Giải Pháp Quản Lý Hoạt Động Nghệ Thuật Chèo Tại Thành Phố Hải Phòng


I.

Vở diễn








1

Quan Âm Thị Kính

X

X

X

X

X



2

Lưu Bình Dương Lễ

X

X

X


X



3

Trương Viên

X

X




X


4

Trinh Nguyên

X







5

Từ Thức

X







Tổng cộng:

05

03

02

01

02

01

0

II

Trích đoạn








1

Thị Màu lên chùa

X


X

X

X


X

2

Màu - Nô - Phú Ông

X




X



3

Lý trưởng - mẹ Mò

X


X

X

X


X

4

Tuần Ty - Đào Huế

X


X

X

X


X

5

Phù thủy sợ ma

X



X

X



6

Lưu Bình Dương Lễ (màn 3)

X



X




7

Súy Vân giả dại




X

X



8

Cu Sứt - Huyện Tể




X

X



Tổng cộng:

06

0

03

07

09

0

03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 18

[Nghiên cứu sinh tổng hợp]

Từ khảo sát thực trạng và số liệu các bảng số liệu thống kê trên, có thể tổng quan về hoạt động biểu diễn và bảo tồn đối với các Nhà hát, đoàn chèo chuyên nghiệp trên cả nước:

Thứ nhất: Từ góc độ quản lý vĩ mô, tất cả các đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp hiện nay đều là đơn vị sự nghiệp công lập. Điều đó cũng có nghĩa là những đơn vị nghệ thuật này đang tồn tại, hoạt động trong khuôn khổ định hướng của Đảng và Nhà nước về văn hóa, nghệ thuật. Mặc dù đều là đơn vị sự nghiệp công lập, hưởng kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước, nhưng do sự phân cấp quản lý, cũng như mức độ ưu tiên đầu tư của các cấp, địa phương quản lý khác nhau nên đã tạo ra sự chênh lệch về cơ sở


vật chất, năng lực tài chính, năng lực nghệ thuật giữa các đơn vị cùng ngành. So với các đơn vị nghệ thuật chèo do các địa phương quản lý thì 3 đơn vị: Nhà hát chèo Quân đội, Nhà hát chèo Việt Nam, Nhà hát chèo Hà Nội có nhiều thuận lợi hơn cả: 03 nhà hát đều đóng trên địa bàn Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả nước. Đây là một lợi thế, một yếu tố vô cùng quan trọng đối với hoạt động nghệ thuật, cũng như đối với sự nghiệp bảo tồn, phát triển nghệ thuật chèo.

Nếu như phần lớn đơn vị nghệ thuật quân đội đều do cấp quân khu, quân chủng quản lý, phạm vi hoạt động mang tính nội bộ thì Nhà hát chèo Quân đội là đơn vị nghệ thuật do cấp Tổng cục quản lý. Nhà hát được ưu tiên đầu tư về nhân lực, vật lực, tài chính để phục vụ cán bộ, chiến sĩ quân đội trên khắp mọi miền tổ quốc. Ngoài trụ sở làm việc, Nhà hát chèo Quân đội còn được đầu tư xây dựng nhà hát để phục vụ công tác chuyên môn, biểu diễn. Nhà hát chèo Quân đội có những mặt lợi thế mà không đơn vị nào có được là:Có kế hoạch biểu diễn và lượng khán giả ổn định; Không phải quan tâm tới vấn đề doanh thu; Mức lương cán bộ, nghệ sĩ cao so với mặt bằng chung của nghệ sĩ trong ngành.

Với Nhà hát chèo Việt Nam, đơn vị được xem là đại diện cho ngành nghệ thuật chèo, đồng thời là một trong số 12 đơn vị nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý. Nhà hát chèo Việt Nam không chỉ được quan tâm đầu tư về nhân lực, cơ sở vật chất theo cách là đơn vị ở cấp quốc gia, mà còn được ưu tiên trong các hoạt động biểu diễn, giao lưu quốc tế… Đây cùng chính là thế mạnh của Nhà hát. Chính vì vậy, Nhà hát chèo Việt Nam luôn giữ vị trí số 1 của ngành chèo về chất lượng đội ngũ nghệ sĩ, cũng như chất lượng nghệ thuật.

Nhà hát chèo Hà Nội là đơn vị nghệ thuật do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý. Nhà hát không chỉ có đội ngũ nghệ sĩ vững vàng, cơ sở vật


chất đảm bảo, mà còn tạo dựng được phong cách, thương hiệu Chèo Hà Nội. Cũng chính vì tạo được thương hiệu nên Nhà hát chèo Hà Nội không chỉ có được “thị trường” đông đảo khán giả ở Thủ đô, mà còn giành được cảm tình của khán giả ở hầu khắp địa phương trên cả nước.

