stt

Hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa

Tán thành

Tỉ lệ (%)

1

Thảo luận chuyên đề

97

82,91

2

Hội thi

72

61,54

3

Trò chơi

76

64,96

4

Thăm quan

41

35,04

5

Giao lưu

54

46,15

6

Tổ ngoại khoá bộ môn (Câu lạc bộ hiệu quả)

101

86,32

7

Hoạt động tổng hợp

92

78,63

8

Nghiên cứu khoa học

22

18,80

Qua khảo sát cho thấy đa số CBQL và giáo viên đã nhận thức đầy đủ về các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa. Tuy nhiên, vẫn còn 35,04% ý kiến của giáo viên chưa đề cao hình thức thăm quan cho tổ chức hoạt động ngoại khóa trong trường THCS và chỉ có 18,80% tán thành hình thức nghiên cứu khoa học, chính điều này sẽ ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học..

+ Về nhận thức của CBQL và GV đánh giá các tác dụng của HĐNK đối với việc hình thành nhân cách HS:

CBQL và GV nhận thức HĐGDNGLL chủ yếu có tác dụng tốt đến việc hình thành một số các phẩm chất và năng lực của HS, tập trung vào các mặt về: Rèn luyện kỹ năng giao tiếp ứng xử, hoà nhập cộng đồng; nâng cao nhận thức hiểu biết xã hội, mở rộng các mối quan hệ xã hội; hình thành các chuẩn mực giá trị đạo đức, thẩm mỹ, thái độ hành vi…

2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học ở các trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

2.3.2.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh

Khi phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên kết hợp với nghiên cứu sản phẩm của giáo viên và cán bộ quản lý chúng tôi có nhận xét như sau:

Ở cấp độ của từng giáo viên chưa có kế hoạch hoạt động ngoại khóa mang tính chủ động thường xuyên mà theo định hướng của nhà trường, theo chủ đề, chủ điểm của hoạt động Đoàn, đội ở trường THCS.

2.3.2.2. Thực trạng nội dung hoạt động ngoại khóa

Để quản lý hoạt động ngoại khoá môn học có hiệu quả, các nhà quản lý đều cho rằng cần phải quan tâm đến nội dung của hoạt động ngoại khóa. Để đánh giá thực trạng nội dung các hoạt động ngoại khóa môn học, chúng tôi dùng câu hỏi số 6 (Phụ lục số 1), kết quả như sau:

Bảng 2.6. Thực trạng nội dung hoạt động ngoại khóa của trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên


Nội dung

Mức độ tổ chức

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Chưa bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Hoạt động văn nghệ - nghệ thuật gắn với bộ môn Ngữ

Văn, Lịch sử, GDCD.


79


65,83


21


17,5


20


16,67


0


0

Hoạt động thể dục thể thao

gắn với môn hể dục.

98

81,67

10

8,33

12

10

0

0

Hoạt động khác (Giới tính, môi trường, hoạt động theo năng khiếu, sở thích...)

gắn với bộ môn GDCD, Ngữ văn, Sinh học, Địa lý.


68


56,67


22


16,33


30


25


0


0

Phân tích bảng 2.6, với bốn nội dung trên về tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học, cho thấy các nội dung sau đây thường xuyên được nhà trường quan tâm tổ chức thực hiện, đó là:

- Hoạt động văn nghệ, nghệ thuật với môn học: Ngữ Văn, Lịch sử, GDCD chiếm 65,83%.

- Hoạt động thể dục thể thao với bộ môn Thể dục chiếm 81,67%.

Bên cạnh đó, có một số nội dung chưa được các nhà trường quan tâm, chưa thường tổ chức cho học sinh đó là các nội dung sau đây:

- Hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học theo chương trình chính khóa còn là các hoạt động phổ biến.

- Các nội dung hoạt động khác (Giới tính, môi trường, hoạt động theo sở trường, năng khiếu...) gắn với bộ môn chiếm tỉ lệ 56,67 %

Nhìn chung, các trường trên đại bàn huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã quan tâm thường xuyên đến các nội dung ngoại khóa về hoạt động văn nghệ, nghệ thuật và

các hoạt động thể dục thể thao nhưng vẫn còn một số nội dung chưa làm tốt đó là về hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học theo chương trình chính khóa hay các nội dung hoạt động về giới tính, sở thích của học sinh. Trao đổi trực tiếp với chúng tôi, một số giáo viên cho rằng do quá tải về công việc nên nhà trường chưa đầu tư nhiều cho các nội dung trên.

