Hải Phòng – Vùng Đất Giàu Truyền Thống Văn Hóa


thành phố là đến năm 2030, tỉ trọng của ngành công nghệ thông tin (phần mềm và phần cứng) chiếm khoảng 20% - 30% GDP của thành phố, hướng thành phố Hải Phòng thành một trong những thành phố phát triển của Đông Nam Á về tốc độ phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin.

+ Về văn hóa xã hội

Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Nghị quyết về xây dựng và phát triển văn hóa Hải Phòng (Nghị quyết 16-NQ/TU); cụ thể hóa Nghị quyết 33- NQ/TWcủa Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các kế hoạch, chương trình hành động về xây dựng và phát triển văn hoá Hải Phòng. Cùng với sự phát triển chung về văn hóa xã hội, các phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa", xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã có bước phát triển sâu rộng.

Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ thành phố đến cơ sở được quan tâm đầu tư khá đồng bộ, phát huy hiệu quả. Thành phố hiện có 01 trung tâm văn hóa thành phố, 14 trung tâm văn hóa thông tin - thể thao cấp huyện, 191/217 xã, phường, thị trấn có nhà văn hoá; hơn 900 thôn, tổ dân phốcó nhà văn hóa, trung tâm văn hóa – thể thao; 453 thư viện của các cấp, ngành, địa phương, đơn vị. Nhiều công trình văn hoá được quan tâm đầu tư, sửa chữa, nâng cấp. Khu liên hợp thể thao và một số công trình, dự án thể thao lớn được đầu tư xây dựng, đủ điều kiện tổ chức các sự kiện thể thao quốc gia và quốc tế.

Công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của thành phố được quan tâm đầu tư từ ngân sách trung ương, thành phố và nhận được sự đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân, đạt kết quả tích cực.


+ Về giáo dục đào tạo

Là thành phố trực thuộc trung ương, Hải Phòng đồng thời là một trung tâm giáo dục lớn của Việt Nam. Hệ thống các trường học phổ thông và trường chuyên nghiệp của Hải Phòng đều có cơ sở vật chất tốt và toàn diện. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 4 trường đại học (Đại học Y dược Hải Phòng, Đại học Hàng hải Việt Nam, Đại học Hải Phòng, Đại học dân lập Hải Phòng) và 16 trường cao đẳng, 26 trường trung cấp chuyên nghiệp, hàng năm, đào tạo hàng vạn sinh viên với các ngành nghề khác nhau.

Đến năm 2020, thành phố có tổng số 299 trường mầm non, 475 trường học phổ thông. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 99,87%. Hải Phòng là địa phương đứng trong tốp đầu cả nước về chất lượng học sinh giỏi, đồng thời là địa phương duy nhất trong cả nước 21 năm liên tục có học sinh đạt huy chương quốc tế. Năm 2017, đứng thứ 02 toàn quốc trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia về số lượng và chất lượng giải. Chất lượng điểm thi vào đại học của học sinh Hải Phòng luôn trong tốp 3 toàn quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 226 trang tài liệu này.

Giáo dục bậc đại học và đào tạo nghề có bước phát triển đáng kể, hàng năm, Hải Phòng thu hút trên 30% sinh viên là người ngoài tỉnh tham gia học tập. Trường đại học Hải Phòng là trường đại học đa cấp, đa ngành theo đúng tinh thần Nghị quyết 32 của Bộ Chính trị. Chất lượng đào tạo cơ bản đáp ứng yêu cầu với khoảng 70% sinh viên tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.

+ Về hoạt động đầu tư, du lịch

Quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại thành phố Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay - 16

Riêng huyện Cát Hải và quận Đồ Sơn đã thu hút được 34 dự án du lịch, trong đó có những dự án tiêu biểu như: khu vui chơi giải trí và công viên sinh thái cao cấp tại đảo Vũ Yên; khu du lịch và vui chơi giải trí cao cấp Him Lam tại đảo Hòn Dấu - Đồ Sơn; tổ hợp nghỉ dưỡng giải trí FLC Đồ Sơn

- Hải Phòng; khu cảng hàng hóa, bến tàu du lịch, ga cáp treo, nhà máy sản


xuất các sản phẩm du lịch và khu dịch vụ hậu cần du lịch tại Cát Bà; tổ hợp nghỉ dưỡng cao cấp Flamingo Cát Bà; khách sạn 5 sao Hilton; khu du lịch quốc tế Đồi Rồng…

3.1.2. Hải Phòng – vùng đất giàu truyền thống văn hóa

Phần lớn vùng đất Hải Phòng ngày nay thuộc trấn Hải Dương. Quá trình hình thành lãnh thổ Hải Phòng là quá trình vươn ra biển, khai phá thiên nhiên, cải tạo đất đai để canh tác. Sự hòa hợp dân cư nhiều vùng, miền đã tạo nên nét văn hóa đan xen đa dạng, sinh động.

Về khoa bảng, tính đến đầu thế kỷ XX, vùng đất Hải Phòng có gần 100 vị đỗ đại khoa. Tiêu biểu là: Lê Ích Mộc ở làng Thanh Lãng, xã Quảng Thanh (huyện Thuỷ Nguyên) đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất (1502); Trần Tất Văn ở làng Nguyệt Áng, xã Thái Sơn (huyện An Lão) đỗ Trạng nguyên khoa Bính Tuất (1526); Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm ở làng Trung Am, xã Lý Học (huyện Vĩnh Bảo) đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi (1535). Trong đó Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là danh nhân văn hóa nổi tiếng cả nước, nhà tiên tri có tài, nhà thơ kiệt xuất thế kỷ XVI, người thầy đào tạo nên nhiều học trò xuất sắc như Lương Hữu Giáp, Đinh Thời Trung (Tiến sĩ), Giáp Hải (quan Tể tướng nhà Mạc), Trạng Bùng (Phùng Khắc Khoan), Nguyễn Dữ ...

Hải Phòng có nhiều làng nghề nổi tiếng như: làng làm chiếu cói, thảm cói ở Nam Am (huyện Vĩnh Bảo); làng làm đá,làng làm chum, vại, nồi đất (huyện An Lão); làng nghề đúc đồng, gang ở xã Mỹ Đồng (huyện Thủy Nguyên); đặc biệt là làng nghề tạc tượng, làm con rối với ông tổ nghề Tô Phú Vượng từng được Vua Lê ban nghệ danh Kỳ tài Hầu tại xã Đồng Minh (huyện Vĩnh Bảo)...

Hải Phòng cũng là địa phương có hàng trăm lễ hội dân gian, với 05 lễ hội dân gian đặc sắc được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di


sản văn hóa phi vật thể quốc gia: Lễ hội chọi Trâu (Đồ Sơn), lễ hội Minh Thề (xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy); lễ hội Vật đình làng Vĩnh Khê (xã An Đồng), lễ hội chèo thuyền, bơi trải làng Ngọ Dương (xã An Hòa), huyện An Dương; lễ hội rước kiệu Xa Mã đình làng Hoàng Châu (xã Hoàng Châu, huyện Cát Hải). Bên cạnh đó là những lễ hội dân gian đặc sắc như: hội vật cầu, rước lợn Ông Bồ (Kiến Thụy), hội vật, đua thuyền ở các huyện Tiên Lãng, Cát Hải, An Dương.

Hải Phòng còn có các loại hình nghệ thuật văn hóa dân gian tiêu biểu, như: ca trù (xã Hòa Bình), hát đúm (Xã Phục Lễ, Phả Lễ, Lập Lễ), huyện Thuỷ Nguyên, rối nước, rối cạn (xã Đồng Minh, Vĩnh Bảo), chầu văn, chèo…

Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng có hệ thống di sản văn hóa đồ sộ với hàng ngàn di tích lịch - sử văn hóa, có nhiều công trình kiến trúc điêu khắc nổi tiếng như chùa Vân Bản, đình Hàng Kênh, đình Gia Lộc, đền Nghè, miếu Cựu Điện, chùa Dư Hàng, chùa Mỹ Cụ, đình Kiền Bái, đình Cung Chúc, đình Đôn Lương.... Theo con số thống kê, hiện nay, thành phố Hải Phòng có khoảng 200 ngôi đình, trong đó có hàng trăm ngôi đình cổtập trung chủ yếu tại các thôn, xã thuộc các huyện ngoại thành. Trong đó có 110 ngôi đình đã được xếp hạng là di tích các cấp. Một số ngôi đình có giá trị cao về kiến trúc, nghệ thuật và lịch sử được xếp hạng cấp quốc gia, thành phố, như: đình Hàng Kênh (quận Lê Chân), đình Kiền Bái (huyện Thủy Nguyên), đình Đông Khê (quận Ngô Quyền), đình Quý Kim, đình Ngọc Xuyên (quận Đồ Sơn), đình Kim Sơn (huyện Kiến Thụy), đình Quỳnh Cư (quận Hồng Bàng), đình Cựu Đôi (huyện Tiên Lãng), đình Phần, đình Cung Chúc (huyện Vĩnh Bảo), đình Hoàng Châu, đình Gia Lộc (huyện Cát Hải), đình Phụng Pháp... Nhìn chung, các ngôi đình ở Hải Phòng có không gian rộng, kiến trúc đẹp, được giữ gìn, trùng tu, tôn tạo qua nhiều thế hệ.

Xưa kia, đình làng là một thiết chế đặc biệt của cộng đồng làng xã. Kể từ khi ngôi đình trở thành nơi thờ cúng, tâm linh thì nó đồng thời cũng trở


thành tụ điểm sinh hoạt văn hóa chung của cộng đồng. Đình làng Việt vừa là một biểu tượng văn hóa, vừa là nơi chứa đựng và góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của người nông dân Bắc Bộ. Cũng giống như nhiều địa phương khác, những hoạt động văn hóa tại đình làng được lưu truyền qua các thế hệ đã trở thành nền tảng tinh thần trong đời sống xã hội làng xã của người dân Hải Phòng. Sân đình là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, như: lễ hội, trình diễn dân gian… và chính là không gian diễn xướng chủ yếu của nghệ thuật chèo. Hiện nay, nhiều ngôi đình vẫn là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân, góp phần không nhỏ vào việc duy trì các nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân.

Hải Phòng không được xem là cái nôi của nghệ thuật chèo nhưng là mảnh đất tiếp giáp liền kề với những địa phương được xem là nơi phát tích của chèo như Thái Bình, Hưng Yên, Hải Dương nên xưa kia Hải Phòng cũng là một trong những địa phương nổi danh chèo. Trong bốn chiếng chèo Đông, Nam, Đoài, Bắc thì Hải Phòng cùng với các địa phương như Hải Dương, Quảng Ninh và vùng đất phía bắc Hưng Yên được xếp vào Chiếng chèo Đông. Đến đầu thế kỷ XX, Hải Phòng cùng với hai thành phố lớn ở phía Bắc là Hà Nội và Nam Định đã trở thành những địa phương đầu tiên có các rạp hát bán vé, thu tiền.

3.2. Kinh nghiệm quản lý hoạt động nghệ thuật chèo tại một số địa phương và một số đoàn chèo chuyên nghiệp trên cả nước

3.2.1. Hoạt động nghệ thuật chèo tại địa phương

Diễn trình lịch sử sân khấu cách mạng Việt Nam cho thấy, bên cạnh đời sống sân khấu chuyên nghiệp luôn có sự vận hành của một bộ phận sân khấu không chuyên. Điều đó cũng có nghĩa là đi cùng với sự hình thành, phát triển của các đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp từ sau năm 1950 đến nay là hoạt động câu lạc bộ tại những địa phương từng có thế mạnh về chèo như Thái Bình, Ninh Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Nam Định... Hình thức sân


khấu chèo không chuyên thông qua hoạt động của các đội chèo, câu lạc bộ chèo chính là một bộ phận cấu thành đời sống nghệ thuật chèo.

Kể từ sau cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau Hội nghị Văn nghệ Việt Bắc năm 1950, cùng với quá trình hình thành các đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp, hàng trăm đội chèo đã ra đời trên khắp địa phương miền Bắc. Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, nhiều câu lạc bộ chèo đã tự phát hình thành từ nhu cầu thưởng thức, sáng tạo nghệ thuật của quần chúng nhân dân. Ở một số tỉnh, hình thức câu lạc bộ sân khấu không chuyên đã phát triển thành phong trào, cuốn hút sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, cũng như sự quan tâm của các cấp chính quyền địa phương và tổ chức xã hội. Tuy chưa có sự tổng kết nhưng có thể khẳng định rằng, cùng với những đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp, chèo không chuyên đã góp phần không nhỏ vào việc đem đến những giá trị văn hóa, tinh thần cho quần chúng nhân dân trong suốt hai cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc và công cuộc xây dựng đất nước. Đến nay, cũng giống như nhiều hình thức văn nghệ truyền thống, chèo đang đứng trước những thách thức của thời đại. Sự phát triển của công nghệ thông tin và nhiều loại hình giải trí đã dẫn đến cạnh tranh khốc liệt, khiến cho nhiều hình thức nghệ thuật truyền thống khó có thể tồn tại. Nhưng điều đáng chú ý là, trong bối cảnh mà nhiều đơn vị nghệ thuật chèo chuyên nghiệp đang có nguy cơ tan rã thì ở một số địa phương, chèo không chuyên vẫn âm thầm phát triển trong cộng đồng.

Để có được những nhận định khách quan về thực trạng và giải pháp bảo tồn nghệ thuật chèo, trong luận án này, cùng với việc nghiên cứu thực trạng sân khấu chèo không chuyên ở Hải Phòng, NCS sẽ tiến hành khảo sát hoạt động chèo không chuyên thông qua hoạt động nghệ thuật, cũng như một số liên hoan sân khấu không chuyên ở những địa phương tiêu biểu như Hưng Yên, Ninh Bình, Thái Bình… Bởi lịch sử nghệ thuật chèo chỉ ra rằng, xưa kia,


Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương và một phần đất của tỉnh Thái Bình ngày nay thuộc về xứ Đông, nơi sinh ra những vị tổ sư chèo, như: Nhị vị ông làng, Đào Nương, Sai Ất… Vào đầu thế kỷ XX, cùng với sự nổi tiếng của gánh chèo làng Khuốc ở Thái Bình, Bến Trại ở Hải Dương là những gánh chèo làng Xuôi, làng Tầu, làng Rệu, làng Giồng ở Hưng Yên. Do vậy khảo sát ở những địa phương trong cùng một chiếng chèo này sẽ có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động bảo tồn có thể tương đồng với Hải Phòng.

3.2.1.1. Hoạt động bảo tồn nghệ thuật chèo tại Hưng Yên

Những năm 1923 -1933, Nguyễn Đình Nghị - một người con của đất Tiên Lữ, Hưng Yên đã trở thành nhà tiên phong cải cách sân khấu chèo. Tên tuổi của Ông gắn liền với phong trào chèo cải lương. Di sản nghệ thuật mà Nguyễn Đình Nghị để lại không chỉ hàng chục kịch bản mà còn là những bài học kinh nghiệm vô giá về cách tân nghệ thuật chèo.

Tiếp nối truyền thống, hiện nay Hưng Yên vẫn là một địa danh nổi tiếng về chèo. Không chỉ có Nhà hát chèo Hưng Yên với những nghệ sĩ tên tuổi, mà dường như ở mỗi huyện của tỉnh Hưng Yên đều có câu lạc bộ chèo. Những năm gần đây, Hưng Yên là một trong số địa phương có những hoạt động thiết thực đối với sự nghiệp bảo tồn nghệ thuật chèo.

Năm 2016, Đài Phát thanh và Truyền hình Hưng Yên tổ chức Liên hoan chiếu chèo làng tôi và giọng hát hay chuyên nghiệp lần thứ nhất. Liên hoan có sự tham gia của cả nghệ sĩ chuyên nghiệp và các câu lạc bộ chèo không chuyên. Đối tượng tham gia gồm: diễn viên chuyên nghiệp, học sinh, sinh viên các trường văn hóa nghệ thuật, nghệ nhân, nghệ sĩ tại các chiếu chèo, câu lạc bộ chèo không chuyên. Độ tuổi tham gia: đối với khối chuyên nghiệp là từ 16

-55 tuổi. Đối với câu lạc bộ, chiếu chèo không chuyên là từ 16 - 60 tuổi.

Liên hoan Chiếu chèo làng tôi có 33 câu lạc bộ tham gia biểu diễn các trích đoạn, hoạt cảnh chèo. Về giọng hát chèo chuyên nghiệp có 44 thí sinh


đăng ký dự thi đến từ các đơn vị như: Nhà hát chèo Việt Nam, Nhà hát chèo Hà Nội, Nhà hát chèo Thái Bình, Nhà hát chèo Hà Nam, Nhà hát chèo Hải Dương, Nhà hát chèo Hưng Yên, Đoàn Chèo Hải Phòng, Nhà hát chèo Quảng Ninh, Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam, Trường VHNT Hưng Yên, Trường VHNT Bắc Ninh, Trường VHNT Thái Bình, Trường ĐH Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Sau thành công của Liên hoan Chiếu Chèo làng tôi và giọng hát hay chuyên nghiệp lần thứ nhất năm 2016, vào tháng 10 năm 2018, tỉnh Hưng Yên tiếp tục tiến hành tổ chức Liên hoan Chiếu chèo làng tôi và giọng hát chèo chuyên nghiệp tỉnh Hưng Yên mở rộng năm 2018, nhằm khơi dậy phong trào và tôn vinh những cá nhân, tập thể, kế thừa và phát huy những giá trị

nghệ thuật chèo truyền thống.

Như vậy, tỉnh Hưng Yên duy trì hoạt động bảo tồn nghệ thuật chèo theo hướng duy trì các câu lạc bộ chèo tại các địa phương, tổ chức các liên hoan chèo không chuyên và chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh để các câu lạc bộ chèo không chuyên trên địa bàn tỉnh có sân chơi, được giao lưu, thi với các tỉnh, thành phố khác. Liên hoan giọng hát chèo chuyên nghiệp tạo điều kiện cho các nghệ sĩ chèo chuyên nghiệp của tỉnh có cơ hội rèn luyện, cọ xát, học tập với các đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp trên toàn quốc. Liên hoan cũng là dịp để nhân dân trên địa bàn tỉnh được tham dự và thưởng thức nghệ thuật chèo cả chuyên nghiệp và không chuyên. Do vậy, đây cũng là cơ hội để tuyên truyền, giáo dục thẩm mỹ nghệ thuật chèo trên phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.

3.2.1.2. Hoạt động bảo tồn nghệ thuật chèo không chuyên tại Ninh Bình

Cũng trong khuôn khổ của hoạt động sân khấu chèo không chuyên, vào tháng 7 năm 2018, nhân kỷ niệm 1050 năm Nhà nước Đại Cồ Việt, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Ninh Bình đã tổ chức Liên hoan các câu lạc bộ chèo không chuyên tỉnh Ninh Bình năm 2018. Liên hoan đã qui tụ được 400 nghệ

Xem tất cả 226 trang.

Ngày đăng: 10/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí