- Tổ chức sử dụng một cách hợp lý các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ hoạt động NCKH của sinh viên.
c. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động NCKH của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm
Sau khi xây dựng kế hoạch, cơ cấu bộ máy đã được hình thành, nhân sự đã được sắp xếp thì phải có người lãnh đạo, điều khiển. Đây chính là quá trình tập hợp liên kết các thành viên trong tổ chức, theo dõi hoạt động, hướng dẫn chỉ đạo để hoạt động NCKH của sinh viên đạt hiệu quả cao cụ thể:
- Thống nhất giữa cán bộ các bộ phận quản lý: Ban giám hiệu nhà trường-Phòng đào tạo, phòng NCKH và Hợp tác quốc tế - các khoa chuyên môn trong việc triển khai hoạt động NCKH của sinh viên.
- Phổ biến nội quy, quy định về hoạt động NCKH đối với sinh viên. Chỉ đạo các khoa chuyên môn hướng dẫn cho học sinh làm đề tài NCKH đảm bảo đúng quy trình, các bước, lôgic của đề tài; có kế hoạch kiểm tra trình độ thực hiện đề tài NCKH của sinh viên.
- Chỉ đạo xây dựng các biểu mẫu báo cáo, thống kê về tình hình NCKH, xây dựng hồ sơ để quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.
Tổ chức nghiệm thu đề tài NCKH, KLTN giúp của sinh viên, công bố kết quả, lưu trữ ứng dụng đề tài.
d. Kiểm tra, đánh giá kết quả NCKH của sinh viên trường Cao đẳng sư phạm
Hoạt động NCKH của sinh viên cần phải được kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện. Để đánh giá được kết quả NCKH thì cần có hoạt động kiểm tra trong quá trình tổ chức NCKH. Hoạt động kiểm tra sẽ giúp cho các cấp quản lý giáo dục theo dõi, giám sát các thành quả hoạt động, từ đó sẽ có những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết.
Khi tiến hành kiểm tra, đánh giá hoạt động NCKH cho sinh viên, cần kiểm tra số lượng và đối tượng tham gia NCKH. Kiểm tra tiến độ thực hiện kế
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên Cứu Khoa Học , Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học
- Quy Trình Nckh Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm
- Hiệu Trưởng Trường Cao Đẳng Sư Phạm Với Vai Trò Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên
- Phương Pháp Khảo Sát Và Phương Thức Xử Lý Số Liệu
- Mức Độ Thực Hiện Các Nội Dung Quản Lý Hoạt Động Nckh Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Salavan
- Một Số Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghiên Cứu Khoa Học Của Sinh Viên Trường Cao Đẳng Sư Phạm Salavan
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
hoạch, nội dung, hình thức, điều kiện tổ chức và tính hiệu quả các hoạt động này. Sau đó, tiến hành đánh giá kết quả hoạt động NCKH trên cơ sở đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra, từ đó đề xuất những biện pháp phù hợp để cải thiện thực trạng nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động NCKH của sinh viên. Kiểm tra đánh giá hoạt động NCKH của sinh viên không thể thiếu các hoạt động sau đây:
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động sư phạm của giảng viên là một hoạt động được thực hiện thường xuyên trong đợt huấn luyện. Trong đợt huấn luyện, đảm bảo 100% số NCKH của sinh viên được kiểm tra.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả sau khi NCKH thông qua đợt báo cáo, kiểm tra đánh giá trước Hội đồng. Kết quả này là một trong kênh phản ánh thực tế kết quả sau khi bảo vệ NCKH xong. Thông qua những kết quả này, các cấp quản lý sẽ biết được NCKH của sinh viên nào đã được ứng dụng tốt những kiến thức được vận dụng vào giảng dạy. Từ đó có những điều chỉnh, uống nắn kịp thời nhằm làm cho hoạt động NCKH của sinh viên ngày càng có hiệu quả thiết thực hơn.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động tự NCKH của sinh viên thông qua các quan sát về tập luyện từng đợt, ý thức tổ chức… Nhà quản lý có thể cơ bản nắm được hoạt động tự NCKH của sinh viên thông qua các bài tập luyện.
- Kiểm tra đánh giá các điều kiện cơ sở, vật chất phục vụ cho hoạt động NCKH của sinh viên. Cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động NCKH có những đóng góp quan trọng vào chất lương của hoạt động này.
- Việc kiểm tra, đánh giá các điều kiện cơ sở vật chất là cần thiết nhằm tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động NCKH của sinh viên diễn ra trơn tru và làm hài long những người tham gia vào hoạt động này. Để giúp cho hoạt động NCKH của sinh viên đạt được kết quả như mong muốn thì các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động này rất quan trọng.
