Quản Lý Công Tác Kiểm Tra, Đánh Giá Trình Độ Tiếng Anh‌


- Đọc hai đoạn ngắn, khoảng 200-400 từ (tùy theo trình độ) trong một thời gian quy định. Thí sinh đọc làm bài tập.

-Đọc một số câu riêng lẻ chưa hoàn thiện: điền chỗ trống (multiple choice)


Paper 3: Use of English (40 phút)


Bài này kiểm tra kiến thức ngữ pháp, ví dụ cho một số từ gợi ý để thí sinh viết thành câu hoàn thiện, viết lại một câu cho sẵn bằng một cấu trúc khác nhưng giữ nguyên ý nghĩa.

Paper 4: Writing (30-60 phút: tùy theo trình độ)


Miêu tả tranh hoặc viết theo chủ đề cho sẵn. Độ dài bài viết từ 80-200 từ (tùy theo trình độ)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Paper 5: Interview (khoảng 5 phút)


1.3. Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá trình độ tiếng Anh


1.3.1. Khái niệm trình độ tiếng Anh‌


Khái niệm trình độ: Mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó (9,1001).

Trình độ Tiếng Anh là mức độ hiểu biết và mức độ nắm được các kỹ năng ngôn ngữ gồm các kỹ năng Nghe, Nói, Đọc, Viết tiếng Anh được đánh giá theo cấp độ được quy định.

Trình độ tiếng Anh của học viên thường được các thầy cô giáo kiểm tra bằng các hình thức Viết, Đọc, thực hành Nghe Nói.

1.3.2. Vị trí và tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của người học trong công tác quản lý giáo dục

Khi nghiên cứu về công tác kiểm tra - đánh giá trình độ học sinh trong nhà trường, vấn đề đặt ra cho chúng ta là vấn đề này có thật sự cần thiết cho ngành giáo dục hiện nay hay không? Nó thúc đẩy quá trình dạy và học hay làm cản trở quá trình này? Nó đóng vai trò như thế nào trong các yếu tố cơ bản của quá trình


quản lý? Hiện nay vấn đề kiểm tra - đánh giá trình độ học sinh trong nhà trường được chú trọng như thế nào? Nha quản lý đã tổ chức chỉ đạo công tác này như thế nào cho phù hợp và đạt được kết quả tối ưu trong quá trình đào tạo, trong chiến lược giáo dục con người hiện nay?

Cải tiến công tác quản lý giáo dục là một yêu cầu cấp bách của cải cách giáo dục - đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoa, hiện đại hóa của đất nước. Chính đổi mới giáo dục là chìa khóa để phát triển các mặt kinh tế, văn hóa xã hội và khoa học kỹ thuật.

Một số năm trở lại đây, thực hiện chủ trương "Tiếp tục đổi mói sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo" theo tinh thần của nghị quyết Trung Ương Đảng khóa VIII, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều cuộc hội thảo, nhiều chuyên đề đi vào các khía cạnh, các vấn đề giáo dục trong đó có quản lý giáo dục theo đường lối của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới là vấn đề nóng bỏng.

Quản lý quá trình đào tạo trong nhà trường là một nhân tố quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả đào tạo, là mục tiêu trung tâm của quản lý nhà trường, một trách nhiệm lớn lao của người quản lý trường học. Đó là quá trình tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đối với giáo viên, CBNV, sinh viên và các thực thể hữu quan ngoài trường hướng vào việc đẩy mạnh hoạt động đào tạo của trường mà tiêu điểm hội tụ là hoạt động dạy học.