Ngoài 03 nhà hát trên, các đơn vị còn lại do các địa phương quản lý. Sự phát triển của những đơn vị nghệ thuật này không chỉ phụ thuộc vào chế độ, chính sách chung của Nhà nước, mà còn tùy thuộc vào mức độ quan tâm đầu tư, nguồn lực kinh tế và chính sách riêng của từng địa phương.

Như vậy, việc phân cấp quản lý và đầu tư không đồng đều đã tạo nên một số ưu điểm, nhưng bên cạnh đó cũng tạo ra những bất cập. Nó không chỉ vô tình tạo ra sự phân tầng, bất cập về nhân lực, chất lượng nghệ thuật, cơ sở vật chất, cơ hội phát triển giữa các đơn vị nghệ thuật mà còn khiến cho việc triển khai hoạt động bảo tồn ngày càng khó thực hiện.

Thứ hai: Về cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, đến nay, hầu như các đơn vị đều trong tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất, thiếu đồng bộ, lạc hậu về phương tiện kỹ thuật. Ngoài những đơn vị như Nhà hát chèo Việt Nam, Nhà hát chèo Hà Nội, Nhà hát chèo Quân đội, Đoàn chèo Hải Phòng đã có rạp hát riêng thì số đơn vị còn lại đều chưa có rạp hát. Bên cạnh đó, trong xu thế tự chủ hiện nay và định hướng của nhiều địa phương, các đơn vị nghệ thuật trong đó có chèo sẽ phải sáp nhập vào trung tâm văn hóa hoặc các đoàn nghệ thuật của các tỉnh. Điều đó đồng nghĩa với việc trong tương lai không xa một số đơn vị nghệ thuật chèo sẽ chỉ còn tồn tại với qui mô là đội chèo. Và như vậy, sự đóng góp của chèo chuyên nghiệp vào hoạt động bảo tồn sẽ ngày một khó khăn hơn.

Thứ ba: Về hoạt động nghệ thuật, kết quả khảo sát cũng cho thấy, hiện nay trong kịch mục của đa số đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp đã vắng bóng những tích cổ truyền thống. Vào thời điểm hiện nay, ngoài Nhà hát


chèo Việt Nam có thể diễn được 5 tích cổ, còn lại không đơn vị nghệ thuật chèo nào có thể biểu diễn được 3/7 vở chèo cổ. Nhiều đơn vị chỉ còn có thể diễn được một số trích đoạn chèo cổ, trong vở Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình

- Dương Lễ, Kim Nham mà không diễn được trọn một vở. Về âm nhạc chèo, số lượng lớn làn điệu chèo cổ cũng đang có nguy cơ mai một vì ngày càng ít người biết hát. Nghệ sĩ có thể hát được 50/150 làn điệu chèo cổ đang dần trong tình trạng đếm trên đầu ngón tay. Với hầu hết đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập, hoạt động bảo tồn chèo chỉ còn là việc sử dụng âm nhạc, làn điệu đa dùng và một số trích đoạn chèo cổ trong hoạt động biểu diễn, dàn dựng tiết mục mới. Phần lớn kịch mục trong chương trình biểu diễn hiện nay là những vở chèo mới, nhưng hoạt động dựng vở cũng gặp không ít khó khăn vì thiếu kịch bản, đạo diễn... và thiếu khán giả. Do tình trạng khan hiếm kịch bản, đạo diễn chèo, nên nhiều vở diễn được chuyển thể, dàn dựng từ kịch bản kịch nói, đạo diễn kịch nói dẫn đến tình trạng chất lượng vở diễn không cao, và không thực sự đáp ứng yêu cầu về đặc trưng thể loại. Nhìn từ góc độ bảo tồn thì đây là việc làm lợi bất cập hại, chèo không giữ được giá trị nghệ thuật nguyên bản.

Thứ tư: Về công tác bảo tồn, rò ràng, từ lâu nay vấn đề bảo tồn nghệ thuật chèo nói riêng, sân khấu truyền thống nói chung đã trở thành chủ trương của Đảng, Nhà nước và từng hiện diện trong suy nghĩ, mong muốn của nhiều người, nhiều cấp quản lý. Nhưng do bất cập ngay từ khâu quản lý, chỉ đạo, đồng thời do chưa xác định rò đối tượng cũng như biện pháp bảo tồn một cách khoa học, bài bản nên vấn đề bảo tồn nghệ thuật chèo vẫn trong tình trạng dang dở. Về phía đơn vị nghệ thuật, một phần do hạn chế về nhận thức, mặt khác do phải gắng sức bươn chải trước những khó khăn trong bối cảnh xã hội hiện nay nên chưa có đơn vị chèo chuyên nghiệp nào thực sự quan tâm tới công tác bảo tồn. Trong kế hoạch hoạt động chuyên môn của một số


đơn vị đã đề cập tới công tác bảo tồn, nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc tập huấn chuyên môn cho diễn viên của đơn vị và dựng lại một số tích cổ, trích đoạn truyền thống để biểu diễn với mục đích kinh tế.