2.3.2.3. Thực trạng thực hiện quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học

Để đánh giá thực trạng quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học, chúng tôi dùng câu hỏi số 7 (Phụ lục số 1), kết quả như sau:

Bảng 2.7. Thực trạng về thực hiện quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa cho HS trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Các bước

tiến hành


Công việc cụ thể

Mức độ tổ chức

Rất thường xuyên

Thường xuyên

Đôi khi

Chưa bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


1.

Chuẩn bị

- Lựa chọn chủ đề ngoại

khóa

82

70

35

30

0

0

0

0

- Lập kế hoạch ngoại khóa:

+ Xác định mục tiêu

+ Dự kiến hình thức

+ Dự kiến thời gian

+ Dự kiến những công việc cần sự ủng hộ của

các lực lượng giáo dục khác.


54


46,15


47


40,17


16


13,68


0


0

- Chuẩn bị các điều kiện để tổ chức

- Phân công nhiệm vụ

cho từng thành viên, nhóm...


60


51,28


46


39,31


11


9,41


0


0


2. Tổ chức thực hiện

- Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch

- Chủ động giải quyết các tình huống đột xuất xảy ra trong quá trình tổ

chức


84


71,79


27


23,08


6


5,13


0


0

3.

Đánh giá

Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng


28


23,93


47


40,17


42


36


0


0

Dựa vào kết quả khảo sát ở trên cho thấy, các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã thực hiện theo đúng các bước trong quy trình tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học, việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện được quan tâm. Tuy nhiên, vẫn còn có trường chưa chủ động khi các tình huống bất ngờ xảy trong quá trình tổ chức hoạt động ngoại khóa. Vẫn còn có 43 ý kiến được hỏi cho rằng chưa tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm sau khi tổ chức ngoại khóa môn học. Do vậy, cán bộ quản lý nhà trường cần quan tâm đến vấn đề này hơn.

2.3.2.4. Thực trạng về hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động.

Để đánh giá về thực trạng hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chúng tôi dùng câu hỏi số 8 (Phụ lục số 1), kết quả như sau:

Bảng 2.8. Thực trạng về hình thức tổ chức các hoạt động ngoại khóa của trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên


Hình thức tổ chức

Mức độ tổ chức

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên

Đôi khi

Chưa bao

giờ

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

Ngoại khoá cho tất cả các

môn học

45

37,46

50

42,74

22

18,80

0

0

Ngoại khoá theo chủ điểm

53

45,3

35

29,91

29

24,79

0

0

Tham quan, đi thực tế

13

11,11

19

16,24

85

72,65

0

0

Các cuộc thi có tính tổng hợp

60

51,28

48

41,03

9

7,69

0

0

Nói chuyện chuyên đề

74

64,25

24

20,51

19

16,24

0

0

Câu lạc bộ

60

51,28

28

23,93

29

24,79

0

0

Xem và biểu diễn văn nghệ

79

67,52

19

16,24

19

16,24

0

0

Nhìn vào kết quả thống kê ở trên cho thấy các trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã chú trọng, đầu tư việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn học. Tuy nhiên mới chỉ tổ chức tập trung vào hoạt động nói chuyện chuyên đề, xem và biểu diễn văn nghệ; các hoạt động ngoại khóa như thăm quan thực tế, hay tổ chức cho các môn học còn chiếm tỉ lệ thấp (37,46%). Vì vậy, các nhà quản lý trường PTDTBT THCS cần tăng cường quản lý công tác hoạt động ngoại khóa hơn nữa để hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn.