Quá trình đào tạo bao gồm các yếu tố:


- Mục tiêu đào tạo (MT) - Người học (NH)

- Nội dung đào tạo (ND) - Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học(CSVC)

- Phương pháp đào tạo (PP) - Môi trường đào tạo (MT)

- Tổ chức đào tạo (TC) - Quản lý đào tạo (QL)

- Người dạy (ND) - Kết quả đào tạo (KQ)

Quản lý quá trình đào tạo có các chức năng nhiệm vụ mà ta có thể trình bày bằng sơ đồ sau đây (9,89):


Mỗi tọa độ trong hệ tọa độ trên biểu thị một chức năng nhiệm vụ quản 1


Mỗi tọa độ trong hệ tọa độ trên biểu thị một chức: năng nhiệm vụ quản lý quá trình đào tạo. Ta thấy rõ kiểm tra kết quả đào tạo là một trong những chức năng- nhiệm vụ kiểm tra của người cán bộ quẩn lý trường học, và muốn hoàn thiện, nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục thì không thể bỏ qua vấn đề quản lý công tác kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của người học. Đây là lĩnh vực quản lý con người, khác với quản lý sinh vật và kỹ thuật. Nó được kết hợp giữa chủ thể và đối tượng quản lý.

Việc nghiên cứu quá trình dạy học phải nhìn thấy tính tổng thể vừa đi sâu phân tích từng nhân tố trong mối tác động toàn bộ hệ thống nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra. Như vậy việc xem xét quá trình dạy học không thể tách rời việc nghiên cứu quá trình kiểm tra, đánh giá, cũng không thể tách rời khỏi mối liên hệ đồng bộ với giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng.

Dựa theo Hars Gerg Aibers và Siyilie Bolton ta có sơ đồ quan hệ chung mà quá trình đánh giá nào cũng phải lưu tâm đến các thành tố của nó


Trong quá trình dạy học một khâu trọng yếu là kiểm tra đánh giá và mối liên 2


Trong quá trình dạy học một khâu trọng yếu là kiểm tra, đánh giá và mối liên hệ ngược trong quá trình dạy học đảm bảo bằng kiểm tra, đánh giá. Quản lý tốt kiểm tra, đánh giá là thúc đẩy các mối liên hệ gắn bó chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau; trong đó kiểm tra, đánh giá vừa xác định kết quả học tập, vừa là tiền đề để xây dựng tạo ra các quyết định quản lý.

Quản lý công tác KT-ĐG giúp thầy, trò biết kiểm tra - đánh giá và tự kiểm tra đánh giá được những tri thức mình đã tiếp thu được đến mức độ nào, cần bổ khuyết phần nào và có cơ hội để nắm được những yêu cầu cụ thể đối với từng phần của chương trình. Đây là quá trình "Liên hệ ngược trong" giúp người học tự điều chỉnh hoạt động học. Còn đối với giáo viên thì việc kiểm tra, đánh giá học sinh cung cấp cho giáo viên những thông tin "Liên hệ ngược ngoài" giúp người dạy điều khiển hoạt động dạy, chú ý cải tiến nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức cho phù hợp với năng lực và trình độ của mỗi học sinh trong lớp mình phụ trách và có những biện pháp giúp đỡ học sinh kịp thời.

Như vậy quản lý công tác KT-ĐG là một hoạt động đặc thù của trường học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Do đó người cần bộ quản lý cần quan tâm, chú ý cải tiến công tác kiểm tra - đánh giá để nâng cao hiệu quả quản lý người học.

1.3.3. Nội dung quản lý công tác kiểm tra, đánh giá‌


Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch đảm bảo tính pháp lý của nhà quản lý giáo dục vào thầy giáo và học sinh trong quá trình dạy học nhằm xác định tri thức học sinh nắm được so với yêu cầu của chương trình, với yêu cầu của giáo dục - đào tạo để hình thành, và phát triển nhân cách, thực hiện mục tiêu giáo dục. Từ đó người quản lý nắm được thông tin mà điều chỉnh và ra quyết định quản lý tiếp theo.