- Kiểm tra hoạt động nghiên cứu khoa học kiểm tra là hoạt động của chủ thể quản lý tác động đến khách thể quản lý thông qua một cá nhân, một nhóm
hay một tổ chức để xem xét thực tế, đánh giá, giám sát thành quả hoạt động, đồng thời uốn nắn, điều chỉnh các sai lệch nhằm thúc đẩy hệ thống đạt tới mục tiêu đã định. Để tiến hành kiểm tra cần phải có tiêu chuẩn, nội dung và phương pháp kiểm tra. Nhà quản lý phải thu thập thông tin từ các bộ phận, các thành viên trong tổ chức để đánh giá, kịp thời phát hiện sai sót và điều chỉnh. Đồng thời tìm ra nguyên nhân của thành công và thất bại để rút ra bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lý tiếp theo. Kiểm tra hoạt động NCKH của sinh viên được căn cứ vào mục đích, nội dung, tiến độ thực hiện (kết quả từng giai đoạn) để kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chí và yêu cầu đặt ra. Kiểm tra được thực hiện bởi hội đồng khoa học cấp khoa, đối với đề tài NCKH cấp trường có sự tham gia của thành viên hội đồng khoa học trường. Các thông tin trong quá trình kiểm tra được sử dụng để ra quyết định điều chỉnh phù hợp nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên
1.3.3.1. Cơ chế, chính sách, hệ thống quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học trong nhà trường
Các quy định, quy chế, chính sách của Nhà trường về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên được thực hiện thông qua các hoạt động của nhà trường. Việc xây dựng kế hoạch, vận hành bộ máy quản lý, sự linh hoạt hay trì trệ trong quá trình thực hiện, phân bổ kinh phí kịp thời hay chậm trễ... đều có tác động tới chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.
1.3.3.2. Trình độ, năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên hướng dẫn
Khả năng làm việc chủ động, tích cực, linh hoạt trong suy nghĩ và hành động, quyết đoán trong giải quyết công việc là những yếu tố cần có của cán bộ quản lý và có tác động đến sự thành công hay thất bại trong quản lý.
Việc nắm bắt đầy đủ và chặt chẽ những thông tin cần thiết liên quan đến công việc chuyên môn, nhận thức đúng đắn quyền lợi và trách nhiệm của bản
thân trong công việc sẽ giúp ích trong quá trình thực hiện công việc một cách suôn sẻ. Trái lại, trình độ chuyên môn không vững chắc, kỹ năng quản lý kém, thụ động trong công việc sẽ gây hậu quả xấu và ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng của quá trình quản lý hoạt động NCKH của sinh viên.
1.3.3.3. Nhu cầu, kỹ năng nghiên cứu khoa học của sinh viên
Nghiên cứu khoa học không chỉ giúp sinh viên hiểu sâu hơn về các kiến thức trên giảng đường mà quá trình tìm tòi, khám phá còn giúp sinh viên tiếp cận được những tri thức mới, rèn luyện được nhiều kỹ năng, thậm chí sáng tạo ra những sản phẩm phục vụ đời sống, xã hội. Vì vậy, nhu cầu nghiên cứu khoa học của trường cao đẳng sư phạm là rất cao, nhiều sân chơi cho sinh viên được thành lập đã khích lệ và tạo ra sân chơi cho các sinh viên đam mê nghiên cứu. Vào đầu mỗi năm học, khi trường cao đẳng sư phạm tổ chức các hội thảo phát động NCKH dành cho sinh viên, đa số sinh viên chủ động tham gia nghiên cứu một đề tài theo sự gợi mở, định hướng và cách thức thực hiện đề tài của nhà trường. Căn cứ các đề tài mà sinh viên đăng ký, trường và các khoa sẽ phân công giảng viên hướng dẫn có chuyên môn phù hợp nhằm hỗ trợ tích cực cho sinh viên trong quá trình thực hiện. Nhiều sinh viên không chỉ tham gia các cuộc thi cấp trường, cấp Đại học Quốc gia, cấp Bộ GD & TT, sinh viên Trường cao đẳng sư phạm còn tiếp cận và tham gia nghiên cứu trong nhiều chương trình tọa đàm, hội thảo chuyên đề với những nhà nghiên cứu, chuyên gia trong nước và quốc tế là đối tác của trường. Bên cạnh đó, sinh viên còn tích cực thể hiện góc nhìn của mình trong các tham luận tại chương trình giao lưu hàng năm với ĐH Waseda (Nhật Bản), Diễn đàn Sinh viên Châu Á (GPAC),… Sinh viên Trường cao đẳng sư phạm còn rất chủ động trong việc tự xây dựng và phát triển sân chơi NCKH cho mình như: Câu lạc bộ Kinh tế trẻ (YEC) thu hút nhiều sinh viên yêu thích nghiên cứu từ các khoa trong trường tham gia; chương trình thường niên Diễn đàn các vấn đề kinh tế nổi bật và triển vọng kinh tế Lào và cuộc thi kiến thức kinh tế Eco-Storm được YEC tổ chức thu hút sự tham gia của sinh viên các trường bạn như: ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế Quốc dân, Học viện Ngân hàng, ĐH Thương mại…
1.3.3.4. Các yếu tố khác
Trình độ ngoại ngữ, tin học, giới tính, sức khỏe... đều là những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý.
Xã hội ngày càng phát triển, cách thức và phương pháp quản lý cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Vì thế những kiến thức cơ bản về ngoại ngữ và tin học là điều kiện không thể thiếu đối với người làm công tác quản lý hiện nay, giúp cho người quản lý thực hiện công việc một cách nhanh chóng, chính xác và khoa học.
Tiểu kết chương 1
Kết quả nghiên cứu luận văn cho thấy, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên là sự tác động có tổ chức, có tính hướng đích của nhà quản lý (Hiệu trưởng trường Đại học, Cao đẳng) đến đối tượng thực hiện hoạt động NCKH (sinh viên) nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên trong nhà trường.
Nội dung quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở trường Cao đẳng Sư phạm bao gồm các khía cạnh cơ bản như: Xây dựng kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; chỉ đạo thực hiện kế hoạch quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học.
Nội dung nghiên cứu của chương 1 tạo căn cứ lý luận cần thiết cho việc khảo sát và đánh giá thực tiễn về quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên ở chương 2.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM SALAVAN CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
2.1. Vài nét về Trường Cao đẳng Sư phạm Salavan nước CHDCND Lào
Trường Cao đẳng sư phạm Salavanh nằm trong tỉnh Salavanh là trường công lập, được thành lập năm 1970 theo Quyết định của Bộ giáo dục và Thể thao.
Trường Cao đẳng sư phạm Salavanh chủ yếu là đào tạo nguồn giáo viên cho 3 tỉnh: Tỉnh Salavan, Sekong và Attapu.
Trường là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng SV trở thành giáo viên các cấp: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở có trình độ trung cấp, cao đẳng và cử nhân với 5 ngành học: Toán - Lý; Hóa - Sinh; Văn học - Tiếng Lào; Địa lý - Lịch sử và Tiếng anh. Hiện nay trường có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý, nhân viên phục vụ cho các trường học và đào tạo một số ngành nghề ngoài sư phạm nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường: Tổng số cán bộ, giảng viên, công nhân viên của Trường Cao đẳng Sư phạm Salavan hiện có 152, trong đó có 147 giảng viên. Số giảng viên có trình độ từ thạc sĩ trở lên là 18 người, chưa có tiến sĩ mà chỉ có 04 nghiên cứu sinh, 78 đại học và 10 cán bộ nhân viên có trình độ cao đẳng và trung cấp. Tổng số sinh viên hiện có 1331 người.
Trường sư phạm Salavan là đơn vị sự nghiệp đào tạo có mục đích đào tạo sinh viên trở thành giáo viên, cán bộ quản lý, nhân viên nghiệp vụ của trường Sư phạm, có lòng yêu nghề gắn bó với sự nghiệp giáo dục - đào tạo, có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, có kiến thức và kỹ năng giáo dục, giảng dạy tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, có khả năng tiếp cận với kiến thức và phương pháp giảng dạy tiên tiến, đáp ứng được phát triển sự nghiệp giáo dục của đất nước. Vì thế giảng viên các trường sư phạm của Lào nói
chung và trường Cao đẳng Sư phạm Salavan nói riêng có những nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
- Chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy, nghiên cứu khoa học, học tập nâng cao năng lực chuyên môn; từ đó làm căn cứ để thủ trưởng các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng có kế hoạch tuyển dụng; phân công, bố trí sử dụng, đánh giá lao động nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động của giảng viên.
- Thực hiện tốt công việc được giao trên cơ sở các cấp lãnh đạo bảo đảm tính công khai, công bằng, dân chủ trong việc thực hiện chế độ, chính sách, quyền lợi và nghĩa vụ đối với giảng viên.
- Tự hoàn thiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên trong một nền giáo dục hội nhập.
Tình hình nghiên cứu khoa học của sinh viên trong trường.
Sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Salavan có truyền thống nghiên cứu khoa học tốt, nhất là trong lĩnh vực khoa học xã hội Hàng năm, Nhà trường đều tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sinh viên, thu hút gần 140 sinh viên tham gia với trên 70 đề tài các loại được duyệt. Do vậy, thành tựu thứ nhất là Trường đã tạo ra một văn hóa nghiên cứu khoa học trong sinh viên. Nhiều sản phẩm NCKH của SV đã đạt các giải thưởng cao từ trung ương đến địa phương.
Hàng năm các công trình NCKH sinh viên của Trường đều tham dự các giải thưởng các cấp cao hơn. Năm học 2015-2016, về giải NCKH, SV toàn trường, có 3 giải nhất, 8 giải nhì, 9 giải ba, 11 giải khuyến khích. Trong giải thưởng Holcim, nhóm SV khoa Địa lý, văn học, lịch sử đã đoạt giải thưởng Cộng đồng.
Thuận lợi của sinh viên khi nghiên cứu khoa học: Nghiên cứu khoa học là một sự cọ xát và làm quen với một cách thức làm việc thực sự nghiêm túc.