Để tìm hiểu về thực trạng sử dụng các phương pháp khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chúng tôi tiến hành khảo sát 117 cán bộ quản lí, giáo viên với câu hỏi số 9 (Phụ lục số 1), kết quả như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học trong hoạt động ngoại khóa‌


Stt


Phương pháp

Mức độ sử dụng

Thường xuyên

Chưa thường xuyên

Chưa thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp thuyết trình

95

81,2

22

18,8

0

0

2

Phương pháp vấn đáp

85

72,65

32

27,35

0

0

3

Phương pháp nêu vấn đề

67

57,26

50

42,74

0

0

4

Phương pháp sắm vai

63

53,85

54

46,27

0

0

5

Phương pháp xử lý tình huống

56

47,86

35

52,14

0

0

6

Phương pháp tổ chức trò chơi

70

59,83

47

40,17

0

0

Qua khảo sát cho thấy, khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa môn học, các trường đều chú trọng tới phương pháp thuyết trình hay sử dụng phương pháp hỏi đáp. Có đến 81,2% ý kiến cho rằng sử dụng phương pháp thuyết trình khi tổ chức các hoạt động ngoại khóa, chỉ có 53,73% ý kiến được hỏi cho rằng có sử dụng phương pháp sắm vai, xử lý tình huống hay tổ chức trò chơi. Kết quả trên một lần nữa cho thấy lãnh đạo các nhà trường cần đẩy mạnh hoạt động quản lý các hoạt động ngoại khóa môn học trong trường PTDTBT THCS gắn với các hình thức thực hành, thực tiễn, hoạt động trải nghiệm để hình thành và phát triển kĩ năng, kinh nghiệm ứng xử cho học sinh.

2.3.2.5. Thực trạng mức độ tổ chức hoạt động ngoại khóa môn học

Hoạt động ngoại khoá môn học trong nhà trường hiện nay đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung, diễn ra trên một phạm vi rộng bao gồm cả trong và ngoài nhà trường, trong suốt cả năm học. Có nhiều đối tượng tham gia hoạt động ngoại khoá môn học: Cán bộ chỉ đạo, giáo viên tổ chức, hướng dẫn và học sinh thực hiện. Để tìm hiểu thực trạng mức độ tiến hành các hoạt động ngoại khóa môn học, chúng tôi dùng câu hỏi số 10 (Phụ lục số 1), kết quả như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng về mức độ tiến hành các hoạt động ngoại khoá của trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên


Stt


Hoạt động

Mức độ tiến hành

Thường xuyên

Chưa thường xuyên

Chưa thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%

1

Ngoại khoá cho tất

cả các môn học

5

55,56

4

44,44

0

0

2

Ngoại khoá theo

chủ điểm

8

89,9

1

11,1

0

0

Qua nghiên cứu báo các tổng kết năm học 2017-2018 các nhà trường trong diện khảo sát, chúng tôi tổng hợp được số lần tổ chức ngoại khoá môn học tại các trường như sau:

Bảng 2.11. Số lần tổ chức tổ ngoại khoá bộ môn năm học 2017-2018 của một số trường PTDTBT THCS huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên

Trường

PTDTBT THCS


Khối lớp

Số lượng các hoạt động ngoại khóa theo môn học

Ngữ Văn

Lịch sử

Địa lí

Sinh học

Tiếng

Anh


Nà Khoa

6

4

3

6

4

3

7

3

4

5

4

2

8

3

4

6

3

3

9

4

3

6

4

3


Nà Hỳ

6

4

2

3

2

2

7

3

3

4

2

2

8

2

2

6

3

3

9

4

4

5

3

3


Nà Bủng

6

2

1

3

2

1

7

2

2

4

3

2

8

3

4

5

3

3

9

4

4

6

4

3


Na Cô Sa

6

3

2

4

1

1

7

2

3

4

2

2

8

3

2

5

2

2

9

4

3

5

3

3


Chà Cang

6

3

2

3

1

2

7

3

3

3

2

1

8

4

3

4

3

2

9

3

4

5

3

3


Chà Tở

6

2

2

3

1

1

7

3

2

2

2

1

8

2

3

4

3

2

9

4

2

4

4

2


Phìn Hồ

6

2

2

3

2

2

7

4

4

4

2

3

8

3

3

3

3

3

9

4

3

4

4

4


Nậm Tin

6

1

2

2

2

1

7

2

2

2

2

2

8

2

3

3

3

2

9

3

2

2

3

2


Pa Tần

6

2

3

3

3

2

7

4

4

4

2

3

8

3

3

4

3

3

9

4

4

5

4

4

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/05/2022