Trên thực tế, một số địa phương đã quan tâm tới hoạt động của nghệ thuật truyền thống nói chung, sân khấu chèo nói riêng, nhưng số địa phương như vậy chưa nhiều và dường như mới chỉ mang tính chất hỗ trợ về tài chính đối với đơn vị nghệ thuật biểu diễn công lập.

Đó là trường hợp của UBND thành phố Đà Nẵng, kể từ năm 2010, mỗi năm thành phố hỗ trợ cho Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh 300 triệu đồng để biểu diễn 100 buổi phục vụ khách du lịch.Nhằm khuyến khích tài năng nghệ thuật chèo ở tỉnh nhà, từ năm 2007, UBND tỉnh Ninh Bình hỗ trợ cho mỗi cán bộ nghệ sĩ Nhà hát chèo Ninh Bình, ngoài lương chính còn được thêm một suất lương cơ bản. Từ năm 2011, tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ cho cán bộ nghệ sĩ Nhà hát chèo Vĩnh Phúc, mỗi tháng được thêm 2 hệ số lương cơ sở... Sự quan tâm, hỗ trợ của các địa phương trên đã giúp cho nghệ sĩ ở những đơn vị nghệ thuật có thêm nguồn thu để yên tâm hơn với nghề. Nhưng, đó cũng chỉ là giải pháp tình thế hòng giảm bớt khó khăn cho nghệ sĩ trong bối cảnh sân khấu truyền thống đang đứng trước những nguy cơ tiềm ẩn mà chưa phải là giải pháp tổng thể nhằm bảo tồn nghệ thuật truyền thống. Những năm vừa qua, Nhà hát chèo Hà Nội là một trong số đơn vị có hoạt động tích cực, hướng tới bảo tồn nghệ thuật chèo một cách có chiều sâu. Được sự quan tâm của chính quyền thành phố, từ năm 2013, Nhà hát đã kết hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, thực hiện dự án đưa nghệ thuật chèo vào các trường phổ thông trên địa bàn thành phố. Nhà hát đã tổ chức biểu diễn hàng trăm buổi, kết hợp với chuyên gia nói chuyện về nghệ thuật chèo. Dự án đã thu được những kết quả khả quan, được nhiều người hưởng ứng. Đáng tiếc là đến giai đoạn hiện nay không hiểu vì lý do gì, dự án đã tạm dừng.


Như vậy, xuất phát từ bất cập trong công tác quản lý nên nhiều năm qua, sự chỉ đạo đối với hoạt động bảo tồn đối với các đơn vị chèo chuyên nghiệp dường như chưa đạt được hiệu quả. Thiếu sự nhất quán chỉ đạo, khiến cho các đơn vị lúng túng, thành ra việc bảo tồn nghệ thuật chèo chủ yếu vẫn chỉ thông qua hoạt động dựng vở, biểu diễn là chính, mạnh đơn vị nào thì đơn vị ấy làm. Đó là chưa kể tới những bất cập đã làm nảy sinh tác phẩm không đáp ứng được yêu cầu thể loại, thẩm mỹ của sân khấu chèo.

Các đơn vị chưa có sự gắn kết và chưa có chiến lược bảo tồn nghề tổ. Hơn nữa, trong khi chèo phải cạnh tranh với nhiều loại hình nghệ thuật khác thì mức đầu tư kinh phí cho các đơn vị nghệ thuật chèo lại rất hạn chế. Bởi vậy, có thể khẳng định, phần lớn đơn vị chèo chuyên nghiệp mới chỉ chú trọng quan tâm tới việc làm sao để bảo tồn cuộc sống cho chính mình. Điều đó cũng có nghĩa là hiện nay các đơn vị chuyên nghiệp chưa thực sự phát huy được hiệu quả đối với việc bảo tồn nghệ thuật chèo.

3.3. Giải pháp quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng

3.3.1. Bàn luận để đi đến giải pháp

Trong bối cảnh giao lưu văn hóa hiện nay, sự phân tầng và phân tán khán giả đối với tất cả các loại hình giải trí là điều không tránh khỏi. Với nghệ thuật chèo cũng vậy, dù chèo có hay đến mấy thì cũng không thể có được lượng khán giả đông như ngày xưa. Nhưng có một điều chắc chắn rằng, chèo với những giá trị nghệ thuật tự thân và giá trị bản sắc văn hóa Việt sẽ là “tấm căn cước” đảm bảo cho sự tồn tại, điều này đồng nghĩa với việc chèo sẽ luôn có khán giả của nó. Tuy nhiên, khảo sát hoạt động bảo tồn nghệ thuật chèo nói chung, bảo tồn chèo ở Hải Phòng nói riêng đã chỉ ra nhiều bất cập. Giải quyết vấn đề bảo tồn nghệ thuật chèo không chỉ là một sớm một chiều, và càng không phải chỉ là trách nhiệm của riêng những đơn vị chèo chuyên


nghiệp.

Qua khảo sát thực trạng chèo chuyên nghiệp và hoạt động chèo không chuyên ở một số địa phương buộc chúng ta phải suy ngẫm và đặt câu hỏi: Tại sao trong khi những đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp đã tồn tại mấy chục năm, được Nhà nước đầu tư khá bài bản cả về con người, kinh phí, cơ sở vật chất… lại khó trụ vững thì những câu lạc bộ chèo không chuyên (gần như không được Nhà nước đầu tư bất cứ thứ gì) lại đang có xu hướng phát triển ở một số địa phương?

Để có đáp án toàn diện cho câu hỏi này, chắc chắn sẽ cần những nghiên cứu toàn diện hơn, nhưng rò ràng là có sự khác nhau căn bản giữa tổ chức chèo không chuyên và đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp.

3.3.1.1. Đặc điểm cơ bản của đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp

Đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp là đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước ra quyết định thành lập, được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động. Đội ngũ nghệ sĩ, cán bộ viên chức đơn vị được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước. Cơ cấu tổ chức nhân sự do lãnh đạo cấp trên bổ nhiệm, tuyển dụng. Hoạt động nghệ thuật theo định hướng chung của Đảng và Nhà nước.

Về ưu điểm: Đây là bộ máy thống nhất hoạt động, là cơ quan có tổ chức, kỷ luật lao động theo quy định của Nhà nước. Cán bộ, nghệ sĩ được Nhà nước đảm bảo về lương và chế độ đối với người làm công ăn lương. Các đơn vị nghệ thuật công lập được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật, đảm bảo cho hoạt động nghệ thuật thường xuyên.

Về hạn chế: Bộ máy tổ chức, nhân sự thường cồng kềnh. Hoạt động chuyên môn trong đơn vị mang tính áp đặt, chủ quan theo mệnh lệnh hành chính nên đôi khi có những hoạt động không phục vụ cho lợi ích chung. Là đơn vị sự nghiệp có thu, trong bối cảnh hiện nay, khi mà nền kinh tế của đất


nước đang vận hành theo kinh tế thị trường thì mô hình đơn vị sự nghiệp công lập được bao cấp như hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập về cơ cấu tổ chức, tài chính, định hướng nghệ thuật...Bên cạnh đó, sự cạnh tranh nghệ thuật diễn ra gay gắt trong khi các đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp lại thiếu thốn các phương tiện để hoạt động như: kịch bản, diễn viên, nhạc công, kinh phí... nên nhiều đơn vị hoạt động kém hiệu quả. Hơn nữa, việc tồn tại quá nhiều đơn vị nghệ thuật chèo công lập như hiện nay chưa hẳn là phù hợp với nhu cầu thực tế của xã hội.

3.3.1.2. Đối với mô hình câu lạc bộ chèo không chuyên

Câu lạc bộ sân khấu chèo không chuyên là “sân chơi giải trí”, tự nguyện, không phải chịu sức ép kinh tế. Trong những nhu cầu thuộc về bản chất con người là giải trí và được tôn trọng, thể hiện bản thân. Hình thức câu lạc bộ sân khấu không chuyên đã phần nào đáp ứng được nhu cầu này. Thực tế cho thấy, trong xã hội nhiều người có khả năng nghệ thuật, song vì những lý do nào đó mà họ không tham gia vào hoạt động nghệ thuật chuyên nghiệp, không xem đó là nghề kiếm sống. Nhưng trong điều kiện nhất định, họ sẵn sàng tham gia vào hoạt động văn nghệ câu lạc bộ mang tính giải trí, với mục đích là được vui chơi, ca hát, được hoạt động xã hội, thể hiện bản thân. Mặt khác, những câu lạc bộ chèo hiện nay cũng không bắt buộc người tham gia phải thật sự có năng khiếu. Tác phẩm nghệ thuật không nhất thiết phải chuẩn mực về nội dung, hình thức. Sự đóng góp về tài chính không nhiều và mang tính tự nguyện. Trong bối cảnh xã hội hiện nay, khi đời sống kinh tế của bà con nông dân ở nhiều nơi đã có bát ăn bát để thì nhu cầu vui chơi, giải trí thông qua hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật sẽ luôn được chào đón.

Một trong những thế mạnh của hình thức câu lạc bộ chèo không chuyên mà chèo chuyên nghiệp không có được là: Sân khấu chèo không chuyên không chỉ là nơi thưởng thức mà còn là một “sân chơi dân gian” -

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022