Hoạt Động Bảo Tồn Nghệ Thuật Chèo Tại Thái Bình


nhân tiêu biểu (gồm diễn viên và nhạc công) từ 15 câu lạc bộ, đội chèo không chuyên thuộc 8 huyện trong tỉnh và thành phố Ninh Bình. Các tiết mục được dàn dựng công phu, mang đậm chất truyền thống với nội dung ca ngợi Đảng, Bác Hồ; ca ngợi công lao to lớn của vua Đinh Tiên Hoàng và các bậc tiền nhân. Kết thúc Liên hoan, Ban tổ chức đã trao giải toàn đoàn gồm 07 giải A, 06 giải B, 02 giải C và 16 tiết mục đạt giả A, 11 tiết mục đạt giải B.

Liên hoan các câu lạc bộ chèo không chuyên tỉnh Ninh Bình không chỉ minh chứng cho sức sống của chèo không chuyên, mà còn là cơ hội để nghệ nhân được thỏa mãn đam mê, sáng tạo, học hỏi, trao truyền kinh nghiệm cho nhau trong một sân chơi nghệ thuật, đồng thời tiếp thêm ngọn lửa tình yêu nghệ thuật chèo cho thế hệ con cháu. Qua hoạt động liên hoan cho thấy đông đảo bà con nông dân ở nông thôn vẫn luôn có nhu cầu thưởng thức, nhu cầu được tham gia sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật chèo.

Từ đó có thể khẳng định nghệ thuật chèo hoàn toàn có thể được bảo tồn trong cộng đồng đã sản sinh ra nó. Song, thực tiễn trên cũng cho thấy, một trong những điều quan trọng nhất đối với việc phát triển câu lạc bộ chèo là sự ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương. Nếu lãnh đạo các cấp, đặc biệt là người đứng đầu địa phương và có ý thức, trách nhiệm, có tâm và có tầm đối với việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc nói chung, chèo nói riêng thì chắc chắn phong trào ở nơi đó sẽ phát triển. Ngược lại, nơi nào mà chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến nghệ thuật chèo thì đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp cũng chỉ có thể sống thoi thóp. Ở những địa phương này chèo chỉ còn cách là trở về sống trong lòng quần chúng nhân dân để có thể được bảo tồn, hoặc cũng mai một dần.

3.2.1.3. Hoạt động bảo tồn nghệ thuật chèo tại Thái Bình

Là một vùng đất được coi là quê hương của hát chèo nên tỉnh Thái Bình luôn quan tâm đến công tác bảo tồn và phát triển nghệ thuật chèo. Ủy


ban nhân dân tỉnh giao ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp với ngành Văn hóa và Thể thao đưa hát chèo vào các chuyên đề sinh hoạt tại trường học, có giờ dạy hát chèo cho học sinh, duy trì các cuộc thi "Giọng hát chèo nhí" cho học sinh các trường học. Cung Văn hóa thiếu nhi tỉnh có câu lạc bộ chèo hoạt động, các học sinh tham gia câu lạc bộ tại đây được đào tạo múa và hát chèo, tham gia thi các cuộc Liên hoan nhà văn hóa thiếu nhi toàn quốc bằng những tiết mục hát chèothường được giải cao. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Thái Bình có chương trình dạy hát chèo trên sóng phát thanh truyền hình được đông đảo khán giả đón nhận và tham gia.

Như vậy, Thái Bình là địa phương thực hiện công tác bảo tồn nghệ thuật chèo bằng cách quan tâm đến công tác truyền dạy về hát chèo cho thế hệ trẻ. Các học sinh được học về hát chèo, được tham gia các cuộc thi, liên hoan chèo cho thiếu nhi, tham gia các cuộc thi, liên hoan tại các địa phương trên toàn quốc bằng những tiết mục hát chèo. Đây cũng có thể được coi là một trong những giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật chèo hiệu quả, các bạn nhỏ được học, biểu diễn chèo từ nhỏ sẽ có đam mê nghệ thuật, hiểu được những giá trị của nghệ thuật chèo, từ đónghệ thuật chèo được ươm mầm, duy trì với đội ngũ kế cận được đào tạo bài bản.

3.2.2. Hoạt động nghệ thuật chèo tại một số đơn vị chèo chuyên nghiệp

Những năm qua, sự bùng nổ chương trình giải trí và sự phát triển của công nghệ thông tin, cùng với đó là sự thiếu hụt nguồn nhân lực nghệ thuật ở các khâu: biên kịch, đạo diễn, diễn viên, đặc biệt là xu thế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập đang từng bước hiện thực hóa sẽ tiếp tục đặt ra những thách thức đối với công tác bảo tồn nghệ thuật chèo.

Theo thống kê, vào thời điểm hiện nay, cả nước có có 18 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp có chèo trong đó gồm: 08 Nhà hát chèo và 01 đoàn chèo độc lập; 09 đơn vị nghệ thuật có đội chèo.


Bảng 3.2.2.a: Danh sách các nhà hát chèo

và đoàn chèo độc lập chuyên nghiệp trên cả nước


TT

Tên đơn vị

Trụ sở

1

Nhà hát chèo Việt Nam

Hà Nội

2

Nhà hát chèo Quân đội

Hà Nội

3

Nhà hát chèo Hà Nội

Hà Nội

4

Nhà hát chèo Hải Dương

Hải Dương

5

Nhà hát chèo Hưng Yên

Hưng Yên

6

Nhà hát chèo Ninh Bình

Ninh Bình

7

Nhà hát chèo Bắc Giang

Bắc Giang

8

Nhà hát chèo Thái Bình

Thái Bình

9

Đoàn chèo Hải Phòng

Hải Phòng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 17

[Nghiên cứu sinh tổng hợp]

Bảng 3.2.2.b: Danh sách các đơn vị nghệ thuật có đội chèo trên cả nước‌

TT

Tên đơn vị

Trụ sở

1

Đoàn nghệ thuật Quảng Ninh

Quảng Ninh

2

Đoàn nghệ thuật Phú Thọ

Phú Thọ

3

Đoàn nghệ thuật Yên Bái

Yên Bái

4

Đoàn nghệ thuật Thái Nguyên

Thái Nguyên

5

Đoàn nghệ thuật Tuyên Quang

Tuyên Quang

6

Nhà hát nghệ thuật truyền thống Thanh Hóa

Thanh Hóa

7

Nhà hát nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định

Nam Định


8

Trung tâm Văn hóa nghệ thuật tỉnh Hà Nam

Hà Nam

9

Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc

[Nghiên cứu sinh tổng hợp]

Để có cái nhìn khách quan về thực trạng bảo tồn nghệ thuật chèo, trong luận án này, cùng với việc nghiên cứu thực trạng hoạt động biểu diễn, bảo tồn nghệ thuật chèo ở Hải Phòng, NCS sẽ tiến hành khảo sát những vấn đề về nhân sự, hoạt động biểu diễn, bảo tồn nghệ thuật của 05 đơn vị nghệ thuật chèo trong khoảng thời gian từ năm 2013 – 2015. Đó là các đơn vị nghệ thuật: Nhà hát chèo Việt Nam; Nhà hát chèo Hà Nội; Nhà hát chèo Quân đội; Nhà hát chèoNinh Bình; Nhà hát chèo Hải Dương và Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc (trong đó có Đoàn Chèo)

3.2.2.1. Nhà hát chèo Việt Nam

Nhà hát chèo Việt Nam là đơn vị nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trực tiếp quản lý. Đơn vị được xem như là cánh chim đầu đàn của ngành nghệ thuật sân khấu chèo. Hiện nay, Nhà hát có hai cơ sở, trụ sở chính ở Khu Văn hóa nghệ thuật Mai Dịch, phường Mai Dịch, Cầu Giấy và rạp hát ở phố Kim Mã, Hà Nội. Nhà hát chèo Việt Nam có đội ngũ nghệ sĩ đông đảo, được đào tạo bài bản, chất lượng. Trung bình mỗi năm Nhà hát dựng 02 vở mới, biểu diễn khoảng 235 buổi, trong đó 150 buổi ở thành thị, 85 buổi ở nông thôn.

Mỗi năm Nhà hát dành một khoản kinh phí phục vụ công tác bảo tồn, tập trung vào các hoạt động sau: Dàn dựng lại từ 01 đến 02 vở chèo cổ cùng trích đoạn trong các tích cổ; tập huấn chuyên môn cho diễn viên (hát, diễn truyền thống); xây dựng một số chương trình âm nhạc và ghi hình những vở đã công diễn.

3.2.2.2. Nhà hát chèo Hà Nội

Sau khi tỉnh Hà Tây sáp nhập vào thành phố Hà Nội, Đoàn chèo Hà


Tây cũng được sáp nhập vào Nhà hát chèo Hà Nội. Cùng trong số những đơn vị đứng đầu ngành chèo ở Việt Nam, Nhà hát chèo Hà Nội là đơn vị nghệ thuật có thương hiệu, và được thành phố Hà Nội quan tâm đầu tư, phát triển. Hiện nay Nhà hát có 2 cơ sở, trụ sở chính của Nhà hát ở 15B Nguyễn Đình Chiểu và Rạp Đại Nam ở 89 phố Huế. Hàng năm Nhà hát dàn dựng 02 vở mới và từ 12 - 16 tiết mục nghệ thuật khác. Trong 3 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Nhà hát biểu diễn 232 buổi, trong đó có 202 buổi diễn ở khu vực thành thị, 30 buổi diễn ở khu vực nông thôn.

Mặc dù không dành riêng các khoản kinh phí cho hoạt động bảo tồn, nhưng nhà hát thường xuyên biểu diễn các tiết mục chèo truyền thống tại nhà hát ở 15B Nguyễn Đình Chiểu. Phần lớn là những trích đoạn trong vở chèo Lưu Bình Dương Lễ Quan Âm Thị Kính. Ngoài ra, Nhà hát cũng biểu diễn một số trích đoạn trong vở chèo Tấm Cám của tác giả Lưu Quang Thuận.

3.2.2.3. Nhà hát chèo Quân đội

Đây là đơn vị hoạt động nghệ thuật trực thuộc Tổng cục Hậu cần, Quân đội nhân dân Việt Nam. Nhà hát được thành lập trên cơ sở nâng cấp Đoàn Chèo Tổng cục Hậu cần năm 2010. Nhà hát nằm trên địa bàn phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Mỗi năm Nhà hát chèo Quân đội dựng 02 vở dài và từ 01 đến 02 tiết mục ngắn. Trung bình, mỗi năm Nhà hát chèo Quân đội biểu diễn 70 buổi tại các vùng nông thôn, biên giới, hải đảo và 50 buổi tại khu vực đô thị. Khán giả chính của Nhà hát là các đơn vị quân đội.

Nhà hát kinh phí dành riêng cho việc nâng cao chất lượng diễn viên và dàn dựng lại những vở truyền thống, như vở Nhiếp chính Ỷ Lan trong tác phẩm Bài ca giữ nước.

3.2.2.4. Nhà hát chèo Ninh Bình

Nhà hát Chèo Ninh Bình là đơn vị hoạt động nghệ thuật chèo chuyên


nghiệp, gồm 2 đoàn chèo. Nhà hát được thành lập trên cơ sở nâng cấp Đoàn chèo Ninh Bình. Đây là Nhà hát Chèo nằm trên vùng đất kinh đô Hoa Lư - xưa vốn được coi là đất tổ của sân khấu Chèo từ thế kỷ X. Từ năm 2010 đến nay, Nhà hát Chèo Ninh Bình là đơn vị nhà hát Chèo lớn nhất nằm ngoài thủ đô Hà Nội với tổng số nhân lực hơn 100 người (trong khi các nhà hát chèo tỉnh khác thường duy trì 45 - 60 người). Trong không gian văn hóa nghệ thuật chèo, Nhà hát Chèo Ninh Bình thuộc chiếng Chèo xứ Nam. Ngoài Chèo nhà hát còn có vai trò bảo tồn các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian khác như xẩm, hát văn và ca trù. Nhà hát có trụ sở tại số 2 đường Lê Đại Hành, phường Thanh Bình, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.

Mỗi năm Nhà hát dựng từ 1- 2 vở mới. Năm 2017, ngoài một vở mới dựng, Nhà hát còn dựng 07 trích đoạn chèo tham dự cuộc thi tài năng trẻ diễn viên sân khấu tuồng, chèo chuyên nghiệp. Trong 3 năm, từ 2015 - 2017, trung bình mỗi năm Nhà hát biểu diễn hơn 170 buổi, trong đó có 75 buổi ở đô thị, 93 buổi ở khu vực nông thôn.Về công tác bảo tồn, mỗi năm Nhà hát dành một khoản kinh phí phục vụ công tác bảo tồn, chủ yếu là dàn dựng, nâng cao các trích đoạn và vở cổ.

3.2.2.5. Nhà hát chèo Hải Dương

Nhà hát Chèo Hải Dương là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động, là tổ chức nghệ thuật chuyên nghiệp của tỉnh Hải Dương. Tiền thân của nhà hát Chèo Hải Dương là Đoàn Chèo Hải Dương. Để mở rộng quy mô hoạt động nghệ thuật, năm 2007, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã phê duyệt Đề án nâng cấp Đoàn chèo Hải Dương thành Nhà hát chèo Hải Dương. Nhà hát có trụ sở tại đường Nguyễn Hữu Cầu, phường Ngọc Châu, thành phố Hải Dương, tỉnh Hải Dương.

Mỗi năm, Nhà hát chèo Hải Dương dựng 01 vở dài và từ 02- 03 tiết mục ngắn. Trong ba năm trở lại đây, trung bình mỗi năm Nhà hát biểu diễn


72 buổi ở khu vực nông thôn, 29 buổi ở khu vực thành thị.Về hoạt động bảo tồn. Hàng năm, thực hiện công tác bảo tồn, Nhà hát dành một khoản kinh phí để dàn dựng vở, trích đoạn các vở chèo cổ và tập huấn chuyên môn nghiệp vụ biểu diễn cho diễn viên, tập huấn tại cơ sở.

3.2.2.6 Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc

Ngày 26/10/2018, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 2545/QĐ-UBND về việc tổ chức lại Nhà hát Chèo và Đoàn nghệ thuật ca, múa, nhạc thành Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc.

Nhà hát nghệ thuật tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập có thu, trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Nhà hát có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước. Nhà hát chịu sự chỉ đạo quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Nghệ thuật biểu diễn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Mỗi năm Nhà hát dàn dựng 01 vở chèo mới, ngoài ra dàn dựng thêm 01 - 02 tiết mục ngắn. Trung bình mỗi năm nhà hát biểu diễn 193 buổi, trong đó có 113 buổi phục vụ khu vực nông thôn miền núi; 80 buổi biểu diễn khu vực thành thị. Hiện nay nhà hát không có kinh phí cho hoạt động bảo tồn. Hoạt động này thường lồng ghép, gắn với hoạt động chuyên môn của đơn vị.

Bảng 3.2.2.c: Bảng tổng hợp số liệu điều tra, khảo sát

về đội ngũ cán bộ, nghệ sĩ; hoạt động biểu diễn; số buổi biểu diễn

ở thành thị, nông thôn; số tiết mục chèo cổ còn thường xuyên biểu diễn


STT

Đơn vị

Số nghệ sĩ/ tổng số CB

Số buổi diễn hàng năm ở thành thị/

nông thôn

Số vở, tiết mục thường xuyên biểu diễn

Số vở, trích đoạn chèo cổ còn thường xuyên biểu diễn

1.

Nhà hát chèo Việt Nam

152/210

225/345

29

11


2.

Nhà hát chèo Hà Nội

77/146

150/200

16

03

3.

Nhà hát chèo Quân đội

80/120

150/210

22

05

4.

Nhà hát chèo Hải Dương

44/54

82/211

14

09

5.

Nhà hát chèo Ninh Bình

69/98

75/93

12

08

6.

Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc

40/51

80/113

11

01

7.

Đoàn chèo Hải Phòng

30/40

75/28

07

03

[Nghiên cứu sinh tổng hợp]

Bảng 3.2.2.d: Tổng hợp đội ngũ nghệ sĩ sáng tác của một số đơn vị chèo chuyên nghiệp‌

TT

Đơn vị

Tổng số tác giả

Tổng số đạo diễn

Tổng số nhạc sĩ

Tổng số họa sĩ

Tổng số Biên đạo

1

Nhà hát chèo Việt Nam

0

11

3

2

1

2

Nhà hát chèo Hà Nội

1

1

3

0

1

3

Nhà hát chèo Quân đội

1

3

6

0

0

4

Nhà hát chèo Hải Dương

0

0

0

0

0

5

Nhà hát chèo Ninh Bình

1

0

2

1

1

6

Nhà hát nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc

0

0

0

0

0

7

Đoàn chèo Hải Phòng

1

0

0

0

0

[Nghiên cứu sinh tổng hợp]

Bảng 3.2.2.đ: Danh sách vở diễn, trích đoạn chèo truyền thống thường xuyên biểu diễn‌

TT

Tên vở diễn, trích đoạn

Đơn vị biểu diễn

Nhà hát chèo Việt Nam

Nhà hát chèo Hà Nội

Nhà hát chèo Quân đội

Nhà hát chèo Ninh Bình

Nhà hát chèo Hải Dương

Nhà hát NT

tỉnh Vĩnh

Phúc

Đoàn Chèo Hải Phòng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/06/2022