Nghiên Cứu Khoa Học , Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học

1.2.1.2. Quản lý giáo dục

Giáo dục là một hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của giáo dục là kế thừa quá trình chuyền đạt và lĩnh hội kinh nghiệm đã được tích lũy trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Thế hệ đi trước truyền đạt cho thế hệ đi sau. Có trách nhiệm lĩnh hội, kế thừa. Phát triển và bổ sung những kinh nghiệm đó.

Có rất nghiên cứu về quản lý giáo dục, hiện nay có nhiều ý kiến cơ bản là đồng nhất với nhau về khái niệm quản lý giáo dục.

Theo chuyên gia giáo dục Konđacốp M.I. thì: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhân thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như cũng như quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý trẻ em” [15].

Ở Việt nam, theo tác giả Đặng Quốc Bảo thì “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu của xã hội” [dẫn theo 32].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch hợp lý quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học, giáo dục thế hệ trẻ. Đưa giáo dục đến mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái về chất” [26, tr.50].

Hệ thống giáo dục là một hệ thống xã hội. Quản lý giáo dục cũng chịu sư chi phối của các quy luật xã hội. Quản lý giáo dục có những đặc trưng chủ yếu sau đây:

- Sản phẩm giáo dục là còn người, là nhân cách, là sản phẩm có tính đặc thù nên QLGD phải ngăn ngừa sự dập khuôn, máy móc trong việc tạo ra những sản phẩm cũng như không được phép tạo ra phế phẩm.

- Quản lý giáo dục nói chung, quản lý Nhà trường nói riêng phải chú ý đến sự khác biệt giữa đặc điểm lao động sư phạm so với lao động xã hội nói chung.

- Trong quản lý giáo dục, các hoạt động quản lý hành chính nhà nước và quản lý sự nghiệp chuyên môn là một khối thống nhất, đan xen vào nhau, thâm nhập lẫn nhau không thể tách rời.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

- Quản lý giáo dục đòi hỏi những yêu cầu cao về tính toàn diện, tính thống nhất, tính liên tục, tính kế thừa, tính phát triển...

- Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng vì vậy quản lý giáo dục phải quán triệt quan điểm của quần chúng.

Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm Salavan Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào - 3

Như vậy, quản lý giáo dục là sự tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và có mục đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến các khâu của hệ thống giáo dục.

1.2.2. Nghiên cứu khoa học, hoạt động nghiên cứu khoa học

1.2.2.1. Nghiên cứu khoa học

a. Khái niệm khoa học

Khoa học là toàn bộ hoạt động có hệ thống nhằm xây dựng và tổ chức kiến thức dưới hình những lời giải tích và tiên đoán có thể kiểm tra được về vũ trụ. Thông qua các phương pháp kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất bất thường của tự nhiên nhằm thu thập dữ liệu, phân tích thông tin để giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiện dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức tích cực đã được hệ thống hóa.

Theo Từ điển tiếng Việt có viết “Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật

khách quan của thế giới bên ngoài cũng như của hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thế giới hiện thực” [36].

Theo Đại học Bách khoa toàn thư Liên Xô, quyển XIX, trang 241: “Khoa học là hệ thống tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, về những quy luật phát triển khách quan của tự nhiên, xã hội và tư duy, hệ thống tri thức này được hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển trên cơ sở và thực tiễn xã hội” [8].

Theo luật khoa học và công nghệ thì: “Khoa học là hệ thống tri thức về các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy” [dẫn theo 4].

b. Khái niệm nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tìm kiểm, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm. Dựa trên những số liệu, tài liệu, kiến thức,... đạt được từ các thí nghiệm NCKH để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội, và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn, giá trị hơn. Con người muốn làm NCKH phải có kiến thức nhất định về lĩnh vực nghiên cứu và cái chính là phải rèn luyện cách làm việc tự lực, có phương pháp từ lúc ngồi trên ghế nhà trường.

Nghiên cứu khoa học là hoạt động chủ động, tích cực và có hệ thống của con người nhằm khám phá, giải thích thế giới xung quanh.

Theo luật khoa học và Công nghệ 2000 có viết: “Nghiên cứu khoa học là hoạt động phát hiện, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật, quy luật của tự nhiên xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Nghiên cứu khoa học gồm nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng” [dẫn theo 4].

Bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhằm nhận thức thế giới khách quan, tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào cải tạo thế giới.

Chủ thể nghiên cứu khoa học là các nhà khoa học, những người trực tiếp thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, những người có phẩm chất trí tuệ và năng lực NCKH.

Khách thể của nghiên cứu khoa học là các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy mà các nhà khoa học nghiên cứu để khám phá, sáng tạo ra tri thức khoa học.

Đối tượng nghiên cứu khoa học là thế giới phức tạp, mỗi bộ môn khoa học chọn riêng cho mình một đối tượng.