Quản lý công tác kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh của người Hiệu trưởng không những tác động vào giáo viên, học sinh, phụ huynh mà cả bản thân người quản lý. Nó là hai mặt của một nhân tố trong hoạt động của quá trình


quản lý giáo dục trong nhà trường bao gồm nhiều yếu tố, trong đó yếu tố chính là: kế hoạch, mục tiêu, tổ chức, chỉ đạo quá trình giảng dạy học tập và quy trình kiểm tra đánh giá. Các yếu tố trên bao gồm nhiều nội dung khác nhau nhưng tựu trung đều đáp ứng ba yêu cầu cơ bản của quá trình quản lý là: tính kế hoạch, tính khả thi và tính định lượng. Vấn đề quản lý hoạt động kiểm tra có từ khi có giáo dục, nó được tiến hành theo một chuẩn mực nhất định tuy theo yêu cầu của người quản lý nhò đó mà người được kiểm tra, đánh giá hiểu thêm về mình, người quản lý kiểm tra đánh giá nắm được cụ thể hơn về đối tượng được kiểm tra, đánh giá tạo nên các mối liên hệ thúc đẩy quá trình dạy học đưa dần nhà trường đạt mục tiêu giáo dục.

Năm 1984 R. Wolf đưa ra sơ đồ biểu thị vai trò của sự đánh giá trong quá trình giáo dục như sau:


Quá trình kiểm tra đánh giá tri thức học sinh thực chất là quá trình xác 3

Quá trình kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh thực chất là quá trình xác định cho được mức độ thực hiện của các mục tiêu về tri thức trong các chương trình giáo dục. Tuy nhiên mục tiêu của giáo dục bao giờ cũng là mục tiêu nhằm tạo ra những thay đổi trong hành vi rộng lớn hơn mục tiêu nắm vững tri thức trong chương trình giáo dục.

Kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh là cả một quá trình thu thập và lí giải một cách hệ thống bằng chứng thông qua các bài kiểm tra của các loại hình kiểm tra trong chương trình giáo dục của giáo viên và nhà trường. Kiểm tra là phương


tiện để đánh giá. Chính vì thế quản lý công tác này cần thực hiện tốt quy trình kiểm tra làm cơ sở cho đánh giá.

Như vậy, kiểm tra đánh giá là một yếu tố hết sức cơ bản trong quá trình quản lý. Trong giáo dục yếu tố này lại càng quan trọng, bởi nó tác dụng thúc đẩy trực tiếp ý thức con người. Vì vậy quản lý công tác kiểm tra đánh giá trong trường học là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Quản lý tốt công tác kiểm tra, đánh giá tri thức học sinh trong nhà trường là tăng cường tính pháp lý trong quản lý nhà nước, thực hiện quyền bìmh đẳng dân chủ XHCN và tính khách quan công bằng, nhằm phát huy nhân tố tích cực, phòng ngừa xử lý vi phạm. Có kiểm tra đánh giá đúng tình hình, khẳng định cái tốt, phát hiện điều chỉnh cái chưa tốt, xử lý đúng khuyết điểm đã vi phạm thì mới có thể phát huy được nhân tố tích cực, phát huy được nhân cách giáo viên và học sinh.

Hồ Chủ Tịch nói : Kiểm soát khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết; hơn nữa kiểm tra khéo, về sau khuyết điểm nhất định bớt đi.

Trong nghiệp vụ quản lý của người hiệu trưởng nhà trường nói chung và giám đốc các trung tâm giáo dục nói riêng, việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá đúng đắn, khách quan sẽ góp phần thúc đẩy quá trình truyền thụ lĩnh hội tri thức và từng bước đạt được mục tiêu giáo dục -đào tạo đã định.

Chính vì vậy, trên cơ sở lý luận về hoạt động kiểm tra đánh giá, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá ở các TTNN để có những biện pháp quản lý thiết thực, đảm bảo tính pháp lý.


