Mức Độ Tham Gia Của Các Lực Lượng Giáo Dục Đối Với Hoạt Động Trải Nghiệm Theo Chủ Đề Giáo Dục Ở Các Trường Trung Học Cơ Sở

Bảng 2.10. Mức độ tham gia của các lực lượng giáo dục đối với hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở

huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang



TT


Các lực lượng tham gia

Đánh giá của CBQL, GV



X

Thứ bậc

Rất

thường xuyên

Thường xuyên

Thỉnh thoảng

Không

tham gia

1

Cán bộ quản lý nhà trường

22

50

43

0

2.82

1

2

Giáo viên chủ nhiệm, GV

bộ môn

20

25

37

33

2.28

2

3

Tổng phụ trách Đội

25

10

24

56

2.03

5


4

Tổ chuyên môn trung học

cơ sở của phòng Giáo dục và Đào tạo


21


5


55


34


2.11


3

5

Cha mẹ HS và cộng đồng

17

22

26

50

2.05

4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang - 9

Số liệu bảng trên cho thấy, lực lượng tham gia thường xuyên vào hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục gồm: Cán bộ quản lý nhà trường (2.82 điểm); GV chủ nhiệm, GV bộ môn (2.28 điểm).

Lực lượng giáo dục tham gia chưa thường xuyên hoặc ít tham gia gồm: Tổng phụ trách Đội (2.03 điểm); Tổ chuyên môn trung học cơ sở của phòng Giáo dục và Đào tạo (2.11 điểm); Cha mẹ HS và cộng đồng (2.05 điểm).

Nhận xét chung: Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục đã có sự tham gia thường xuyên của nhà trường và GV chủ nhiệm, GV bộ môn. Trao đổi với CBQL B.T (trường THCS Lương Phong), L.S.B (trường THCS Đức Thắng), chúng tôi được biết: Các trường đã chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương tuy nhiên không tránh khỏi những lúng túng trong công tác chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục. Tuy nhiên, hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục thường được tổ chức dưới hình thức tham quan, với những địa điểm xa, đòi hỏi kinh phí di chuyển, phương tiện xe cộ, ăn uống cho học sinh khá cao, công tác

huy động xã hội hóa không dễ đôi lúc dẫn đến tình trạng hiểu nhầm là lạm thu. Vì vậy, cha mẹ HS và cộng đồng ít tham gia vào hoạt động này.

2.2.5. Khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sử dụng câu hỏi 6 phần phụ lục 1 đối với khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11. Khó khăn khi tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang‌


TT


Khó khăn

Đánh giá của CBQL, GV


X


Thứ bậc

Rất

khó khăn

Ít

khó khăn

Chưa

khó khăn

Không

khó khăn


1

Nhận thức của GV về vị trí, vai

trò của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục


45


44


12


14


3.04


3

2

Năng lực tổ chức hoạt động trải

nghiệm theo chủ đề giáo dục của GV

45

51

14

5

3.18

1

3

Thời gian dành cho hoạt động trải

nghiệm theo chủ đề giáo dục

42

48

17

8

3.08

2

4

Sự quan tâm của cha mẹ HS

39

52

9

15

3.00

5


5

Chính sách động viên GV thực

hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục


37


8


53


17


2.57


7

6

Hạn chế về cơ sở vật chất

58

28

2

27

3.02

4


7

Sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ

học sinh và Tổng phụ trách Đội


37


42


19


17


2.86


6

Số liệu bảng thống kê cho thấy, khó khăn nhất khi GV tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục là:

Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của GV: Theo GV các trường THCS chia sẻ, Phòng GD&ĐT đã tổ chức các lớp bồi dưỡng về hoạt động trải nghiệm mà chưa quan tâm tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, do vậy, khó khăn về năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của GV là khó khăn lớn nhất (3.18 điểm);

Thời gian dành cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục 3.08 điểm), theo chia sẻ của các GV THCS Y.V (trường THCS Lương Phong) thì thời gian dành cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục rất ít, GV phải dành phần lớn thời gian để thực hiện chương trình chính khóa và các kế hoạch ôn thi học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu, kém.

Một số GV còn chưa nhận thức được tầm quan trọng về vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục (3.04 điểm).

Hạn chế về cơ sở vật chất (3.02 điểm) đã gây khó khăn khi tổ chức các chủ đề như: hoạt động câu lạc bộ, hoạt động tập luyện, thi đấu thể thao, tổ chức báo cáo ngoại khóa theo chủ đề...

Mặt khác, còn có các khó khăn như: Sự quan tâm của cha mẹ HS (3.0 điểm); Sự phối hợp giữa giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, cha mẹ học sinh và Tổng phụ trách Đội (2.86 điểm); Chính sách động viên GV thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục (2.57 điểm).

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

2.3.1. Lập kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sử dụng câu hỏi 7 phần phụ lục 1 để khảo sát thực trạng lập kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.12. Lập kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang‌


TT


Lập kế hoạch

Đánh giá của CBQL, GV


X

Thứ bậc

Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Ít thực

hiện

Không thực

hiện

1. Kế hoạch hoạt

động trải nghiệm chung toàn

trường

Chủ đề sinh hoạt đầu

tuần trong tháng

21

14

48

32

2.21

3

Chủ đề học kỳ

20

15

47

33

2.19

4


Chủ đề của năm học


35


22


44


12


2.66


2

2. Kế hoạch hoạt

động trải nghiệm

cho khối

Chủ đề sinh hoạt đầu

tuần trong tháng

15

17

43

40

2.06

8

Chủ đề học kỳ

18

23

36

38

2.16

7


Chủ đề của năm học


19


11


55


30


2.17


6

3. Kế hoạt hoạt động trải nghiệm cho từng

lớp

Chủ đề sinh hoạt đầu

tuần, cuối tuần trong tháng


13


14


49


39


2.00


9

Chủ đề học kỳ

18

23

36

38

2.18

5

Chủ đề của năm học

35

43

29

8

2.91

1

Số liệu bảng trên cho thấy, các nội dung lập kế hoạch thực hiện chưa thường xuyên hoặc thực hiện ở mức trung bình, bảng thống kê cho thấy có 3 loại kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm theo 3 quy mô khác nhau đó là kế hoạch tổ chức hoạt động chung toàn trường, kế hoạch theo khối; kế hoạch theo lớp với các hình thức tổ chức hoạt động của chủ đề gắn với sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần; chủ đề học kỳ và chủ đề năm học đã được các trường THCS huyện

Hiệp Hòa tỉnh Bắc Giang quan tâm tổ chức nhưng chưa được ở mức cao cụ thể như sau:

Các loại kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm được đánh giá ở mức khá đó là: Kế hoạch hoạt động trải nghiệm chung toàn trường với chủ đề chung của năm học đạt 2.66 điểm; Kế hoạt hoạt động trải nghiệm cho từng lớp với chủ đề của năm học đạt điểm trung bình là 2.91 điểm.

Riêng kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo lớp với chủ đề của sinh hoạt đầu tuần, cuối tuần được đánh giá ở mức trung bình có điểm trung bình là: 2.00 điểm. Tìm hiểu nguyên nhân, trao đổi với một số giáo viên trường THCS của huyện Hiệp Hòa cho thấy, giáo viên chưa quan tâm nhiều đến việc thiết kế các chủ đề sinh hoạt đầu tuần và cuối tuần cho học sinh trong lớp mà chủ yếu là thực hiện theo hoạt động chung của trường đầu tuần chào cờ, sinh hoạt dưới cở và cuối tuần sinh hoạt lớp, tổng kết thực hiện nhiệm vụ trong tuần.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu sản phẩm, nghiên cứu một số kế hoạch hoạt động của các trường THCS và kế hoạch hoạt động trải nghiệm của các lớp cho thấy, kế hoạch của trường thì tập trung vào các cuộc thi an toàn giao thông; bảo vệ môi trường; giáo dục sức khỏe sinh sản,... còn kế hoạch của lớp là đi trải nghiệm theo hình thức tham quan mỗi năm một lần.

Nhận xét chung: Kế hoạch quản lý hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục chưa được quan tâm thực hiện các nội dung: xây dựng kế hoạch theo học kỳ, cho từng khối lớp; Chưa xác định mục tiêu, nội dung, hình thức, sự tham gia của các lực lượng giáo dục...