Quá trình nghiên cứu khoa học được thực hiện trong một cơ quan nghiên cứu được tổ chức chặt chẽ, có chương trình chiến lược hoạt động.

Mục đích nghiên cứu khoa học là một tìm tòi, khám phá bản chất và các quy luật vận động của thế giới, tạo ra thông tin mới nhằm áp dụng vào sản xuất vật chất hay tạo ra các giá trị tinh thần để thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người.

Như vậy, nghiên cứu khoa học là quá trình tìm kiếm, khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới,... về tự nhiên và xã hội. Những kiến thức hay học thuyết mới này tốt hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp và vận dụng chúng vào thực tiễn phục vụ cho nhu cầu, lợi ích ngày càng cao của con người.

1.2.2.2. Hoạt động nghiên cứu khoa học

Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người. Hoạt động là một phương thức cơ bản của sự tồn tại con người.

Thực chất hoạt động nghiên cứu khoa học chính là các quá trình nghiên cứu khoa học. Đó là hoạt động sản xuất tinh thần mà sản phẩm của nó là hệ thống tri thức khoa học tham gia ngày càng sâu sắc và đầy đủ vào quá trình sản xuất vật chất và mọi mặt của đời sống xã hội.

Như vậy, có thể hiểu: Hoạt động nghiên cứu khoa học là hoạt động phát huy, tìm hiểu các hiện tượng, sự vật quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy, sáng tạo các giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn.

1.2.3. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học

Trường Đại học vừa là cơ sở đào tạo vừa là cơ sở NCKH, phát triển công nghệ, ứng dụng chuyển giao vào thực tiễn sản xuất, có thể nói hoạt động NCKH là một trong hai nhiệm vụ chính của nhà trường.

Theo luật KH&CN có giải thích rõ: “Hoạt động KH&CN bao gồm nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và phát triển công nghệ, dịch vụ KH&CN, hoạt động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất và các hoạt động khác nhằm phát triển KH&CN” [dẫn theo 32].

Hoạt động khoa học và công nghệ là một trong những lĩnh vực mũi nhọn có tầm quan trọng vào vai trò vô cùng lớn đối với sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Chính vì thế, để hoạt động KHCN được thực hiện có hiệu quả và đạt chất lượng cao, Nhà nước ta đã ban hành nhiều quy định về quản lý hoạt động khoa học và công nghệ, quản lý các đề tài KHCN các cấp, quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ...

Theo thông tư số 12/2010/TT-BGDĐT ngày 29 tháng 03 năm 2010 của bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu rõ ba vẫn đề nổi bật sau [1]:

- Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.

- Phục vụ phát triển nhanh giáo dục, phát triển kinh tế-xã hội.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nhiệm vụ cho sinh viên, nghiên cứu viên sinh viên và cán bộ quản lý.

Theo thông tư số 22/2011/ TT-BGDĐT ngày 30 tháng 05 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục Đại học có nhấn mạnh rõ mục tiêu của hoạt động khoa học và công nghệ, cụ thể như sau [2]:

Tạo ra tri thức, công nghệ, giải pháp, sản phẩm mới; góp phần hình thành và nâng cao chất lượng đào tạo.

- Ứng dụng tri thức, công nghệ mới và đào tạo ra phương thức, giải pháp mới phục vụ phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của đất nước, tạo cơ sở thúc đẩy hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.

- Góp phần phát hiện và bồi dưỡng nhân tài; phát triển tiển tiềm lực khoa học và công nghệ của đất nước, đóng góp và phát triển kho tàng tri thức, công nghệ của nhân loại.

Như vậy, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của nhà quản lý đến đối tượng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học.

1.2.4. Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên

Dựa trên khái niệm về quản lý hoạt động NCKH nêu trên, có thể hình dung: Quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là sự tác động có mục đích, có tổ chức và có kế hoạch của nhà quản lý (Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng) đến đối tượng thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học (sinh viên), nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong nhà trường.

1.3. Một số vấn đề cơ bản về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm

1.3.1. Đặc điểm về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm

1.3.1.1. Mục đích của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trường CĐSP

Khi tham gia hoạt động NCKH, sinh viên trường CĐSP mong muốn đạt được mục đích sau đây:

Về kiến thức: Trang bị cho sinh viên hệ thống tri thức cơ bản về khoa học giáo dục, đặc biệt là kiến thức mới, thông tin mới về lĩnh vực dạy học giáo dục, đặc biệt là sự hiểu biết để xác định mục đích, yêu cẩu của đề tài khoa học; hình thành thế giới quan phương pháp luận khoa học cho những chuyên gia sư

phạm. Thông qua quá trình nghiên cứu, sinh viên sư phạm tự đọc, khám phá, hệ thống hóa hệ thống tri thức khoa học giáo dục, các phương pháp quan điểm mới ở các nguồn thông tin khác nhau để phục vụ trực tiếp cho giảng viên của họ. Do đó, những sinh viên đã trải qua nghiên cứu khoa học từ những năm thứ hai, thứ ba, đến khi đi thực tập sư phạm đều tỏ ra rất chững chạc, tự tin, có nhiều thông tin mới trong giảng dạy và biết xử lý các thông tin, các tình huống giáo dục.

Về kĩ năng: Luyện tập cho sinh viên hiểu và làm theo quy trình thực hiện và triển khai một đề tài khoa học; đánh giá được ưu điểm và nhược điểm cũng như vận dụng thành thạo các phương pháp nghiên cứu khoa học; kỹ năng xác định các khó khăn, đánh giá đúng các vấn đề của thực tiễn giáo dục. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, nhiệm vụ của các trường đại học sư phạm cần hình thành và luyện tập cho sinh viên tiếp cận nhanh các phương pháp và phương tiện hiện đại bằng các phần mềm tin học trong xử lý các số liệu, ứng dụng các công nghệ thông tin trong quá trình nghiên cứu. Mức độ yêu cầu sự thành thạo các kĩ năng nghiên cứu tùy thuộc vào mức độ tham gia của sinh viên ở từ năm nhất đến năm cuối ở trường đại học. Tuy nhiên, các kĩ năng cơ bản thuộc lĩnh vực khoa học giáo dục như: Lập đề cương đề tài, soạn phiếu điều tra, xử lý các số liệu, viết báo cáo, báo cáo trước hội đồng, viết bài báo khoa học... phải được hình thành chắc chắn cho các sinh viên sư phạm trước khi họ ra trường.

Về thái độ: Hình thành cho sinh viên sư phạm thái độ đúng đắn về quá trình giáo dục con người. Trong và bằng quá trình nghiên cứu, tạo ra cho sinh viên sư phạm có thái độ nghiêm túc, khoa học khi nghiên cứu về con người. Đồng thời cũng hình thành cho họ một cách nhìn nhận về một lĩnh vực khoa học rất gần gũi song cũng rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi phải có niềm say mê, trách nhiệm cao tâm huyết với nghề nghiệp và chắc chắn là sẽ gắn bó với người giáo viên trong suốt quá trình dạy học.

Trong tương lai, khi các sinh viên sư phạm trở thành giáo viên hoặc nhà quản lý giáo dục, họ sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện những ý tưởng khoa học, những điều ấp ủ từ khi ngồi trên giảng đường dạy học. Tuy nhiên thực tiễn giáo dục luôn biến động không ngừng, đang thúc bách những giáo viên phải thích ứng nhanh các đòi hỏi của thực tiễn, mà những tri thức khoa học được trang bị cho họ trong quá trình đào tạo không đủ để họ thực hiện tốt cá nhiệm vụ đó. Vì vậy, mục tiêu căn bản, lâu dài là bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khuyến khích sự sáng tạo cho các sinh viên sư phạm hơn là tập trung vào huấn luyện một số kĩ năng về dạy học, về giáo dục cụ thể như: Viết bảng, đọc, giao tiếp... mà lẽ ra đây là kết quả phải được hình thành một cách chắc chắn từ khi học ở trung học phổ thông.

1.3.1.2. Hình thức và mức độ NCKH của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm

Nghiên cứu khoa học là một hình thức tổ chức dạy học ở đại học và là hình thức bắt buộc đối với sinh viên. Theo quan điểm của lý luận dạy học đại học hiện đại, tất cả sinh viên đều phải tham gia nghiên cứu khoa học bởi bản chất của quá trình dạy học ở đại học là quá trình nhận thức độc đáo có tính chất nghiên cứu của sinh viên dưới sự tổ chức, điểu khiển của giảng viên. Do đó, phải tổ chức cho sinh viên nghiên cứu khoa học với mọt hình thức, trong suốt quá trình đào tạo, tùy theo năng lực của người học và điều kiện của nhà trường. Yêu cầu này phải bao trùm mọi hoạt động học tập trong quá trình dạy học ở đại học kể cả hoạt động ngoại khóa.

Xét theo mức độ tham gia nghiên cứu khoa học một cách chủ động của sinh viên trong quá trình học tập, có các hình thức nghiên cứu khoa học sau đây:

- Bài tập nghiên cứu: Đây là công trình nghiên cứu - học tập phổ biến có tác dụng giúp sinh viên làm quen với các phương pháp nghiên cứu, có thể thay thế cho học phần hay môn học nếu có kết quả tốt. Nhiệm vụ thực hiện bài tập nghiên cứu được giảng viên xác định trước trong đề cương bài giảng, với các yêu cầu cụ thể về nội dung, về phương pháp, về sản phẩm về hạn nộp, quy định

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí