Các Tổ Chức Xã Hội - Nghề Nghiệp Hoạt Động Trong Lĩnh Vực Y Tế

đề và hiểu rõ quy định của pháp luật....thông qua đó hoà giải để giải quyết các mâu thuẫn tranh chấp của người dân trong các mối quan hệ pháp luật phát sinh, các cấp hội đã tham gia hòa giải được 21 cuộc.

Thành viên của Hội tham gia Đoàn giám sát về thực hiện công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm và khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố.

Các tổ chức Hội đã triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ phản biện và giám sát xã hội, đẩy mạnh công tác giám sát thi hành pháp luật và xây dựng chính quyền các cấp. Chi hội Sở Tư pháp đã xây dựng, trình UBND thành phố Kế hoạch về kiểm tra và theo dõi thi hành văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/07/2013 của Chính phủ về theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

Hội đã cùng chính quyền địa phương giải quyết đơn thư khiếu nại những vụ việc khiếu kiện hành chính của công dân, đóng góp nhiều ý kiến thiết thực nhằm đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của người khiếu nại, tham mưu cho UBND các cấp giải quyết một số vấn đề bức xúc về quản lý đất đai và xây dựng đô thị.

Như vậy, từ khi Hội Luật gia thành phố được thành lập cho đến nay Hội luôn phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới phương thức hoạt động, hướng về cơ sở, xây dựng và phát triển tổ chức Hội ngày càng vững mạnh; xây dựng đội ngũ Hội Luật gia thành phố Thái Nguyên: Giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững vàng về chính trị, tư tưởng, tận tụy với nghề, vì dân, vì công lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động trong giai đoạn mới, Hội cũng tích cực góp phần vào sự nghiệp phát huy dân chủ; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

2.4. Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế

2.4.1. Hội Đông y

Hội Đông y thành phố Thái Nguyên được thành lập ngày 25/10/1965. Đây là tổ chức xã hội - nghề nghiệp của những người hoạt động trong lĩnh

vực khám chữa bệnh bằng đông y trên cơ sở kế thừa và phát triển y học cổ truyền của dân tộc.

Tham gia hội là những người tự nguyện đem khả năng, kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của mình cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Hội hoạt động trong phạm vi thành phố Thái Nguyên và chịu sự quản lý nhà nước, của UBND thành phố Thái Nguyên và các cơ quan có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ của hội là tạo điều kiện cho hội viên khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật và Điều lệ hội; Hội khuyến khích việc sưu tầm, kế thừa các bài thuốc gia truyền theo quy định để sử dụng.

Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp ở thành phố Thái Nguyên từ năm 1986 đến năm 2016 - 9

Gần 30 năm sau ngày thành lập, Hội ngày càng phát triển và đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Quy mô tổ chức, hoạt động của Hội không ngừng được mở rộng. Theo điều lệ của hội Đông y trung ương ở thành phố có phân hội, ở huyện có chi hội và ở xã có tổ để hội viên sinh hoạt. Số hội viên dần dần phát triển, đông nhất là ở huyện Phú Bình có 54 hội viên, Đồng Hỷ có 35 hội viên, ít nhất như Võ Nhai có 7 hội viên, và Định Hóa có 12 hội viên. Những người được gia nhập Hội đều theo uy định của ty y tế và Mặt trận tổ quốc tỉnh, huyện, Ủy ban hành chính thành phố hoặc Hội đông y Trung ương công nhận.

Trong quá trình hoạt động, Hội được sự giúp đỡ của ty y tế; Mặt trận và sự quan tâm của UBND tỉnh nên việc tổ chức hội đã chặt chẽ, có nhiều triển vọng phát triển.

Trong những năm gần đây, Hội Đông y được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy - UBND thành phố, của Trung tâm Y tế thành phố và Hội Đông y Tỉnh Thái Nguyên nên công tác khám chữa bệnh của Hội ngày càng được mở rộng.

Năm 2014, Hội có 68 phòng khám chữa bệnh và có nhiều cơ sở khám chữa bệnh bằng thuốc Đông y tại trạm y tế phường xã. Theo số liệu thống kê, năm 2014 Hội đã khám chữa bệnh cho 101.588 bệnh nhân.

Hội cũng đã khám chữa bệnh từ thiện cho các bệnh nhân nghèo có hoàn cảnh khó khăn, người có công với cách mạng. Ví dụ như tại phường Phan Đình Phùng, phường Quang Trung là 3027 bệnh nhân với số tiền trị giá 801.330.000đ; ủng hộ nhân đạo cho 1859 người với số tiền là 127.000.000đ.

Hàng năm, Hội cũng thường tổ chức hội thảo nhằm trao đổi kinh nghiệm, nuôi cấy bảo tồn các cây thuốc quý, những bài thuốc hay có giá trị tại các xã, phường như phường Quang Vinh, phường Tân Lập. Buổi thảo luận tại phường Quang Vinh, Hội đã giới thiệu 14 bài thuốc, cây thuốc trong tổng số 43 bài thuốc hay như thuốc chữa Thống phong, chữa Viêm tai giữa, chữa hóc xương… Ngoài ra, hội còn giới thiệu thêm một số cây thuốc quý như: Cây dâu, cây trám, cây chua meo, cây bơn, cây bạc thau, cây đậu đen…đặc biệt là phương pháp chữa bệnh bằng bấm huyệt, day ấn vùng phản xạ dưới bàn chân của lương y Nguyễn Thị Mão đã được cấp giấy chứng nhận “Bài thuốc hay, cây thuốc quý”.

Trong năm 2016, Hội đã phát động phong trào thi đua “ Học tập thân thế, sự nghiệp Đại Y tôn Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác và Đại danh Y Thiền sư Tuệ Tĩnh”. Bên cạnh đó, Hội đã tuyên truyền, triển khai thực hiện Chỉ thị 24/CT-BBT Trung ương về xây dựng hội Đông y Việt Nam và nền Đông y Việt Nam trong tình hình mới. Đông thời thực hiện Nghị định số 45/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và quản lý Hội, chấp hành mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ. Hội gắn Cuộc vận động học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn liền với việc tổ chức thực hiện công tác Hội Đông y.

Hội vận động hội viên và nhân dân trồng cây thuốc quý tại vườn như: Cây gối hạc, trinh nữ hoàng cung, thất diệp nhất tri hoa, cây khôi nhung, nấm lim xanh, xạ đen. Tiêu biểu là mô hình trồng nấm lim xanh của hội viên Trần Danh Tài ở xã Hóa Trung - Đồng Hỷ - Thái Nguyên. Viện Quân y đã phát hiện nấm lim xanh có hơn 400 hoạt chất có lợi cho cơ thể con người, có thành

phần dược chất và vitamin cao gấp nhiều lần nấm linh chi thông thường. Tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi, giảm mỡ máu, điều hòa đường huyết, vì thế trồng nấm lim xanh đem lại giá trị kinh tế cao.

Nhằm khuyến khích các hội viên phát triển, hàng năm hội cũng đã tiến hành bình xét khen thưởng cho các Hội Đông y xã, phường và các cá nhân có thành tích xuất sắc trong hoạt động và đóng góp nhiều bài thuốc hay, có giá trị áp dụng thực tiễn một cách hiệu quả.

Hội Đông y thành phố từ khi thành lập cho đến nay hội luôn chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước. Được sự quan tâm của Thành ủy, UBND, UBMTTQ thành phố, đặc biệt là hỗ trợ kinh phí hoạt động và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc cho Hội Đông y nên công tác khám chữa bệnh ngày càng hiệu quả, nhân dân tin tưởng vào khám chữa bệnh bằng đông y.

2.4.2. Hội Chữ thập đỏ

Nhân đạo, sẻ chia, tương thân, tương ái là một trong những giá trị văn hóa, đạo lý truyền thống của con người Việt Nam, thấm sâu trong các gia đình, dòng họ, xóm làng, cộng đồng xã hội từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tinh thần “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “thương người như thể thương thân” luôn là một sức mạnh to lớn trong nhân dân ta. Những bản sắc tốt đẹp và nhân văn sâu sắc này được chúng ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ trong thời đại ngày nay.

Hội Chữ thập đỏ thành phố Thái Nguyên được thành lập năm 1965. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành uỷ - HĐND- UBND thành phố và sự hướng dẫn, chỉ đạo của Hội CTĐ tỉnh Thái Nguyên. Đây là tổ chức xã hội hoạt động nhân đạo. Mục đích của Hội là nhân đạo, hòa bình, hữu nghị, góp phần xây dựng thành phố Thái Nguyên giàu mạnh.

Hội có nhiệm vụ tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và các văn bản

pháp luật có liên quan như phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.

Hội vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo.

Hội cũng tham gia giám sát và phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến hoạt động nhân đạo. Tham mưu trình Chính phủ vận động, trợ giúp nhân dân nước khác khi thiên tai, thảm họa xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng; tham gia cứu trợ quốc tế; Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác do Nhà nước giao.

Hội Chữ thập đỏ thành phố từ khi thành lập cho đến nay luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên, Thành ủy- HĐND- UBND- UBMTTQ thành phố Thái Nguyên và của các ban, ngành, đoàn thể; sự ủng hộ của các Doanh nghiệp, nhà hảo tâm và đông đảo quần chúng nhân dân. Các phong trào hoạt động nhân đạo của Hội Chữ thập đỏ đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của thành phố, những đóng góp đó đã được các cấp ủy Đảng chính quyền và nhân dân ghi nhận.

Trong quá trình hoạt động, Hội Chữ thập đỏ thành phố đã xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tổ chức Hội cơ sở. 100% đơn vị Hội cơ sở đã phát triển được các chi Hội Chữ thập đỏ tổ dân phố, trường học và chi Hội Chữ thập đỏ trong cơ quan khối dân chính Đảng, làm tốt công tác quản lý và phát triển Hội viên, tình nguyện viên Chữ thập đỏ.

Hàng năm Hội tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Hội cơ sở nâng cao chất lượng hoạt động của các đội thanh niên Chữ thập đỏ xung kích và phát triển các đội tình nguyện viên.

Hiện nay, thành phố Thái Nguyên còn 27 đơn vị Hội Chữ thập đỏ phường, xã trực thuộc trong đó Hội Chữ thập đỏ phường là 21, xã là 8. Số Chi hội là 532 Chi hội; Tổng số hội viên là 15.433; Tổng số Tình nguyện viên là 440; Tổng số Thanh thiếu niên Chữ thập đỏ trong và ngoài trường học là 20.536; Duy trì hoạt động hiệu quả 25 Đội, chốt, câu lạc bộ tình nguyện viên Chữ thập đỏ [28;tr.10]

Trong những năm qua, Công tác xã hội nhân đạo được triển khai có chiều sâu, có tính lan tỏa rộng, thu hút ngày càng nhiều cơ quan, tổ chức, nhà hảo tâm tham gia cụ thể:

Trong phong trào “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”, toàn Hội đã vận động được trên 4163 tập thể, các nhân tích cực tham gia ủng hộ 12651 xuất quà trị giá trên 3,7 tỷ đồng, hỗ trợ 11 con bò giống trị giá 143 triệu đồng, tặng sổ tiết kiệm trị giá 73 triệu đồng, tặng gần 1000 bánh trưng trị giá 30 triệu đồng cho người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và các đối tương ở các Trung tâm như: Trung tâm Bảo trợ xã hội, Trung tâm điều dưỡng và phục hồi chức năng thần kinh, khu điều trị phong Phú Bình…. Với tổng giá trị trên 7 tỷ đồng [27;tr.8]. Phong trào đã trở thành hoạt động hàng năm của Hội Chữ thập đỏ, được các cấp uỷ Đảng chính quyền, nhân dân ghi nhận và đánh giá cao.

Năm 2013, Hội Chữ thập đỏ đã ủng hộ cuộc vận động xây dựng công trình nhân đạo "Trung tâm chăm sóc nạn nhân chất độc da cam và sơ cấp cứu của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam" tại Thị xã Sầm Sơn tỉnh Thanh Hoá 25 triệu đồng. Xây 5 bể chứa được mỗi bể 5m3 trị giá 30 triệu đồng tại xã Phú Đô, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên [27;tr.4].

Những năm gần đây, Hội thực thực hiện cuộc vận động "Mỗi tổ chức, mỗi cá nhân gắn với một địa chỉ nhân đạo". Các thành viên của Hội đã đến với 386 địa chỉ nhân đạo. Số tiền hỗ trợ 2,5 tỷ đồng được chi cho xây nhà mới và sửa chữa nhà đã xuống cấp (204 nhà); Hỗ trợ lương thực hàng tháng cho 96 đối tượng. Ngoài ra, còn tặng xe đạp, xe lăn, sổ tiết kiệm, thẻ BHYT cho 86 đối tượng người nghèo, gia đình chính sách, trẻ em mô côi, khuyết tật [44;tr.28].

Một trong những thành công của Hội là tham gia chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của thành phố.

Hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về thảm hoạ, hướng dẫn kỹ năng phòng tránh và ứng phó khi có thảm họa xảy ra. Hội thành lập các đội tình nguyện viên, thanh niên xung kích Chữ thập đỏ như lập 02 chốt Sơ cấp cứu, cứu hộ cứu nạn trên sông tại đầu cầu Gia Bẩy, xã Đồng Bẩm và đầu cầu treo Bến Oánh, phường Túc Duyên thành phố Thái Nguyên. Với tinh thần trách nhiệm cao các tình nguyện viên Chữ thập đỏ tại các chốt sơ cấp cứu đường bộ, đường sông và đội xe ôm an toàn Chữ thập đỏ đã kịp thời sơ cấp cứu ban đầu, đưa đi cấp cứu 205 trường hợp người bị nạn, tai nạn giao thông, đuối nước.

Để chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác sơ cấp cứu, Hội đã phối hợp với Trung tâm Y tế, trạm y tế các xã, phường tổ chức 17 đợt khám, tư vấn, cấp thuốc miễn phí cho trên 10 nghìn đối tượng là các mẹ Việt Nam anh hùng, cán bộ tiền khởi nghĩa, nạn nhân chất độc da cam, thương bệnh binh, người nghèo, người cao tuổi trên địa bàn thành phố với ngân sách trên 900 triệu đồng.

Hội cũng thường xuyên tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện, tổ chức phát động, tuyên truyền, vận động hàng ngàn lượt người hưởng ứng tham gia chiến dịch hiến máu tình nguyện như: “Lễ hội Xuân Hồng”, “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4”, “Những giọt máu hồng hè”. Các chiến dịch thu hút hàng nghìn cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các em sinh viên các trường đại học, cao đẳng tham gia hiến máu. Thông qua các đợt vận động, các bệnh viện đã được cung cấp đủ số máu phục vụ kịp thời cho công tác cứu chữa bệnh. Số đơn vị máu an toàn thu được gần 2.000 đơn vị máu, với tổng trị giá trên 273 triệu đồng. Góp phần rất lớn cho các bệnh viện chữa bệnh cứu người [28;tr.25].

Để góp phần khơi dậy các thanh thiếu niên có lòng tương thân tương ái, sống vị tha, hòa đồng, biết cảm thông và chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh, không may mắn trong cuộc sống Hội đặc biệt quan tâm đến công tác thanh thiếu niên Chữ thập đỏ: Toàn thành phố hiện nay có 20.536 thanh thiếu

niên Chữ thập đỏ là lực lượng nòng cốt của công tác nhân đạo trong trường học. Thông qua các hoạt động của Hội đã góp phần giáo dục đạo đức, học tập, lao động của tuổi trẻ.

Tại các trường học, hoạt động quyên góp giúp bạn nghèo vượt khó; giúp bạn đến trường; nuôi lợn nhựa tiết kiệm giúp bạn nghèo vượt khó; tặng quà và giúp ngày công lao động cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng; chăm sóc giúp đỡ những người già cô đơn….được triển khai trong năm học.

Vào ngày khai giảng, bế giảng năm học, các ngày lễ tết như tết thiếu nhi 1/6, tết trung thu nhằm động viên tinh thần học tập tốt của các em học sinh, Hội Chữ thập đỏ thành phố, Hội Chữ thập đỏ cơ sở, trường Tiểu học và THCS phối hợp trao tặng trên 2.000 xuất quà, trị giá trên 700 triệu đồng.

Hội Chữ thập đỏ thành phố duy trì phát hành bản tin “Nhân đạo Thái Nguyên” với số lượng phát hành 500 bản/quý nhằm chỉ đạo triển khai Nghị quyết Đại hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên lần thứ VII tới các cấp hội; phản ánh các hoạt động nhân đạo, tăng cường công tác tuyên truyền những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, phổ biến những kinh nghiệm hay, những điển hình tiến tiến, định hướng nghiệp vụ công tác trên các lĩnh vực công tác của Hội đến các cơ sở Hội, phục vụ công tác tuyên truyền, hướng dẫn nghiệp vụ cho Hội chữ thập đỏ cơ sở.

Với những kết quả đạt được Hội chữ thập đỏ thành phố đã nhận được: Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Thái Nguyên và danh hiệu thi đua “Tập thể lao động xuất sắc” năm 2014 .

Từ khi thành lập cho đến nay, công tác Hội và phong trào Chữ thập đỏ có bước phát triển toàn diện. Hội đã khẳng định được vai trò nòng cốt, vai trò cầu nối, vai trò điều phối trong các hoạt động nhân đạo. Tổ chức Hội được củng cố, kiện toàn; đội ngũ cán bộ Hội được tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Hoạt động của Hội ngày càng có hiệu quả, thu hút được sự tham gia của nhiều tổ chức và quần chúng nhân dân, góp phần tích cực vào thực hiện chính sách an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, tham gia xây dựng nông thôn mới, tham gia phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/01/2024