2.3.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sử dụng câu hỏi 8 phần phụ lục 1 để khảo sát thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.13. Tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang‌


TT


Tổ chức thực hiện

Đánh giá của CBQL, GV



X


Thứ bậc

Rất hiệu

quả

Hiệu quả

Ít hiệu

quả

Không hiệu

quả


1

Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức

hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục,


39


45


27


4


3.03


1


2

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong tổ chức hoạt động trải

nghiệm theo chủ đề giáo dục


12


16


55


32


2.07


5


3

Bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ

chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho cán bộ, GV


16


21


48


30


2.20


2


4

Xây dựng nội dung, hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục chung toàn

trường và cho từng khối lớp


18


27


25


45


2.16


3


5

Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội dung, hình thức hoạt động trải nghiệm theo đơn vị lớp, trình

hiệu trưởng phê duyệt


13


19


52


31


2.12


4


6

Xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trải

nghiệm theo chủ đề giáo dục


7


12


56


40


1.88


7


7

Huy động các nguồn lực để tổ

chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục


8


23


36


48


1.92


6

Số liệu bảng trên cho thấy nội dung thuộc công tác tổ chức được nhà trường THCS huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang hiệu quả nhất đó là: Thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, trong đó Hiệu trưởng là Trưởng ban, Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn là Phó ban, các thành viên gồm: Giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ trách, Công đoàn… (3.03 điểm);

Số liệu bảng trên cũng cho thấy, các nội dung tổ chức thực hiện chưa hiệu quả hoặc hiệu quả ở mức thấp và trung bình. Cụ thể:

Hiệu trưởng xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của HS (1.88 điểm);

Huy động các nguồn lực về cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ để giáo viên thực hiện có hiệu quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của HS (1.92 điểm);

Hiệu trưởng xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục (2.07 điểm);

Hiệu trưởng tổ chức xác định nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục theo từng khối lớp (2.16 điểm);

Giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội dung, hình thức hoạt động trải nghiệm theo đơn vị lớp, trình hiệu trưởng phê duyệt đạt 2.12 điểm.

Tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho những cán bộ, GV chịu trách nhiệm (2.20 điểm).

Trao đổi với Hiệu trưởng D.C.D trường THCS trường THCS Đoan Bái chúng tôi được biết: Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục chưa quan tâm đến tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, do vậy chưa tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục cho những cán bộ, GV chịu trách nhiệm ở mức tốt, mặt khác, cũng chưa có sự quan tâm đến xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận liên quan trong tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục dẫn đến GV có tâm lý làm cho xong, không chú ý đến xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập trải nghiệm theo chủ đề giáo dục của HS. GV B.K.L (trường THCS Đoan Bái) cũng chia sẻ thêm: Khó khăn về kinh phí, GV còn thiếu phương pháp và kỹ năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục, thời gian dành cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục chiếm thời lượng ít vì thế GV chưa đổi mới hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục theo từng khối lớp.

Nhận xét chung: Công tác tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục mới dừng mở mức thành lập Ban chỉ đạo tổ chức hoạt động và chưa

được quan tâm các nội dung như: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các thành viên, tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV, giao nhiệm vụ cho giáo viên về xây dựng nội dung, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm để trình Hiệu trưởng phê duyệt; xây dựng tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục,... đây là cơ sở để chúng tôi đề xuất biện pháp ở chương 3.

2.3.3. Thực trạng chỉ đạo thực hiện kế hoạch hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang

Sử dụng câu hỏi 9 phần phụ lục 1 để khảo sát thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, chúng tôi thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 2.14. Chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục ở các trường trung học cơ sở huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang‌


TT


Nội dung chỉ đạo thực hiện

Đánh giá của CBQL, GV


Thứ bậc

Rất hiệu

quả

Hiệu quả

Ít hiệu

quả

Không hiệu

quả

X

1

Mục tiêu, nội dung, hình thức hoạt

động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục

8

29

56

22

2.20

2

2

Điều chỉnh nội dung, kế hoạch trải

nghiệm theo chủ đề giáo dục khi cần thiết

9

26

54

26

2.16

4

3

Đổi mới hình thức tổ chức trải nghiệm

theo chủ đề giáo dục

6

25

58

26

2.10

5


4

Phối hợp với các lực lượng trong và

ngoài trường để tổ chức hoạt động trải nghiệm theo chủ đề giáo dục


11


22


45


37


2.06


6


5

Tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động trải nghiệm theo chủ đề

giáo dục


17


7


69


22


2.17


3


6

Thực hiện cơ chế kiểm tra, giám sát để kịp thời điều chỉnh nội dung, hình thức hoạt động trải nghiệm theo chủ

đề giáo dục


10


26


61


18


2.24


1

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/06/2023