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH CỦA GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ Ở CÁC TỈNH THUỘC KHU VỰC TÂY NGUYÊN‌

2.1. Sơ lược về một số trung tâm ngoại ngữ ở các tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên‌

Những thập niên cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đã có những bước nhảy vọt về khoa học kỹ thuật và công nghệ trên thế giới. Việt Nam là một nước đang phát triển, với chính sách đổi mới và nhu cầu hội nhập để tận dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến và theo kịp các bước phát triển về kinh tế xã hội. Chúng ta đã có sự bùng nổ về nhu cầu học tập, nâng cao năng lực ngoại ngữ. Ngoại ngữ được xem như chiếc chìa khóa để giúp chúng ta bước ra, hội nhập với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy mà nhu cầu học ngoại ngữ trong mọi tầng lớp nhân dân ở nước ta ngày càng tăng nhanh.

Trước yêu cầu phát triển của xã hội, việc dạy học ngoại ngữ không đơn giản chỉ vì mục đích nâng cao dân trí, mà nó thực sự trở thành một "kênh" tham gia trực tiếp đào tạo nhân lực, tham gia bồi dưỡng nhân tài. Chỉ thị 422/TTg ngày 15/04/1994 của Thủ tướng chính phủ về việc tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức nhà nước nêu rõ: "Trước tình hình đất nước đang mở rộng các mối quan hệ quốc tế, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý và công chức nhà nước phải tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, tiếp thu những kinh nghiệm về quản lý kinh tế hiện đại, thông thạo với kinh tế thị trường và các mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những năm sắp tới, mối quan hệ với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và tiếp xúc với cá nhân người nước ngoài sẽ càng ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn. Yêu cầu bức bách đặt ra là cán bộ ở tất cả các cấp đều phải biết ngoại ngữ để trực tiếp giao dịch, làm việc với người nước ngoài và để có điều kiện tiếp tục học tập, nghiên cứu".


Với nhiệm vụ giảng dạy và đào tạo ngoại ngữ cho cán bộ công nhân viên nhà nước và đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ của mọi tầng lớp nhân dân từ học sinh, sinh viên, nhân dân lao động... các trung tâm ngoại ngữ ra đời. Bước đầu hoạt động dạy học tuy có nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng cũng đạt được những hiệu quả nhất định.

Ở các thành phố, thị xã thuộc khu vực Tây nguyên, phong trào học ngoại ngữ không phát triển mạnh như các thành phố ở các tỉnh đồng bằng. Lúc đầu một số giáo viên ngoại ngữ tự đứng ra mở lớp dạy dưới hình thức dạy tư, phần nào giải quyết mong muốn học thêm ngoại ngữ của nhân dân trong tỉnh. Về sau, để thực hiện chủ trương của nhà nước và đáp ứng, phục vụ nhu cầu học ngoại ngữ một cách thiết thực, chính đáng phục vụ cho yêu cầu mở rộng quan hệ với nước ngoài để phát triển kinh tế dựa trên nguồn rừng, tài nguyên thiên nhiên, đất đai màu mỡ và nhất là phát triển các dịch vụ du lịch, các TTNN được thành lập dưới sự quản lý của Sở Giáo dục- Đào tạo ở cắc tỉnh thuộc khu vực Tây nguyên.

Các TTNN ở 3 tỉnh Đaklak, Gia Lai, và Kon Tum đều được Sở Giáo dục- Đào tạo trang bị cơ sở để làm việc và giảng dạy. Đội ngũ quản lý và phụ trách trung tâm được bổ nhiệm gồm một Giám đốc, một Phó giám đốc, kế toán và giáo vụ. Trong số lãnh đạo 03 TTNN có 1 Giám đốc TT không phải tốt nghiệp chuyên ngành tiếng Anh- Còn lại 02 Giám đốc và 03 Phó giám đốc đều tốt nghiệp ĐH chuyên ngành tiếng Anh. Các giáo viên dạy tại TTNN là những giáo viên hợp đồng. 85% trong số GV là những giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh và cấp thành phố. Sau đây là số liệu về trình độ đào tạo của CBQL và GV tại 3 TTNN


Phố Sau đây là số liệu về trình độ đào tạo của CBQL và GV tại 3 TTNN 4

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 27/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí